Mẹo vặt chữa bệnh đau lưng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa bệnh đau lưng (thoát vị đĩa đệm) và bệnh tiểu đường hiệu quả hơn thuốc tây
Chữa bệnh đau lưng bằng con lăn đơn giản bệnh nhanh thuyên giảm. Sau đây là chị tiết cách chữa đau lưng bằng con lăn. Hãy cùng tham khảo nhé!
CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG BẰNG CON LĂN
Tự phòng và chữa bệnh đau lưng với con lăn DOCTOR100
Cuối thế kỷ XX MASAYUKI SAIONJI Giám đốc Học viện quốc tế về phòng bệnh TOKYO (Nhật Bản) đã nghiên cứu cách chữa bệnh của TRUNG QUỐC, đặc biệt là thuật xoa bóp SHAOLIN, trong quá trình nghiên cứu ông phát hiện ra dấu hiệu lệch xương hông.
Các bài thuốc nam cổ truyền điều trị có hiệu quả nhất:
thoát vị đĩa đệm
Theo SAIONJI thì trong một ngàn người thì chỉ có một người có xương hông bình thường, còn lại đều bị lệch ở mức độ khác nhau mà nguyên nhan do bẩm sinh là 99%, vì khi thai nhi vượt qua khung chậu của sản phụ (khung chậu thường nhỏ hơn thai nhi) đã bị tác động vật lý của các cơn co bóp tử cung.
Con người lớn dần lên trong môi trường không thuận lợi, lao động, sinh hoạt, phong cách sống phù hợp với thiên nhiên cho nên xương hông càng bị lệch. Xương hông là nền móng của cột sống nên khi nó bị lệch dẫn đến xương sống bị lệch vẹo, gây ra sự chèn ép gân, cơ, thần kinh, đó là nguồn gốc sinh ra bệnh tật.
Để giải quyết vân đề đó SAIONJI đã tạo ra phương pháp xoa bóp nắn chỉnh bằng lực của ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối của thầy thuốc lên cơ, xương, khớp của bệnh nhân để chữa trị, đó là liệu pháp YUMEIHO.
Liệu pháp YUMEIHO đã được phổ biến trên 20 nước và đã điều trị có hiệu quả trên 69 mặt bệnh. SAIOJI đã sang Việt Nam 05 lần để hướng dẫn thực hành tại các trung tâm điều trị tại Long An, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...
Các bênh nhân tại các trung tâm điều trị theo liệu pháp YUMEIHO đã đạt được những kết quả rất khả quan.
Cơ chế hoạt động của con lăn cũng tương tự như cơ chế hoạt động của liệu pháp YUMEIHO. KHi cón lăn DOCTOR100 được đặt dưới xương hông, cột sống bị lệch vẹo, trọng lương cơ thể đè lên mặt phẳng con lăn tiếp đó là các động tác trườn, day, di chuyển, tao nên sự nắn chỉn cần bằng, đồng thời tác động lên gân, cơ, xương, khớp, thần kinh dần dần đưa xương hông, cột sống bị lệch, vựo về vị trí cần thiết của nó, giải phóng sự chèn ép. Sự tác động này kéo dài hàng tuần, hàng tháng, hàng năm làm cho ký huyết được lưu thông thường xuyên phục hồi chức năng hoạt động của cơ thể, tăng đề kháng, bệnh tật được giải toả. Sử dụng "phương pháp tự chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ bằng con lăn DOCTOR100" ngoài tác dụng chữa bệnh còn có các ý nghĩa sau:
- Tự điều trị tại gia đình khiến cho bệnh nhân cảm thấy ấm áp, phấn chấn, không cảm thấy không khí, môi trường bệnh viện.
- Đẩy lùi sự mệt mỏi, điều hoà, lưu thông máu, yếu tố mệt mỏi được loại trừ nhanh.
- Tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật, phòng được các bệnh nguy hiểm, chống lại sự xâm nhiễm của virút.
- Tăng chiều cao cơ thể nhờ các xương được nắn chỉnh về đúng vị trí, đặc biệt là xương sống của trẻ em.
- Tăng chất nội tiết nên làm bớt nếp nhăn trên da, giữ tròn trịa, xinh đẹp cho vòng một của nữa giới, đặc biệt là đối với các vòng một kém phát triển.
- Giải quyết cân bằng cơ thể vận động viên ở một số môn thể thao như cử tạ, tennis...
- Cải thiện chức năng sinh dục và có hiệu quả nhất định với chứng suy giảm rối loạn chức năng sinh dục.
hoát vị đĩa đệm được xếp vào chứng yêu thống của Ðông y. Nguyên nhân do chính khí suy giảm, tà khí phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập cơ nhục, làm tổn thương hệ thống cân cơ làm tắc trở kinh lạc mà gây bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như châm cứu, uống thuốc Ðông Tây y, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, phẫu thuật... Xin giới thiệu với bạn đọc phương pháp tập luyện bằng con lăn đơn giản dễ áp dụng.
Động tác 1:Day lăn dọc đùi tới gan bàn chân.
Bệnh nhân ngồi thả lỏng người tư thế hơi ngả về phía sau, lòng bàn tay úp đặt và chống chắc xuống sàn. Chân duỗi thẳng gác lên con lăn từ từ dùng chính lực của đôi chân lăn nhẹ nhàng từ trái qua phải từ cổ chân lên khoeo chân. Kế tiếp nhẹ nhàng co chân đặt lòng bàn chân lên hai phần gai sần đầu con lăn nhẹ nhàng co duỗi cẳng chân để lòng bàn chân được mát-xa từ đầu ngón tới gót chân. Chuyển con lăn lên trên bắp chân, hai tay chống vững làm trụ người hơi ngả sau đưa trọng lực cơ thể từ phía trước ra sau.
Trong khi con lăn di chuyển kết hợp dạng khép hai chân, lăn từ bắp chân tới phần hông, mỗi động tác làm 10 - 15 lần. Ở động tác này có tác dụng mát-xa làm giãn cơ, giảm đau tăng cường dinh dưỡng, lưu thông máu, kích thích phục hồi thần kinh cơ chi đặc biệt ở người thoát vị đĩa đệm có chèn ép tủy sống gây teo cơ. Ngoài ra còn có tác dụng khai mở huyệt vùng lưng. Động tác này ngoài tác dụng với thoát vị đĩa đệm còn có tác dụng tốt với suy động tĩnh mạch chi, thoái hóa khớp gối, thoái hóa cơ tủy, di chứng liệt... Một số lưu ý khi tập động tác này: người già, người yếu tay, thể trạng kém cần có người hỗ trợ và lăn từng đoạn một. Nên tác động nhiều vào huyệt ủy trung (ngay giữa lằn chỉ ngang khoeo chân), nếu bệnh nhân có co rút cơ nhiều day thêm huyệt thừa sơn (chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi bắp chân).
Động tác này có vai trò “khai huyệt” vùng lưng trị thoát vị đĩa đệm.
Động tác 2:
Lăn và day dọc từ xương cùng tới vai gáy.
Bệnh nhân nằm ngửa thả lỏng người, con lăn để ở phần khoeo chân, từ từ co hai chân vuông góc với sàn tập, nhẹ nhàng đưa hai tay giữ hai phần đầu con lăn đưa lên hông, tiếp đó hai tay đan nhẹ xếp gối sau đầu. Từ từ lấy chân làm trụ, dùng trọng lực của chính cơ thể day chậm trên con lăn khoảng 5 - 10 lần rồi nhẹ nhàng đưa tay xuống giữ hai đầu con lăn chuyển lên trên khoảng 5cm, cứ như vậy khi đến vai gáy. Vẫn tư thế trên lần lượt nghiêng người qua trái qua phải 10 - 30 lần. Ở động tác này, con lăn tác động lên hầu hết hệ thống thần kinh lưng hông vai gáy có tác dụng giãn cơ, giảm đau lưu thông khí huyết tăng cường dinh dưỡng tới các vùng bị bệnh có vai trò nắn chỉnh xương lưng hông, vai gáy.
Tác dụng tốt cho các chứng đau lưng, đau cổ do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh liên sườn... Tăng cường cải thiện chức năng can, thận, tỳ, vị và hệ thống tiêu hóa. Cần lưu ý khi tập động tác này: tập nhẹ nhàng không vội vã với tần suất chậm để hệ thống cân cơ thích nghi. Khi tập thấy đau nhiều hơn thì thả lỏng người hơn nữa và giảm lực đè. Không nên lăn quá 1/2 mông trên, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thì lăn vùng lưng và hông nhiều hơn.
Chú ý: Không dùng phương pháp này cho các bệnh cấp tính, gãy xương, lao xương, người không điều khiển được hành vi, người loãng xương nặng, người thể trạng quá yếu, không quá no quá đói, thận trọng với bệnh đốt sống tre. Khi muốn nằm xuống, đứng lên hay thay đổi tư thế tập phải đẩy con lăn ra ngoài hoặc giữ chặt hai đầu con lăn để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Có thể tập 2 lần/ ngày (sáng, tối) mỗi lần không quá 15 - 20/ngày. Kiên trì tập luyện có thể mấy ngày đầu sẽ đau tăng, sau giảm dần và sẽ đem lại hiệu quả sau 5 -7 ngày tập.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG KHÁC
Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp chữa trị bệnh đau lưng
Chữa đau lưng bằng bài thuốc
Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.
Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.
Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.
Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần
Các phương pháp tự điều trị đau lưng cấp
1. Nằm nghỉ ngơi: Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.
Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Phương pháp có thể kéo dài tối đa trong 3 ngày, nếu không khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa.
2. Kéo giãn cột sống: Tốt nhất là dùng áo treo cột sống. Có thể đu hai tay trên xà, hoặc treo người ngược kiểu tư thế tập xà trong vòng 5 – 10 phút. Phương pháp này áp dụng trong 2 ngày, nếu không đỡ thì phải chuyển phương pháp khác hoặc khám chuyên khoa.
3. Xoa bóp: Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải nắm được kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
4. Chườm nóng: Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.
5. Chườm lạnh : Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.
Chữa đau lưng không dùng thuốc
Ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết, chuyến sang thăm nước Đức ông đã chữa khỏi bệnh đau lưng cho một đồng nghiệp bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt. Đồng nghiệp này rất phục cách chữa đau lưng của Đông y Việt Nam. Theo ông, việc chữa chứng đau lưng bằng châm cứu cũng rất an toàn, tác dụng lâu dài, rất hiệu quả, được thế giới thừa nhận và hứa hẹn sẽ trở thành một lựa chọn tốt trong điều trị đau lưng mãn.
Bác sĩ Trần Thuấn (khoa Đông y, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết, nếu đau lưng cấp do thời tiết nên chườm nóng, lạnh hoặc xoa bóp, sẽ bớt đau và khỏi sau 1 ngày. Nếu đau lưng do làm việc trong một tư thế cố định chỉ cần nghỉ ngơi sau 3 ngày bệnh sẽ khỏi. Đau lưng do vận động tổn thương ở mức nhẹ, do đi giầy dép cao gót chỉ cần kéo giãn cột sống sẽ khỏi đau sau 3 ngày.
Một số tổn thương gây đau lưng cấp như, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, gai đôi cột sống, thoái hoá cột sống, ung thư, lao… cũng chỉ cần kéo giãn cột sống, nằm nghỉ ngơi, chườm, xoa bóp là khỏi. Hoặc có thể dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải do người có kỹ thuật thao tác mới đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Lương y Dương Xuân Mến (Phòng khám Đông y số 138A Giảng Võ, Hà Nội) cho rằng, có thể tự điều trị đau lưng cấp bằng cách nằm ngửa thả lỏng trên giường cứng. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế làm 3 – 5 lần. Xong nằm nghiêng để dậy từ từ. Làm 3 ngày, nếu không khỏi thì phải đi khám chuyên khoa.
Ngoài ra, có thể dùng khăn tẩm nước nóng già, hoặc túi chườm nóng đắp lên cột sống 30 phút để làm giãn cơ, dây chằng, mạch máu sẽ rất dễ chịu (chỉ làm trong 24 giờ đầu sau khi có dấu hiệu đau). Nếu bị đau lưng do lạnh, có thể chườm lạnh bằng cách dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng 30 phút để co mạch, làm giảm đau tức thì. Biện pháp này cũng chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng. Đau lưng do viêm nóng, chấn thương, sang chấn có thể chườm túi nước đá lên cột sống 30 phút để làm giảm đau (áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng và chỉ dùng nếu đau lưng vì tập thể thao hay do va chạm).
Cũng theo lương y Dương Xuân Mến, vận động hợp lý là một liều thuốc chữa đau lưng. Khi đau lưng vẫn nên đi lại, làm việc vặt, tập thể dục nhẹ nhàng (theo hướng dẫn của thầy thuốc) để hỗ trợ cho lưng 5 phút mỗi lần, thực hiện 4-5 lần mỗi ngày để giảm đau nhức. Điều quan trọng là chú ý giữ tư thế đúng khi sinh hoạt, lao động, tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người, mang xách vật nặng…
Mẹo nhỏ chữa đau lưng
Những mẹo hay trị chứng đau lưng sau sẽ giúp hạn chế phần nào những khó chịu do chứng đau phổ biến này gây ra
1. Các chuyên gia khuyên nên uống nước đường hoặc nước mật ong ấm vào buổi sáng trước khi ăn sáng sẽ giúp trị chứng đau lưng hữu hiệu.
2. Tập luyện thể thao đều đặn: đặc biệt luyện tập Yoga rất tốt cho sức khoẻ giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ nên giảm chứng đau lưng hiệu quả.
3. Chườm vùng lưng đau với túi nước ấm cũng giúp giảm đau lưng.
4. Dùng nước ép 1 quả chanh hoà với 1 chút muối uống 2 lần mỗi ngày trong khoảng 1 tháng sẽ giúp giảm đau lưng.
5. Nghiền nát khoai tây tươi đắp lên vùng lưng đau cũng giúp giảm đau.
6. Giữ cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm chứng đau lưng vì tình trạng thừa cân gây áp lực lên vùng lưng nên dễ bị đau lưng hơn.
7. Dùng dầu thảo mộc massage vùng lưng, massage đều đặn trong vòng 6 tháng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
8. Thay đổi tư thế ngủ, tư thế ngồi và cải thiện chất lượng giường ngủ… cũng giúp giảm chứng đau lưng hiệu quả.
9. Bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống cũng giúp trị chứng đau lưng.
10. Dùng dầu tỏi massage đều vùng lưng giúp trị đau lưng hiệu quả.
g - Những bài thuốc chữa trị hiệu quả
Bài 1: Dây mướp già ở gần gốc và rễ cây mướp đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
Bài 5: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Mỗi ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.
Bài 6: Vỏ vừng 15g, hạt hẹ 12g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2-3 lần trong ngày.
Bài 7: Rễ cây lông cu-li (hay còn gọi là cẩu tích) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài này có công dụng trị đau lưng do hàn thấp.
Bài 8: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 12: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 13: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
Bài 14: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 15: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 17: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 18: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần
Bài 19: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 20: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.Ngoài ra, trong dân gian còn có bài thuốc chữa chứng đau l��ng rất hay: dùng quả dâu tằm đem ngâm rượu trắng, cho vào vị thuốc ngũ gia bì và đỗ trọng cao. Ngâm từ hai tuần có thể dùng được, mỗi ngày dùng một cốc nhỏ, nếu có thời gian thì hâm nóng cho rượu ngâm ấm lên thì dùng sẽ hiệu quả giảm đau nhiều hơn.
Lấy một ít đậu đen đem nấu với 300 gr xương sống heo cùng vị thuốc đỗ trọng 30 gr để chữa chứng đau nhức lưng. Cũng có thể dùng cây cỏ xước (độ 50 gr) rửa sạch, đem nấu với 2 chén nước để uống trong ngày.
Bên cạnh đó, còn có bài thuốc “Lục vị địa hoàng gia giảm”, gồm các vị thuốc: hoài sơn, sơn thù, đơn bì, tục đoạn, thục địa, cốt toái bổ, ngưu tất (mỗi loại 12 gr), phục linh 10 gr, đỗ trọng 15 gr, trạch tả 6 gr. Các vị thuốc trên đem nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt nước ra; nước thứ hai cho tiếp 3 chén nước vào và nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH ĐAU LƯNG
Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng… Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.Hàngngày, mọi người cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ sao cho khoa học, hợp lý. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.
Khi ngủ, giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái. Những người luôn ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.
Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen rụt cổ, khom lưng hoặc co hông… Những tư thế này tuy có lợi cho những công việc cụ thể nhưng do tư thế đơn điệu, một số cơ bắp nằm trong tình trạng co rút lâu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.
Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Đối với những người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.
Chẳng hạn, với người làm việc thường xuyên khom lưng thì nên duỗi thẳng lưng, đối với người làm việc xoay hướng bên phải thì trong lúc nghỉ nên làm động tác xoay hướng về bên trái.
Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.
Uống thuốc không phải là phương pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa đau lưng. Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng là tập luyện đi lùi.
Tuy nhiên, khi tập luyện phải chọn nơi địa hình bằng phẳng, rộng rãi, tốt nhất là có hai người cùng tập luyện và cần phải kiên trì tập trong một thời gian dài. Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tiến hành tuần tự từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều.
Chữa dứt điểm bệnh đau lưng
Phương pháp điều trị bệnh đau lưng tốt nhất
Đau lưng
Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Đau lưng khi ngồi lâu
Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả
Chữa bệnh đau lưng như thế nào cho nhanh khỏi
Chữa bệnh đau ngang thắt lưng nhanh khỏI
Đau lưng khi quan hệ
(ST)