Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chim câu
Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Chữa bệnh sỏi mật bằng thuốc dân gian an toàn.Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.
CHỮA BỆNH SỎI MẬT BẰNG THUỐC DÂN GIAN
Bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi mật
Triệu chứng 1: Viêm túi mật do sỏi, bệnh nhân có sốt, đau vùng hạ sườn phải, sự tiết mật bị trì trệ, phân bạc màu, rối liệu tiêu hóa, da sạm.
Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y hữu hiệu:
Bài 1: Hạ liên châu 16g, nhân trần 16g, đại hoàng 6g, chỉ xác 8g, đan bì 10g, chi tử 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, trinh nữ 16g, râu ngô 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, tăng tiết dịch mật, bài thạch.
Bài 2: Lá và cây cối xay 20g, kim tiền thảo 20g, lá tre 12g, hương nhu trắng 12g, xấu hổ 20g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đinh lăng 20g, biển súc 16g, đại hoàng 6g, quy 12g, thục 12g, hoàng kì 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, thông mật, bài thạch, giảm đau.
Triệu chứng 2: Trường hợp sỏi làm tắc ống dẫn mật, gây ứ mật, đau đớn dữ dội, da vàng, tiểu vàng, bệnh nhân đau tăng, nằm ở tư thế "cò súng".
Bài 1: Lá đinh lăng 30g, nhân trần 30g, chỉ xác 20g, trần bì 20g, cát căn 16g, rễ xấu hổ 20g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, cách nhau 20 phút.
Bài 2: Kê nội kim (sao vàng) 12g, thài lài tía 20g, đinh lăng 20g, rễ bí đỏ 20g, bạch mao căn 20g, kim tiền thảo 30g, nhân trần 16g, chi tử 10g, chỉ xác 12g, trần bì 12g. Đổ nước 3 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, uống trong ngày.
Bài 3 (trà dược): Kim tiền thảo, nhân trần, lá đinh lăng, hương nhu trắng, bạch mao căn, cỏ mần trầu, rau má mỗi vị 200g. Các vị rửa sạch, cắt ngắn phơi khô, trộn đều, bảo quản cho thật tốt, tránh mốc, tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g hãm với nước sôi vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày, trà này dùng thường xuyên có tác dụng chống viêm, bài thạch, lợi mật, lợi gan. Bệnh nhân có tiền sử sỏi mật, viêm ống dẫn mật, thiểu năng gan, gan nhiễm mỡ nên dùng.
Quả đu đủ xanh chữa sỏi thận, sỏi mật
Äu đủ xanh.
Cách làm: quả đu đủ xanh cắt đầu đuôi bỏ hết hột, thêm ít muối, đem đun cách thủy, ăn ngày một lần, ăn liền trong một tuần lễ là khỏi. Tôi thực hiện ngay, trẩy quả đu đủ xanh (bằng vốc tay) vừa ăn trong một ngày, ăn 7 quả liền. Sau 7 ngày đi siêu âm quả thật viên sỏi đã biến mất.
Tôi thấy cháu Nguyễn Văn Thiết, 35 tuổi đi lưng còm lom khom là bị 2 viên sỏi đường tiết niệu chèn đau không làm được gì. Tôi hướng dẫn trảy ngay quả đu đủ vườn nhà làm như trên để ăn. Cháu ăn đến ngày thứ ba đã giảm đau, đến ngày thứ năm đã khỏi đau đi làm bình thường được. Thấy kết quả, ông anh Nguyễn Minh Xa và Phạm Văn Sáu, nguyên hiệu trưởng trường cấp II đã về hưu cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 7 ngày đi siêu âm cũng tiêu tan sỏi thận.
Tôi lại mách và hướng dẫn ông Nguyễn Văn Sướng ở tổ 10, phường Minh Khai - thành phố Phủ Lý, nguyên là Giám đốc khách sạn bị sỏi bùn ở mật chuẩn bị đi mổ và bà vợ là Nguyễn Thị Thịnh bị sỏi thận 3 viên. Hai ông bà cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 1 tuần lễ đi siêu âm cũng tiêu tan hết. Tôi còn mách bảo nhiều người khác.
Đây là tin vui bước đầu thực nghiệm theo sách có kết quả tốt và rất nhiều người bị bệnh này, chữa đơn giản không mất nhiều tiền mà khỏi bệnh. Tôi viết bài này mong quý báo đăng để độc giả bị bệnh có thể áp dụng thử khi cần vừa rẻ vừa an toàn.
Trên đây là kinh nghiệm chữa sỏi từ quả đu đủ xanh, của bác Lương Phúc Huyên gửi tới tòa soạn, xét thấy không độc hại gì vì vậy chúng tôi đăng để bạn đọc thử áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng nếu có điều gì bất thường nên đi khám tại bệnh viện để được xử trí đúng. Thực tế, trong Đông y thường dùng đu đủ xanh hầm chân giò giúp lợi sữa dùng cho các bà mẹ sau đẻ ít sữa.
Chữa sỏi mật bằng đông y
- Trả lời của phòng mạch online:
Túi mật (gallbladder) là một cái bọc nằm dưới thùy gan phải. Nó nối liền với gan bằng những ống nhỏ và đổ xuống ruột bằng một ống có tên là Choledoque. Nhiệm vụ chính của túi mật là dự trữ mật. Mật được tạo thành trong gan rồi theo các ống gan đi vào túi mật, sau đó theo ống dẫn chung đi vào tá tràng (duodenum) do tác động của hormone cholecystokinin-pancreozymin tiết ra khi thức ăn vào tới tá tràng. Khi thức ăn đã tiêu hóa xong, túi mật thư giãn và lại tiếp tục tích trữ mật.
Mật là một chất lỏng màu nâu, thành phần gồm muối mật, cholesterol, bilirubin và lecithin. Lecithin là chất màu nâu sậm làm mật và phân có màu nâu. Bởi thế những người bị tắc mật thì phân có màu trắng “như cứt cò”.
Nguyên nhân gây ra sỏi mật:
Sỏi mật là một khối cứng trong túi mật. Nó được tạo ra bởi những thành phần trong mật kết tủa. Đa số sỏi mật ở những nước như nước ta do sự tăng cholesterol, khả năng hòa tan của cholesterol giảm nên kết dính các thành phần khác trong dịch mật lại mà thành. Kích thước thì vô chừng, nó có thể là “bùn mật”, có thể là những cục to như trái táo ta, có thể trơn nhẵn lại có thể xù xì.
Hậu quả của sỏi mật:
Sỏi mật có thể cản trở luồng mật luân chuyển trong mật nếu nó nằm tại những ống mật nhỏ dẫn mật từ gan đến ruột. Những ống mật nhỏ này có thể là ống gan (hepatic ducts) mang mật ra khỏi gan, ống dẫn mật (cystic ducts) luân chuyển mật tới lui từ gan đến túi mật và ống mật chung (the common duct bile) dẫn mật từ những ống mật và ống gan đến ruột non. Mật ứ trữ ở những chỗ bị nghẽn sẽ gây nên viêm túi mật, viêm ống dẫn mật và đôi khi (dù rất hiếm) gây viêm gan.
Ống dẫn mật tới tụy tạng nếu bị nghẽn thì những enzym trong tụy tạng bị tích tụ ở tụy tạng và có thể gây nên viêm tụy tạng do sỏi mật (gallstone pancreatitis). Nếu những ống dẫn mật bị nghẽn tắc trong một thời gian đáng kể thì nhiễm trùng hoặc hư hại những cơ quan liên hệ có thể xảy ra. Triệu chứng báo trước thường gồm nóng sốt, vàng da và đau dai dẳng.
Các loại sỏi mật:
Sỏi mật gồm hai loại, loại sỏi mật cholesterol và sỏi mật chứa sắc tố mật bilirubin.
Sỏi mật bilirubin Calcium bilirubinate thường thấy ở những người bị bệnh gan viêm trầm trọng, hoặc bệnh về thiếu máu (sickle cell anemia). Sỏi mật sắc tố thường đậm màu và do bilirubin tạo nên.
Sỏi mật cholesterol thường thấy ở phụ nữ ngoài 20 tuổi, nhất là phụ nữ mang thai, đàn ông trên 60 tuổi, nam nữ bị béo phì, những người muốn gầy hay xuống cân trong một thời hạn gấp rút, những người dùng thuốc ngừa thai, những người dùng thuốc làm giảm thấp cholesterol trong máu và những người Mỹ gốc da đỏ và gốc Mexico.
Sỏi mật cholesterol có màu vàng xanh và được tạo nên do cholesterol cứng lại.
Yếu tố thuận lợi gây ra sỏi mật:
Ngoài hai chất chính cholesterol gây sỏi cholesterol, và sắc tố bilirubin gây sỏi mật bilirubin, có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo sỏi mật nhất là sỏi mật cholesterol.
* Béo phì. Béo phì là một nguy cơ đáng ngại cho sỏi mật, nhất là giới nữ. Các nhà nghiên cứu cho rằng do béo phì làm tăng cholesterol và làm giảm khả năng co bóp của túi mật.
* Estrogen. Lượng estrogen do thai nghén, do uống nội tiết tố thay thế, hay do uống thuốc ngừa thai cũng được giả định là làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu và làm giảm chuyển động của túi mật. Cả hai điều kiện này đều dễ gây nên sỏi mật.
* Chủng tộc. Người Mỹ thổ dân (Native Americans) trong cơ thể chứa di thể có khuynh hướng làm tiết nhiều cholesterol trong mật. Tỷ lệ số người có sỏi mật cao nhất là những người này. Một số lớn người Mỹ thổ dân đàn ông có sỏi mật vào tuổi 60. Giữa nhóm người Pima Indians ở Arizona, 70% đàn bà có sỏi trong mật vào tuổi 30. Người Mỹ gốc Mexico cũng có tỷ lệ bị sỏi mật rất cao.
* Giới tính. Phụ nữ thường bị sỏi mật nhiều hơn. Thường sỏi mật xuất hiện giữa 20 và 60 tuổi. Phụ nữ độ tuổi này bị sỏi mật gấp đôi đàn ông.
* Thuốc làm giảm cholesterol. Thuốc làm giảm cholesterol trong máu làm tăng lượng cholesterol trong mật, và bởi thế cơ hội có sỏi trong mật lại cao hơn.
* Bệnh tiểu đường. Những người có bệnh tiểu đường thường có lượng acid béo và triglycerid tăng. Sự tăng này tỷ lệ thuận với nguy cơ bị sỏi mật.
* Xuống ký quá nhanh. Khi cơ thể cố gắng biến dưỡng chất béo trong thời gian xuống ký quá nhanh, nó có thể gây lý do cho gan tạo thêm nhiều hơn cholesterol để chuyển tới mật. Chúng ta biết là cơ thể tự sinh cholesterol tới 75%.
* Nhịn đói. Nhịn đói làm giảm chuyển động của túi mật, do đó mật tích tụ lại với nồng độ cholesterol cao, dễ gây sỏi mật.
* Nhiễm ký sinh trùng. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là đặc điểm của sỏi đường mật xứ nhiệt đới. Loại ký sinh trùng thường gặp là giun đũa. Trong phẫu thuật, khi mở ống mật chủ thường thấy sỏi nát mủn kèm với các mảnh xác giun hay giun còn sống.
Vấn đề nhiễm ký sinh trùng đường ruột trong bệnh lý sỏi đường mật được tường trình qua nhiều nghiên cứu của các tác giả vùng nhiệt đới.
Triệu chứng của sỏi mật:
Có người thấy đau âm ỷ ở vùng hạ sườn phải, có người chung sống hòa bình với sỏi, chỉ phát hiện khi tình cờ siêu âm. Có người bị viêm túi mật cấp với triệu chứng sốt cao, lạnh run, có người là triệu chứng chán ăn, túc nặng.
Chẩn đoán sỏi mật:
Siêu âm là kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém và nhìn thấy, đo được kích thước viên sỏi.
Chữa trị : Thường khi sỏi nhiễm trùng hoặc quá lớn sẽ được chỉ định mổ cắt bỏ túi mật. Khi sỏi còn nhỏ thường bác sĩ đề nghị giảm cân, uống kim tiền thảo. Còn đề tài khoa học của Mai Thị Quí Thảo (ĐH Y dược TP. HCM) nghiên cứu phối hợp kim tiền thảo và rau om điều trị sỏi thận chứ không phải sỏi mật. Đề tài này được giải nhì trong những giải thưởng nghiên cứu của sinh viên tháng 3-2008. Nếu chị của bạn có sỏi mật 18 mm cũng nên thử sử dụng phối hợp kim tiền thảo và rau om. Thông thường các dược liệu phải dùng lâu mới thấy tác dụng.
Chữa sỏi thận, sỏi mật bằng thảo dược
|
Với bài thuốc gia truyền này, người bị sỏi thận uống thuốc vào sỏi sẽ tự bào mòn, bài tiết theo đường nước tiểu. Người bị sỏi mật, uống thuốc sỏi tự bào mòn, sau đó xuống ruột, bài tiết theo đường tiêu hoá. Với người bị giun chui ống mật, uống thuốc vào sau đó giun quay trở về đường tiêu hoá. Người mắc bệnh hen phế quản uống thuốc cho đến hết hen. Bài thuốc gia truyền này chữa được ở mức độ người bị sỏi thận, sỏi mật viên nhỏ từ trên mười đến mười hai milimet trở xuống.
Theo bác sỹ Đoàn Sinh, từ ngày theo nghề y ông đã ấp ủ trong lòng một ngày nào đó sẽ dùng đến bài thuốc do cha ông truyền lại để cứu giúp người bệnh. Ngay từ năm 1980, đang là một bác sỹ Tây y nhưng ông đã cho một số bệnh nhân sỏi thận, sỏi mật dùng đến bài thuốc này. Hồi ấy, ông tham gia nhiều ca mổ cho những bệnh nhân mắc sỏi mật, sỏi thận thường thấy sau một thời gian mổ, lại tái phát. Có những bệnh nhân mổ đi mổ lại mấy lần. Ông liền cho một số bệnh nhân dùng bài thuốc của gia đình mình. Đó được coi như một giai đoạn thử nghiệm. Ông rất mừng khi biết được chính xác thuốc có hiệu quả cao. Từ đó những bệnh nhân có sỏi ở mức độ còn nhỏ ông đã chữa cho họ bằng bài thuốc này, mà không cần phải mổ.
Phương pháp chữa bệnh của ông là người bệnh đưa các kết quả xét nghiệm ở các bệnh viện đến, căn cứ vào đó để khuyên họ nên mổ, hay uống thuốc để tiêu tán sỏi. Nhiều người bệnh nghe danh ông tìm đến chữa, ông giới thiệu đến các bệnh viện làm siêu âm, xét nghiệm X-quang, sau đó mới trở lại để ông chẩn đoán xem bài thuốc của mình có thể tiêu tán sỏi hay không mới nhận lời chữa. Từng là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tiêu hoá, khi nhìn vào phim X-quang nếu thấy bệnh nhân nào sỏi tán được ông khuyên uống thuốc, sỏi quá to ông khuyên đi mổ.
Thuốc chữa sỏi mật, sỏi thận của bác sỹ Đoàn Sinh thuộc dạng thuốc nước, có màu nâu sẫm, trông gần giống như mật gấu. Mỗi ngày người bệnh chỉ cần uống hai mililit, bằng cách dùng xilanh hút từ lọ thuốc ra chén để uống đúng liều lượng. Một ca mổ sỏi thận, hay sỏi mật có khi tốn kém tới chục triệu bạc, chưa kể gây đau đớn cho bệnh nhân. Vậy nhưng, có bệnh nhân hợp thuốc chỉ cần uống một lọ thuốc của bác sỹ Đoàn Sinh, đã không còn thấy sỏi. Theo ông, thời gian chữa theo bài thuốc gia truyền của ông là không định được, do tính chất sỏi mỗi người một khác.
Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật, điều mà ít ai biết
chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh sỏi mật
|
|