Chữa bệnh đau lưng đau cột sống hiệu quả nhanh


Chữa bệnh đau lưng đau cột sống hiệu quả nhanh. Đau lưng là biểu hiện của khá nhiều các chứng bệnh khác nhau trong cơ thể con người. Nhưng nguyên nhân rõ rệt nhất, phổ biến nhất gây đau lưng là thoái hoá cột sống.







BỆNH ĐAU LƯNG THOÁI HÓA CỘT SỐNG



Và nếu như con người ta, ai cũng được sinh ra, lớn lên, già nua đi thì thoái hoá cột sống cũng là đương nhiên theo tuổi tác và năm tháng. Quan trọng là phải biết sinh hoạt, luyện tập ra sao để hạn chế tối đa những hậu quả do bệnh để lại.

Thoái hoá cột sống là gì?

Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém.

Những yếu tố nào đã đẩy nhanh quá trình thoái hoá cột sống của con người?

- Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ.

- Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.

- Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.

- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.

- Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.

- Trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.

- Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.

Biểu hiện của thoái hoá cột sống

- Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.


- Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.


- Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Thêm một số gia vị khi nấu, bỏ thuốc lá, cải thiện tư thế đứng - ngồi là những cách dễ dàng giúp bạn tránh đau lưng.

Theo Mirror, đau lưng là bệnh phổ biến thứ hai, sau đau đầu. Một vài cách đơn giản dưới đây có thể giúp cuộc sống của bạn dễ chịu hơn.

Dùng thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau dường như là một cách rõ ràng giúp bạn bớt bệnh nhưng nhiều người có khuynh hướng bỏ qua phương pháp này vì cho rằng thuốc sẽ che mất cơn đau và làm bệnh nặng thêm.

Thực tế, bạn sẽ không gặp bất cứ vấn đề nào trầm trọng hơn khi dùng thuốc. Nó đơn giản chỉ xoa dịu cơn đau, giúp bạn dễ dàng tìm cách đối phó thôi.

Ảnh: B4tea.blogspot.com.

Tránh hoảng sợ

Không có gì khó hiểu về cảm giác lo lắng khi bị đau lưng. Bạn sợ cơn đau sẽ trở thành mãn tính? Nhưng trạng thái tiêu cực này lại khiến tình trạng của bạn tệ hơn.

Thực tế, ít khả năng bạn sẽ bị đau lưng lần nữa. Hầu hết các trường hợp đau lưng là không nghiêm trọng và các cơn đau sẽ cải thiện trong vòng 2 ngày đến 2 tuần.

Tránh thuốc lá

Hút thuốc sẽ làm giảm khả năng tự chữa lành vết thương, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể. Vì thế, hãy ngừng hút thuốc khi bị đau lưng, dù bạn chỉ bị đau nhẹ hay mãn tính.

Giảm cân

Béo phì là một nguyên nhân phổ biến gây đau lưng bởi việc thừa cân sẽ gây áp lực lên cột sống. Nếu bạn bị đau lưng thường xuyên, cách chữa đơn giản có thể là giảm mỡ bụng để giảm áp lực lên cột sống.

Liệu pháp nóng - lạnh

Lợi ích của việc áp dụng liệu pháp nóng và lạnh có thể khác nhau với mỗi người. Nhưng kỹ thuật đơn giản này có giá trị đáng kể. Phương pháp lạnh như chườm đá giúp giảm viêm và sử dụng một chai nước nóng hay thứ gì đó ấm giúp làm mềm cơ và bớt đau đớn.

Massage

Đau lưng là lý do tốt để bạn ghé qua một salon làm đẹp và massage lưng. Nhẹ nhàng xoa và cọ xát các khu vực khó chịu sẽ kích thích sự lưu thông của hệ thống bạch huyết, từ đó giảm viêm nhiễm.

Cải thiện tư thế

Có những thói quen xấu như đi thõng vai xuống, ngồi quá lâu trước màn hình TV hay máy tính... có thể là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn đau lưng.

Đứng thẳng, ngồi ở tư thế đúng có thể giúp giảm đau lưng đáng kể.

Tránh bắt chéo chân vì điều này khiến khung xương chậu bị vặn và cột sống có xu hướng vặn ngược lại để bù đắp.

Tập thể dục

Bạn càng năng vận động thì càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn là người tương đối thụ động, các cơ của bạn có thể sẽ yếu đi, và vận động mạnh sẽ dẫn tới tình trạng xương khớp không ổn định và bệnh càng xấu đi. Vì thế, hãy từ từ rèn thói quen thể dục, từ ít đến nhiều, từ nhẹ đến mạnh.

Thêm gia vị khi nấu

Thử cho thêm nghệ, gừng và ớt - 3 gia vị có đặc tính kháng viêm, sẽ giúp bạn giảm đau lưng đáng kể nếu sử dụng thường xuyên.  

Chọn giường tốt

Một phần ba đời bạn là ở trên giường, vì thế hãy chọn một cái giường và đệm tốt nhất, giúp lưng bạn được thoải mái. Lý tưởng nhất là nên thay đệm mới 10 năm một lần và tháng nào cũng nên bỏ đệm ra phơi nắng.

Khống chế những cơn đau lưng và khó chịu do thoái hoá cột sống bằng cách nào?

- Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v... Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.

- Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.

- Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.

- Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.

- Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì nên giữ gìn, không để tái phát. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.

- Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phải kiêng rượu, bia.
 

CÂY THUỐC CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG



Cây đinh lăng vừa dùng làm cảnh, vừa là thứ rau ăn kèm với một số món ăn như: Nem cuốn, gỏi, thịt chó... Ngoài ra, cây còn được dùng để làm thuốc.


Rễ đinh lăng được thu hái ở những cây đã có từ 4 - 5 tuổi trở lên. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để giữ mùi thơm.

Lá đinh lăng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành đinh lăng sắc uống chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây.

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.


Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc trị liệu các bệnh chứng trong đó có đinh lăng.

- Chữa vết thương: Lá đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương.

- Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

- Bồi bổ và khai vị (nhờ công hiệu của rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ thể): Chọn dùng một trong các cách như: Lấy rễ đinh lăng khô thái lát 150g, không sao tẩm, tán bột, ngâm trong 1.000ml rượu gạo 35 - 40 độ, trong 7 - 10 ngày liền (hằng ngày lắc đều 1 lần) ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống 5 - 10ml.

- Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

- Thông tia sữa tắc: Rễ đinh lăng 30 - 40g, sắc với 500ml nước còn 250ml chia 2 - 3 lần uống nóng trong ngày, uống liền 2 - 3 ngày.

MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG 

Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.

Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.

Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.

Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Nghe đám nhân viên ngồi bàn tán về việc trị bệnh gai cột sống và cuối cùng là phải mổ xẻ…ông sếp lớn tuổi, dân miền quê liền tham gia:

“Không có mổ xẻ gì hết, nguy hiểm lắm, tụi bây về làm như vầy….bệnh sẽ khỏi, cứ làm đi rồi bây sẽ thấy, nó như thuốc thần thuốc tiện vậy!”
Nội dung bài thuốc và cách trị như sau:

- Nguyên liệu: Rau (hay cỏ gì đó) ngải cứu, dấm nuôi, mãnh vải thưa,

mỏng, mềm bằng sợi cotton.

- Cách chế biến: * Ngải cứu rửa sạch để ráo, thái (sắt) nhỏ, giả nát.

* Dấm nuôi đun thật nóng.
- Cách điều trị: Tối trước khi đi ngủ, người bệnh nằm dài, lưng trần. Dùng mãnh vải, gói một nhúm thuốc (Ngải cứu giã nhiễn vào dấm nuôi đã đun nóng), xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, thuốc được hâm nóng thường xuyên.

- Thời gian điều trị: Ít nhất là một tháng. Nên kiên nhẫn thực hiện trong 3 tháng.
Tuy đơn giản, nhưng khó thực hiện vì phải duy trì độ nóng cho thuốc.

Bà xã nhà tôi bị trượt đĩa đệm, đau lưng hoài, tôi cũng đè ra làm luôn…nghe chừng cũng êm. Không biết có phải do bài thuốc này hay không.

Mong được ý kiến đóng góp.

Riêng tôi, cũng hay suy luận và đưa ra lời giải thích nghe cũng có lý nhưng chắc sai bét vì biết ít thông tin, nhưng cũng xin được trình bày ở phần sau.

Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.

Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.

Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.

Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.

Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.

Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần

Phòng bệnh từ khi còn nhỏ và ngay trong cách thức sinh hoạt hàng ngày

- Các bậc làm cha, làm mẹ cần quan tâm đến con trẻ trong việc ăn uống sao cho đủ chất, học tập và thể thao đúng mức. Ngày nay, những yếu tố dễ dẫn đến thoái hoá cột sống sau này nếu không để ý từ khi còn bé là: trẻ có thể ngồi hàng giờ chơi games trước màn hình vi tính, xem tivi quá nhiều, ăn uống vô độ dẫn đến béo phì v.v...

- Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 - 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.

- Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.

- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa đau lưng do thoái hoá cột sống.

- Với phụ nữ có thai, việc luyện tập đúng phương pháp lại càng cần thiết để giúp cho cột sống thêm dẻo dai, tránh đau do phải đỡ thêm một phần trọng lượng lớn nữa ngoài cơ thể của chính người mẹ.


Thoái hóa cột sống trước đây là bệnh của người cao tuổi, song hiện nay những người trên 30 tuổi cũng đã có những dấu hiệu sớm của cột sống bị thoái hóa

Các nguyên nhân như tư thế và cường độ lao động chưa hợp lý, kết hợp chế độ dinh dưỡng chưa đảm bảo, làm cho số người bị thoái hóa cột sống ngày càng tăng. Dinh dưỡng và lối sống được xem là hai yếu tố quan trọng để phòng ngừa chứng thoái hóa xương cột sống, làm xương trở nên chắc khỏe. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những cách giúp phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống.

1. Các thói quen tốt nên có

- Lao động với cường độ và thời gian hợp lý. Đối với những công việc yêu cầu ngồi hoặc đứng một chỗ, tránh để cột sống ở tư thế không đổi quá lâu, cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hoặc tập các động tác di chuyển nhẹ tại chỗ.

- Tư thế ngồi học, ngồi làm việc và nâng vác vật nặng đúng.
Khi ngồi nên thả lỏng vai, cổ thẳng trục với cột sống, thẳng lưng (tốt nhất dùng ghế có thành tựa với những người phải ngồi làm việc lâu).

- Không nằm, ngồi một chỗ xem ti vi, đọc báo quá lâu, đặc biệt là ngồi hoặc nằm sai tư thế.

- Gối nằm ngủ có độ dày thích hợp. Không ưỡn cổ quá mức hay kê gối cứng (như kê đầu lên thành giường). Khi ngủ, nên nằm ngửa, thẳng người để cột sống được nghỉ ngơi, ít chịu lực đè nén.

- Tránh các chấn thương vào đầu và cột sống.

- Xoa bóp thường xuyên vùng cổ, gáy, vùng lưng sau ngày làm việc vất vả sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ thể thoải mái dễ chịu và ngủ tốt hơn.

2. Dinh dưỡng hợp lí

- Chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi đóng vai trò quan trọng trong phòng tránh thoái hóa cột sống và các bệnh về xương.

- Nên cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể với các nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa (bơ, phomat), trứng, cá, tôm, cua, các loại hải sản. Các loại rau củ quả chứa canxi như cải, tỏi tây, chuối, các loại đậu (đặc biệt là đậu nành), ngũ cốc,… rất tốt cho xương nên được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.

- Nếu chế độ ăn uống không đảm bảo đủ canxi, đặc biệt là phụ nữ mang thai thì nên sử dụng các viên thuốc hoặc các thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho cơ thể.

3. Vận động thể lực đều đặn

- Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, giúp cho xương chắc khỏe và một sức khỏe tốt.

- Tập thể dục khoảng 30 – 50 phút mỗi ngày, với cường độ thích hợp rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa loãng xương và bệnh thoái hóa cột sống. Ngoài ra, tập thể dục ngoài trời như ở công viên, vườn xanh giúp tận hưởng không khí tươi mát, và tạo điều kiện cho da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp tăng tổng hợp vitamin D – là vitamin có lợi cho quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể (ở trẻ em, thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng còi xương).
- Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh,… cũng rất tốt cho phòng tránh thoái hóa cột sống, không gây chấn thương, đặc biệt ở những người lớn tuổi.







Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi
Món ăn trị bệnh đau lưng
Công dụng chữa bệnh của cây dâu tằm
Đau lưng bên trái -
Bài thuốc đông y trị đau lưng
Đau lưng khi ngồi lâu
Trị đau lưng khi có kinh nguyệt

Đau lưng khi bị hành kinh

Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả

   




(ST)