Bí quyết dùng kem đánh răng trị mụn bọc cực hiệu quả
Em bé đánh răng như thế nào là đúng cách ?
Những tác dụng của kem đánh răng ít người biết tới
Vệ sinh răng miệng hằng ngày chưa đủ, bạn cần phải biết cách lựa chọn kem đánh răng nữa để khiến răng miệng sạch sẽ và không làm hỏng men răng của bạn.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng những người không bao giờ hoặc hiếm khi đánh răng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 70% so với những người có thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu đại học London đã phân tích dữ liệu của hơn 11.000 người có độ tuổi trung bình 50 tuổi tham gia chương trình Khảo sát Y tế Scotland. Những người tham gia được hỏi về việc họ có thường xuyên tới khám nha sĩ và thường xuyên đánh răng hay không.
Cứ 10 người thì có 6 người (khoảng 62%) tới nha sĩ 1 lần 1 tháng, 71% nói họ đánh răng hai lần mỗi ngày.
Theo báo cáo được xuất bản trên tạp chí Y học Anh, trong tám năm tiếp theo, đã có 555 trường hợp mắc các bệnh nghiêm trọng về tim, trong đó có 170 người tử vong.
Theo những kết quả trước đây, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những người không thường xuyên vệ sinh răng miệng và thường bị chảy máu lợi sẽ tạo điều kiện cho 700 loại vi khuẩn xâm nhập vào máu, tăng nguy cơ đau tim bất kể người đó khỏe mạnh cỡ nào.
Vi khuẩn tấn công vào máu có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm viêm và thu hẹp thành động mạch hoặc làm tăng lượng chất béo tích trữ trong các động mạch.
Tuy nhiên cũng có những yếu tố khác gây ra bệnh tim như mắc bệnh béo phì và thường xuyên hút thuốc lá.
Giáo sư Richard Watt tham gia nghiên cứu này cho biết: “Kết quả của chúng tôi xác nhận và củng cố thêm mối quan hệ mật thiết giữa việc vệ sinh răng miệng và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm để xác nhận mối quan hệ này trên thực tế là quan hệ nhân quả hay chỉ là một dấu hiệu rủi ro.”
Giáo sư Damien Walmsley, cố vấn khoa học cho Hiệp hội Nha khoa Anh nói: “Có rất nhiều nghiên cứu về sức khỏe răng miệng kém có mối quan hệ với các bệnh như bệnh tim, tiểu đường và chứng mất trí. Không thường xuyên vệ sinh răng miệng cũng dẫn tới bệnh viêm máu mức độ nhẹ.”
Ông đưa ra lời khuyên: “Chúng ta nên đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có Florua, thường xuyên tới các phòng khám nha khoa, hạn chế ăn vặt, ăn những thực phẩm nhiều đường sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe một cách hữu hiệu nhất.”
Chúng ta có xu hướng chọn kem đánh răng theo... quảng cáo và sở thích. Tuy nhiên, một loại kem đánh răng không thể phù hợp cho tất cả mọi đối tượng, đặc biệt là loại dành cho trẻ em. Hãy tham khảo thông tin và chọn cho mình loại phù hợp nhất nhé.
Hầu hết các nhà khách, nhà nghỉ đều có chuẩn bị sẵn kem đánh răng và bàn chải trong phòng ở. Thế nhưng, những loại kem đánh răng không rõ nguồn gốc ấy ở một số nơi lại có thể gây hại rất lớn cho răng miệng và sức khỏe đấy!
Kem đánh răng kém chất lượng và những tác hại
Hiện nay, các loại kem đánh răng chưa rõ nguồn gốc trên thị trường đều không tuân thủ theo yêu cầu ngay từ vẻ bề ngoài (khi chúng mình cho kem ra bàn chải). Cụ thể là các yếu tố như: tính đồng nhất, bóng mịn, không tạp chất, có mùi thơm nhẹ và dễ chịu. Ngược lại, chúng thường xuyên ở trong tình trạng khô, vón cục và hay chảy nước, không có độ sệt theo tiêu chuẩn nhất định.
Nguyên nhân chính là do mặt hàng trôi nổi này thường được chế tạo bởi những chất tạo bọt kém chất lượng. Nó là loại hóa chất thô, chưa qua xử lý hoặc những chất tạo màu có hại cho cơ thể. Khi sử dụng, các gã này không chỉ có tác động xấu đến men răng mà chúng còn trôi theo đường nước bọt vào người, về lâu dài có thể gây ra những ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc dẫn đến ung thư.
Ngoài ra, những loại bàn chải không rõ nguồn gốc còn được làm từ loại nhựa cứng, không có độ đàn hồi khi chải răng. Hơn nữa, khi sử dụng, chúng có thể làm tổn thương vùng miệng, đặc biệt là chân răng. Việc sử dụng kem đánh răng “rởm” sẽ góp phần làm cho những vết thương này khó lành, gây viêm nhiễm vùng lợi, khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn và hơi thở nặng mùi.
Thành phần chính trong một tuýp kem đánh răng “thứ thiệt”
Một tuýp kem đánh răng đạt chất lượng phải chứa đủ flo để có tác dụng làm răng chắc khỏe hơn và chống lại những tác động của axít trong thực phẩm đối với răng miệng. Ngoài ra, kem còn phải chứa những chất diệt khuẩn, gây tê, chất chống đóng cao răng, sodium bicarbonate, một số enzim có tác dụng tăng tính sát khuẩn của nước bọt và xylitol giúp tạo vị ngọt.
Nhờ vậy, kem đánh răng mới tác dụng làm sạch vùng răng miệng, có khả năng loại bỏ những thức ăn thừa trong kẽ răng và phòng chống những bệnh liên quan đến răng và lợi (nướu). Và hơn hết, những loại kem đánh răng trước khi đến tay người sử dụng đều đã qua những công đoạn kiểm định kỹ càng để đảm bảo chất lượng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thế nên, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, các bạn nên nhớ bổ sung hai anh bạn bàn chải và kem đánh răng vào hành lý trong mỗi chuyến du lịch. Việc chọn lựa loại kem chất lượng và phù hợp với chất răng của mình là bước cơ bản để có một hàm răng khỏe mạnh và xinh đẹp đấy!
Một số mẹo chọn kem đánh răng phù hợp
Từ “kem đánh răng’’ (dentifrice) được dùng trong tiếng anh từ 1558.Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa kem đánh răng là một loại bột dẻo , có tác dụng làm sạch răng. Dưới góc độ chuyên môn , định nghĩa trên đây quả là đơn giản ,bởi vì kem đánh răng có khả năng giúp làm sạch răng ,phòng ngừa sâu răng ,phòng ngừa viêm nướu ,giảm đau ,trị hôi miệng …. tuỳ theo đó là kem đánh răng - sản phẩm vệ sinh răng miệng hay thuốc đánh răng.
Về mặt lịch sử,sản phẩm gọi là kem đánh răng đã được đề cập trong y thư Hy lạp ,1500 trước Công nguyên . Ở mỗi quốc gia , ở mỗi vùng trên thế giới đều có những đặc phẩm riêng của mình .Trong đó phải kể đến những sản phẩm kem đánh răng khá đa dạng được dùng cho các Hoàng hậu ,Phi tần của các đời Vua chúa Trung Hoa .Thành phần chính của kem vào thời ấy bao gồm muối và bột than cà nhuyễn ,ngoài ra ,thêm hương liệu vào để kem có mùi thơm .Kem được dùng như một mỹ phẩm dành cho giới Hoàng tộc . Điều đặc biệt cần ghi nhận là thời kì nhà Đường ,người ta đã cho ra ống kem có khả năng phòng ngưà sâu răng và trị hôi miệng .Không biết đây có phải là tổng kết của một trong tứ đại mỹ nhân đời nhà Đường là Dương Chiêu Quân hay không?
Trải qua hàng nghìn ,nghìn năm ,kem đánh răng đa được thay đổi thành phần và chất lượng. Tuýp kem đánh răng gần giống như kem đánh răng ngày nay , được tung ra bán ở thị trường vào năm 1954 của Công ty Colgate .Chỉ sau một năm ,kem đánh răng của công ty Crest cũng chào hàng với những lô hàng đầu tiên. Tù đó cho đến nay , ở tất cả các quôc gia trên thế giới ,mặt hàng kem đánh răng ngày càng đa dạng và phong phú về thể loại. Ở Viêt Nam ta ,hiện có rất nhiều loại kem đánh răng của nhiều công ty như Oral B, Colgate- Palmolive,Aquafresh, Crets,Unilever,P/S….đang bày bán ở thị trường .Có thể nói thị trường đang “loạn”về kem đánh răng ,kể cả nhãn hiệu và giá cả-Nghe quảng cáo ,rối rắm với nhiều mặt hàng ,có cả khuyến mại chắc bạn sẽ vô cùng phân vân để chọn loại kem đánh răng nào cho thích hợp và hiệu quả .Vậy nên chọn đánh răng nào?
Trước tiên, cần phải phân biệt giữa kem đánh răng và thuốc đánh răng .Kem đánh răng đuợc xem như là một sản phẩm thông thường ,khách hàng có thể tự do mua ở cửa hàng ,quầy chợ ,siêu thị ,nhà thuốc…Thường, kem đánh răng là một sản phẩm vệ sinh răng miệng khi Fluor có trong kem dưới 1500ppm hay trong thành phần không có dược phẩm đặc trị .Thuốc đánh răng là loại kem đặc biệt có đặc tính trị liệu về một đặc tính nào đó mà chỉ có bán theo toa thuốc của Bác sĩ,người dân không nên hay không được phép tự dùng ,ví dụ như các loại kem có hàm lượng Fluor lớn hơn 1500ppm(Fluocasil),kem dùng để trị bệnh nha chu (Parogencyl),kem để trị hôi miệng(Therabreath)….
Thành phần cơ bản trong kem đánh răng gồm có :chất fluor,chất mài mòn ,chất hoạt động bề mặt ,chất sát trùng nhẹ,tinh dầu thơm …tuỳ theo Công ty sản xuất mà các thành phần cơ bản có khác nhau .Ví dụ như loại Fluor có trong kem (NaF,MFP,KmnF….),một hay hai loại Fluor ,nồng độ Fluor trong kem ;chất mài mòn (bột đá vôi ,DCP,hay silica);hương thơm (bạc hà ,dâu….).Đối với thuốc đánh răng thì thành phần cơ bản cũng có khác nhau như hàm lượng Fluor cao khác nhau, thêm tri-closan để tăng cường diệt khuẩn ,thêm diệp lục tố va Vitamin để tăng khả năng chống viêm và khử độc ,thêm Boroglycerin để trị nấm ,VitaminB3 để giúp phục hồi nhanh các vết thương vùng miệng.
Phân biệt kem đánh răng
Kem đánh răng là một loại keo nước, có tác dụng làm sạch bề mặt răng. Nó có chứa chất carboxymethyl natri, chất dẻo - glycerin, polyethylene glycol tạo bọt, chất khử mùi, tinh dầu bạc hà và các thành phần khác…
Kem đánh răng có khả năng giúp làm sạch răng, phòng ngừa sâu răng, phòng ngừa viêm nướu, giảm đau, trị hôi miệng… tuỳ theo đó là kem đánh răng hay sản phẩm vệ sinh răng miệng như thuốc đánh răng.
Nếu kem đánh răng là sản phẩm vệ sinh răng miệng thì chỉ có tác dụng làm sạch và ngăn ngừa mảng bám trên bề mặt răng. Nhưng thuốc đánh răng lại giúp điều trị và và phòng chống các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm miệng, sâu răng… do chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học.
Các loại kem đánh răng
Kem đánh răng thảo dược: Kem đánh răng có chứa các chế ph���m được chiết xuất từ thảo dược như cây thạch xương bồ, cỏ thi, đinh hương, hoa cúc, hoa kim chẩn thảo, dầu hoa hồng, vỏ cây sồi sẽ giúp thơm miệng và ít bị mòn men răng.
Kem đánh răng chứa muối tripophophat: Kem đánh răng có chứa muối giúp cải thiện lưu thông trong niêm mạc của khoang miệng, ngăn ngừa hình thành mảng bám trên răng, giúp cho hàm răng luôn giữ được men tự nhiên.
Vì thế, khi lựa chọn kem đánh răng, bạn nên chọn loại chứa muối tripophophat để có thể dễ dàng đánh bật các mảng bám cũng như những vết ố vàng trên răng.
Kem đánh răng chứa boroglycerol: Khi bị viêm răng miệng, bạn nên sử dụng riêng những loại kem đánh răng chứa boroglycerol, sáp ong, vitamin B3. Đây là những chất để giúp bảo vệ răng miệng chống lại nấm, vi khuẩn hình cầu sẽ đẩy nhanh quá trình tái sinh của các mô bị hư hại, phục hồi nhanh các vết thương vùng miệng.
Kem đánh răng chứa các hợp chất flo: Nguyên tố flo sẽ bù chất khoáng cho những men răng bị hư hỏng. Nó cũng giúp ức chế sự phát triển của mảng bám, chất ngọt như xylitol làm giảm đáng kể sâu răng và sự xuất hiện các lỗ sâu.
Flo giúp bảo vệ răng khỏi axit được sản sinh trong quá trình này bằng hai cách. Đầu tiên, flo làm men răng của bạn chắc hơn và ít có kh�� năng chịu tổn hại từ axit. Thứ hai, nó có thể đảo ngược giai đoạn đầu của tổn hại do axit bằng cách khoáng hóa lại khu vực đã bắt đầu bị hư hại.
Để giữ cho răng sạch sẽ thì kỹ thuật chải răng mới là quan trọng. Còn kem đánh răng chỉ giúp hoàn thiện kết quả của việc chải răng, làm tối đa lợi ích của việc chải răng. Cứ coi như bạn đã biết cách chải răng tốt rồi, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ chọn mua loại kem đánh răng nào cho "xịn" để phòng ngừa bệnh sâu răng, viêm nướu tốt nhất. Nếu bạn đã có dịp vào những siêu thị lớn, hẳn bạn sẽ hết sức phân vân trước cả một "rừng" các sản phẩm kem đánh răng, đủ mọi nhãn hiệu, vô vàn tính năng và rực rỡ màu sắc. Tôi là "người trong nghề" mà còn ... hoa mắt nữa là các bạn. Chà, ta nên chọn kem đánh răng thế nào đây?
Nếu là ... ở Mỹ người tiêu dùng chỉ cần xem trên bao bì của hộp kem đánh răng đó có in dấu hiệu chứng nhận đạt tiêu chuẩn sử dụng của American Dental Association hay không? Nếu có, là người ta có thể yên tâm mua để sử dụng. Vấn đề còn lại chỉ là chọn loại kem đánh răng nào phù hợp với ý thích mà thôi (mùi vị, các tính năng phụ trợ như chống ê buốt răng hay tẩy trắng răng, loại chuyên dùng cho người có bệnh nha chu, hay loại dành cho trẻ em, ...). Chú ý rằng American Dental Association độc lập kiểm định tính năng sản phẩm nên người dân ở Mỹ hoàn toàn tin cậy vào sản phẩm có in dấu chứng nhận trên.
Ở Việt Nam thì sao? Theo tôi biết, không có một cái "tem" chứng nhận có giá trị tương tự như ADA Seal of Acceptance. Do vậy người tiêu dùng chỉ đơn thuần dựa vào sự cảm tính trung thành của mình mà thôi. Nghĩa là, hồi nào đến giờ "xài thấy được" thì cứ thế mà sử dụng. Hay, sẵn sàng đổi nhãn hiệu kem đánh răng này để mua nhãn hiệu khác nếu loại hay dùng không còn hay loại kia có ... khuyến mãi! Nhiều người không quan trọng nhãn hiệu kem đánh răng, cứ đánh thấy vị vừa miệng là được.
Thực sự thì chúng ta có cần lựa chọn kem đánh răng không?
Câu trả lời của tôi là "Có". Đơn giản là vì thứ gì bạn muốn mua mà chả phải lựa! Các nhà sản xuất đưa ra thị trường vô số loại kem đánh răng chính là để thoả mãn đến mức cao nhất những yêu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Những yêu cầu khác nhau đã đưa đến những lựa chọn khác nhau. Các khuyến cáo sau đây có thể có chút ích lợi cho bạn khi mua kem đánh răng.
1/ Chọn mua loại kem đánh răng có fluoride.
Fluoride có vai trò làm tái khoáng hoá men răng chớm sâu . Do đó đây là lợi ích quan trọng nhất của kem đán răng mang đến cho việc chải răng. Rất may, bây giờ trên thị trường hầu như đại đa số các loại kem đánh răng đều có chứa fluoride. Bạn sẽ chẳng mất công sức gì tìm kiếm đâu. Do đó khuyến cáo này được đề cập cho có vẻ đầy đủ chứ thực ra nếu bạn không biết bạn vẫn cứ mua được loại kem có fluoride như thường!
2/ Chọn mua loại kem đánh răng có hương vị và nồng độ của hương liệu vừa miệng.
Một mùi vị "hợp khẩu" sẽ làm bạn thích thú, muốn chải răng lâu hơn. Một nồng độ hương liệu vừa phải sẽ làm bạn thấy sảng khoái. Còn nếu nồng độ hương liệu quá mạnh (cay quá chẳng hạn) sẽ khiến bạn chỉ muốn phun ra thôi hay nhanh nhanh kết thúc lần chải răng. Như vậy kết quả chải răng lại không tốt.
3/ Không nên dùng chung kem đánh răng cho người lớn và trẻ em.
Mỗi lứa tuổi có "ngưỡng vị giác" chịu được nồng độ hương liệu khác nhau, người lớn có khả năng (và thích) dùng loại kem đánh răng "cay" (hay "the") hơn. Ngược lại, trẻ con lại thích loại thật "êm dịu".
4/ Chỉ mua kem đánh răng của những hãng sản xuất lớn.
Trong thời buổi ... "nhiễu nhương", khi mà người tiêu dùng rất khó mà biết được sự bảo đảm của chất lượng sản phẩm, thì khuyến cáo trên có thể xem là cách duy nhất để người tiêu dùng ... hy vọng mua được sản phẩm tốt. Ở Việt Nam hiện nay P/S là hãng lớn nhất về sản xuất kem đánh răng. Không nên mua hàng của những cái gọi là "tổ hợp sản xuất kem đánh răng". Có lẽ ở Việt Nam không có những tổ hợp kiểu này. Nhưng còn hàng ở Trung quốc xuất qua Việt Nam, có kem đánh răng xuất xứ từ tổ hợp không? Tôi không biết. Nhưng là người tiêu dùng, bạn nên cảnh giác.
Tôi cho rằng đưa ra bốn khuyến cáo như trên là đủ. Ngoài ra các bạn chú ý đọc thông tin trên sản phẩm để lựa cho mình một sản phẩm phù hợp là được.
Sẽ có bạn hỏi có cần phải sử dụng kem đánh răng "ngoại" không? Có xài thì tốt, còn "cần" thì không. Gia đình tôi chưa khi nào bỏ tiền mua kem đánh răng "ngoại" (dù cũng đã từng xử dụng đồ "ngoại" được tặng, cho). Phần nhiều là gia đình tôi dùng kem đánh răng của hãng P/S. Con tôi 16 tuổi chưa bị sâu răng. Bản thân tôi có một răng bị sâu khi còn học trung học. Kề từ khi tôi học trường nha khoa cách đây hơn 30 năm tôi đã không bị sâu răng nữa dù chỉ xài kem đánh răng của Việt Nam. Tất cả nhờ vào sự chăm chỉ chải răng ngay sau khi ăn. Không có một bí quyết nào khác. Tôi cam đoan với các bạn như vậy.
Chọn kem đánh răng nào và cần lưy ý đến điều gì?
Khi mua kem cho bạn hay con bạn ,cần lưu ý một số điều sau đây:
Hàm lượng Fluor có trong kem
Nếu là người lớn nên dùng kem đánh răng cho người lớn (hàm lượng Fluor từ 1000-1500 ppm ),chọn kem đánh răng cho trẻ em nên đọc kỹ hàm lượng từ 200-450ppm.Dùng kem đánh răng người lớn cho trẻ em trong suốt thời gian dài có thể nhiễm Fluor trên răng (gần 75% các hộ gia đình ở Việt Nam dùng chung một tuýp kem người lớn cho cả người lớn và trẻ em ).
Loại Fluor nào dùng cũng tốt ,tuy nhiên ngày nay người ta thường sản xuất kem chứa MFP.Có thể có một hay hai loại Fluor, điều này không quan trọng với những nghiên cứu lâm sàng cho thấy không có sự khác biệt nhau về hiệu quả .Sử dụng thuốc đánh răng cần phải tham vấn ý kiến của Bác sĩ răng hàm mặt .không nên tự mua và tự dùng , đặc biệt là kem có hàm lượng Fluor cao có thể gây ngộ độc Fluor mạn tính cho trẻ em .
Có thể chọn kem dạng bột dẻo (trắng đục)hay kem trong (màu xanh dương hay xanh lá cây),vì dưới góc độ vệ sinh răng miệng cả hai loại đều đạt yêu cầu như nhau .
Kem trắng đục thương dúng chát ma sát (mài mòn )là DCP,còn kem trong thường dùng chất silica-Có lẽ để đánh vào thị hiếu cuả khách hàng ,nên Công tyđã sả xuất nhiều thể loại khác nhau .
Hiện nay ,trên thị trường co xuất hiện kem muối của Công ty Elida P/S.Hiệu quả của loại kem nay cũng giống như Close-up,pepsodent…Sản xuất kem muối chẳng qua cũng la cách tiếp thị ,tận dụng tính truyền thống (vì ông bà ta cũng dùng muối để đánh răng ).Có lẽ khách hàng ưa thích kem muối vì giá thành có thể chấp nhận được .
Đối với trẻ em ,bạn nên chọn kem dâu vì kem bạc hà thường có vị the ,nên trẻ em không ưa thích.
Sử dụng đúng kem đánh răng
Đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi :các nhà chuyên môn khuyên không nên sử dụng các phế phẩm có Fluor .Bởi vì trẻ ở tuổi này có thể nuốt toàn bộ lượng kem lúc chải .Ngoại trừ trường hợp trẻ có nguy cơ sâu răng cao ,phải sử dụng kem có Fluor theo sự hướng dẫn của nhà chuyên môn và có sự giám sát của cha mẹ.
Đối với trẻ từ 3-6 tuổi: nếu chải răng với kem đánh răng của người lớn(1000ppm F#1g), trẻ có khả năng nuốt vào 0,3mg F trong mỗi lần chải .Với lượng nuốt liên tục trong khoảng thời gian dài ,cộng thêm trẻ đang sống ở nơi có fluor hoá nước máy (ví dụ:Tp.Hồ Chí Minh,Tp .Biên Hoà-Đồng Nai) , khả năng nhiễm Fluor trên răng (răng có đốm trắng đục )rất cao.
Vì vậy không nên dùng kem đánh răng người lớn cho trẻ .Tốt nhất là nên dùng kem đánh răng cho trẻ em với hàm lượng Fluor khoảng 200-450ppm.Hiện nay ,thị trường Việt Nam có bán nhiều kem đánh răng cho trẻ.
Để bảo đảm sự an toàn lâu dài và phát huy phòng ngừ sâu răng cho trẻ ,nên bôi một ít kem trên lông bàn chải (chừng khoảng một hạt đậu xanh), bảo trẻ chải kỹ theo phương pháp ,chải càng lâu càng tốt để Fluor có thời gian thấm trên bề mặt răng.
Lưu ý hạn sử dụng
Kem quá hạn sử dụng không nên dùng vì hiệu quả tác dụng của Fluor trong kem đã giảm Người ta nhận thấy :kem quá hạn sáu tháng ,hiệu quả tác dụng của Fluorcó trong kem giảm từ 50-60%.
Như vậy, tuỳ theo đối tượng sử dụng ,mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại kem thích hợp cho bạn .Kem 3 màu ,kem đặc ,kem trong ,kem trong tuýp ,kem bình xịt ,mùi bạc hà ,mùi dâu….không quan trọng.
Đó là do ý thích và khả năng kinh tế của bạn .Một điều mà chúng tôi lưu ý bạn dù kem tốt đến mấy nếu chải răng không thường xuyên , đúng cách thì hiệu quả phòng bệnh sâu răng và nha chu sẽ không cao.
Lựa chọn và giữ gìn bàn chải răng
Chải răng ngay sau ăn và trước khi ngủ một cách thường xuyên , đúng phương pháp là biện pháp phổ biến và có hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sâu răng và nha chu .Một trong những công cụ giúp cho việc vệ sinh răng miệng dễ dàng,tiện lợi ,hữu ích nhất là bàn chải đánh răng.
Tiền thân của chiếc bàn chải công nghiệp ngày nay xuất hiện cách đây mấy ngàn năm Chiếc bàn chải đầu tiên được xuất xưởng và tung ra thị trường vào những năm đầu của thế kỷ 19.Ngày nay ,với sự phát triển của khoa học công nghệ ,bàn chải đánh răng của nhiều công ty tràn ngập thị trường ,siêu thị với nhiều kích cỡ ,kiểu dáng ,mẫu mã,màu sắc khác nhau.
Trước kệ hay quầy sản phẩm vệ sinh răng miệng ,bạn sẽ chọn bàn chải nào thích hợp cho bạn hay con ,cháu ,học trò.Bạn có thể nhìn hay nghe lời khuyến mại nhưng xin chớ vội tin .Thử cầm và quan sát ,sau đó hỏi chính con bạn có thích hay không ?
Theo yêu cầu sử dụng ,bàn chải đánh răng có thể được phân loại tuỳ theo tính năng.
Với đối tượng sử dụng
-Bàn chải đánh răng người lớn
-Bàn chải đánh răng trẻ em
Nơi bàn chải tác động
-Bàn chải răng
Bàn chải kẽ răng (dành cho người có bệnh nha chu ,người có phục hình cố định,người đang mang khí cụ chỉnh răng)
Độ mềm
-Bàn chải mềm
-Bàn chải có độ cứng vừa phải
-Bàn chải lông cứng
Cán bàn chải
-Bàn chải cán thẳng
-Bàn chải cán cong
-Bàn chải gấp khúc
Tính năng sử dụng
-Bàn chải răng cầm tay
-Bàn chải răng điện
Một bàn chải thích hợp và sử dụng tốt trước tiên phải là bàn chải vừa miệng.Bàn chải vừa miệng giúp cho chúng ta có thể đưa bàn chải vào miệng dễ dàng, đồng thời có thể chải sạch được các răng phía trong. Ở thị trường Việt Nam ,phần lớn chia làm hai loại bàn chải :trẻ em và người lớn . Ở các nước người ta sản xuất bàn chải theo từng nhóm tuổi (nhi đồng ,thiếu niên, thanh thiếu niên ,người lớn),do đó rất dễ dàng cho cha mẹ ,khách hàng lựa chọn.Lông bàn chải cao bằng nhau ,các sợi lông (sợi cước)có đầu tròn ,không thưa mà cũng không dày đặc.Một số thông số kỹ thuật về lông bàn chải như sau :
Tên chỉ tiêu |
Bàn chải người lớn |
Bàn chải trẻ em |
Độ cao trung bình lông bàn chải |
9 - 11 mm |
8 - 9 mm |
Độ tròn của sợi lông |
2,0 max |
1,5 max |
Đường kính sợi lông |
0,20 - 0,30 mm |
0,20 - 0,25 mm |
Lông bàn chải không cứng hay mềm quá .Về mặt kỹ thuật ,người ta không ghi nhận cứng-mềm qua cảm giác ,xúc giác của tay mà dựa vào số túm lông ,số sợi lông trong mỗi túm lông ,và chất liệu của từng sợi lông.
Ví du: bàn chải mềm của người lớn có số túm lông là 18, số cắm sợi từ 38-54mm; bàn chải mềm ở trẻ em có số túm lông là 11 ,số lỗ cắm sợi từ 20-30mmvà số sợi trong một lỗ không nhỏ hơn 16.
Phần lớn ,các bàn chải răng ở thị trường Việt Nam đều là những bàn chải có lông mềm vừa phải hay lông mềm .Chúng ta có thể đọc chữ tiếng Anh trên bao bì là Medium hay Soft.
Một số hãng sản xuất tung ra thị trường loại bàn chải lồi hay lõm và cho rằng bề mặt lồi hay lõm này có hiệu quả làm sạch mảng bám hơn so với lông bàn chải phẳng.Thực tế cho thấy ,lông bàn chải phẳng ,mềm ,chải đúng phương pháp (ví dụ :phương pháp chải răng Bass cải tiến) rất có hiệu quả làm sạch mảng bám ở ngoài ,trong ,nhai của răng .
Bạn có thể sử dụng bàn chải cán thẳng ,cán cong, gấp khúc nếu bạn cảm thấy cầm vừa tay ,vưa miệng.Tuy nhiên ,cán bàn chải thẳng tỏ ra thích hợp dễ hơn ,nhất là đối với trẻ em ,khi các em chưa đủ lực, đủ sức xoay, điều chỉnh cán bàn chải phát huy tính năng hình dáng của nó.
Màu sắc ,trang trí hoa, thú, hình rối trên cán bàn chải….chỉ làm tăng tính hiếu kỳ và thích thú của khách hàng mà thôi .Chọn bàn chải thích hợp giúp gia tăng hiệu quả làm sạch mảng bám của phương pháp chải ,còn giư gìn bàn chải tốt sẽ giúp cho bàn chải sạch sẽ vệ sinh và tăng giá trị sử dụng theo thời gian.Mỗi người chúng ta nên có một bàn chải riêng .Sau khi chải răng xong ,nên rửa bàn chải thật sạch ,sau đó vẩy bàn chải cho khô ,ráo . Đặt hay cắm bàn chải vào ly sạch hay giỏ đựng bàn chaỉ răng .Nếu có giỏ đụng bàn chải răng của người lớn va trẻ em riêng .Và khoảng 1 đến 2 tuần nên rửa sạch ly hay giỏ đựng bàn chải .Khi lông ban chải bị tưa ,toe thì nên thay bàn chải mới .Thường thì 3-4tháng thay bàn chải mới một lần .Hiện nay,có nhiều loại bàn chải có chat chỉ báo màu ,màu xanh của một vài túm lông nào đó sẽ bay đi,lúc ấy là thời điểm nên thay bàn chải.Sự bay màu sẽ giúp chúng ta “không quên’’ và “không nên quên’’ thay bàn chải .
Ở trường học (Mẫu giáo ,tiểu học) có triển khai chương trình nha học đường .Bàn chải của học sinh nên cất giữ trên giá bàn chải . Có nhiều hình thái giá bàn chải .Nếu bàn chải có lỗ nhỏ ở đuôi ,nên treo đầu bàn chải quay xuông dưới ;nếu giá bàn chải co khoen cắm ,lỗ cắm thì đặt đầu bàn chải quay lên trên .Cha mẹ và Thầy cô giáo nên giúp và hướng dẫn các em biết cách giữ gìn bàn chải tại trường cũng như tại nhà.Bàn chải như gươm phương pháp chải là bài võ .Thiếu một trong hai khó mà chiến thắng mà ở đây là chiến thắng kẻ thù gây bệnh sâu răng và nha chu ,hai bệnh răng miệng phổ biến của con người.
Tham khảo thêm cách chọn kem đánh răng cho trẻ
Hiện nay trên thị trường, nhiều loại kem đánh răng dành cho trẻ em thường có vỏ ngoài rất bắt mắt và có nhiều công năng phụ, tuy nhiên, chọn sai kem đánh răng cho trẻ không chỉ làm mất tác dụng ngừa sâu răng mà còn có thể gây tổn hại răng trẻ. Vậy chọn kem đánh răng cho trẻ cần lưu ý gì?
1. Hàm lượng florua trong kem đánh răng không thể quá cao
Theo điều tra, trẻ từ 2-4 tuổi chỉ cần đánh răng ngày 2 lần, nếu hàm lượng florua quá nhiều thì sẽ dẫn đến nguy cơ răng nhiễm độc florua, do đó trẻ không thích hợp để sử dụng kem đánh răng của người lớn, nên dùng kem đánh răng dành riêng cho trẻ có hàm lượng florua thấp.
2. Tránh dùng kem có bạc hà vì vị của loại này cay, kích thích niêm mạc khoang miệng trẻ.
3. Cẩn thận khi dùng kem đánh răng vị hoa quả
Một số kem đánh răng dành cho trẻ có vị hoa quả, khoảng ¼ trẻ nuốt trực tiếp kem đánh răng, phụ huynh nên chú ý dạy trẻ không nuốt và phòng ngừa.
4. Trẻ không thích hợp để sử dụng kem đánh răng nhiều bọt
Kem đánh răng có 3 loại nhiều bọt, bọt vừa và ít bọt, nhiều hay ít bọt quyết định thành phần xà phòng nhiều hay ít. Kem đánh răng nhiều bọt thì lượng xà phòng trên 18%, trong nước bọt của khoang miệng chất xà phòng rất dễ phân giải thành kiềm ăn da hoặc axit, không chỉ kích ứng niêm mạc miệng mà còn phá vỡ các men enzyme trong nước bọt. Ngoài ra, lượng xà phòng lớn, lực ma sát khi đánh răng phải giảm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sạch răng. Do đó, phụ huynh không nên chọn cho trẻ loại kem đánh răng nhiều bọt.
5. Trẻ em không nên dùng kem đánh răng chứa thuốc lâu dài
Trên thị trường có nhiều kem đánh răng cho thêm thành phần thuốc trị một số bệnh của khoang miệng. Loại kem đánh răng có thuốc đặc trị này có tác dụng nhất định, tuy nhiên có hại khi sử dụng lâu. Thời gian dài sử dụng loại kem đánh răng tiêu viêm, không chỉ khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh tính kháng thuốc mà trong khi tiêu diệt các vi khuẩn có hại, thuốc trong loại kem đánh răng này còn tiêu diệt luôn cả các vi khuẩn bình thường trong miệng. Như vậy việc điều trị bệnh sẽ vừa khó khăn vừa gây thêm tổn hại niêm mạc cho khoang miệng. Do bị kích thích cao trong thời gian không ngắt đoạn, các cơ quan như môi, họng, răng, lưỡi của khoang miệng sẽ bị viêm.
Có một số loại kem đánh răng có vị rất cay, loại này thường không thích hợp với dạ dày và ruột của người dùng. Đặc biệt, trong một số loại kem đánh răng có thuốc còn cho thêm thành phần nhuộm màu, dùng lâu khiến răng mất độ sáng bóng, do đó nên ít dùng hoặc không nên dùng loại kem đánh răng có thuốc.
Chú ý: Khi trẻ đánh răng, không nên cho trẻ dùng quá nhiều kem đánh răng mỗi lần đánh, chỉ cần lượng như một hạt đậu là được.
Sau khi trẻ đánh răng xong, cố gắng bảo trẻ nhổ hết kem đánh răng ra, không để trẻ nuốt.
Không nên dùng thử những loại kem đánh răng có vị đặc biệt, ví dụ như vị anh đào hay là loại có bọt ngọt, vì những loại này khiến một số trẻ thích và thường nuốt kem đánh răng.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng sau sinh
Dùng kem đánh răng trị mụn bọc cực hiệu quả
Mẹo làm trắng răng nhanh chóng hiệu quả
Cách làm sạch cao răng tại nhà không hề tốn kém
Tẩy mảng bám trên răng
(st)