Những món ăn chữa bệnh đường ruột hiệu quả chữa bệnh cao
Chữa bệnh đường ruột bằng thuốc nam cực hiệu nghiệm
Video Clip: Chữa bệnh đường ruột theo thực dưỡng ohsawa
Viêm đại tràng mạn tính (VĐTMT) là một trong những bệnh lý đường tiêu hoá thường gặp ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Ở Việt Nam, số người bị viêm đại tràng mạn tính khá cao, khoảng 20% dân số và đang có xu hướng gia tăng.
Viêm đại tràng mạn tính là gì ?
Viêm đại tràng mãn tính là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan toả ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, xung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp xe nhỏ. Người ta thường phân chia viêm đại tràng mạn tính thành 2 nhóm: có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.
+ Viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc không được điều trị dứt điểm.
+ Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân bao gồm: Viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu và bệnh Crôhn (rất ít gặp ở nước ta)
Biểu hiện của viêm đại tràng mạn tính như thế nào?
Về lâm sàng, thường thấy các triệu chứng như: Đau bụng với đặc điểm đau dọc khung đại tràng, thường ở nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, đau quặn từng cơn hay tái phát, có khi đau âm ỉ, đi ngoài được thì đỡ đau.
Rối loạn đại tiện: rất đa dạng, chủ yếu là đi lỏng nhiều lần trong ngày, hay mót rặn, phân có thể có nhày mũi hoặc máu. Cũng có khi táo bón kèm nhày mũi hoặc táo lỏng xen kẽ. Nói chung là phân không ổn định, đại tiện không có cảm giác thoải mái. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, đầy bụng, chán ăn, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng thái quá. Nếu nặng thì thể trạng gầy sút, hốc hác.
Rối loạn đại tiện, đi ngoài không thoải mái, người mệt mỏi, gầy yếu, hốc hác là biểu hiện thường gặp của viêm đại tràng
Về cận lâm sàng, có thể thấy các biểu hiện: Thiếu máu nhược sắc, bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu cao. Xét nghiệm phân tìm hồng cầu, tế bào mủ, tế bào biểu mô ruột, ký sinh trùng, sự thay đổi về số lượng vi khuẩn; cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh; xét nghiệm các thành phần sinh hoá trong phân.
Chụp X quang khung đại tràng để chẩn đoán phân biệt. Nội soi đại trực tràng: thường thấy hiện tượng viêm long niêm mạc, sức bền niêm mạc kém, có thể có các vết loét trợt, ổ loét được phủ lớp nhày trắng, xuất huyết, các ổ áp xe nhỏ, hình ảnh teo đét niêm mạc, các vết sẹo xen kẽ các tổn thương đang hoạt động. Sinh thiết đại tràng thấy hình ảnh viêm mạn tính, các tuyến tăng sinh hoặc thưa thớt, tuỳ theo hình thái bệnh lý có thể thấy tế bào tăng tiết nhày hoặc teo đét.
* Điều trị viêm đại tràng mạn tính ra sao?
Với Y học hiện đại, nguyên tắc chung là điều trị nội khoa với phương châm kiên trì và toàn diện, bao gồm: Lựa chọn chế độ ăn uống, làm việc và sinh hoạt phù hợp. Tuỳ theo bệnh trạng cụ thể mà sử dụng thuốc cho hợp lý: Loại trừ nguyên nhân gây bệnh nếu có: kháng sinh chống nhiễm khuẩn (berberin, biseptol, ercefuryl...), chống nấm (nystatin), chống ký sinh trùng (flagyl, klion, fugacar...), chống miễn dịch (liệu pháp corticoid)...; Giảm đau và chống co thắt (papaverin, no-spa, spasmaverine...); Chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn (smecta, antibio, bioflor, biolactyl...).
Với Y học cổ truyền, viêm đại tràng mạn tính là một trong những loại bệnh được giải quyết khá tốt. Ngoài các biện pháp mang tính chất tổng hợp như y học hiện đại, việc dùng thuốc là hết sức cần thiết dựa trên cơ sở biện chứng luận trị của đông y, trong đó các đông dược thành phẩm ngày càng được chú trọng.