Chữa bệnh đau nửa đầu trái rất hiệu quả

Chữa bệnh đau nửa đầu trái rất hiệu quả Theo Đông y, hội chứng đau nửa đầu (Meniere) thuộc chứng huyễn vựng gồm triệu chứng chóng mặt là chủ yếu kết hợp với các chứng ù tai, nôn mửa. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể.






ĐAU NỬA ĐẦU TRÁI VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

Ngoài các triệu chứng của xoang bạn có thấy các triệu chứng khác nữa không?

  1. Bao nhiêu lâu thì cơn đau nửa đầu xuất hiện, mức độ đau có trầm trọng không?

  2. Có thấy buồn nôn không?

  3. Có nhạy cảm với ánh sáng không?

Nếu câu trả lời của bạn là “có” trong hai hoặc ba của các câu hỏi, rất thể bạn bị chứng đau nửa đầu với các triệu chứng xoang. Bởi chứng nhức đầu xoang thực sự là rất hiếm và thường xảy ra do nhiễm trùng xoang. Trong một nhiễm trùng xoang, bạn sẽ cũng có khả năng bị sốt và các chất tiết mũi dày có màu vàng, màu xanh lá cây, hoặc máu nhuốm màu. Trường hợp bị nhức đầu xoang cần đi điều trị nhiễm trùng xoang thì chứng nhức đầu sẽ hết.

Đau nửa đầu (Migraine) là bệnh phổ biến, hay gặp ở lứa tuổi trưởng thành, nữ bị nhiều gấp 3 lần nam, bệnh có tính chất gia đình, đau thường biểu hiện khu trú ở một bên đầu, cơn xảy ra bất kỳ khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng lo lắng, giảm sút.
Theo như bạn nói thì bạn có biểu hiện đau nửa đầu bên trái sau khi sinh em bé. Đau nửa đầu, hay đau nửa đầu bên trái thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Đau nửa đầu bên trái có nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có nguyên nhân từ việc thay đổi hóc môn của cơ thể người phụ nữ. Sau khi sinh em bé hormon trong cơ thể bạn có sự thay đổi đây có thể là một nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị đau nửa đầu bên trái.

Bên cạnh đó có thể sau khi sinh con nề nếp sinh hoạt của bạn bị thay đổi, phải thức đêm nhiều, ngủ không đủ cũng là một nguyên nhân gây hiện tượng đau nửa đầu bên trái của bạn.

Ngoài ra nếu công việc của bạn thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái.

Nếu chứng đau nửa đầu bên trái của bạn là do những nguyên nhân trên gây nên thì cũng không đáng lo ngại lắm, bạn nên có chế độ ăn uống, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý, những con đau nửa đầu của bạn sẽ được cải thiện. Tuy nhiên nếu những cơn đau nửa đầu bên trái của bạn mà có biểu hiện đau dữ dội, và tần suất thường xuyên, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, chụp não tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị.

Thuốc nào để khống chế cơn đau nửa đầu cấp?

Đau nửa đầu (Migraine) là bệnh phổ biến, hay gặp ở lứa tuổi trưởng thành, nữ bị nhiều gấp 3 lần nam, bệnh có tính chất gia đình, đau thường biểu hiện khu trú ở một bên đầu, cơn xảy ra bất kỳ khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng lo lắng, giảm sút nghiêm trọng chất lượng cuộc sống.

Mặc dù chưa có phương pháp điều trị bệnh đau nửa đầu triệt để nhưng có nhiều thuốc giúp giảm mức độ nặng và tần suất cơn đau đầu. Một phương pháp điều trị đúng kết hợp với các phương pháp thay đổi lối sống có thể đạt được hiệu quả tốt.


 Ảnh minh họa (nguồn Internet)



Khi bị cơn đau nửa đầu hành hạ, người bệnh cần dùng ngay thuốc nào để cắt cơn? Thuốc giảm đau nên được sử dụng ngay khi mới xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng Migraine. Các thuốc giảm đau thuộc nhóm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, aspirin đường uống có tác dụng giảm cơn đau mức độ nhẹ, nên dùng phối hợp cùng thuốc chống nôn như metoclopramide (10mg) hay domperidone (10mg).

Lưu ý dùng thuốc giảm đau không steroid kéo dài có thể gây loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa. Mặt khác, không dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi, không dùng metoclopramide cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, để hạn chế các cơn đau nửa đầu, người bệnh cần tuân thủ một liệu trình điều trị đầy đủ của bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Đồng thời cần chú ý đến chế độ ăn, hạn chế một số loại thức ăn, đồ uống có chứa tyramin (có thể là yếu tố khởi phát cơn Migraine) như pho-mát, sôcôla, rượu vang chát đỏ, tránh các chất phụ gia thực phẩm như mỳ chính, đường hóa học.

CHỮA BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU TRÁI HIỆU QUẢ BẰNG THUỐC TÂY














Khởi đầu là cơn đau nửa đầu nhẹ, có thể một năm bị đau đầu vài ba lần, sau đó chu kỳ đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn, vài tháng một lần hay vài tuần một lần hoặc xuất hiện hàng tuần. Khi những cơn đau nửa đầu xuất hiện nhiều, có nghĩa bệnh nhân đang ở tình trạng nặng và cần phải được điều trị tích cực.

Chứng đau nửa đầu có yếu tố gia đình. Trong gia đình nếu cha hoặc mẹ bị đau nửa đầu thì tỷ lệ các con bị bệnh là 44%, trong trường hợp cả cha và mẹ đều bị đau nửa đầu thì tỷ lệ bệnh của các con lên đến 70%!

Cơn đau thường được khởi phát bởi một số yếu tố sau: khi bệnh nhân bị stress, chịu những biến cố đột ngột xảy đến… Đau nửa đầu cũng có liên quan đến nội tiết, chính vì vậy cơn đau thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, ở tuổi dậy thì, thời kỳ tiền mãn kinh, khi dùng thuốc ngừa thai… Nhưng cơn đau nửa đầu có khuynh hướng giảm hoặc biến mất trong giai đoạn có thai hay khi đã mãn kinh.

Đau nửa đầu cũng xuất hiện khi môi trường thay đổi, nắng nóng, mưa dầm, gió, ẩm thấp, thay đổi áp suất nhiệt đới, bão tố…; hoặc khi sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn, mùi hóa chất, các chất gây dị ứng (phấn hoa, bụi…), khi ăn một số loại hải sản (tôm, cua, cá, sò, ốc…), chocolate, ca cao, pho mát, bơ hoặc uống một số thức uống có cồn như rượu (rượu vang đỏ), bia... Những loại thuốc như reserpin, nitroglycerin, histamin, thuốc ngừa thai, thuốc có nguồn gốc nội tiết tố… đều có thể gây ra những cơn đau nửa đầu.

Người bị đau nửa đầu thường có các triệu chứng báo hiệu trước. Nhờ những triệu chứng này, bệnh nhân có thể ước lượng được khi nào cơn nhức đầu sẽ đến để tích cực dùng thuốc phòng ngừa, nhờ vậy trong nhiều trường hợp cơn đau nửa đầu không xảy ra hoặc xảy ra một cách nhẹ nhàng. Những triệu chứng báo trước cơn đau nửa đầu rất đa dạng, bao gồm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, chán ăn hoặc phàm ăn; thay đổi tính tình đột ngột như rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu, hoặc ngược lại, thể hiện một trạng thái hưng phấn như vui vẻ thái quá, hăng hái làm việc, nói nhiều…

Đến giai đoạn toàn phát sẽ xuất hiện cơn đau đầu kịch phát với cường độ dữ dội. Vị trí đau thường ở một bên đầu, vùng trán, hố mắt hay thái dương, đôi khi cơn đau lan ra vùng chẩm. Cơn đau đầu có thể luân phiên khi đau bên phải, khi đau bên trái, tuy nhiên đến giai đoạn cuối, cơn đau lại trở về khu trú ở một bên đầu. Lúc này cơn đau rất dữ dội, đau từng cơn, đau như xoắn vặn, siết chặt, đau dạng đập (theo nhịp tim), cơn đau cũng tăng lên khi vận động, khi gặp ánh sáng, tiếng động, khi hít phải một số mùi khó chịu như mùi thuốc lá, thuốc chữa bệnh, một số mùi của thức ăn…

Một cơn đau đầu điển hình thường kéo dài từ 4-24 giờ, một số trường hợp nặng có thể kéo dài đến 72 giờ hoặc lâu hơn nữa. Những triệu chứng đi kèm với cơn đau nửa đầu thường gặp như buồn nôn, nôn mửa (đôi khi nôn mửa dữ dội), sợ tiếng động, sợ gió, sợ ánh sáng, tính tình thay đổi. Bệnh nhân trở nên kích động, cáu gắt giận dữ hay rơi vào trạng thái trầm cảm, buồn rầu, lo âu, tuyệt vọng và đôi khi có ý định tự tử! Sau cơn đau đầu, nếu bệnh nhân nào có được một giấc ngủ sâu, kéo dài thì khi thức dậy sức khỏe sẽ được phục hồi gần như hoàn toàn. Nếu bệnh nhân không ngủ được hoặc ngủ không sâu, hiện tượng mệt mỏi, nhức đầu âm ỉ và nặng đầu sẽ kéo dài một vài ngày.

Diễn biến của bệnh đau nửa đầu tùy thuộc vào từng cá nhân, tuy nhiên nếu bệnh nhân không được điều trị tốt, bệnh đau nửa đầu sẽ ngày càng nặng hơn, xuất hiện với tần suất cao hơn (tính theo thời gian một tháng hoặc một tuần…). Khi cơn đau xuất hiện nhiều lần trong một tuần, tình hình của bệnh lúc này đã trở nên tồi tệ, phải tìm cách điều trị để giảm cơn đau và giảm tần suất đau càng sớm càng tốt, nếu không bệnh nhân sẽ không chịu nổi, dẫn đến suy sụp tinh thần và có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm!

Điều trị bệnh đau nửa đầu không đơn giản, bởi không có loại thuốc nào có thể điều trị lành bệnh hoàn toàn mà chỉ có những loại thuốc cắt cơn đau và phòng ngừa cơn đau mà thôi.

Trên thị trường hiện có một số loại thuốc cắt cơn đau nửa đầu tương đối hiệu quả, có thể dùng dưới dạng kết hợp với cafein hoặc kết hợp cùng lúc với cafein và thuốc ngủ. Điều quan trọng là bệnh nhân cần dùng thuốc cắt cơn đau thật sớm, khi mới có những triệu chứng ban đầu. Nếu để đến khi cơn đau đầu đã xuất hiện dữ dội thì những loại thuốc cắt cơn có hiệu quả rất hạn chế, đôi khi chẳng giúp được gì cho bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh nhân cần uống thêm một số thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, các loại vitamin, các chất khoáng… Bệnh nhân có thể áp dụng những phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, chỉnh nắn cột sống… hay điều trị bằng dược thảo cũng đem lại những kết quả tốt và không có phản ứng độc hại.

Tuy nhiên, để có thể giảm tần suất tái phát cũng như giảm cường độ của cơn đau nửa đầu, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, giảm áp lực công việc, tránh những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng giữ cho mình có một tinh thần lạc quan yêu đời.

Bên cạnh đó, người bị chứng đau nửa đầu cũng cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn, tránh ăn những thức ăn có thể gây khởi phát cơn đau nửa đầu (như đã trình bày ở trên), không uống nhiều rượu bia, trong trường hợp cơn nhức đầu bị khởi phát do uống rượu vang đỏ hoặc vang trắng thì người bệnh phải ngưng uống; chuyên cần tập luyện thể dục thể thao, yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh, khí công, đặc biệt quan trọng là tập thư giãn và thiền định.

Thư giãn và thiền định có thể giúp cho quá trình căng thẳng của não được ức chế, dịu xuống, các mạch máu được thư giãn và dãn nở ra, chống lại hiện tượng rối loạn vận mạch não (co mạch) là nguyên nhân chính gây chứng đau nửa đầu…

Bệnh nhức nửa đầu có thể điều trị với kết quả tốt nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Khi bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kết hợp với những phương pháp không dùng thuốc một cách chính xác, đồng thời được hướng dẫn để thay đổi lối sống, cách thức ăn uống, kiên trì tập luyện các phương pháp thích hợp thì chứng đau nửa đầu sẽ không còn là nỗi lo.

Thể can phong: do can hỏa vượng, can dương bốc lên, can thận âm hư gây ra. Thường gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm… Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn mửa, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền, tế, đới sác. Phép chữa: bình can tức phong, tiềm dương, hoặc bổ thận âm, bổ can huyết. Dùng một trong các bài thuốc sau:

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU HIỆU QUẢ


Bài 1: thục địa 16g, quy bản 12g, miết giáp 12g, câu kỷ tử 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 18g, câu đằng 16g, táo nhân 12g. Sắc uống.

Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g; phục linh, trạch tả, đơn bì, bạch thược, đương quy, cúc hoa mỗi vị 8g; long cốt 12g; mẫu lệ 12g; câu kỷ tử 12g. Sắc uống.

Bài 3: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thạch quyết minh 20g. Sắc uống.

Bài 4: Nếu huyết áp tăng gây chóng mặt, phiền táo, ngủ ít, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, biểu hiện của chứng can hỏa vượng thì dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, xa tiền 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống.



Long nhãn tốt cho người bệnh đau nửa đầu thể huyết hư.

Thể huyết hư:

thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch. Biểu hiện: sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, chất lưỡi nhạt ít rêu, chóng mặt, hoa mắt. Mạch tế nhược. Kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt. Phép chữa: dưỡng huyết, tức phong. Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: thục địa 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 16g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống.

Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, tang ký sinh 16g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hà thủ ô 16g, a giao 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống.

Bài 3: Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống.

Bài 4: Ngũ vị tử thang: ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, đương quy 8g. Sắc uống.

Thể hàn thấp: Biểu hiện: người béo trệ, chóng mặt, hoa mắt, lợm giọng, buồn nôn, ngủ hay mê, ăn kém, sáng hay khạc ra đờm, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính, mạch hoạt. Phép chữa: hòa đàm trừ thấp. Dùng bài Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

- Nếu miệng đắng, lưỡi khô, tiểu vàng, phiền táo, đại tiện táo thêm trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, bạch thược 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g.

- Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, miệng không khát, thêm đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g.

Kết hợp day bấm các huyệt sau:

- Nội quan: từ cổ tay phía lòng bàn tay đo lên 2 tấc, cách 2 ngón tay 2 và 3.

- Lao cung: từ khe giữa ngón tay thứ 3 và thứ 4 kéo thẳng xuống giữa lòng bàn tay.

- Thiên lịch: trên huyệt dương khê 3 tấc.

- Phong trì: phía sau tai, chỗ lõm ở chân tóc.

- Định huyễn: từ phong trì đo lên 1 thốn.

Chủ yếu là day bấm 2 huyệt lao cung và thiên lịch có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Phối hợp tất cả các huyệt có tác dụng thanh nhiệt ở lục phủ ngũ tạng, thanh tâm hỏa, trừ thấp nhiệt, lương huyết, định tâm, an thần, thông mạch lạc, trị đau đầu, ù tai, đau các dây thần kinh, có tác dụng tốt trong phòng và trị bệnh đau nửa đầu.


Thực phẩm người đau nửa đầu nên tránh

Trong số những loại thực phẩm nên tránh, nho đỏ là loại quả mà người bệnh không nên dùng đầu tiên.

Đối với những người bị nhức đầu và đau nửa đầu nên tránh một số loại thực phẩm nhất định vì chúng sẽ  là nguyên nhân kích hoạt các cơn đau, các nhà khoa học cho biết.

Trong số những loại thực phẩm nên tránh, nho đỏ là loại quả mà người bệnh không nên dùng đầu tiên. Theo các nhà khoa học loại quả này chứa nhiều tyramine, một acid amin tự nhiên hình thành từ sự phân hủy của protein trong thực phẩm. Acid này khiến huyết áp của người dùng tăng và gây ra các cơn đau đầu.

Người bị đau nửa đầu không nên ăn nho đỏ. Ảnh minh họa: Internet


Ngoài nho đỏ, những người bị đau đầu và đau nửa đầu cũng cần cân nhắc kỹ trước khi dùng một số thực phẩm trong đó có:

- Thịt muối hoặc thịt hun khói
- Phô mai ủ chín
- Các loại quả thuộc chi Citrus như: cam, chanh, bưởi.
- Dưa bắp cải
- Nước tương
- Rượu vang đỏ và một số loại bia

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tyramine có trong nho đỏ có thể có những tác động tiêu cực lên một số thuốc chống trầm cảm trong đó có thuốc MAOIs. Bệnh nhân dùng thuốc này nên được bác sỹ tư vấn về chế độ ăn uống.
ạ gục 7 thủ phạm gây đau đầu

Đau đầu là một trong những cơn đau thường gặp phải nhiều nhất và cũng gây không ít khó chịu, đau đớn cho những ai “vướng” phải nó.

Loại trừ nguyên nhân đau đầu do mắc các bệnh thực thể, chẳng hạn như thoái hóa đốt sống cổ, tăng huyết áp, bệnh về mạch máu vùng não, viêm dây thần kinh… đa số những người bị đau đầu không ngờ rằng, các cơn đau đang hành hạ họ bắt nguồn từ những nguyên nhân hết sức bình thường. Khi đã biết rõ nguyên nhân thì việc đánh bại chúng để đầu óc lúc nào cũng nhẹ nhõm, thoải mái là việc vô cùng dễ dàng.

Ảnh: minh họa - Internet

Thời tiết thay đổi: Thời tiết tác động không nhỏ tới sức khỏe của con người. Mỗi khi thời tiết thay đổi, chẳng hạn đang nắng chuyển sang mưa, giao mùa, chuẩn bị có bão… các luồng không khí, gió, mật độ không khí trong bầu khí quyển sẽ giao tranh, thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi này tác động lên cơ thể chúng ta, nhất là hệ thần kinh và tuần hoàn, khiến cho các tín hiệu về não bộ bị rối loạn, mạch máu co giãn đột ngột dẫn đến đau mỏi toàn thân và đầu thì nhức buốt. Những người huyết áp thấp, huyết áp cao, viêm xoang mạn tính, viêm khớp mạn tính sẽ cảm nhận sự thay đổi này rõ rệt nhất.

Giải pháp: Không có cách nào để phòng tránh được các cơn đau đầu do thay đổi thời tiết. Vì thế, nếu bị đau đầu, bạn nên dùng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi. Những người hay bị đau đầu khi thời tiết thay đổi nên tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thiếu ngủ: Mất ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn… là nguyên nhân khiến cho lượng hormon serotonin trong cơ thể giảm thấp. Khi serotonin giảm sẽ làm mạch máu giãn ra; đồng thời kích thích mạnh lên các dây thần kinh có liên quan đến chứng đau đầu, nhất là đau nửa đầu khiến các dây thần kinh này giải phóng các hóa chất gây đau.

Giải pháp: Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày. Bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên để có giấc ngủ sâu hơn, những người mất ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn… cần cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm có chất cafein trong khẩu phần ăn.

Nước hoa

Các loại nước hoa đều có chứa nhiều thành phần khác nhau để tạo mùi hương, bảo quản và tăng thêm sự hấp dẫn. Để làm giảm sự bay hơi quá nhanh của các hương thơm, các nhà sản xuất đã cho thêm chất hãm bay hơi, thường là các dầu thơm và xạ hương tổng hợp. Chất hãm bay hơi này chính là thủ phạm đánh thức dây thần kinh sinh ba (hay còn gọi là dây thần kinh V) khiến dây thần kinh này giải phóng các chất chống lại các hóa chất ngoại lai, từ đó gây đau đầu, chóng mặt, choáng váng, nhiều người còn bị nôn, mẩn ngứa...

Giải pháp: Tránh sử dụng nước hoa hoặc các sản phẩm làm sạch có mùi thơm khiến bạn bị dị ứng. Nếu cảm thấy ngột ngạt với mùi nước hoa ở chỗ đông người, tốt nhất là nên ra chỗ thoáng khí, uống một cốc nước mát và nếu có thể hãy ngửi một lát chanh tươi, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

Ánh sáng chói: Ánh sáng chói từ mặt trời, từ bóng đèn huỳnh quang, từ máy tính… cũng tác động rất lớn đến dây thần kinh thị giác, thần kinh sinh ba, giải phóng các chất hóa học gây đau đầu, nhức mắt.

Giải pháp: Khi đi ngoài nắng bạn nên đeo kính chống nắng. Nếu có thể, chuyển đổi từ các đèn huỳnh quang sang bóng đèn sợi đốt. Khi dùng máy tính nhớ giữ khoảng cách an toàn từ mắt đến màn hình trên 25cm và đặt một màn hình giảm sáng trên màn hình máy tính của bạn.

Thực phẩm: Các loại thực phẩm chứa tyramine axit amin (như rượu vang đỏ và pho mát), nitrat (xúc xích, đồ nguội và các loại thịt chế biến sẵn khác), phenylalanine amino acid (sô-cô-la)… đều gây co thắt và giãn nở mạch máu đột ngột, gây ra chứng đau đầu.

Giải pháp: Hạn chế tối đa các thực phẩn trên trong khẩu phần ăn nếu bạn hay bị đau đầu. Nên bổ sung thêm protein và carbonhydrat để duy trì mức đường trong máu, từ đó giúp giảm các cơn đau đầu một cách hiệu quả.

Hormon: Hoạt động của hormon estrogen là nguyên nhân khiến phụ nữ hay bị đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh.

Giải pháp: Nếu hay bị các cơn đau đầu hành hạ vào thời gian kinh nguyệt, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau không steroid như naproxen hoặc ibuprofen 2 ngày trước khi chu kỳ của bạn diễn ra. Nếu bạn bị đau đầu trong thời kỳ mang thai do thay đổi nội tiết tố, hãy thông báo với bác sĩ sản khoa để được kê đơn thuốc phù hợp.

Căng thẳng: Căng thẳng, lo âu, stress và sự hoạt động quá mức các cơ ở đầu, trán và cổ sẽ kích thích mạnh đến các cơ và dây thần kinh vùng đầu mặt, dẫn đến đau nhức đầu.

Giải pháp: Khi bị nhức đầu do căng thẳng, bạn cần phải thay đổi lối sống và học cách thư giãn cơ thể và tinh thần để hạn chế những yếu tố kích thích. Có thể thư giãn bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm, đi bách bộ dưới hàng cây xanh để tinh thần thư thái. Tập thể dục đều đặn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, hay thiền, hít thở sâu, yoga và xoa bóp, cùng với làm việc nghỉ ngơi điều độ là phương cách tốt nhất để phòng ngừa chứng đau đầu này.







Thuốc trị bệnh đau nửa đầu
10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu
Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu khiến bạn buồn
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu
Phòng chữa bệnh nội khoa -
Bệnh ù tai và cách điều trị
Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu
Bài tập yoga chữa bệnh đau lưng đơn giản hiệu quả
Mẹo chữa đau răng nhanh nhất




(ST)


Minh 31 tuôỉ, bị đau nửa đầu trái đã nưả tháng nay. Đặc biệt đau dữ dội về đêm khi nằm ngủ. Môĩ cử động nhẹ cũng làm đầu giật mạnh từ gáy lên đinh đâu. Ngoài ra mình không bị nôn và rôí loạn tiêu hoá. Vậy xin hỏi là mình bị làm sao và điều trị thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Gửi hỏi đáp - bình luận