Chóng mặt nhức đầu khi mang thai - không nên coi thường
Chóng mặt là một cảm giác sai sự di chuyển của cơ thể so với không gian hoặc của không gian so với cơ thể (cảm giác đồ vật quay chao đảo quanh mình hoặc mình quay quanh đồ vật). Người bị chứng chóng mặt thường mất thăng bằng, đi loạng choạng không vững, cảm giác bồng bềnh như đang ngồi trên thuyền, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, ù tai, giảm thính lực, chóng mặt tăng khi thay đổi tư thế hoặc khi quay đầu, do đó bệnh nhân thường nằm im một tư thế, mắt nhắm nghiền. Để giữ được thăng bằng cho cơ thể, phải có sự tham gia của hệ thống giác quan (hệ tiền đình, cảm giác sâu và thị giác) đồng thời của hệ thống thần kinh trung ương, các cơ vùng cổ, thân, chi. Nếu các cơ quan này bị tổn thương sẽ gây nên chóng mặt và mất thăng bằng.
Chóng mặt có rất nhiều nguyên nhân, được chia làm hai loại:
Chóng mặt có nguồn gốc ngoại biên:
Một số bệnh cũng gây chóng mặt: viêm tai giữa cấp và mạn, dị dạng tai trong; chấn thương hoặc tiền sử phẫu thuật; u dây thần kinh tiền đình - ốc tai; rối loạn thị giác: loạn thị, cận thị, viễn thị...; tác dụng không mong muốn của thuốc (streptomycin, gentamycin...); rượu, ma túy; say tàu xe; hiếm gặp hơn: tổn thương dây thần kinh vùng cổ (tổn thương cột sống cổ 2, cổ 3).
Chóng mặt có nguồn gốc trung ương: thiểu năng tuần hoàn não, hạ huyết áp tư thế, hội chứng Wallenberg, nhồi máu tiểu não, xơ cứng rải rác, u tiểu não...
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây chóng mặt: nhức đầu Migraine, bệnh Parkinson, giang mai thần kinh...
Trước một bệnh nhân chóng mặt, ta cần phải chẩn đoán nguyên nhân nếu có thể được, bằng không tiến hành điều trị triệu chứng là chính. Trong khi điều trị triệu chứng, chờ cho bệnh nhân đỡ chóng mặt thì tiến hành khám tỉ mỉ, nhiều khi phải phối hợp các chuyên khoa nội, thần kinh, mắt, tai mũi họng và các thăm dò cận lâm sàng khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó điều trị tận gốc. Có 3 nhóm thuốc chính thường dùng điều trị chóng mặt, nên dùng thuốc riêng rẽ để hiểu rõ tác dụng phụ của từng loại.
- Nhóm kháng histamin: Ngăn chặn kích thích cơ quan tiền đình ngoại vi và trung ương, điển hình là stugeron, papaverin, phenothiamin.
- Nhóm kháng tiết cholin: kiềm chế kích động tiền đình điển hình là scopalamin.
- Nhóm an thần: chủ yếu làm dịu, có tác dụng cả trung ương và ngoại vi. Thuốc hay dùng là seduxen (diazepam), chống nôn bằng phenothiamin.
Hướng điều trị không dùng thuốc tập trung vào cách vận động làm tăng khả năng bù trừ của não. Đặc biệt khi không thường xuyên có cơn chóng mặt kèm các dấu hiệu nhức nửa đầu hay cả đầu, tê yếu tay chân, mắt và đặc biệt là mất nhận thức về thời gian và không gian, mất định hướng và khả năng nhận thức. Khi đó cần đưa bệnh nhân đi khám ngay tại cơ sở y tế.
(ST)