Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y cực hiệu nghiệm
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chim câu
Chữa bệnh đau thần kinh tọa bằng châm cứu. Nguyên nhân do thoái hóa đoạn thắt lưng. Nếu không sớm điều trị, bệnh có thể chuyển thành mãn tính, để lại nhiều di chứng như teo một bên mông, một bên chân, hạn chế vận động ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
1.Đau dây thần kinh toạ là gì?
- Đau dây thần kinh toạ chủ yếu là đau các rễ thần kinh vùng thắt lưng (từ L5 đến cùng 1) và thoái vị đĩa đệm vùng thắt lưng.
- Đặc điểm của đau dây thần kinh toạ là đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh toạ. Đường đi của dây thần kinh này bắt đầu từ thắt lưng (L5) đi xuống hông, dọc theo hai mặt sau của đùi, xuống cẳng chân, rồi có thể xuyên ra ngón cái, ngón út (tuỳ theo vào rễ bị đau là L5 hay S1).
2. Những nguyên nhân nào gây đau thần kinh toạ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh toạ như:
- Do bệnh lý cột sống (do thoái hoá cột sống, do dị tật bẩm sinh cột sống, do lao cột sống, do ung thư cột sống).
- Do bệnh lý khớp cùng chậu.
- Do bệnh lý đĩa mềm: là nguyên nhân hay gặp nhất, đặc biệt là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
3. Dấu hiệu nhận biết đau thần kinh toạ là gì?
- Chủ quan: Cảm thấy đau lưng lan dọc xuống chi dưới một hoặc hai bên, đau âm ỉ hay dữ dội, có thể kèm theo dị cảm (tê, nóng, đâu như dao đâm, cảm giác kiến bò bên chi đau). Đau lan theo hai kiểu:
+ Rễ hông khoeo ngoài L5: Đau từ mông - mặt ngoài đùi - mặt ngoài bắp chân xuống bờ ngoài bàn chân, lưng bàn chân và ngón cái.
+ Rê hông khoeo ngoài S1: Đau từ mông - mặt đùi sau - mặt sau cẳng chân - gót - lòng bàn chân và ngón út.
Biểu hiện đau xuất hiện do một động tác gắng sức. Đau trung bình: Khi đi lại mới đau, sách cái ghế cũng đau, xoay trở người cũng đau. Đau nhẹ: Cúi xuống, leo thang gây đau thêm. Đau có thể tăng do ho, rặn.
4. Những dấu hiệu thăm khám nào để biết đau thần kinh toạ?
- Thầy thuốc quan sát bệnh nhân đi hoặc đứng thấy nửa bên lành hạ thấp (thấy vẹo người về bên lành trọng tâm cơ thể dồn về nửa bên lành). Khi đi đứng chân bên đau hơi co lên, tay chống vào mạn sườn hoặc đầu gối bên đau.
- Bệnh nhân nằm: Thầy thuốc bóp vào cơ tứ đầu đùi, bắp chân (cơ sinh đôi) xem có đau không?
- Làm nghiệm pháp Lasegue: Cho bệnh nhân nắm ngửa, hai chân duỗi thẳng, thầy thuốc nâng gót chân bệnh nhân lên cao khỏi mặt giường, chân bệnh nhân bình thường nâng cao tới 900, chân bệnh nhân đau chỉ lên tới 35 - 450 là bệnh nhân đau tới thắt lưng. Đây là dấu hiệu rất quan trọng gần như lúc nào cũng có và còn ding để theo dõi diễn tiến điều trị.
- Làm nghiệm pháp Bonnet: Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc gập gối bệnh nhân về phía bong và xoay khớp háng vào trong sẽ gây đau, như vậy ta kết luận nghiệm pháp Bonnet (+).
- Làm nghiệm pháp Neri: Bệnh nhân đứng thẳng, giữ hai gối, từ từ gập người chạm 2 tay xuống đất, bệnh nhân đau nên gập gối bên đau và không thể thực hiện được động tác này. ta kết luận nghiệm pháp Neri (+).
- Làm nghiệm pháp Naffziger: Đè 2 bên tĩnh mạch cổ, bệnh nhân kêu đau ở cột sống lan tới chân. Ta kết luận nghiệm pháp Naffziger (+).
- Làm dấu hiệu ấn chuông: Thầy thuốc ấn ngang gai sống L4 - L5 hoặc L5 - S1 sẽ gây đau dọc lộ trình của dây thần kinh toạ. Ta kết luận dấu hiệu ấn chuông (+).
- Làm dấu hiệu ấn điểm Valleix: Thầy thuốc ấn vào các điểm huyệt ở Hoàn khiêu, Thừa phù, Vân môn, Uỷ trung, Thừa sơn bệnh nhân thấy đau. Như vậy ta kết luận các điểm Valleix (+).
5. Những biểu hiện về cảm giác ở bệnh nhân đau thần kinh toạ như thế nào?
- Bệnh nhân có thể có cảm giác dọc theo mắt ngoài cẳng chân và bờ ngoài bàn chân phía ngón út (theo rễ L5) hoặc mặt sau bàn chân xuống tới gót chân (theo rễ S1).
6. Những biểu hiện về vận động ở bệnh đau thần kinh toạ như thế nào?
- Bệnh nhân đứng, nếp lằn mông bên bệnh xệ thấp hơn so với bên lành (do nhão cơ). Cơ bắp chân nhão, ấn mạnh vào gân Achiles, bên đau lõm nhiều hơn bên lành.
- Yếu cơ: Tuỳ theo rễ tổn thương:
+ Nếu tổn thương rễ L5: Yếu cơ cẳng chân trước, cơ duỗi các ngón chân, bệnh nhân không đứng bằng gót được và bàn chân rơi (không giữ được quai dép).
+ Nếu tổn thương rễ S1: Yếu cơ mặt sau cẳng chân, bệnh nhân không thể tự đứng bằng ngón chân được.
7. Tại cột sống bệnh nhân đau thần kinh toạ có biểu hiện gì?
- Co cơ cạnh cột sống thắt lưng.
- Vẹo cột sống tư thế.
8. Thầy thuốc xác định bệnh nhân đau thần kinh toạ dựa vào những dấu hiệu gì?
- Dựa vào triệu chứng đau theo rễ:
+ L5: Đau từ mông - mặt sau đùi - mặt ngoài bắp chân, xuống bờ ngoài bàn chân, lưng bàn chân và ngón cái.
+ S1: Đau từ mông - mặt đùi sau - mặt sau cẳng chân - gót, lòng bàn chân và ngón út.
- Thăm khám:
+ Nghiệm pháp Lasegue, nghiệm pháp Nari, nghiệm pháp Naffziger dương tính.
+ Dấu hiệu ấn chuông dương tính
- Điểm Valleix ấn theo rễ.
9. Thầy thuốc cần phân biệt bệnh nhân đau thần kinh toạ với những bệnh gì?
- Đây có phải là đau do viêm khớp vùng chậu không? Nếu là đau do viêm khớp vùng chậu thì bệnh nhân đau không lan theo rễ, chỉ đau tại khớp vùng chậu. Để bệnh nhân nắm sấp, vừa ấn vào khớp vùng chậu, vừa ấn vừa nhấc cẳng chân ngược ra sau sẽ gây đau nhức thêm.
- Đây có phải là đau do viêm cơ đáy chậu không? Nếu là viêm cơ đáy chậu thì bệnh nhân nằm co chân bên đau, khó duỗi thẳng chân, có kèm theo triệu chứng nhiễm trùng.
- Đây có phải là đau do viêm hoặc áp xe cơ thắt lưng chậu không?
Bệnh khởi đầu đột ngột, có liên quan đến mang vác nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Triệu chứng thường gặp là đau lan từ đoạn đốt sống thắt lưng đến bắp đùi, đến tận gót chân. Đặc biệt bệnh chỉ đau một bên chân, có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội tùy từng trường hợp.
Thường có 2 hướng đau chính. Hướng thứ nhất: đau lan theo mặt ngoài đùi, tương ứng với kinh túc thiếu dương đởm. Hướng thứ hai: đau lan theo mặt sau đùi, tương ứng với kinh thái dương bàng quang.
Bệnh nhân bị hạn chế vận động, đặc biệt là các động tác cúi, ngửa người, nghiêng người hoặc xoay người. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến lao động, học tập, công tác của người bệnh. Ngoài triệu chứng đau, có thể có rối loạn cảm giác ở chi dưới. Cảm giác bị lạnh, tê, co rút. Việc điều trị điện châm, xoa bóp, bấm huyệt là một trong những biện pháp kỹ thuật góp phần phục hồi các chức năng vận động, dinh dưỡng và lấy lại cảm giác bình thường cho phần chân bị bệnh.
- Chọn huyệt: Thận du, đại trường du, hoàn khiêu, trật biên, ủy trung, túc tam lý, thừa phù, thừa sơn. Các huyệt thận du, đại trường du, hoàn khiêu đều nằm trên các cơ lớn, do vậy khi châm cứu các huyệt này, nhất là áp dụng điện châm sẽ tăng cường khả năng dinh dưỡng, trao đổi chất tại các khối cơ. Vì vậy có khả năng chống teo cơ và đề phòng teo cơ. Ngoài ra châm cứu còn kích thích cơ thể tổng hợp Prostaglandin, Enderphin, kích thích Morphin nội sinh, ức chế dẫn truyền thần kinh đại não, vỏ não và não giữa, có tác dụng giảm đau.
Sử dụng các huyệt bát liêu, mệnh môn có tác dụng làm lưu thông khí huyết, chống ứ trệ. Khí hành thì huyết hành, “thống thì bất thông” và “thông thì bất thống”, âm dương điều hòa. Mà cân bằng âm dương theo đông y là bệnh sẽ hết.
- Phương pháp châm cứu:
Chọn các huyệt thận du, đại trường du, thừa sơn, ủy trung, thừa phù, trật biên: Dùng phương pháp tả. Khi châm cứu, bệnh nhân cần đạt cảm giác căng tức (đắc khí). Chỉ cần châm các huyệt bên chân bị đau.
Các huyệt mệnh môn, túc tam lý: Dùng phương pháp châm bổ, lưu kim 20 phút, rút kim nhanh, bịt miệng nhanh. Do nguyên nhân bệnh có liên quan đến hàn – tý vì vậy có thể áp dụng phương pháp giác nóng để nâng cao tác dụng giảm đau và mau hồi phục. Châm cứu các huyệt trên ngày 1 lần, liệu trình từ 10 đến 15 ngày. Sau đợt điều trị, nếu chưa đạt kết quả như ý muốn, cho bệnh nhân nghỉ 5 ngày để tránh tình trạng nhờn thuốc, rồi có thể phối hợp nhiều phương pháp điều trị kết hợp giữa châm cứu, giác hơi, ấn các huyệt vị, xoa bóp và dùng đèn hồng ngoại, máy sinh vật điện từ chiếu vào vùng bị bệnh. Tất cả các phương pháp điều trị này nếu được cùng phối hợp thì cho kết quả rất tốt.
Cách chữa đau thần kinh tọa khác
10. Tây y điều trị đau thần kinh toạ như thế nào?
- Điều trị nội khoa:
+ Nằm nghỉ ngơi, tránh gắng sức, hạn chê đi lại nhiều.
+ Thuốc giảm đau: Có thể sử dụng 1 trong các loại sau: Nidal 01 viên x 02 lần/ngày, Paracetamol 01 viên x 03 lần/ngày, Di - antalvic 01 viên x 03 lần/ngày, Efferalgancodein 0,5g 01 viên x 2 - 4 lần/ngày.
+ Thuốc kháng viêm không Steroid: Có thể sử dụng 1 trong các loại sau: Diclofenac 50 mg 01 viên x 03 lần/ngày, Tenoxicam 0.02g 01 viên x 02 lần/ngày, Melocecam 0,06g 01 viên x 02 lần/ngày, Ibuprofen 0,2 - 0,6g 01 viên x 03 lần/ngày, Colecoxib 0,1g 01 viên x 02 lần/ngày, Rofecoxxib 0,025 - 0,05g 01 viên x 02 lần/ngày.
+ Thuốc kháng viêm Steroid: Có thể sử dụng 1 trong các loại sau: Prednison 0,005g 01 - 02 viên x 03 lần/ngày, Dexamethason 0,5 mg 01 - 02 viên x 03 lần/ngày.
+ Thuốc giãn cơ: Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc sau: Decontractyl 0,25g 02 viên x 03 lần/ngày, Mydocalm 01 viên x 03 lần/ngày, Sirdalud 01 viên x 02 lần/ngày, Contramyl 01 viên x 02 lần/ngày, Diazepam 01 viên uống buổi tối trước khi đi ngủ.
- Các biện pháp điều trị tại chỗ: như tiêm vào khoang màng cứng, khoang cùng.
- Có thể phối hợp điều trị vật lý trị liệu:
+ Chiếu tia hồng ngoại lên vùng thắt lưng.
+ Áp dụng các biện pháp: áp nhiệt lên vùng cột sống thắt lưng nhằm giảm đau và giảm co cứng cơ như: chườm nóng.
+ Sóng ngắn, từ trường cao áp, điện phân, điện xung.
+ Kéo giãn cột sống thắt lưng trong trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.
- Chỉ định điều trị ngoại khoa:
+ Đau tái phát nhiều lần, điều trị nội khoa thất bại.
+ Đau ngày một nặng dần.
+ Đau thần kinh toạ thể liệt chân.
+ Thoát vị đĩa đệm có chin ép nặng vào các rễ thần kinh.
Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép. Có thể áp dụng 1 số phương pháp phẫu thuật như: cắt bỏ đĩa đệm qua da, mổ cắt cung sau, mổ lấy nhân thoát vị.
- Gần đây, người ta áp dụng 1 số kỹ thuật đặc biệt, sử dụng laze hay sóng radio để điều trị đau thần kinh toạ.
11. Đông y điều trị đau thần kinh toạ như thế nào?
Nguyên tắc điều trị:
+ Thông kinh hoạt lạc: Kinh lạc bị bế tắc gây đau, vì vậy phải làm cho kinh lạc được thông thì hết đau (thông tắc bất thống).
+ Ôn: Bệnh này đau chủ yếu do hàn, vì vậy phải dùng phép ôn để tán hàn.
+ Táo thấp: Vì bệnh có thấp nên phải táo thấp và táo thấp cũng góp phần hỗ trợ việc thông kinh hoạt lạc.
+ Thư cân hoạt lạc: Bệnh có chứng trạng co rút, vì vậy phải làm cho gân cơ được giãn ra, kinh lạc được lưu thông.
+ Hoạt huyết hoá ứ: Vì huyết ứ trệ, cần làn chi huyết lưu thông để chuyển hoá chỗ bị ứ theo nguyên tắc: "Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt". (Chữa phong trước hết phải chữa huyết, huyết vận hành được thông thì phong tà sẽ tự hết).
+ Lý khí, chỉ thống: khí trệ thì gây đau, ding phép lý khí để cho khí được thông thì hết đau. Theo nguyên tắc: “Khí vận hành đến đâu thì huyết vận hành đến đó”( khí hành tắc huyết hành).
+ Thanh nhiệt táo thấp: trong trường hợp do thấp nhiệt.
- Các bài thuốc cổ phương hay dùng: bài “Độc hoạt tang ký sinh thang”, Bài “Thạch cao tri mẫu quế chi thang”, bài “Thân thống trục ứ thang” ... tuỳ theo từng thể bệnh cụ thể mà vận dụng và gia giảm cho thích hợp.
- Kinh nghiệm thực tế lâm sàng chữa tại khoa châm cứu – PHCN bệnh viện YHCT Bắc Giang:
+ Bệnh nhân đau thần kinh toạ đến khám và điều trị thường nguyên nhân là do thoái hoá cột sống thắt lưng và do thoát vị đĩa đệm, nên theo đông y thường quy vào thể huyết ứ. Nên trong giai đoạn cấp đau nhiều chúng tôi thường dùng phép điều trị là: Hành khí, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống. Và bài thuốc thường áp dụng là bài “Thân thống trục ứ thang” gia giảm để điều trị.
Hồng hoa 10g, Đào nhân 10g, Đương quy 15g, Chích thảo 5g, Ngũ linh chi 10g, Hương phụ chế 10g, Chích địa long 10g, Tần giao 10g, Khương hoạt 10g, Xuyên khung 10g, Nhũ hương 5g, Ngưu tất 15g, Tục đoạn 15g, Cốt toái bổ 15g, Xương bồ 10g.
* ở đây chúng tôi dùng: Đào nhân, Hồng hoa, Nhũ hương, Đương quy, Xuyên khung, Ngưu tất: để hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống.
* Tục đoạn, Cốt toái bổ: để hoạt huyết, bổ thận, mạnh gân xương.
* Xương bồ: để hành khí, hoạt huyết.
* Khương hoạt, Xuyên khung, Tần giao: để chỉ thống.
* Nhũ hương, Địa long: để thông kinh, chỉ thống.
* Cam thảo; để điều hoà các vị thuốc.
* Nếu có biểu hiện khí trệ do phong thấp: chúng tôi gia thêm: Độc hoạt 10g, Uy linh tiên 10g.
* Nếu do chấn thương: chúng tôI gia thêm: Tam thất 5g, Tô mộc 10g.
* Nếu chi dưới tê, mất cảm giác: chúng tôi gia thêm: Thổ miết trùng 10g, Ô tiêu xà 5g, Ngô công 5g.
* Ngoài ra, chúng tôi thường gia các vị 1 số vị thuốc có hiệu quả cao đối với điều trị bệnh cột sống như: Cẩu tích 15g, Tang ký sinh 15g, Đỗ trọng 15g.
- Giai đoạn củng cố: chúng tôi thường dùng bài Lục vị hoàn hoặc Bát vị hoàn để điều trị tuỳ theo thận âm hư hay thận dương hư, kết hợp chúng tôi dùng thêm Quisamin 0,25g ngày uống 4 viên chia 2 lần.
- Về điện châm, chúng tôi thường dùng các huyệt sau: A thị huyệt, Thuỷ câu, Uỷ trung, Tam âm giao, Hợp cốc, Huyệt giáp tích L4 – S1, Mệnh môn, Yêu dương quan, Huyền chung, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên, Uỷ trung, Côn lôn.
+ Ngoài ra, chúng tôi thường dùng thêm thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, chống thoái hoá: để giảm đau nhanh và rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân và tăng uy tín cho khoa.
+ Về vật lý trị liệu: chúng tôi dùng đèn hồng ngoại chiếu vào vùng thắt lưng cho bệnh nhân, ngày chiếu 1 lần, mỗi lần chiếu 20 phút. Dùng thêm chạy từ trường cáo áp, điện xung.
+ Về thuỷ châm: chúng tôi thường dùng vitamin 3 B (B1 + B6 + B12) cùng lidocain 2% ngày 1 lần.
+ Kéo giãn cột sống thắt lưng, ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút, sau khi kéo cho bệnh nhân đeo đai mềm thắt lưng.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa có nhiều nhưng trên 80% là do trật đĩa đệm. Đĩa đệm là đĩa nằm giữa 2 đốt sống, để giúp đốt sống vận động dễ dàng (quay, cúi, ngửa), đĩa đệm có cấu tạo bên ngoài là tổ chức sụn bên trong chứa dịch nhầy. Các nguyên nhân khác như: thoái hóa cột sống, xẹp đốt sống, viêm đốt sống, u đốt sống, lao đốt sống, loãng xương, thủy tinh hóa xương. Một số tổn thương bên ngoài đốt sống gây chèn ép dây thần kinh cạnh đốt sống mà gây đau, kể cả người có thai tử cung lớn dần gây tăng áp tiểu khung, càng về các tháng cuối của thai kỳ lưng càng đau. Đông y quy vùng thắt lưng là phủ của thận, đau thắt lưng là thận yếu. Thận chủ cốt, nghĩa là các loại đau xương khớp đều liên quan đến thận. Thận tàng tinh, tinh yếu thì cũng đau thắt lưng. Thận liên quan đến bàng quang, là mối quan hệ tạng phủ - quan hệ âm dương. Kinh bàng quang chạy từ trên mắt qua đầu ra sau gáy rồi chạy 2 đường cách cột sống khoảng 2cm, xuống mông xuống mặt sau đùi, tới gót bàn chân. Như vậy đoạn từ thắt lưng xuống gót chân, bàn ngón chân trùng với đường đi của thần kinh tọa. Thần kinh tọa có nhánh thần kinh cơ bì chạy ở mặt ngoài đùi và cẳng chân. Trên cơ thể còn có kinh đởm, đường kinh đởm chạy từ trên đuôi mắt lên đầu vòng qua tai ra mạng sườn xuống mông, mặt ngoài đùi và cẳng chân. Như vậy đoạn dưới từ thắt lưng xuống mặt ngoài cẳng chân của kinh đởm gần giống đường đi của thần kinh cơ bì của thần kinh hông. Nên khi phòng bệnh đau thắt lưng, đau thần kinh hông cần chú ý đến phòng bệnh ở thận và phòng bệnh ở đởm. Chữa bệnh đau vùng thắt lưng, đau thần kinh hông cũng có nghĩa là chữa bệnh ở thận và chữa bệnh ở đởm nếu tính chất đau như đã tả trên. Phòng bệnh ở thận: Từ tuổi nhỏ khi ngồi học cần nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, lưng thẳng. Không khiêng vác nặng kéo dài, không xách nặng lệch tư thế. Nên tập bơi và tập thể thao phù hợp. Hạn chế các đè nén nặng đột ngột lên cột sống. Không nên quan hệ tình dục quá mức vì “đa dâm bại thận”. Khi đã đau vùng thắt lưng:Nên tăng cường bơi, hằng ngày tập đứng gập người cúi đầu và chạm 2 tay xuống đất. Hoặc nằm ngửa, duỗi thẳng chân, gấp 2 chân lên bụng, thời gian tập đều và nhẹ nhàng chậm rãi, nên tập ngày 2 lần mỗi lần 30 phút. Dùng một trong các lá sau rang nóng trải xuống giường rồi nằm đè vùng thắt lưng lên: lá ngải cứu, lá lốt, lá cúc tần, lá náng... cũng có thể rang nóng một trong các lá trên trải lên trên tờ báo, ngồi ngay ngắn đặt hai bàn chân lên, lá nguội rang lại để làm tiếp lần 2, ngày làm 1-2 lần tùy điều kiện. Thuốc uống có thể dùng một trong các bài sau: Bài 1:Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, cẩu tích 20g, ba kích 12g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g, ngưu tất 12g, thổ phục linh 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 3:Thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 8g, kê huyết đằng 12g, xích thược 12g, hồng hoa 10g, độc hoạt 12g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 4:Sài hồ 12g, bạch thược 12g, độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Cố gắng phòng bệnh đừng để bệnh xảy ra là tốt nhất. Khi đã bị bệnh cũng cần kiêng kỵ điều trị mới kết quả.
|