Chữa bệnh đau lưng khi mang thai an toàn hiệu quả.Dưới đây là một số điều cần biết về đau lưng và một vài gợi ý giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đối mặt với nó.
CÁCH CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG KHI MANG THAI
Làm thế nào để đối phó với đau lưng trong thời kỳ mang thai?
Đã là phụ nữ thì ai cũng trải qua cảm giác tuyệt vời khi mình mang thai và sắp được làm mẹ. Nhưng với phụ nữ khi mang thai thường bị đau thắt lưng, đau hông... và rất nhiều những cảm giác khó chịu xảy ra ở lưng. Đây là những hiện tượng sinh lí hết sức bình thường ở phụ nữ khi mang thai nên bạn cũng không nên quá lo lắng. Sau khi sinh, hiện tượng này sẽ được giảm bớt.
Khi mang bầu thì lưng sẽ có những thay đổi như sau:
Phụ nữ khi mang thai, cơ thể sản sinh ra nhiều loại hormon, dưới tác dụng của hormon, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng, liên hợp xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở thai phụ có thể trợ giúp sinh thai nhi thuận lợi hơn.
Tuy nhiên nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng gặp nhiều khó khăn.
Trong giai đoạn cuối thai kì, tử cung sẽ lớn ra, trọng lượng tăng lên, trọng tâm cơ thể của thai phụ di chuyển về phía trước. Chính vì thế để giữ cơ thể thăng bằng, đầu và vai thai phụ di chuyển về phía sau làm tăng độ cong phần lưng, vì vậy tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức.
Những triệu chứng này sẽ tăng rõ rệt nếu thai phụ không chú ý kết hợp cân bằng giữa ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, mệt mỏi quá sức hoặc ăn uống thiếu canxi. Đặc biệt những triệu chứng này càng rõ ràng hơn nếu trước kia thai phụ đã có những bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, lưng.
Vì vậy,
đau lưng ở phụ nữ khi mang là hiện tượng sinh lý bình thường, không nên quá lo lắng về việc này. Sau khi bé chào đời, vấn đề đau lưng sẽ tự nhiên giảm bớt. Trong khi mang thai, thai phụ nên chú ý vận động thường xuyên, làm cho những triệu chứng nói trên giảm bớt.
|
Khi đứng hay ngồi, thai phụ đều phải giữ lưng thẳng để tránh mỏi. Nên tập tư thế ngồi xếp bằng thẳng lưng. Về giày dép, nên chọn loại có đế bằng. Phụ nữ có thai thường hay bị đau lưng, đặc biệt là vào 3 tháng đầu. Cơn đau sẽ tăng khi thai bắt đầu lớn dần. Việc vệ sinh sạch sẽ, luyện tập một tư thế đúng... có thể giảm hoặc phòng ngừa những cơn đau lưng thỉnh thoảng nhức nhối và khó chịu trong lúc mang thai. Gần phần nửa phụ nữ mang thai thường hay bị đau sống lưng. Điều đó không có gì là lạ vì trọng lượng thai làm bụng trở nên nặng. Các hoóc môn mà thai phụ tiết ra cũng làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của dây chằng. Khi mang thai, lưng phải chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị khòm xuống. Thai càng lớn thì lưng khòm xuống càng nhiều và gây nên những cơn đau. Mặt khác, một vài hoóc môn tiết ra khi mang thai có tác dụng làm cho da căng ra để tạo điều kiện cho sự trao đổi chất và em bé có thể lớn lên được dễ dàng. Nhưng chúng lại làm mất cân bằng tự nhiên trong cơ thể người mẹ và tạo nên những cơn đau ở thắt lưng. Như vậy, đến tháng thứ 5 thì cơn đau lưng mỗi lúc một tăng cho đến khi sinh. Thường cơn đau xuất hiện vào cuối ngày, khi mà cơ thể người mẹ bắt đầu mệt mỏi. |
Những tư thế sau đây sẽ giúp bảo vệ lưng tốt nhất dành cho thai phụ:
Tránh nâng vật nặng
Thai phụ cũng dễ bị tai nạn hơn khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn thì. Khi thai phụ nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và không được vặn người.
Đi giày bệt
Đi giày bệt để ngừa và trị đau lưng
Khi mang giày thai phụ nên đi giày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân là tốt nhất. Đặc biệt không được mang dày cao got vì giày cao gót sẽ làm cho cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn, gây đau lưng ở thai phụ.
Luyện tập thể dục đều đặn
Thai phụ có thể tập: bơi lội, đi bộ, hay yoga.
Luyện tập thể dục rất tốt cho thai phụ, có thể làm tăng sức cho cơ bắp xương chậu, cơ bắp lưng, đảm bảo tính co giãn tốt; đồng thời thúc đẩy việc cung cấp máu ở lưng và các bộ phận dưới lưng, giúp giảm đau lưng.
Nghiêng hông cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng
Ngồi thoải mái để ngừa và trị đau lưng
Khi nằm: thai phụ không nên nằm giường và nệm mềm mà nên nằm giường, nệm bằng và chắc. Thai phụ nằm nệm quá mềm sẽ không tiện cho sự kéo dài của xương cột sống, làm cho triệu chứng đau lưng càng nặng hơn.
Thai phụ nên ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm, hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng. Khi bị đau thắt lưng thì thai phụ nên tập động tác nghiêng hông 5 - 10 lần (sau 10 - 15 phút ngồi). Nhớ hãy đứng dậy và đi lại loanh quanh một chút mỗi khi ngồi lâu.
Bài tập bò
Đây là bài tập trị đau thắt lưng hiệu quả.
Quỳ gối và chống tay xuống sàn nhà, sao cho lưng với đầu thẳng một đường thẳng. Bài tập này sẽ giúp giảm áp lực do thai nhi tạo ra cho lưng. Thai phụ nên tập thường xuyên hằng ngày, giúp giảm đau thắt lưng rất hiệu quả.
Khi thai phụ bị đau lưng dữ dội, có thể dùng túi nước nóng chườm lên lưng sẽ giảm bớt triệu chứng đau lưng. Những thai phụ bị đau lưng nghiêm trọng nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có phải do các bệnh khác gây ra hay không. Còn những người vốn đã bị bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, nên theo bệnh tình cụ thể mà tiến hành điều trị.
LÁ NGẢI CỨU GIÚP BÀ BẦU HẾT ĐAU LƯNG
Lại một mùa đông nữa ùa về mang theo không khí lạnh len lỏi vào từng ngõ xóm, lạnh đến tê người. Tiết trời ẩm ướt thay đổi thất thường làm cho bạn có cảm giác uể oải, mệt mỏi đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Và chứng bệnh thường gặp nhất ở họ là đau lưng và đau hông. Bạn đã có phương pháp gì để đối phó với chứng bệnh này và những bệnh thường gặp do thời tiết mang lại chưa? Một chút kinh nghiệm nhỏ của người từng đối mặt với chứng đau hông, đau lưng khi mang thai hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ bầu.
Trước tiên mình cũng phải nói rằng thời tiết chỉ là nguyên nhân khách quan mang lại chứng đau hông, đau lưng cho bà bầu vì chủ yếu là do thay đổi tư thế trong quá trình mang thai với cái bụng tròn to ngày một lớn dần làm cho cột sống đoạn thắt lưng và đoạn cổ ưỡn ra trước, đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau nhiều hơn là nguyên nhân gây ra đau, mỏi lưng.
Một nguyên nhân nữa đó là do lượng hormone thay đổi làm các khớp, dây chằng mềm và giãn ra đặc biệt là vùng chậu hông, khớp mu… làm cho khung chậu dễ thay đổi và gây đau thắt lưng. Biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn mang thai ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Khoảng 99% chị em khi mang bầu đều bị chứng đau lưng, đau hông. Và mình cũng là trường hợp không ngoại lệ khi bị mỏi lưng, đau phần hông khung xương chậu khi mang thai ở tháng thứ 7. Nhiều đêm đau mỏi không tài nào ngủ được và càng khó khăn hơn cho việc đi lại đặc biệt là khi vệ sinh ban đêm. Nhiều đêm phải nhờ chồng đỡ dậy dìu đi. Mệt mỏi vì mất ngủ và chứng đau mỏi phần hông kéo dài làm cho mình luôn uể oải sau mỗi buổi sớm mai.
Chườm lá ngải cứu sẽ giúp bà bầu giảm đau lưng. (Ảnh minh họa)
Nhưng rồi mình được mẹ bé Bông ở cơ quan mách cho một cách làm giảm chứng đau lưng, đau hông rất hiệu quả. Mẹ Bông bảo chính chị là nhân chứng sống vì đã từng đối mặt và trải qua khi mang thai hai cô công chúa. Chị người bé nhỏ nhưng khi mang thai bé Bông thì lên tới gần 20 kg rất khó khăn cho việc đi lại và càng gặp trở ngại khi bị đau phần lưng, phần hông. Có lần chị phải nghỉ làm vì không tài nào đi được và phải nằm nghỉ điều trị. Cứ một bước xuống giường cũng phải có người đỡ dìu đi rất vất vả cho chị và gia đình. Rồi chị được người quen mách cho một mẹo nhỏ “lấy lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to rồi nướng nóng hoặc rang lên, sau đó bọc qua một lớp khăn mỏng chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ”. Chị bảo cơn đau sẽ thuyên giảm và mang lại cảm giác dễ chịu. Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần đầu liên tiếp thì đến tháng tiếp theo sẽ không bị đau nữa.
Khi chườm nóng bằng lá ngải cứu với muối không những giảm cơn đau mà còn có cảm giác dễ chịu như đang được massage cả mẹ và em bé sau đó rất nhanh chóng có được giấc ngủ ngon mà không còn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức suốt đêm. Nhưng cũng lưu ý không được để quá nóng vì sẽ bị bỏng rát vùng da. Được chị mách cho mẹo vặt dễ làm mà lại thấy hợp lý nên mình đã làm theo vào mỗi tối. May mà có ông xã chăm chỉ chườm nên thấy thích lắm. Nhiều lúc thấy đỡ đau nhưng mình vẫn ra vẻ làm nũng ông xã để được massage lâu hơn vì cảm giác dễ chịu bởi mùi thơm của lá ngải…
Mình đã làm giảm đau vùng lưng và khung xương chậu như thế đấy. Mà mình chỉ bị đau mỗi tháng đầu thôi nhé đến tháng thứ 8 thì cảm giác mệt mỏi đau thắt lưng và khung xương chậu đã biến mất tiêu rồi. Nếu mẹ nào bị đau giống mình hãy làm theo cách này nhé.
P/S: Mách nhỏ một chút cho các bạn rằng nên dùng những lá ngải cứu già sẽ hiệu quả nhiều hơn đấy.
Phòng ngừa và làm giảm đau lưng khi mang thai Không ăn nhiều nhưng ăn đủ: giảm bớt việc tăng khối lượng không cần thiết. Thư giãn nghỉ ngơi thích hợp; không mang, xách vật nặng, ăn ngủ điều độ, đúng giấc. Không nên làm các việc nặng trong nhà, chọn các việc làm nhẹ nhàng, phù hợp. Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội...) một cách thường xuyên. Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi. Nên đến các chuyên gia tư vấn về xoa bóp, về xương, cột sống và về châm cứu để có những lời khuyên phù hợp Không nên dùng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc chống mệt mỏi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Đến bác sĩ ngay để theo dõi đúng lúc nếu cơn đau lưng lan rộng khắp vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân, và đôi khi đến cả bàn chân; hoặc đau kéo dài.
Đau lưng khi mang thai
Chữa bệnh đau lưng sau khi sinh đơn giản
Các bệnh khi mang thai và cách chữa
Chữa bệnh mất ngủ khi mang thai
Bệnh sỏi thận khi mang thai
Đau thần kinh tọa khi mang thai
Đau bụng dưới khi mang thai
(ST)