Chọn giầy thể thao theo dáng người

Chọn giầy thể thao theo dáng người. Chọn giầy thể thao theo dáng người thế nào phù hợp.


Đúng giày, đúng việc

Mỗi môn thể thao cần một đôi giày chuyên dụng. Nếu chọn không đúng sẽ gây những tổn thương cho đôi chân và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngày nay, các sản phẩm giày thể thao rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Dù đang chơi tennis, bóng đá hay đơn giản chỉ là chạy thể dục buổi sáng, đừng quên chọn đúng đôi giày cho mình.

Trọng lượng nhẹ

Để có thể cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái khi vận động, bạn cần chọn một đôi giày có trọng lượng nhẹ. Đây cũng là tiêu chí mà các nhà sản xuất quan tâm và cải tiến qua từng thiết kế mới của mình. Tuy nhiên, tùy từng môn thể thao mà trọng lượng giày cũng khác nhau. Những đôi giày đá bóng cần nhẹ, những đôi giày dành cho tennis cần phải nặng hơn giày dùng chạy bộ.


Trọng lượng nhẹ và thiết kế đẹp mắt, adiZero Feather mang lại cảm giác thoải mái trong từng cử động.

Thiết kế ấn tượng

Một điểm không thể bỏ qua, đôi khi còn mang tính quyết định, chính là thiết kế của đôi giày. Nắm bắt xu hướng hiện nay, giày thể thao vừa có những thiết kế đẹp mắt, vừa hỗ trợ cho từng cử động của người sử dụng. Các mẫu giày mới hiện nay thon gọn hơn, ôm sát đôi chân, tạo sự thoải mái khi di chuyển, đồng thời chúng còn góp phần hạn chế các chấn thương, tăng hiệu quả luyện tập.

Để lựa chọn giầy thể thao phù hợp


Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại giầy thể thao với mẫu mã, chủng loại và chất lượng khác nhau, đôi khi khiến người tiêu dùng rất khó khăn để lựa chọn một đôi giầy như mong muốn.

Nên chọn giầy có nhãn hiệu uy tín

Dù bạn chơi tennis, chơi cầu lông, bóng bàn hay đơn giản chỉ là chạy thể dục buổi sáng, bạn cũng cần quan tâm đến đôi giầy thể thao của mình. Một đôi giầy đẹp, bền như ý không chỉ giúp bạn thoải mái khi vận động mà còn bảo vệ an toàn cho đôi chân, bởi đôi giầy được coi là... tính mạng của bàn chân.

Nhãn hiệu giầy thể thao nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas, Reebok... với chất lượng tốt và kiểu dáng phong phú sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy yên tâm. Đối với giầy thể thao chất lượng cao, ngoài hình thức đẹp bắt mắt, giầy còn rất nhẹ, hỗ trợ nhiều cho người sử dụng bởi sự thoải mái và các tính năng hiện đại (giúp gia tăng lực đẩy của bàn chân nhờ cấu trúc nhiều lớp của đế giầy, mũi giầy chịu được ma sát lớn, đệm lót mềm, hút ẩm tốt và thêm chức năng giảm sóc...) Nếu chọn giầy không phù hợp, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái bởi thao tác khó chính xác, dễ té ngã dẫn đến lật cổ chân, sai khớp...

Chọn giầy theo nhu cầu:

- Giày chạy phải cho phép chân thở, ổn định và hấp thu bớt các chấn động do bước chạy gây ra ở bất kỳ mặt đường chạy nào. Được làm từ những chất liệu đặc biệt tinh tế, chúng có đế trong và ngoài (mặt trong và phần trung gian) có thể hấp thu các chấn động, đặc biệt ở vùng cổ chân nơi tiếp nhận chấn động.

- Giày tập trong nhà (dành cho thể dục nhịp điệu…): giày của bạn phải hấp thu chấn động và hỗ trợ mắt cá chân trong các bước di chuyển sang ngang. Chúng có phần đế giữa được gia cố, đặc biệt ở phía trước của bàn chân (phần va chạm với sàn nhà trước tiên) và cầu nối phần vòm của bàn chân. Chúng nhẹ và thoải mái để giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn.

- Giày tennis có độ bám tốt và giúp ổn định các vận động của chân để bù đắp cho cho các bước di chuyển nhiều hướng của môn tennis. Chúng cũng hấp thu các chấn động khi chân va chạm với mặt sân.

- Giày nhảy hiện đại (chẳng hạn như hip-hop) mềm mại, hấp thu chấn động và hỗ trợ bàn chân. Chúng giúp chân di chuyển tự do, cho phép bạn di chuyển, xoay vòng và nhảy ở mọi hướng.

- Giày đi bộ có độ bám tốt vào bất kỳ loại mặt đường nào (đá, sỏi, cỏ…), cho phép chân thở, không thấm nước, hỗ trợ cho bàn chân và mắt cá (càng cao càng tốt) – vốn cần thiết cho những địa hình hiểm trở. Chúng cũng phù hợp với hoạt động ngoài trời (băng sông, đạp xe, leo núi…).

- Chọn các đôi giày đặc biệt cho môn bóng quần, cầu lông, đấm bốc, leo núi, múa bale, khiêu vũ, bóng rổ, bóng chuyền và bóng đá.

Thử giầy kỹ trước khi lựa chọn

Hãy quan sát kỹ để nhận thấy giầy không bị rách, trầy xước, keo lem nhem. Hãy bóp nhẹ vào thân giầy để cảm nhận độ cứng vừa đủ. Một đôi giầy đẹp cũng có nhiều tiêu chuẩn ngoại quan, hãy chú ý đến logo của hãng sản xuất.

Quan sát đôi giầy bằng cách đặt chiếc giầy lên một mặt phẳng, xem chiếc giầy có cân đối không. Giầy không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giầy và đầu gót giầy đều phải thẳng. Chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót giầy không bị bập bênh.

Trước khi thử, bạn nhớ kiểm tra gót giầy xem có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giầy để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giầy. Điều này sẽ giúp bạn tránh phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng.

Ngoài hình dáng bắt mắt, bạn phải chọn giầy đúng kích cỡ. Có thể chọn giầy lớn hơn chân bạn khoảng nửa (4-5mm). Tuyệt đối không chọn giầy nhỏ hơn chân dù bạn rất thích mẫu giầy đó.

Bạn nên đi mua giày vào buổi chiều để bảo đảm giày không bị chật. Nếu bạn không ngọ nguậy được các ngón chân tức là giày quá chật. Giày chật hoặc quá hẹp ở mũi sẽ làm tăng khả năng viêm kẽ ngón chân và lâu ngày sẽ làm ngón chân bị biến dạng chút ít.

Nên thử cả hai chân. Thường chúng ta có một chân này “nhỉnh hơn” chân kia một chút. Khi thử giày, nên đi kèm loại tất mà mình thường mang với giày.

Nên làm sạch giầy hàng ngày

Với những người chơi thể thao thường mang giầy thường xuyên, ít thay vớ, trong môi trường ẩm và tối luôn giúp cho các vi khuẩn phát triển, đặc biệt là nấm chân. . Khi gan bàn chân, kẽ ngón và viền móng chân bị ngứa và tức, cần nghĩ ngay đến bệnh nấm chân. Bệnh nhiễm nấm ở móng chân là một bệnh thường gặp tuy nhiên lại rất ít trường hợp phát hiện ra sớm để điều trị kịp thời.

Để điều trị nấm ngoài da (lang ben, nấm ở thâm mình như lác, hắc lào), nấm bẹn, nấm ở bàn tay, bàn chân có thể thoa kem Nizoral Cream hoặc Nizoral Cool Cream tại vùng da nhiễm nấm. Nizoral Cream chứa các hạt siêu mịn thấm qua da nhanh chóng. Với ketoconazole 2% có ái tính cao với lớp sừng, Nizoral được lưu giữ trên da liên tục sau hơn 16 giờ, do đó người dùng chỉ cần thoa 1 ngày/lần. Khi dùng Nizoral Cream, nên dùng đủ thời gian điều trị, ít nhất là thêm 1 vài ngày sau khi hết các triệu chứng. Nên tham vấn tại các dược sĩ hoặc bác sĩ khi sử dụng thuốc.

Để tránh mùi hôi ở chân , cần giữ cho chân với giày sạch và thoáng khí. Rửa chân kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn và cọ giữa các kẽ ngón. Làm khô chân hoàn toàn sau khi rửa. Bạn cũng có thể thoa gel kháng khuẩn vào chân để kiểm soát sự sinh trưởng của vi khuẩn hoặc bột chống nấm để ngăn ngừa bệnh nấm chân.

Nên thay tất một hoặc hai lần mỗi ngày nếu chân bạn ra nhiều mồ hôi. Đối với giầy, nên giặt giày thật sạch cả bên trong lẫn bên ngoài bằng bột giặt và thuốc tẩy sau thời gian sử dụng. Rắc thật nhiều acid cacbonat hoặc baking soda vào bên trong giày, để qua đêm và lắc đều giày trước khi đi. Xịt giày hàng ngày với xịt khử mùi hoặc thuốc tẩy uế dùng cho chân. Tháo lót giày và để nó tự khô trong 24 giờ sau một ngày đổ nhiều mồ hôi hoặc nếu giày của bạn bị ẩm. Nếu giày bị ngấm nước mưa, phải để khô hoàn toàn rồi mới diện lại.


Chọn giầy cho bà bầu chuẩn nhất

Cách chọn giày cao gót

Cách chọ giầy cưới cho cô dâu

Giầy cưới cho chú rể hoàn hảo

Làm giày cho bé tập đi cực xinh

(St)