Chữa bệnh huyết áp cao bằng đông y an toàn hiệu quả

Chữa bệnh huyết áp cao bằng đông y an toàn hiệu quả. Hãy khám phá những bài thuốc bằng đông y sau đchữa bệnh cao huyết áp nhé!






CÁCH CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP CAO BẰNG ĐÔNG Y


Huyết áp được gọi là cao khi huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg và  huyết áp tâm thu lớn  hơn 140 mmHg

Giai đoạn đầu huyết áp từ 140-159/90-99 mmHg lâm sàng chưa có biểu hiện rõ rệt chỉ có chỉ số huyết áp tăng

Giai đoạn 2 huyết áp trong khoảng 160-175/100-109mmHg, giai đoạn này có xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng ở phủ tạng nhưng mức độ nhẹ như tổn thương đáy mắt độ 1-2 mạch tim đập nhanh, tức ngực, trên điện tâm đồ và XQ biểu hiện dầy thất trái ở não thì thấy nhức đầu, giảm trí nhớ

Giai đoạn 3 là giai đoạn nguy kịch huyết áp trong khoảng  trên 180/120 mmHg có tổn thương nặng nề ở mắt, suy tim tai biến mạch máu não, tiểu tiện đi đêm nhiều, phù mặt, phù chân, ure máu tăng, tổn thương thận …

Cao huyết áp là một bệnh thuộc các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hoà mà gây ra bệnh. Ngoài ra còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh tạng béo và cheletron  máu cao

                    II. Điều trị

1. Thể âm hư dương xung

Hay gặp ở thể cao huyết áp người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh. . .Các triệu chứng thiên về hưng phấn nhiều ức chế giảm. Nếu thiên về ức chế giảm biểu hiện lâm sàng thiên về âm hư, nếu thiên về hưng phấn nhiều biểu hiện lâm sàng thiên về dương xung hay can hoả thịnh .

  Triệu chứng: Hoa mắt chúng đầu, tai ù dễ cáu gắt miệng đắng, họng khô ít ngủ, hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt sác.

Pháp trị: Tư âm tiềm dương

Chi tử

12

Câu đằng

12

Ngưu tất

12

Tang kí sinh

16

Trạch tả

8

ý dĩ

12

Xa tiền tử

12

Xuyên khung

8

Sài hồ

12

Hoàng cầm

12

Đương qui

8

Thiên ma

8

Bạch thược

8

Mộc thông

12

Bài thuốc: Long đởm tả can,  Thiên ma câu đằng,   Lục vị qui thược,

Châm cứu: Thái xung, Túc lâm khấp, Huyết hải, Thái khê, Bách hội, Phong trì

2. Can thận âm hư:

 Hay gặp ở những người già, sơ cứng động mạch

Triệu chứng: Nhức đầu, chúng mặt, hoa mắt, u tai, hoảng hốt, dễ sợ, ngủ ít, hay mỏi lưng gối yếu, miệng khô, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác (thiên về âm hư )

 Bài 4: Âm hư nhiều dùng bài lục vị quy thược kỉ cúc

Pháp trị: Tư âm hạ áp

Đan bì

9

Bạch linh

9

Mẫu lệ

20

Thục địa

24

Sơn thù

12

Bạch thược

12

Tang kí sinh

12

Trạch tả

10

Qui đầu

12

Hà thủ ô

12

Ngưu tất

12

Hoài sơn

12

Kỉ tử

10

Cúc hoa

10

Nếu thiên về dương hư sắc mặt trắng,chân gối mềm yếu, tiểu tiện đi đêm, đi nhiều, liệt dương, mạch trầm tế

3. Dương hư

Pháp trị: Bổ dương hạ áp

Hoài sơn

15

Đan bì

10

Bạch linh

10

Trạch tả

10

Sơn thù

15

Kỉ tử

12

Cúc hoa

12

Qui đầu

12

Bạch thược

12

Ba kích

Ich trí nhân

Đỗ Trọng

Thục địa

30

Châm cứu: Thái xung, Túc lâm khấp, Huyết hải, Thái khê, Bách hội, Phong trì

4. Thể tâm tỳ hư

Hay gặp ở những người bị bệnh đường tiêu hoá

Triệu chứng: Sắc mặt trắng, da khô, ngủ ít, hay đi phân lỏng, đầu choáng, mắt hoa, lưỡi nhạt mạch huyền tế

Pháp  : Kiện tỳ, bổ huyết, an thần

Sinh khương

5

Bạch truật

12

Phục thần

8

Qui đầu

12

Long nhãn

12

Đẳng sâm

16

Táo nhân

8

Hoàng kỳ

12

Thục địa

20

Hồng hoa

8

Viễn trí

8

Hoàng cầm

Tang kí sinh

12

Ngưu tất

12

Mộc hương

6

 5. Thể đàm thấp

Hay gặp ở người cú cholestron máu cao

Triệu chứng: Người béo mập, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng buồn nôn, ăn ít, ngủ kém nhiều, rêu trắng dính miệng nhạt, mạch huyền hoạt

23:30  Yếu sinh lý  



Tuỳ theo nguyên nhân, có thể chia ra: tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát . Ở trẻ em và người trẻ, phần lớn là tăng huyết áp thứ phát, ở người cao tuổi, phần lớn là tăng huyết áp nguyên phát.










Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc đơn giản, dễ kiếm, dễ mua sau đây, điều trị bệnh cao huyết áp có nhiều hiệu quả.


Bài 1: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.
  • Cúc hoa: 30g 
  • kim ngân hoa: 30g 
cho vào nước đun sôi khoảng 10 đến 15 phút, uống thay trà.


Bài 2: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp, đau mắt, đau đầu.

  • Mạn kinh tử 9g, 
  • cúc hoa 9g, 
  • bạc hà 6g, 
  • bạch chỉ 6g, 
  • cân đằng 12g 
  • sắc uống. 

Bài 3: Đan bì dã cúc thang.


Dùng trong trường hợp cao huyết áp và xơ cứng động mạch:

  • đan bì 9g, 
  • dã cúc hoa ( hoa cúc dại ) 9g, 
  • bội lan 9g, 
  • thạch quyết minh 30g, 
  • nhẫn đông đằng ( dây lá cây kim ngân ) 18g, 
  • kê huyết đằng 18g sắc uống. 

Bài 4: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.

  • Đại kế, 
  • xa tiền thảo ( lá mã đề ), 
  • hoè hoa pha trà uống. 

Bài 5: Nghiệm phương: Trị huyết áp cao, đầu đau mắt đỏ, phiền táo dễ tức giận.

  • Bột sừng linh dương 3g, 
  • thiên ma 5g, 
  • cân đằng 15g, 
  • hạ khô thảo 15g, 
  • địa long 9g sắc uống. 

Bài 6: Chư thạch long cốt mẫu lệ thang: Trị cao huyết áp.

  • Sinh chư thạch 24g, 
  • sinh long cốt 18g, 
  • sinh mẫu lệ 18g, 
  • sinh địa 18g, 
  • bạch thược 12g, 
  • bá tử nhân 12g, 
  • hoài ngưu tất 30g 

sắc uống.


Bài 7: Giáng áp thang: Trị cao huyết áp gây chóng mặt.

  • Thạch quyết minh 30g, 
  • đan sâm 30g, 
  • thích tật lê 30g, 
  • hạ khô thảo 30g, 
  • xa tiền tử 30g 

sắc uống.

Bài 8: Thất vị điều đạt thang: Trị cao huyết áp, chóng mặt, phiền táo mất ngủ.

  • Bạch tật lê 15g, 
  • nguyên sâm 15g, 
  • đan sâm 15g, 
  • xa tiền tử 15g, 
  • hạnh nhân 12g, 
  • binh lang 6g, 
  • bột hổ phách 1g 

sắc uống.
Bài 9: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.

  • Đỗ trọng 9g, 
  • hoàng cầm 6g, 

hạ khô thảo 6g, ** Các bài thuốc trị cao huyết áp trên được rút ra từ cuốn " Thực dụng Tụ chân Trung dược tự điển " của tác giả Quách Quốc Hoa do tỉnh Hồ

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM TỐT TRỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP

Cà chua: Là thực phẩm giàu vitamin C và P, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Ăn cà chua mỗi ngày giúp phòng chống cao huyết áp, đặc biệt là khi có chứng xuất huyết đáy mắt.


Cần tây, hành tây: Các nghiên cứu hiện đại cho thấy nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu và hạ huyết áp. Vỏ hành tây chứa nhiều Rutin có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, phòng chống tai biến mạch máu não, xuất huyết não. Hành tây không chứa chất béo giúp duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể, từ đó làm giảm huyết áp.

Dưa hấu: Giúp thanh nhiệt,lợi tiểu đặc biệt thích hợp cho người cao huyết áp vào mùa hè, giúp huyết áp ổn định.


Tảo Mặt Trời Spirulina, hải tảo, hải đới và tảo đỏ: Hải tảo, hải đới và tảo đỏ đều là những thực vật ở biển có tác dụng hạ áp, chống xơ vữa động mạch.

 


Nếu biết kết hợp với chế độ vận động, thuốc điều trị cùng việc bổ sung các loại thực phẩm giúp giảm và ổn định huyết áp như: cà chua, dưa hấu hay Tảo Mặt trời... người bệnh cao huyết áp sẽ giữ được sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh, giảm duy trì huyết áp ở mức ổn định và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Khi đề cập đến sức khỏe tim mạch, dường như chúng ta chỉ nghe đến những thực phẩm không được ăn (ví dụ như thịt đỏ) nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra một số loại thực phẩm sẽ giúp giảm huyết áp.

1. Sữa chua không béo

Đây là một điều đặc biệt bởi các sản phẩm từ sữa thường được tính chung vào  các nguồn khác của chất béo bão hòa. Nhưng thực tế, sữa chua không béo rất tốt cho sức khỏe, không như phô mai hay nhiều sản phẩm sữa giàu chất béo khác. (Và cũng đừng quên rằng sữa chua không béo có hàm lượng protein cao hơn so với sữa chua thông thường).

Nghiên cứu được công bố tại phiên họp của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ về cao huyết áp 2012 chỉ ra rằng với những người ăn sữa chua không béo thì khả năng mắc cao huyết áp ít hơn 31% so với những người khác. Nghiên cứu được thực hiện trên 2000 người – đã được theo dõi trong 14 năm. Con số giảm 31% được tìm thấy ở những người mà  lượng sữa chua không béo hấp thu tăng 2% hoặc nhiều hơn so với lượng calories hàng ngày của họ.

2. Hạt hướng dương

Tất cả các loại hạt và đậu đều rất tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng hạt hướng dương dường như có tác dụng riêng với huyết áp. Hạt hướng dương rất giàu vitamin E và chỉ một nắm nhỏ là bạn đã hấp thu 75% lượng hàng ngày cần. Hạt hướng dương cũng giàu acid folic, protein và chất xơ. Tuy nhiên hãy coi chừng những gói hạt hướng dương đóng gói sẵn chứa nhiều muối và natri  bởi chúng sẽ có tác dụng ngược lại, làm tăng huyết áp. Hãy ăn những hạt hướng dương không rang muối.

Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã thực hiện một thí nghiệm trong đó họ phát hiện ra rằng trong quá trình tiêu hóa, hạt hướng dương tiết ra một peptide có tác dụng ức chế sản sinh một loại enzyme có khả năng làm tăng huyết áp.

3. Chuối

Các bác sĩ khuyên ăn 1.5 – 2 quả chuối một ngày sẽ có ích cho hệ tim mạch. Bởi chuối là nguồn thực phẩm giàu kali, hàm lượng kali trong 1,5 đến 2 quả chuối có thể giảm chỉ số huyết áp từ 2-3 mgHg. Kali  tăng cường chức năng thận giúp đẩy natri ra khỏi cơ thể. Kali cũng giúp thành động mạch vận hành dễ dàng. Nếu bạn không thích ăn chuối, nho khô, mận khô và dưa hấu cũng là những nguồn thực phẩm giàu kali.

Ngoài ra, có 4 thực phẩm khác cũng có khả năng giảm huyết áp:

- Khoai tây (đặc biệt là khoai tây tím) chứa các chất chống oxi hóa giúp giảm viêm nhiễm.

- Cải bó xôi – Một nghiên cứu của Thụy Điển chỉ ra thành phần nitrat trong cải bó xôi cũng có tác dụng giảm huyết áp.

- Lúa mạch giàu chất xơ rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và huyết áp

- Củ cải đường – các chất tạo ra màu đỏ của củ cải đường có tác dụng giảm huyết áp.

NHỮNG LƯU Ý TRONG ĂN UỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI MẮC BỆNH CAO HUYẾT


G
iảm cân nếu có thừa cân, bằng cách:

*  Giảm cung cấp năng lượng bằng các chế độ ăn phù hợp như:

-Ăn thịt nạc, bỏ da

-Ăn các món luộc, hấp, kho, nướng thay cho chiên, quay, xào

-Uống sữa không chất béo;

-Ăn nhiều rau, trái cây … thay cho thức ăn ngọt;

-Giảm bớt kích cỡ các bữa ăn;

-Ăn chậm, nhai kỹ;

-Ăn nhiều vào buổi sáng, tránh ăn nhiều vào buổi tối

* Tăng tiêu hao năng lượng với những hoạt động như:

Chơi thể thao > 30 phút hầu hết các ngày;

-Tập thể dục khoảng 1 giờ hầu hết các ngày trong tuần;

-Năng động trong mọi hoạt động, bước > 5.000 – 10.000 bước/ ngày

Kiểm soát chỉ số khối cơ thể (BMI) nên có: 18.5 - 22
                              Cân nặng (kg)
Cách tính: BMI = ----------------------
                              (Chiều cao)2 (m)
Giảm lượng muối tiêu thụ < 6g/ ngày, bằng cách: hạn chế sử dụng những thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp...; Giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà…; Giảm 1 số thói quen của người Á Đông như chấm muối, chấm nước mắm … khi không thật sự cần; Bớt dùng bột ngọt …

Giảm các yếu tố bất lợi trong thực phẩm: rượu, bia, cafein, chất béo bão hòa, thực phẩm calori rỗng …

Tăng cường các yếu tố bảo vệ: thực phẩm giàu K, Mg, Ca, các chất chống oxy hóa, chất xơ, w-3/ w-6 và những thực phẩm có tính chất an thần, lợi tiểu nhẹ … như: rau cải, cà chua, bầu bí, khóm, mía , cam, khoai lang, khoai tây, khoai môn, đậu xanh, đậu đen… (500g - 600g rau trái, 30-40g đậu đỗ/ngày)






Cách chữa bệnh cao huyết áp đơn giản hiệu quả
Bệnh cao huyết áp -
Biện pháp chữa bệnh huyết áp thấp hiệu quả cao
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp
Cây thuốc chữa bệnh huyết áp thấp rất hiệu quả

Cách làm hạ huyết áp nhanh cho người bệnh huyết ap cao





(ST)

Thực phẩm "vàng' cho người cao huyết áp
Print
12/07/12 06:39 AM | 6264 lượt xem 0
0

Ăn uống đúng cách cũng quan trọng không kém việc dùng thuốc đối với người bị cao huyết áp. Dưới đây là những “thực phẩm vàng” nên ưu tiên.

Rau muống: Hàm lượng canxi khá cao trong rau muống giúp duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và giữ cho huyết áp ở giới hạn bình thường. Rau muống càng đặc biệt có ích với những người cao huyết áp có triệu chứng đau, nặng đầu.

Cải cúc: Lượng tinh dầu trong loại rau này giúp làm thanh nhẹ đầu óc và giảm huyết áp, thích hợp với bệnh nhân cao huyết áp, kèm theo triệu chứng đau, nặng đầu. Có thể dùng cải cúc để ăn sống, nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Cà rốt: Nước ép cà rốt là thứ đồ uống cực tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, nhất là những người có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Nó giúp làm mềm thành mạch, dự phòng rối loạn vi tuần hoàn – tình trạng dễ gặp ở người cao huyết áp.

Mộc nhĩ: Là thức ăn lý tưởng với bệnh nhân cao huyết áp, nhất là người đã có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Có thể dùng mộc nhĩ đen hoặc trắng, mỗi ngày 10gr, nấu nhừ, chế thêm đường phèn để ăn cả nước lẫn cái.  

Cà tím: Loại thực phẩm giàu vitamin P này giúp duy trì sự mềm mại của thành mạch máu, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn

Cà chua, cà rốt cũng là món người cao huyết áp nên ăn.

Đậu Hà Lan, đậu xanh: Dùng hai loại đậu này ủ làm giá ăn hằng ngày, hoặc ép lấy nước uống. Có thể dùng chúng trong các món hầm.

Sữa đậu nành: Có khả năng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu và giảm huyết áp. Nên uống hằng ngày, chia 3 lần.

Dưa chuột: Loại quả này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ áp nhờ chứa nhiều kali. Có thể ăn sống hoặc làm dưa góp.

Dưa hấu: Đây là loại quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, dùng rất tốt cho người cao huyết áp vào mùa hè. Cũng có thể làm giảm huyết áp bằng cách ăn hạt dưa mỗi ngày chừng 10-15gr.

Chuối tiêu: Mỗi ngày nên ăn 1-2 quả chuối tiêu để thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Vỏ quả chuối tiêu tươi sắc uống thay trà cũng có tác dụng tốt.

Mã thầy: Ăn củ hoặc ép lấy nước uống, mỗi ngày chừng 100gr, chia vài lần.

Nho: Chứa nhiều kali nên giúp giảm huyết áp, lợi tiểu, cung cấp lượng kali mất đi do dùng thuốc lợi tiểu. Dùng nho tươi hay nho khô đều tốt.

Cần tây: Có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu và nhờ đó làm giảm huyết áp. Cách dùng: Uống nước ép cần tây pha chút mật ong ngày 3 lần, mỗi lần 40ml.

Hành tây: Ngoài tác dụng giảm huyết áp, hành tây còn giúp làm tăng sức bền của thành mạch máu, vì thế có khả năng giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.

Nấm hương, nấm rơm: Các loại nấm này có tác dụng làm hạ huyết áp, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, lại rất giàu các vi chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cà chua: Ngoài khả năng hạ huyết áp, loại quả này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu. Việc ăn sống cà chua mỗi ngày 1-2 quả rất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp (dĩ nhiên cần chọn đúng loại cà chua sạch để bảo đảm an toàn thực phẩm).

Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày.

Tỏi: Ngoài khả năng hạ huyết áp, tỏi còn có công dụng giảm mỡ máu. Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày, cũng có thể ăn tỏi ngâm dấm hay 5ml dấm ngâm tỏi.

Lê: Loại quả này rất có lợi cho những người cao huyết áp có kèm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực... nhờ tác dụng giáng áp, thanh nhiệt, trấn tĩnh. Nên ăn mỗi ngày 1-2 quả lê, hoặc ép lấy nước uống.

Táo: Chứa nhiều kali, giúp duy trì mức huyết áp bình thường nhờ kết hợp với lượng natri dư thừa trong cơ thể để bài tiết ra ngoài.  Mỗi ngày nên uống 3 lần nước ép táo, mỗi lần 50ml, hoặc ăn 3 quả táo.

Ngoài ra, để ổn định sức khỏe, người mắc bệnh cao huyết áp nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc, chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc hay những gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng...

- See more at: http://www.thongnhathospital.org.vn/3/110/Thuc-pham--vang--cho-nguoi-cao-huyet-ap.bvtn#sthash.FN5p1tLk.dpuf