Chồng hay đánh vợ

Không ai muốn có một gia đình bất hạnh và có người chồng vũ phu, nhưng điều không mong muốn đó không phải ai cũng tránh được. Tôi vẫn từng nghĩ rằng anh là một người đã từng sống ở Châu Âu, có được những suy nghĩ tiến bộ của đàn ông phương Tây… nhưng không, anh còn hơn cả những kẻ vũ phu thất học chà đạp lên sự yếu đuối của phụ nữ Việt Nam…




Nhiều chị em gặp phải:

Tôi và anh lấy nhau chưa đầy 2 năm, đã có với nhau một con gái kháu khỉnh và rất đáng yêu, nay cháu mới được 7 tháng tuổi. Anh là một người đàn ông được cho là có hình thức khá ưa nhìn, không cao to lắm nhưng bờ vai đủ vạm vỡ để người phụ nữ có thể yên tâm tựa vào. Hiện nay, anh không có công việc ổn định, nhà có một chiếc xe du lịch 16 chỗ ngồi để kiếm sống nuôi bố và em trai (dù em trai anh gần 30 tuổi nhưng vẫn lông bông chẳng chịu làm gì). Còn tôi, cán bộ văn phòng Huyện uỷ một huyện miền núi, tiếng là miền núi nhưng gần trung tâm thành phố và chỉ cách Thủ đô 80km. Đồng lương của tôi không cao nhưng cũng đủ đảm bảo cho một gia đình sinh sống ở mức vừa phải. Tôi đi làm xa nhà (cơ quan tôi cách nhà chồng gần 30km) nên sáng đi, tối về.

Chúng tôi quen nhau từ năm 2006, nhưng đến 2009 mới chính thức yêu nhau, cũng vì nhiều lý do, phần vì anh thì đi làm ăn xa (ở nước cộng hoà Séc), phần vì trước đó tôi chỉ coi anh như một người bạn hoặc người em vì anh ít hơn tôi 2 tuổi. Gần đến ngày anh về nước, chúng tôi quyết định thông báo cho 2 gia đình biết quan hệ nghiêm túc của hai đứa và quyết định cùng nhau chung sống trọn đời. Đám cưới được tổ chức tưng bừng trong không khí vui vẻ cùng với lời chúc tụng của mọi người. Những tưởng hạnh phúc như vậy đã mỉm cười với cả hai và đôi bên cha mẹ, vậy mà…

Sau đám cưới 7 ngày, lẽ ra đó vẫn là thời gian ngất ngây hạnh phúc của các đôi uyên ương mới cưới thì chúng tôi đã xảy ra mâu thuẫn cãi cọ. Anh đòi bỏ nhà đi, hoặc tôi phải ra khỏi nhà, nguyên nhân cũng chỉ vì hai người mới về chung sống chưa hiểu hết nhau nên xảy ra chiến tranh. Dù sao thì mọi chuyện sau đó cũng được giải quyết êm thấm. Thời gian đầu mới cưới, cuộc sống gia đình với bao vất vả, bon chen mà lại chẳng ai có lương ngoại trừ tôi (mãi sau này nhà tôi với vay mượn đủ tiền để mua chiếc xe ô tô bây giờ) nên cuộc sống càng thêm phần khó khăn. Có lẽ cũng chính vì vậy mà những cuộc chiến tranh giữa vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra. Tôi nhớ lần đó tôi mang thai đến tháng thứ 7, vợ chồng cãi nhau mà anh đã bóp cổ tôi gần chết, tôi tự dặn lòng rằng sẽ không bao giờ tha thứ cho anh nữa. Sau lần đó anh đã quỳ gối trước mặt tôi van xin tha thứ, nghĩ đến thai nhi trong bụng, sự mềm yếu và vị tha trong tôi lại cho anh thêm một cơ hội nữa. Nhưng mới đây, tôi và anh cãi nhau (lúc đó có cả mặt bố chồng tôi ở đó) anh giơ tay lên tát tôi một cái trời giáng, khi đó tôi đang bế con gái. Tôi không chịu đựng nổi, liền đặt con xuống đất để đánh trả anh (trước đây tôi chưa bao giờ làm như vậy cả) và trong lúc không bình tĩnh tôi có nói anh là “con chó”, nhưng sức tôi thì yếu, sao đánh trả lại được một gã to lớn như anh. Và anh đánh tôi đến bầm dập mặt mày, tôi vùng dậy chạy đi báo tổ trưởng dân phố, anh cầm gậy chạy sang tận nhà bà tổ trưởng để đánh tôi, lại một lần nữa tôi chạy được, anh cầm theo viên gạch đáp tôi, may mà không trúng.

Mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ, tôi thật sự kinh hoàng khi nghĩ lại buổi tối ngày hôm đó. Không phủ nhận rằng tôi cũng có một phần lỗi, là cãi lại chồng, nhưng điều đó không đủ để anh hành động với tôi như với kẻ thù vậy. Điều làm tôi hận nhất là khi chồng tôi đánh tôi, bố chồng tôi có mặt ở đó mà không can thiệp, và sau khi tôi viết đơn ly hôn bố chồng cũng là người tác động để anh ký vào. Bên cạnh đó tôi phải đấu tranh với một cậu em chồng thất nghiệp, ham chơi, thích đua đòi và hỗn láo. Mẹ chồng tôi thì đi làm ăn xa (tận nước CH Séc) nên sau khi mọi chuyện xảy ra bà rất buồn, nhưng nước xa không cứu được lửu gần… Bình thường anh là người đàn ông chăm chỉ, chịu khó làm ăn, hiền lành và yêu quý vợ con, nhưng anh có cách ăn nói vô tổ chức, tùy tiện, và hơn cả là anh cục cằn thô lỗ, vũ phu. Trước đây tôi nghĩ anh đi Tây về, chắc chắn anh bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa phương Tây tiên tiến, nhưng tôi đã sai lầm và thất vọng về anh…

Tôi đang đứng trước một quyết định rất khó khăn, rằng có nên tiếp tục cuộc hôn nhân và gia đình này? Mặc dù tôi đã viết đơn gửi lên UBND thị trấn (nơi tôi sinh sống) để chờ chuyển tòa án nhân dân huyện… Bây giờ tôi đang đưa con lên bà ngoại, tôi muốn có thời gian để suy nghĩ chín chắn về vấn đề này. Mỗi khi nhìn thấy con cười ngây thơ, lòng tôi quặn thắt và lại giằng xé. Tôi thương con vì nó đâu có tội, tại sao nó lại phải gánh chịu lỗi lầm do người lớn gây ra? Nhưng nghĩ đến anh tôi lại thêm hận, vì từ hôm đó anh chưa có động thái gì tỏ ra là ân hận và hối lỗi cả. Thực sự trong sâu thẳm tâm hồn, tôi vẫn còn yêu anh, nhưng tôi sợ nếu tiếp tục sống như vậy, bản tính anh chẳng thay đổi thì tôi và con sẽ rất khổ, nó sẽ phải lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc. Các bạn hãy cho tôi một lời khuyên, rằng tôi có nên tiếp tục cuộc hôn nhân này?

Tôi là phụ nữ 35 tuổi, con trai tôi đã 10 tuổi. Chồng tôi là người có học thức, nói hay viết giỏi nhưng đánh vợ và chửi vợ cũng hay không kém những tay côn đồ anh chị hoặc những bà bán thúng bán mẹt ngoài chợ. Nếu bố mẹ vợ mà can thiệp vào thì lại cũng sẽ nhận những từ ngữ vô lễ khiến ông bà có thể suy tim vì cả đời chẳng nghe thấy bao giờ.

Tôi không dám sinh thêm con mặc dù rất yêu trẻ con, muốn có nhiều con nhưng cứ nghĩ đến cảnh con trai tôi nước mắt lưng tròng, sợ sệt nhìn bố đánh chửi mẹ là tôi lại nản lòng. Mục đích sống của tôi giờ chỉ là chăm sóc cho con trai, cố gắng hạn chế tối đa các khả năng mà con trai tôi có thể chứng kiến cảnh bố đánh chửi mẹ.

Con trai tôi bản tính hiền lành, hay sợ sệt nên nhìn cảnh bố đập phá đồ đạc và đánh mẹ cháu sợ lắm, lúc còn bé thì cháu khóc lóc, lớn lên quen dần thì cháu lạnh lùng chui vào chăn bịt kín tai cho khỏi phải nghe, phải thấy. Nhưng tôi thiết nghĩ, dù sao thì những cảnh tượng đau lòng đó vẫn ảnh hưởng đến tâm hồn non nớt của trẻ thơ. Có thể sau này cháu sẽ rất ghét đàn ông vũ phu, ghét bố, nhưng cũng rất có thể cháu lại sẽ hành động giống bố.

Chồng tôi là người chăm sóc gia đình, cũng biết vun vén cho tổ ấm của mình nhưng tôi nhận thấy những người vũ phu như chồng tôi hay chồng Lê cần vợ và gia đình như một thứ tài sản thuộc sở hữu của họ mà thôi. Họ có tính ghen tuông ghê gớm mặc dù họ tuyệt đối không phải là những người đàn ông chung thủy.

Với kiến thức sẵn có và tính chịu khó đọc sách vở báo chí, chồng tôi biết cách nói hay để chiều lòng các cô bạn gái, đồng nghiệp. Thậm chí đôi khi còn diễn xuất như thật vai một người đàn ông mẫu mực có một gia đình hoàn hảo để khuyên răn các bạn gái, đặc biệt bạn gái thôi vì họ dễ tin người trong những lúc rối ren, về cách xử lý trong mâu thuẫn vợ chồng.

Có khi ngay sau tâm sự và chia sẻ với các cô bạn gái đồng nghiệp, chồng tôi có thể về nhà ghen tuông, đánh đập chửi mắng vợ với những câu chuyện nghi vấn mà anh ta tự dựng lên. Sau đó thì chồng tôi xin lỗi và hứa hẹn nghe thật là mùi mẫn và tôi lại xuôi tai. Cuộc sống cứ như vậy mà kéo dài cho tới giờ khi con trai tôi đã lên 10.

Tôi biết có những người chồng do nóng giận nhất thời mà chẳng may tát vợ 1, 2 lần, nhưng sau đó với tình yêu dành cho vợ và gia đình, người ta sửa đổi được. Tuy nhiên với những người như chồng tôi, chồng Lê thì tôi thiết nghĩ họ không thể thay đổi.

Họ có học thức, ra ngoài xã hội họ biết phải trái đúng sai, họ hiểu biết về luật pháp, vậy mà họ vẫn đánh chửi vợ vì những điều không đáng. Họ có thể chơi bời trai gái, nhưng họ bắt vợ phải là tài sản riêng của họ.

Họ biết xin lỗi, biết hứa hẹn để rồi lại tái phạm, họ giỏi bao biện và khoe khoang về bản thân. Họ rất sợ mất gia đình và đừng nghĩ rằng bạn có thể thoát khỏi tay họ một cách văn minh.


Biện pháp:


Dĩ độc trị độc

Vì con cái, gia đình và nhiều thứ ràng buộc, nhiều phụ nữ vẫn phải chịu cảnh “sống chung với lũ”. Mỗi người có một cách phản ứng riêng nhưng phần lớn chị em cho rằng, chiêu “lấy độc trị độc” khá hiệu quả với những ông chồng có học.

Khi phát hiện ra người chồng đầy học hàm, học vị của mình có thói chửi vợ khi cáu giận, Thu Hường (Ba Đình, Hà Nội) tủi hờn lắm. Mới đầu chị cũng nhịn, không nói năng gì và chỉ góp ý khi vợ chồng vui vẻ. Nhưng chồng vẫn không chừa, cứ cáu lên là chửi, là văng tục.

Nhiều chị em cho rằng, chiêu “lấy độc trị độc” khá hiệu quả với những ông chồng có học. Ảnh minh họa

Một lần sẵn bực tức trong người, chồng vừa mở mồm chửi mày – tao là Hường cũng xưng mày tao luôn với chồng. “Chồng nghe hãi quá, trợn mắt lên hỏi mình “cô học được cái thói ấy ở đâu hả”. Mình mới bảo là “Tôi học được từ anh đấy. Lành làm gáo, vỡ làm muôi. Từ nay trở đi, anh cứ gọi tôi là mày, tôi cũng gọi anh là mày. Anh nói tôi bằng bất cứ từ ngữ nào, tôi cũng gọi anh giống y như vậy, bởi chỉ có chó mới ở được với chó chứ người không thể lấy chó được. Tôi với anh đều được ăn học đàng hoàng, đừng có quá đáng với nhau. Thế là từ đấy chồng cũng bớt chửi đi hẳn, cứ mỗi lần cãi nhau là anh chỉ lẩm bẩm chửi thầm”, chị Hường kể.

“Chị bạn mình ở cơ quan cực kỳ nóng tính, có lần hai vợ chồng cãi nhau, anh chồng mở mồm chửi chị ấy là chó. Chị ấy liền ném luôn cái giẻ lau bàn vào mặt và bảo: “Mày chửi đứa nào là chó đấy hả”, anh chồng điên tiết tát cho chị ấy một cái, sẵn cái chổi trên tay chị phang cho chồng một cái tím tái mặt mày và chỉ vào mặt chồng bảo: “Nếu còn dám đánh chửi tôi nữa thì anh biết cái mặt, què cùng què, cụt cùng cụt, nhất là chết”. Từ đó anh chồng nhà chị e dè hẳn. Chính chị bày kế cho mình đối phó với ông chồng điêu ngoa nhà mình”, chị Hường kể thêm.

Cãi nhau tay đôi với chồng, chồng chửi gì, vợ nói lại trả đũa y như thế. Cách này chỉ có hiệu quả với những anh chồng còn biết nghĩ, còn không may gặp phải anh chồng vũ phu thì chỉ tội các chị thiệt thân.

Chị Lan Anh (Khu đô thị Mỹ Đình II) chia sẻ: “Vợ cứ nhịn thì các ông càng lấn tới. Tôi cũng nhịn mãi rồi, nhỏ to khuyên chồng đủ điều nhưng chồng vẫn chứng nào tật nấy. Tức lên tôi cũng mày, tao, mẹ mày. Chồng tôi nóng tính, nghe thế tức quá lao vào tát tôi, tôi cũng tát lại.

Tôi cũng biết là sức mình yếu, mình sẽ thiệt. Vợ chồng đánh cãi nhau thì cũng chỉ làm khổ con cái nhưng không còn cách nào khác. Với lại chồng tôi có cái tính là vừa đánh vợ xong lại quay ra nịnh ngay được nên tôi cũng không thể giận lâu”.

Mềm mỏng thương thuyết

Không phải chị vợ nào cũng có dũng khí “dằn mặt” lại chồng, và không phải trường hợp nào “dùng độc trị độc” cũng hiệu quả. Nhiều người lại dùng cách mềm mỏng để thương thuyết với chồng.

N. Thảo (nhân viên thu ngân của một nhà sách trên đường Xuân Thủy) chia sẻ: “Chửi lại thì khác nào mình như họ. Mỗi lần chồng chửi là mình không thèm chấp, im lặng làm việc của mình cho chồng chửi chán khắc thôi.

Nhưng mình phát hiện ra là mình càng tử tế thì anh càng lấn tới, càng chửi nặng hơn, xúc phạm, văng đủ thứ. Mình quyết định nói chuyện rắn với chồng. Mình không nói trực tiếp mà đợi chồng lên cơ quan mới ngồi chat. Mình bảo anh xem lại xem từ trước đến giờ vợ chồng đối xử với nhau thế đã được chưa. Cả hai đều được ăn học đàng hoàng, công việc tử tế, thế mà đối với nhau như phường chợ búa. Sau này lấy gì mà dạy con cái.
Mình hạn chế không cãi nhau tới mức để chồng phải chửi. Ảnh minh họa

Mình bảo từ trước đến giờ mình nhịn vì nghĩ anh sẽ thay đổi. Nhưng anh càng xúc phạm và coi thường mình. Anh thử bị người ta sỉ nhục như thế xem đau đến mức nào. Hai vợ chồng đều có học, anh không thể mạt sát vợ, nói vợ là con nọ con kia được. Có chuyện khúc mắc, hai vợ chồng tranh luận đoàng hoàng, với tính chất xây dựng.

Sau đó mình tìm thông tin trên mạng về tình trạng "bạo hành tinh thần trong gia đình" gửi cho chồng xem và nói mình không phải là người cam chịu, mình có quyền được sống, được hạnh phúc. Mình không chấp nhận kiểu chồng hành hạ, thô lỗ với vợ. Anh tôn trọng mình thì mình tôn trọng và ngược lại. Còn nếu anh không chịu thì vợ chồng ly thân một thời gian vì mình không chịu được những lời xỉ vả của anh nữa. Hôm đó anh đã xin lỗi mình, dần dần cũng thấy anh ấy thay đổi”.

Chị Nguyễn Hồng, nhân viên một ngân hàng chia sẻ cách trị thói chửi vợ của chồng: “Khi cãi nhau thì ai cũng bị kích động. Mình biết, nếu chửi lại, vợ chồng sẽ chửi nhau như cơm bữa, con cái sẽ chứng kiến cảnh bạo lực của cha mẹ. Cho nên mình không thể đáp trả lại như thế.

Nên mình hạn chế không cãi nhau tới mức để chồng phải chửi. Lúc chồng nóng, xưng mày tao mình im lặng coi như không nghe thấy gì. Khi qua chuyện mình mới nói với chồng là tôn trọng nhau thì mới gọi chồng là anh, còn một khi thích bằng vai phải lứa thì gọi mày tao luôn. Lần sau mỗi lần chồng văng từ mày là mình độp lại luôn “có thích mày tao không?”. Từ đó chồng chuyển sang xưng cô – tôi mỗi khi nổi cáu”.

Lê Ngân, học viên cao học hóa sinh, chia sẻ: “Vợ chồng mình từ đầu đã giao ước với nhau rồi, không mày tao, không nói tục chửi thề, ai sai phạm thì bị tát không được phản kháng. Chồng mình cục tính, cũng thỉnh thoảng hay văng tục chửi bậy với vợ. Mọi lần chồng văng tục có 2 đứa mình không dám tát vì sợ thiệt thân. Có lần đi ăn uống với bạn bè, chồng văng tục mình mới tát cho một cái bảo “chừa cái thói nói tục đi”, chồng xấu hổ, tức điên nhưng không làm gì được. Từ đó cũng thấy ít nói tục hẳn”.

“Có cách nữa là khi chồng chửi tục, thì mình im lặng, lấy máy điện thoại ghi âm lại. Đợi đến khi vui vẻ mở cho chồng nghe bảo anh nghe đi, giọng hát của anh hay cực kỳ ấy. Chị bạn mình áp dụng cách này cũng hiệu quả lắm”, Ngân kể thêm.

Kiềm chế cơn ghen để "cơm lành canh ngọt"
Làm gì khi chồng hay ghen
Đàn ông ghen như thế nào
Cách ghen thông minh - cao tay trị chồng


(ST).


Hom qua toi va vo chua cuoi toi di an do ve toi thi hay quen mieng chui tui khi ve vo toi tat vao mat toi toi noi cau duoi vo toi xuong xe va toi ve truoi khi ve toi nha cai nhau va toi tat vo toi may cai va vo toi keu anh cua vo toi len duoi toi va noi may dung bao gio len day nua va vo toi doi chha tay
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Gửi hỏi đáp - bình luận