Mẹo vặt chữa bệnh đau lưng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa bệnh đau lưng (thoát vị đĩa đệm) và bệnh tiểu đường hiệu quả hơn thuốc tây
Xoa bóp chữa bệnh đau lưng rất công hiệu
Mẹ sau sinh thường phải đối mặt với vô vàn khó khăn, chăm con mệt mỏi, những cơn trầm cảm như kẻ thù giấu mặt, và đặc biệt là những cơn đau lưng dữ dội. Đây là cách chữa trị đơn giản hiệu quả những cơn đau lưng khó chịu. Hãy cùng tham khảo nhé!
Những phụ nữ đau lưng trước khi hoặc trong khi mang thai có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh, đặc biệt nếu cơn đau nghiêm trọng bắt đầu khá sớm trong thai kỳ. Việc thừa cân sau sinh cũng làm tăng nguy cơ đau hơn.
VÌ SAO LẠI ĐAU LƯNG SAU SINH?
Người ta thấy khoảng 50% thai phụ bị đau lưng. Nguyên nhân là do trong thời gian mang thai, tử cung của bạn mở rộng và trải dài, làm suy yếu cơ bụng và làm thay đổi tư thế của bạn, cột sống bị kéo về phía trước, khiến lưng trở nên căng hơn, đồng thời sự gia tăng trọng lượng khiến cho cơ bắp cũng như các khớp căng thẳng, chịu nhiều áp lực hơn.
Hơn nữa, việc thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống, khiến cho bạn cảm thấy kém ổn định hơn và gây đau khi đi, đứng, ngồi trong thời gian dài, hoặc nằm trên giường, ngồi ghế thấp, bồn tắm cúi xuống hay nâng vật gì đó.
Ngoài ra, nhiều bà mẹ trẻ vô tình làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi cho con bú không đúng cách: Căng cơ cổ và lưng trên khi bạn nhìn xuống.
Sự kiệt sức tổng thể cũng như căng thẳng khi bạn chăm sóc trẻ sơ sinh cả ngày cũng có thể làm cho tình trạng này khó phục hồi những cơn đau nhức sau khi sinh con, bao gồm đau lưng.
Bao lâu sau tình trạng này sẽ khỏi?
Thường thì vài tháng sau khi sinh, người phụ nữ sẽ không còn đau, mặc dù một số phụ nữ sẽ tiếp tục bị đau lâu hơn, thậm chí đến một năm.
NHỮNG LỜI KHUYÊN CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG SAU KHI SINH
Luyện tập
Bạn nên bắt đầu một chương trình tập luyện dần dần. Dù rằng bạn vẫn còn đau lưng và khó khăn nếu phải di chuyển, nhưng cơ thể bạn cần sự vận động nhẹ nhàng. Các bài tập tăng cường cơ bụng và tăng tính linh hoạt sẽ hữu ích.
Bạn có thể chọn một hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, như đi bộ. Bởi đi bộ là phương pháp luyện tập an toàn để bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi sinh thường hoặc sinh mổ.
Đi bộ sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn giúp giảm đau lưng. Bạn hãy đi từ từ và đi với khoảng cách ngắn trong những tuần đầu tiên, tốt nhất, mới đầu bạn chỉ nên đi lại trong phòng.
Bơi lội cũng giúp tăng cường cơ bắp của bạn mà không khiến các cơ, khớp của bạn căng thẳng quá mức.
Bài tập khác
Nằm ngửa, lưng đặt lên sàn, hai chân cong, bàn chân đặt xuống sàn. Hít vào thót bụng, mở rộng lồng ngực. Thở ra nâng hông lên, giữ trong giây lát, hạ xuống nhẹ nhàng. Thực hiện 8 – 10 lần. (Bạn nên đợi cho đến khi được 6 đến 8 tuần để bắt đầu bài tập này).
Tuy nhiên những phương pháp này chỉ phù hợp khi bạn bị đau lưng nhẹ. Trường hợp có những cơn đau lan tỏa ở lưng, mông, đùi, dọc bắp chân và đôi khi lan tới bàn chân, bạn cần phải đi gặp ngay bác sỹ. Nếu đau dai dẳng bạn cũng phải đi khám.
Dù bạn bắt đầu bằng bài tập nào thì cũng cần lắng nghe cơ thể bạn. Nếu một vị trí hoặc hoạt động nào khiến bạn khó chịu thì hãy dừng lại ngay.
Chú ý đến tư thế cho con bú
Khi đứng, bạn nên đứng thẳng và khi cho bé bú thì nên ngồi thẳng lưng, kể cả khi cho bé bú bình hay làm vệ sinh. Khi ngồi nên đặt chân trên một chiếc ghế nhỏ. Ngồi trên những chiếc ghế mềm mại thoải mái có tay vịn và lót một chiếc gối sau lưng. Cho bé bú ở nhiều tư thế khác nhau, bế bé sát vào người hơn là để xa.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng, khi bế bé hay nâng vật nặng thì hơi cong chân để giảm áp lực lên cột sống. Bạn không nên nâng bất cứ vật gì nặng hơn em bé trong 8 tuần đầu tiên.
Bí quyết giúp giảm đau lưng, nhức xương sau khi sinh
Đau lưng và cơ xương nhức mỏi là một triệu chứng khá phổ biến của nhiều chị em sau sinh, vì cơ thể lúc này phải trải qua nhiều sự thay đổi trong suốt thời gian mang thai và những nỗ lực để sinh nở thành công. Thời kỳ mang thai, tử cung phát triển, bụng bầu căng ra và làm dãn cơ bụng của người mẹ. Điều này gây áp lực lên các cơ bắp như cơ lưng, cơ chân… Giai đoạn chuyển dạ, cơ bắp của người mẹ cũng phải hoạt động hết công suất… Tất cả những nguyên nhân này khiến nhiều chị em sau sinh bị đau lưng, nhức mỏi xương.
Bài thuốc từ kinh nghiệm thực tế
Sau khi sinh em bé, chị Nguyệt Minh (27 tuổi, Kim Ngưu, Hà Nội) thường bị nhiều cơn đau lưng nhức mỏi xương khớp hành hạ. Chị Minh chia sẻ: “Mình đã tìm hiểu và biết thông tin này từ trước nhưng nghĩ rằng nó chỉ một thời gian ngắn sau khi sinh, hiện tượng đau lưng này sẽ tự động hết. Thế nhưng đã gần nửa năm mà cơn đau lưng của mình vẫn chưa giảm”.
Chị chia sẻ thêm rằng, một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức lưng là do chị lên cân vù vù trong khi mang thai cho dù sau khi sinh chị đã trở lại tình trạng "nguyên đai nguyên kiện" như hồi con con gái.
Giờ đây, khi đã đi làm trở lại, phải ngồi nhiều ở văn phòng khiến "bệnh" đau lưng của chị càng có xu hướng... trầm trọng hơn.
Dù hiện giờ chị khá bận với việc trông bé và công việc ở cơ quan nhưng
hàng ngày, chị vẫn luôn dành thời gian riêng cho việc luyện tập (Ảnh do nhân vật cung cấp).
Chườm lưng bằng lá ngải cứu rang nóng và tập thể dục
Để có sức khỏe chăm con, chị Nguyệt Minh quyết định không thể để tình trạng này kéo dài. Chị áp dụng tất cả các biện pháp giảm đau có thể và rút ra những biện pháp sau là hợp với mình nhất.
Chị chia sẻ rằng cơn đau sẽ giảm ngay tức khắc khi chườm lưng bằng ngải cứu (đặc biệt là lá già). Bước đầu, chị lấy lá ngải cứu đem rửa sạch, rồi trộn lẫn cùng một nhúm muối hạt to, sau đó cho hỗn hợp đó lên chảo và rang đều lên.
Sau đó "nhồi" hỗn hợp này vào một cái túi vải hoặc bọc qua một lớp khăn mỏng chườm vào phần lưng bị đau. Chị chườm đều đặn hàng tối trước khi đi ngủ và thấy hiệu quả rõ ràng, cơn đau giảm hẳn đi.
“Làm theo cách này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái vô cùng, cứ như được massage lưng vậy. Nếu trước đây cứ nằm xuống đệm dù đệm cứng hay mềm, lưng mình đều bị đau thì giờ đây, sau mỗi lần chườm xong, mình thực sự ngủ ngon giấc và không bị trở mình nhiều như trước nữa”, chị nói.
Khi rang ngải cứu và cho vào trong túi, chị lưu ý rằng nên cân nhắc nhiệt độ phù hợp trước khi đặt lên lưng để tránh bỏng rát vùng da.
Khi được biết tập thể thao cũng là một cách “nói không” với chứng đau lưng và nhức mỏi xương, chị đã lên tinh thần tập luyện đều đặn các động tác thể dục đơn giản, nhẹ nhàng và một lịch tập yoga thường xuyên hàng tuần vào 3 ngày cố định. Dù hiện giờ chị khá bận với việc trông bé và công việc ở cơ quan nhưng hàng ngày, chị vẫn luôn dành thời gian riêng cho việc luyện tập.
Những bài tập luyện chuyên cho phần lưng và động tác đi bộ chậm rãi khiến chị giảm đau lưng và đỡ mỏi xương rất nhanh.
Massage lưng, vai, gáy nhẹ nhàng mỗi sáng
Một nguyên nhân khác khiến chị bị đau lưng, mỏi cơ xương là tư thế bế con sai. Chị chia sẻ: “Trước đây, khi cho con ‘ti’, do chưa biết cách lại chiều con, bé cứ ọ ẹ là mình lại cưng nựng bế ẵm nên tình trạng mỏi lưng, nhức xương ngày càng tăng”.
Biết vợ đau lưng, mỏi vai sáng nào anh xã nhà chị cũng massage nhẹ nhàng lưng, vai, gáy cho vợ. Chị chia sẻ, những động tác massage tuy đơn giản nhưng cũng có hiệu quả tốt cho lưng, giảm mỏi cơ, nhức xương.
Xoa bóp lưng, vai một cách nhẹ nhàng sẽ gây phản ứng tốt, làm tăng nguồn lưu thông máu. Xoa bóp lưng, vai thường xuyên giúp khôi phục khả năng hoạt động của các tế bào, cơn đau sẽ tan biến dần.
Sau khi áp dụng một loạt bí quyết trên, chị Minh thấy hoàn toàn khỏe mạnh, những cơn đau lưng, xương như trước xuất hiện ngày càng ít. Thay vì nghiến răng chịu đau và cầu mong sự khó chịu này qua đi, bạn hãy chọn cho mình một cách giảm đau lưng, cơ xương hiệu quả nhé!
MỘT SỐ CÁCH ĐƠN GIẢN CHỮA ĐAU LƯNG SAU KHI SINH
Thêm một số gia vị khi nấu, bỏ thuốc lá, cải thiện tư thế đứng - ngồi là những cách dễ dàng giúp bạn tránh đau lưng.
Theo Mirror, đau lưng là bệnh phổ biến thứ hai, sau đau đầu. Một vài cách đơn giản dưới đây có thể giúp cuộc sống của bạn dễ chịu hơn.
Dùng thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau dường như là một cách rõ ràng giúp bạn bớt bệnh nhưng nhiều người có khuynh hướng bỏ qua phương pháp này vì cho rằng thuốc sẽ che mất cơn đau và làm bệnh nặng thêm.
Thực tế, bạn sẽ không gặp bất cứ vấn đề nào trầm trọng hơn khi dùng thuốc. Nó đơn giản chỉ xoa dịu cơn đau, giúp bạn dễ dàng tìm cách đối phó thôi.
Tránh hoảng sợ
Không có gì khó hiểu về cảm giác lo lắng khi bị đau lưng. Bạn sợ cơn đau sẽ trở thành mãn tính? Nhưng trạng thái tiêu cực này lại khiến tình trạng của bạn tệ hơn.
Thực tế, ít khả năng bạn sẽ bị đau lưng lần nữa. Hầu hết các trường hợp đau lưng là không nghiêm trọng và các cơn đau sẽ cải thiện trong vòng 2 ngày đến 2 tuần.
Giảm cân
Béo phì là một nguyên nhân phổ biến gây đau lưng bởi việc thừa cân sẽ gây áp lực lên cột sống. Nếu bạn bị đau lưng thường xuyên, cách chữa đơn giản có thể là giảm mỡ bụng để giảm áp lực lên cột sống.
Liệu pháp nóng - lạnh
Lợi ích của việc áp dụng liệu pháp nóng và lạnh có thể khác nhau với mỗi người. Nhưng kỹ thuật đơn giản này có giá trị đáng kể. Phương pháp lạnh như chườm đá giúp giảm viêm và sử dụng một chai nước nóng hay thứ gì đó ấm giúp làm mềm cơ và bớt đau đớn.
Massage
Đau lưng là lý do tốt để bạn ghé qua một salon làm đẹp và massage lưng. Nhẹ nhàng xoa và cọ xát các khu vực khó chịu sẽ kích thích sự lưu thông của hệ thống bạch huyết, từ đó giảm viêm nhiễm.
Cải thiện tư thế
Có những thói quen xấu như đi thõng vai xuống, ngồi quá lâu trước màn hình TV hay máy tính... có thể là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn đau lưng.
Đứng thẳng, ngồi ở tư thế đúng có thể giúp giảm đau lưng đáng kể.
Tránh bắt chéo chân vì điều này khiến khung xương chậu bị vặn và cột sống có xu hướng vặn ngược lại để bù đắp.
Tập thể dục
Bạn càng năng vận động thì càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn là người tương đối thụ động, các cơ của bạn có thể sẽ yếu đi, và vận động mạnh sẽ dẫn tới tình trạng xương khớp không ổn định và bệnh càng xấu đi. Vì thế, hãy từ từ rèn thói quen thể dục, từ ít đến nhiều, từ nhẹ đến mạnh.
Thêm gia vị khi nấu
Thử cho thêm nghệ, gừng và ớt - 3 gia vị có đặc tính kháng viêm, sẽ giúp bạn giảm đau lưng đáng kể nếu sử dụng thường xuyên.
Chọn giường tốt
Một phần ba đời bạn là ở trên giường, vì thế hãy chọn một cái giường và đệm tốt nhất, giúp lưng bạn được thoải mái. Lý tưởng nhất là nên thay đệm mới 10 năm một lần và tháng nào cũng nên bỏ đệm ra phơi nắng.
Một số bài thuốc chữa đau mình sau khi sinh
Đậu đen có thể chữa chứng phong sản hậu
Những sản phụ bị đau mình sau khi sinh có thể lấy đậu đen 500 g (rang cho gần cháy), táo tàu 21 g, ngâm với 1 lít rượu trong nửa tháng, bỏ bã, uống rượu thuốc. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30 ml, dùng trong 7-8 ngày.
Người phụ nữ khi mới sinh con thường bị đau nhừ các khớp xương chân tay, người tê liệt, đau đớn, nặng nề, khó chịu, co duỗi khó khăn. Dân gian gọi đó là chứng phong sản hậu. Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây phong sản hậu là sự hao tổn khí huyết khi sinh, phong hàn hoặc huyết hư, huyết ứ. Có thể chữa bệnh này bằng mấy bài thuốc đơn giản mà hiệu nghiệm sau:
- Hạt bo bo 30 g, táo tàu 15 g, đường đỏ và rượu lượng vừa phải. Tất cả đem nấu cháo ăn trong mấy ngày liền.
- Kinh giới 9 g rang khô cho vụn ra, trộn đều với lòng trắng một quả trứng gà, pha nước sôi vào uống (có thể cho thêm chút đường đỏ cho dễ uống).
- Hoàng kỳ, bạch thược mỗi thứ 15 g, quế chi, gừng sống, táo tàu, đương quy, phòng phong, ngưu tất, độc hoạt mỗi thứ 9 g, kê huyết đằng 12 g. Tất cả sắc lấy nước uống. Thuốc thích hợp với sản phụ đau mình do huyết hư.
- Hoàng kỳ, bạch truật, tang ký sinh mỗi thứ 15 g, đương quy, độc hoạt, ngưu tất, củ kiệu mỗi thứ 9 g, cam thảo nướng, gừng sống mỗi thứ 11 g, nhục quế tâm 3 g, sắc lấy nước uống. Bài thuốc này có công dụng chữa đau mình sau khi sinh do phong hàn.