Chu kì kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản.

Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Cùng với loài người, chu kỳ kinh nguyệt chỉ xảy ra ở các loài khỉ cao cấp khác, trong khi hầu hết các loài có vú có chu kỳ động dục.

Chu kỳ kinh nguyệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi 2 trứng, có thể dẫn đến hình thành 2 hợp tử và sinh đôi) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá.

Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu.

Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Mặc dù nó thường được gọi là máu, nhưng thành phần của nó khác với máu tĩnh mạch.

Hành kinh là dấu hiệu người phụ nữ không mang thai. (Tuy nhiên, điều này không chắc chắn vì đôi khi có hiện tượng chảy máu trong giai đoạn sớm của thai kỳ.)

Trong tuổi sinh sản, không hành kinh là dấu hiệu đầu tiên nghi vấn một phụ nữ có thể có thai. Trễ kinh là khi giai đoạn hành kinh theo mong đợi đã đến nhưng không xảy ra, và người phụ nữ có thể đã thụ thai.

Hành kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản.

Tuổi trung bình của hành kinh lần đầu là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 đến 16 tuổi.[1]Lần kinh cuối, mãn kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55. Lệch khỏi mẫu hình này cần được quan tâm về y khoa. Vô kinh chỉ một giai đoạn dài mất kinh không do thai kỳ ở phụ nữ trong tuổi sinh sản, thí dụ ở phụ nữ có lượng mỡ cơ thể rất thấp, như vận động viên, có thể bị ngưng hành kinh.

Sự hiện diện của kinh nguyệt không chứng minh rụng trứng đã xảy ra, và người phụ nữ không rụng trứng vẫn có thể có chu kỳ kinh nguyệt. Các chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng có khuynh hướng diễn ra không đều và biểu hiện độ dài chu kỳ dao động lớn hơn.

Ngoài ra, không hành kinh cũng không chứng minh rụng trứng đã không xảy ra, vì những bất thường về hormone ở phụ nữ không mang thai có thể ức chế hiện tượng chảy máu.

Khi có kinh nguyêt đi tăm ở bãi biển có sao không?
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
đầu tiên là bạn ăn nhiều đậu xanh để rút ngắn thời gian hành kinh chỉ còn khoảng 2 ngày, tuy nhiên lượng máu sẽ ra nhiều hơn đó, còn nếu có đi tắm thì bạn đừng có tắm vì nước sẽ làm bọn vi khuẩn trào ngược lên tử cung ( tất nhiên là ai mà thích thì vẫn cứ tắm đc thôi)
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Khong sao dau ban a
hơn 1 tháng trước - Thích
Chẳng sao cả
hơn 1 tháng trước - Thích
Tôi đang chu kì kinh nguyệt vậy tôi xuống bãi biển tắm có sao không?
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
đầu tiên là bạn ăn nhiều đậu xanh để rút ngắn thời gian hành kinh chỉ còn khoảng 2 ngày, tuy nhiên lượng máu sẽ ra nhiều hơn đó, còn nếu có đi tắm thì bạn đừng có tắm vì nước sẽ làm bọn vi khuẩn trào ngược lên tử cung ( tất nhiên là ai mà thích thì vẫn cứ tắm đc thôi)
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Không an toàn lắm
hơn 1 tháng trước - Thích
Quan he ra kinh nhieu hon co sao khong?
hơn 1 tháng trước - Thích
Mình 8 tuần chưa có kinh, có làm sao không?
hơn 1 tháng trước - Thích
Không sao
hơn 1 tháng trước - Thích
Mình chậm kinh 2 ngày rồi liệu có thai không nhỉ
hơn 1 tháng trước - Thích
Bạn nên mua que thử thai là biết ngay ý mà _maiyeu
hơn 1 tháng trước - Thích
Kinh nguyệt mình không đều liệu có phải uống thuốc không bạn?
hơn 1 tháng trước - Thích
nếu kéo dài thì nên uống thuốc điều kinh sẽ tốt hơn bạn ạ
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận