Chữa bệnh phong tê thấp bằng Đông y rất công hiệu

Chữa bệnh phong tê thấp bằng Đông y rất công hiệu. Đau nhức tê buồn xuất hiện từng đợt phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu đặc biệt mùa đông xuân hoặc những khi sức khỏe bị trục trặc suy giảm, lao động và sinh hoạt không điều độ, ăn uống thiếu thốn, nơi ở ẩm thấp, âm u kéo dài.







CHỮA BỆNH PHONG TÊ THẤP BẰNG ĐÔNG Y

Chữa bệnh phong tê thấp bằng Đông y







Trên lâm sàng phong tê thấp cũng thể hiện nhiều thể loại khác nhau. Hay gặp nhất là phong thấp, hàn thấp, tê thấp. Các loại khác ít gặp. Tùy thể loại mà Đông y có các bài thuốc điều trị cụ thể xin được trình bày từng thể bệnh. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần, bởi nó có hiệu quả trên lĩnh vực này, người bệnh rất dễ tìm kiếm và sử dụng.

Thể phong thấp

Triệu chứng: Các khớp và thân thể đau nhức, đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia, các khớp khó cử động, cơ thể phát sốt, toàn thân mệt mỏi, thích nằm, mạch phù.

Bài 1: Rễ xấu hổ 16g, thiên niên kiện 10g, vòi voi 16g, huyết đằng 16g, thổ linh 20g, độc hoạt 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hy thiêm 16g, cỏ xước 16g, rễ bưởi bung, kinh giới 16g, phòng phong 12g, thương nhĩ 16g, tang ký sinh 16g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày một thang.

Thể hàn thấp

Triệu chứng: Đau ở một khớp hoặc nhiều khớp, đau cố định, không chạy như phong thấp. Càng lạnh càng đau. Đau nhiều về đêm. Các khớp khó co duỗi. Chân tay lạnh, da lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn, đại tiện thường lỏng.

Bài 1: Thương nhĩ tử (sao) 16g, thiên niên kiện 10g, rễ cỏ xước 16g, rễ cà gai leo 16g, rễ tất bát 12g, nam tục đoạn 16g, ngải diệp (sao) 16g, quế chi 10g, trần bì 10g, thổ phục linh 20g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Nam tục đoạn 16g, kinh giới 16g, kê huyết đằng 16g, độc hoạt 12g, cỏ xước 16g, thủ ô chế 16g, bưởi bung 16g, ngũ gia bì 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung 12g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày một thang (uống khi nước thuốc còn nóng).

Thể tê thấp

Triệu chứng: Đau nhức nặng nề, da thịt tê bì, đi lại chậm chạp khó khăn, đau dai dẳng, nhận biết cảm giác bị giảm. Nếu bệnh nặng có thể bị tê liệt một bên cơ thể. Trường hợp này mạch nhu hoãn.

Cách chữa: Khu phong tán hàn, trừ thấp.

Bài 1: Tang ký sinh 16g, phòng phong 12g, kinh giới 16g, tất bát 12g, huyết đằng 16g, tế tân 6g, thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 16g, xuyên khung 12g, độc hoạt 12g, hà thủ ô (chế) 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Bài thuốc chườm: Ngải diệp và lá cúc tần, mỗi thứ một nắm sao rượu, khi còn đang nóng chườm vào nơi đau. Công dụng: giảm đau, chống viêm, thông kinh hoạt lạc, phục hồi chức năng sinh lý cho xương khớp.

Chú ý: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý; chống lạnh, tránh nơi ẩm thấp, luôn luyện tập và kết hợp xoa bóp để chống xơ cứng.


 CÁC CÁCH CHỮA BỆNH PHONG TÊ THẤP KHÁC HIỆU QUẢ

Chữa bệnh phong tê thấp bằng cây Mã Tiền

Mã tiền còn gọi là cây củ chi - vị thuốc được sử dụng trong cả Đông y và Tây y. Tuy nhiên, cách sử dụng mã tiền trong hai nền y học không giống như nhau. Tây y chủ yếu sử dụng mã tiền ở dạng sống (chưa qua chế biến) để chế thuốc kích thích thần kinh trung ương, tăng cường phản xạ tủy sống, làm mạnh cơ bắp, chữa tê liệt… làm nguyên liệu để chiết struycnin và hoạt chất khác.

Ở Việt Nam ta, dân gian đã sử dụng mã tiền để chữa trị các chứng đau nhức giúp thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống tê mỏi và cắt cơn đau.Tác dụng chống tê mỏi và cắt cơn đau của mã tiền đã được kiểm chứng trên thực tế, suốt từ đời này qua đời khác, và đã trở thành một kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian từ rất lâu đời. Kết quả nghiên cứu khảo sát các bài thuốc dân gian cho thấy, hầu hết các phương thuốc gia truyền chữa phong tê thấp có hiệu quả đều có thấy sử dụng mã tiền.

 Theo dược học cổ truyền, mã tiền vị đắng, tính hàn, vào hai kinh Can và Tỳ, có công dụng thông kinh, cường gân, tán kết chỉ thống, tiêu thũng giải độc, thường được cổ nhân dùng để chữa các chứng phong thấp tý thống (đau nhức các khớp), cơ phu ma độc (tê bì cơ da), tay chân bại liệt, bán thân bất toại (liệt nửa người), tổn thương do trật đả, xương gãy sưng đau, ung thũng sang độc (nhọt độc, lở loét), hầu tý (hầu họng sưng đau), nha thống (đau răng), thương phong, viêm da dai dẳng, ác tính thũng lựu (ung thư)...

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, vị thuốc này khi sử dụng bằng đường uống  với liều nhỏ sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, làm mạnh tim, giảm đau, chống ho, trừ đờm và tăng tiết dịch vị.

Còn theo đông y truyền thống mã tiền được chế thành rượu thuốc xoa bóp bên ngoài khá hiệu quả với bệnh tê thấp, đau nhức xương khớp, bệnh ngoài da.

Mã tiền sống là thuốc rất độc (bảng A), nếu uống lầm hoặc sử dụng không theo chỉ dẫn sẽ bị ngộ độc gây triệu chứng ói mửa nhiều, sau đó xuất hiện tình trạng co cứng cơ dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, khi sử dụng mã tiền phải rất cẩn thận nếu không lại trở thành lấy độc chuốc thêm độc.

            Để chữa trị phong tê thấp, mã tiền được sử dụng truyền thống và an toàn nhất vẫn là phương pháp ngâm thành rượu thuốc xoa bóp. Nhưng để phát huy tác dụng hạt mã tiền phải được kết hợp với các vị khác cho hiệu quả cao hơn.

            Ví dụ rượu thuốc xoa bóp của Công ty Đông dược Lâm Vĩnh Sanh được chế biến với công thức: Mã tiền, đinh hương, tam nại, nhũ hương, long não, một dược, đại hồi, nhục quế, đại hoàng. Những vị thuốc này kết hợp với nhau làm tăng thêm tác dụng chữa trị một số bệnh như: bong gân sưng nóng, nhức mỏi tay chân, sang chấn sưng đau, đau gân mỏi gối, phong thấp đau lưng, phong tê bại sụi.

Cây chìa vôi trị phong tê, ung thũng














Cây chìa vôi còn gọi là cây đau xương, bạch phấn đằng. Theo từ Hán, bạch là trắng, liễm là thu, nên có tên vị thuốc bạch liễm. Chìa vôi là một loại cây nhỏ, mọc leo, dài chừng 2 - 4m, toàn thân nhẵn, có tua cuốn đơn hình sợi. Lá đơn xẻ thùy chân vịt, phía cuống hình tim, dài và rộng từ 6 - 8cm; những lá phía gốc hình mác, lá phía trên chia 5 - 7 thùy, dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. Hoa màu vàng nhạt, mọc đối diện với lá nhưng ngắn hơn, có cuống. Bộ phận dùng làm thuốc là thân, rễ (củ).

Theo Đông y, bạch liễm tính đắng, bình, không độc. Công dụng: tả hỏa, tán kết, dùng làm thuốc sưng đau lở loét.

Chủ trị: mụn nhọt lở loét, thu khí kết, giảm đau, trừ nóng, trừ mắt đỏ, trẻ con kinh sợ, động kinh, sốt rét, nữ âm hành sưng, khí hư màu trắng đỏ. Trừ độc của lửa. Nhân dân ta dùng dây chìa vôi chữa đau đầu, nhức xương, tê thấp. Trong Đông y, thầy thuốc dùng bạch liễm chữa u hạch mọc ở lưng, trường phong, trĩ lậu, lỵ ra máu, trên mặt có nốt phồng, chữa vết loét do đâm chém, đánh đập, làm sinh cơ, giảm đau.

Một số bài thuốc có dùng bạch liễm:

- Trị lưng mới mọc ung nhọt: dùng nước trộn bột bạch liễm (chìa vôi) đắp lên nhọt.

- Trị các loại ung thũng: bạch liễm 50g, lê lô 25g, nghiền nhỏ hòa rượu dán, ngày thay 3 lần.

- Trị vết loét không liền miệng: bạch liễm, xích liễm, hoàng bá lượng bằng nhau đều 12g, sao, nghiền; kinh phân 4g trộn đều. Nấu nước hành rửa vết loét rồi rắc, đắp thuốc bột này lên.

- Chữa phong thấp đau nhức xương: bạch liễm (chìa vôi) 20g, dây đau xương 16g, rễ lá lốt 16g. Đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Trong kinh nghiệm của nhân dân Việt Nam thì củ chìa vôi thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức các xương. Thân chìa vôi hơ hay xào nóng dùng đắp lên bụng phụ nữ sau khi đẻ để chữa đau bụng.

- Bệnh phong thấp, đau nhức hay chóng mặt ... là những căn bệnh phụ nữ thường mắc phải. các chuyên gia khuyên nên dùng các loại thuốc đông y để trị.

Chữa chóng mặt

Chứng chóng mặt ở phụ nữ thường rất hay xảy ra, nhất là ở lứa tuổi trung niên, người sinh nở nhiều lần. Mỗi cơn chóng mặt có thể cảm thấy như đổ cửa, đổ nhà, đứng lên ngồi xuống không vững, mặt tối sầm, nảy đom đóm.
Cách chữa trị:
- Mỗi ngày ngắt lấy mười ngọn cây ké đầu ngựa (thứ này hay mọc ở vườn hoang), với hai chục lá kinh giới cho vào trong ấm tích rồi đổ nước sôi vào để hãm (như cách hãm chè tươi). Dùng nước này uống cả ngày thay nước. Kiên trì như vậy càng lâu càng tốt, chỉ có lợi, không hại gì đến sức khỏe.
- Bẻ lấy một nắm cành lá cây cối xay, thái nhỏ sao vàng rồi đổ xuống chỗ đất sạch, úp nồi rang nóng lên trên. Khi nào rút hết hơi nóng sẽ bốc cành lá đó lên để đun uống. Mỗi lần bốc lấy một nắm to, cho ba bát nước đun cạn còn một bát uống lúc đói. Uống độ ba ngày liền sẽ thấy dễ chịu.
Dùng thuốc đông y vừa an toàn vừa hiệu quả đối với bệnh chóng mặt và phong thấp.


Chữa chứng phong thấp đau nhức

Chứng phong thấp đau nhức xương ở nước ta rất nhiều người mắc phải. Phụ nữ hay nam giới khi giở trời trái gió thường bị sưng đỏ đau nhức, hoặc nhức om trong xương, trong thịt.
Cách chữa trị:

- Cành dâu (bóc vỏ xanh bên ngoài) một nắm.

- Rễ cỏ xước một nắm.

- Đậu đen một chén con.

- Rễ gấc một nắm nhỏ.

- Rễ cây lá lốt một nắm nhỏ.

- Cánh bèo cái (vặt bỏ rễ) một nắm.

Các thứ trên thái nhỏ, sao vàng, úp nồi rang nóng xuống đất cho rút hết hơi nóng, sau đó cho bốn bát nước vào sắc cạn lấy một bát. Khi uống nên pha vào một thìa hoặc một chén rượu con, tùy người uống được rượu nhiều hay ít. Người không uống được rượu thì thôi. Uống xong nên ăn một bát cháo nóng và đắp chăn nằm nghỉ. Vừa mới uống thuốc không nên tắm rửa nước lạnh, làm việc ở nơi có nước lạnh, gió lạnh.
Người vốn có chứng phong thấp đau nhức thì thường ngày nên giữ gìn tránh gió lạnh, nước lạnh, tránh những nơi ẩm thấp. Mùa hè tránh đi ở ngoài nắng, không nên ngâm chân xuống nước khi chưa ráo mồ hôi. Khi trời chiều sương mù không nên ra ngoài sớm.
Phụ nữ đương thời kì sinh nở, cho con bú mà có hiện tượng phong thấp cũng nên uống bài này. Không nên tự mua uống những loại thuốc phong thấp linh tinh có nhiều vị cay nóng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt, sữa nuôi con.

 Bài thuốc chữa bệnh thống phong hay còn gọi là gút (gout) hiệu quả của lương y chuyên sâu Đông y Phạm Cao Sơn


 

, căn bệnh gây đau đớn cho đàn ông của lương y Phạm Cao Sơn được đăng tải, VTC News đã nhận được nhiều ý kiến cũng như mong muốn của độc giả muốn tìm hiểu kỹ hơn về bài thuốc chữa gút này.

Quay lại tìm vị lương y chữa gút Phạm Cao Sơn, tôi gặp một bệnh nhân tên Nguyễn T. H  (Quảng Ninh) đang đến lấy thuốc. Mặc dù ông H. chỉ chia sẻ, ông là người làm trong lĩnh vực du lịch ở Quảng Ninh nhưng phóng viên biết ông hiện là Chủ tịch CLB Lữ hành M và là Tổng giám đốc một công ty du lịch tại Quảng Ninh.

Ông H. cho biết, ông bị gút hành hạ mấy năm nay làm ông rất đau nhức, chân không xỏ được giày. Ông từng dùng thuốc Trung Quốc mua tại Bắc Kinh nhưng không thấy hiệu quả và lo lắng về thành phần trong thuốc không rõ ràng nên dừng uống. Ông cũng dùng cả thuốc đặc trị gút của Tây y là Colchicine (Pháp) nhưng tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện.

Nghề của ông phải đi nhiều. Đây cũng là một trong những tác nhân khiến ông mắc bệnh gút nặng hơn. Theo lương y Phạm Cao Sơn, ngoài vấn đề rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, thì việc đến những địa điểm mới với khí hậu, thổ nhưỡng thay đổi, thức ăn thay đổi sẽ tác động khiến bệnh gút của ông dễ tái phát hơn.

Có lần, đi công tác, ông không thể lên máy bay mà phải có người khiêng lên. Căn bệnh gút ảnh hưởng  nhiều đến công việc của ông.

Trước Tết, ông có dùng 2 đợt thuốc của lương y Sơn, chỗ sưng ở khớp đầu ngón cái bên phải đã đỡ, đi lại dễ dàng. Nhưng gần Tết ông ngừng sử dụng, lại ăn uống chất đạm nhiều hơn nên ông bị nhức chân. Vì vậy, ngay sau Tết, ông lên Hà Nội lấy thuốc. Còn bạn ông H. bị gút nặng hơn ông, dùng thuốc, đã lâu đến nay không tái phát.

Ngoài ông H. còn một bệnh nhân đáng chú ý đang sử dụng thuốc của lương y Sơn. Bệnh nhân này ngoài bị gút còn bị thận. Một quả thận đã được cắt bỏ trước khi uống thuốc gút của lương y Sơn.

Phóng viên cũng trò chuyện hỏi thăm anh Hoàng Minh đến lấy thuốc cho em là bệnh nhân trên hiện công tác tại Bộ Công an. Anh Minh cho biết em anh bị mắc gút trước mất ăn, mất ngủ. Giờ,  sau khi uống thuốc gia truyền chữa gút, chỉ số axit uric đã ổn định, ăn ngủ ngon hơn ăn uống được thoải mái không phải nhịn như trước.

Bệnh nhân này cũng không dùng thuốc hơn 1 tháng nay có hiện tượng đi lại khó khăn. Anh Minh bảo: “uống thuốc cũng tốn tiền nhưng xứng đáng vì người em tôi khỏe ra. Mọi sinh hoạt, công tác tốt hơn”.

Lương y Sơn nói: Với trường hợp bệnh nhân này, phải uống với thời gian dài hơn. Vì trước khi uống thuốc của tôi, bệnh nhân đã bị cắt đi một quả thận, như vậy chức năng đào thải độc tố của cơ thể đã giảm, khiến chất độc đọng ở ổ khớp tăng hơn so với người còn 2 quả thận.

Như chúng tôi đã đề cập từ bài báo trước, bệnh Gút (gout) hay còn gọi là thống phong theo Đông y, là tình trạng bệnh do rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng axid uric trong máu cao hơn người bình thường.

Bệnh gút gây ra các triệu chứng viêm khớp làm sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Đầu tiên chỉ là đau ngón 1 khớp ngón chân cái rồi khớp bàn chân, khớp ngón, khuỷu tay, khớp cổ tay, ngón tay, khớp gối, khớp háng. Khi mức axid uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể tích tụ trong khớp xương gây đau đớn rất dữ dội.

Nếu bệnh đã mãn tính mà bỏ uống thuốc, bệnh gút dễ tái phát. Dù không thấy đau khớp, vẫn phải thường xuyên sử dụng nhưng với lượng ít hơn.

Theo nhìn nhận ở phương diện Đông y, người bị bệnh thống phong do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết và ứ trệ tại khớp. Ban đầu bệnh còn ở cơ biểu, kinh lạc sau vào gân xương và gây tổn thương tạng phủ.

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh gút trở thành mãn tính và dày tô phi (u cục nổi lên xung quanh khớp, dưới da, ở vành tai. Những cục u này mềm, không đau, bên trong chứa một chất trắng như phấn – pv). Cơn đau ngày càng dày. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, có khi gây tổn thương thận như viêm thận, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp và mãn tính. 

U cục nổi to mỗi năm, vỡ chảy dịch gây mất thẩm mỹ. Bệnh nhân bị gút không chườm đá, xoa bóp hay lấy dao bào chích vì dễ gây nhiễm khuẩn có thể phải tháo khớp. Đặc biệt, người bị gút nên tránh đến các đám ma vì có xú khí dễ khiến bệnh gút tái phát.

Giải mã bài thuốc

Thuốc chữa gút này gồm có: Ba kích, tầm gửi dâu, thiên niên kiện, thổ phục linh, kê huyết đằng, trạch tả, tỳ giải, đông trùng hạ thảo, ba kích, tắc kè  có đuôi, cá ngựa sấy khô....
Khi phóng viên quay lại gặp vị lương y này để tìm hiểu về bài thuốc. Dù ai cũng biết đã là bài thuốc gia truyền thì không phải dễ dàng để công khai nhưng lương y Sơn đã chia sẻ phần nào thông tin về bí quyết làm bài thuốc này (Đông y bất ly hoàn tán).

Lương y Phạm Cao Sơn cho biết: Trong bài thuốc gồm 16 vị, có đến 10 vị là chữa phong tê thấp, còn 6 vị kia giúp ổn định chức năng gan, thận, kìm chế sự rối loạn chuyển hóa của axid uric.

Thuốc của lương y Sơn được xay nhỏ mịn, màu hơi vàng. Lý do xay thành bột theo lương y Sơn nói là: Tiện cho bệnh nhân uống ở nhà cũng như mang đi công tác hơn là thuốc sắc. Chưa kể việc tốn thời gian sắc, nhiều người không đủ dụng cụ và thời gian để sắc đúng thuốc.

Trong bài thuốc, những vị  có nhiều chất xơ phải được chiết xuất lấy tinh chất, nếu vị thuốc là tinh bột sẽ sấy khô, tiệt trùng và được nghiền, vị thuốc là tinh dầu cần được chưng cất và sao tẩm để vẫn giữ được hoạt chất chữa bệnh.

Một số vị thuốc chữa phong tê thấp trong bài thuốc gồm: Ba kích, tầm gửi dâu, thiên niên kiện, thổ phục linh, kê huyết đằng, …. Một số vị thuốc giúp giảm lượng axid uric như trạch tả, tỳ giải…

Có những vị bổ thận như đông trùng hạ thảo, ba kích, tắc kè  có đuôi, cá ngựa sấy khô... Những vị này cần được sao tẩm cùng vị thơm như xuyên khung… để át mùi tanh lại bổ máu.

Thuốc này hiện được đóng gói 171 g, uống đủ 15 ngày. Mỗi ngày 3 lần, sau ăn sáng, trưa, tối. Pha 1 thìa thuốc với 2 thìa mật ong và 1/5 cốc nước uống. Sau đó uống thêm 2- 3 cốc nước. Người già trên 70 tuổi, cân nặng dưới 45 kg, mắc nhiều bệnh, uống 20 ngày/gói.

Mật ong là chất dẫn thuốc giúp tác dụng tốt hơn đến các tạng, phủ. Còn các thành phần chính của thuốc giúp khu phong, tán hàn, thông kinh lạc, hoạt huyết, mạnh gân  cốt, bổ thận, nhuận can, giúp tiêu viêm, giảm đau do cón gút tái phát. Bổ sung, nuôi dưỡng các chất trong ổ khớp, sụn khớp đã viêm, cứng trên tứ chi cùng các khớp sống cổ, thắt lưng dễ bị thoái hóa do tuổi cao, ngồi nhiều, ít vận động.

Với bệnh nhân mới mắc bệnh gút trước 3 tháng, nhiều trường hợp dùng thuốc từ 9 đến 12 tháng liên tục đến nay không thấy tái phát. Với bệnh nhân mãn bị vài năm đến hàng chục năm cần uống thuốc lâu dài hơn.

Một yếu tố mà bản thân phóng viên, cũng như nhiều độc giả băn khoăn về thuốc đông y sau khi nhiều vụ việc về thuốc cam có chì, thuốc bột trộn corticoid. Mang điều này chia sẻ với lương y Phạm Cao Sơn, ông nói: “Tôi không dám nói thuốc của ai tốt, ai không tốt. Có rất nhiều lương y tận tâm với nghề, với bệnh nhân.

Những người trộn chì hay thuốc corticoid vào thuốc Đông y chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh” hoặc họ không ý thức được điều mình làm mà thôi. Những người này chỉ chộp giật nên đâu thể tồn tại và phát triển được. Họ chỉ làm hại chính mình vì nhân dân, bệnh nhân, xã hội sẽ tránh xa họ.”.







Bệnh phong thấp và cách chữa trị
Bài thuốc đông y trị đau lưng
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp
Tác dụng chữa bệnh của cây lá gai
Tác dụng chữa bệnh của củ khúc khắc
Tác dụng chữa bệnh của cây khế
Bài thuốc Đông y chữa đau thần kinh tọa
Tác dụng chữa bệnh của giun đất -







(ST)