Chữa bệnh sỏi thận bằng quả thơm rất tốt
Mẹo vặt chữa bệnh sỏi thận hiệu quả tuyệt vời
Chữa bệnh sỏi thận bằng Dứa và phèn chua. Bạn đang băn khoăn lo lắng khi đang bi sỏi thân mà không biết cách chữa an toàn hiệu quả. Hãy tham khảo cách chữa bằng Dứa và phèn chua sau nhé!
Chữa sỏi thận bằng Dứa và Phèn chua
Trái thơm nướng phèn chua làm tan sỏi thận?
TS - Tôi 47 tuổi, có sỏi 9mm ở niệu quản đã nội soi tán sỏi. Hiện còn một sỏi 3mm ở thận. Có người chỉ uống nước mã đề với râu bắp và rễ cỏ tranh, kết hợp với nướng trái thơm (khóm) bỏ thêm phèn chua vào giữa trái, vắt nước uống sẽ hết sỏi thận.
Xin hỏi có đúng không, có độc hại không? Nếu đúng xin hướng dẫn cách dùng. (Nguyễn Thiện - Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Dược sĩ Lê Kim Phụng (khoa y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM): Các thảo dược như mã đề, rễ tranh, râu bắp có tác dụng thông tiểu, chữa các trường hợp tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu do sỏi thận.
Ngoài ra còn có râu mèo và kim tiền thảo cũng được dùng để chữa sỏi thận, mỗi ngày 10 gam lá khô sắc lấy nước uống như nước trà.
Trường hợp trái thơm nướng với phèn chua trong dân gian có sử dụng. Một trái thơm nướng chỉ dùng khoảng 5 gam phèn chua, dùng trong ba lần, tuy nhiên cách điều trị này chỉ được ghi nhận theo kinh nghiệm dân gian, chưa được kiểm chứng và thống kê kết quả nên chúng tôi không thể trả lời được có độc hay không.
Nếu dùng nhiều và lâu ngày có thể gây khó chịu bao tử vì độ chua của thơm. Cần chú ý khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
+ Dùng thuốc Flixotide lâu dài có ảnh hưởng gì?
+ Con tôi 5 tuổi, bị bệnh hen bậc 4. Bác sĩ cho dùng Flixotide xịt hai lần/ngày. Như vậy, một hộp thuốc này dùng bao lâu thì hết? Dùng lâu có ảnh hưởng gì? Khi nào ngưng thuốc? Hiện sức khỏe của cháu tốt, đã dùng thuốc được hơn một tháng. (Vũ Thị Hoa - Q.9, TP.HCM)
TS Nguyễn Thanh Hùng - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM: Bình thuốc xịt định liều Flixotide mỗi lần xịt cung cấp 25mcrg chất fluticasone propionate.
Đây là một chất corticoid được dùng kháng viêm trong phổi để ngăn ngừa cơn suyễn, với tỉ lệ xảy ra tác dụng phụ và độ nặng tác dụng phụ ít hơn so với các loại corticoid đường toàn thân (uống). Thuốc này có tác dụng ngừa cơn suyễn, không phải thuốc cắt cơn.
Bệnh nhân phải dùng thuốc thường xuyên, ngay cả khi hết triệu chứng. Liều dùng khởi đầu tùy thuộc độ nặng của bệnh nhân. Liều thuốc sẽ được giảm đến mức thấp nhất có tác dụng duy trì kiểm soát cơn hen. Con chị bị suyễn bậc 4, do đó phải dùng thuốc liên tục theo chỉ định của bác sĩ.
Một bình thuốc xịt chứa 60 hoặc 120 liều. Con chị xịt hai lần/ ngày thì với bình 60 liều có thể dùng trong 30 ngày. Thuốc này rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi dùng bệnh nhân có thể bị nấm candida ở miệng (để tránh nấm cần súc miệng sạch sau khi xịt thuốc).
Ảnh hưởng toàn thân có thể xảy ra khi dùng liều cao, kéo dài: hội chứng cushing, ức chế thượng thận, chậm phát triển ở trẻ em và trẻ vị thành niên... Do đó cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc để theo dõi điều chỉnh liều lượng.
Chế độ ăn khi mắc bệnh sỏi thận
Có thể nói đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm nhất là những người đang mang trong mình bệnh sỏi thận.
- Có nhiều loại sỏi thận. Trong đó thường gặp nhất (80-90%) là sỏi canxi, gồm canxi oxalat, canxi phosphate và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi Struvit, sỏi Acid uric, sỏi Cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng cần kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận, thật sự là không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ là do bị dư canxi. Nhiều người ăn uống kham khổ kiêng cữ canxi vẫn bị sỏi thận, ngược lại nhiều người uống nhiều sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.
Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh thận:
1) Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất ): Nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít trong một ngày. Đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.
2) Không nên ăn nhiều thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.
3) Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (như: sữa, phomai…): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phomai (khoảng 800-1.300mg chất canxi). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn oxalat từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương. Những trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà cần ăn khoảng 400mg mỗi ngày, tức tương đương 1,5 ly sữa tươi.
4) Tránh các thực phẩm chứa nhiều oxalat như: trà đặc, cà phê, chocolate, bột cám, ngũ cốc, rau muống…
5) Nên uống nhiều nước cam, nước chanh, nước bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống lại sự tạo sỏi thận.
6) Nên ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
7) Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò… Cần lưu ý ở những người bị sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để có chế độ điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân. Có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây sỏi tái phát như dị dạng, hẹp đường tiết niệu, do nhiễm trùng niệu, bệnh acid hóa do ống thận, đa canxi niệu do tăng thải canxi từ xương, đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột, đa canxi niệu do thận, đa oxalat niệu nguyên phát, đa oxalat niệu do ăn uống, đa uric niệu…
Chữa Sỏi Thận Bằng Thực Phẩm
Nếu bạn được chẩn đoán là bị sỏi thận, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mình.
Một số loại thực phẩm có tác dụng làm vỡ sỏi và tống xuất chúng ra khỏi cơ thể. Thường xuyên ăn những loại thực phẩm này là cách để bạn loại bỏ sỏi thận.
Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến. Chúng phát triển trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển sỏi thận.
Sau đây là những loại thực phẩm các tác dụng loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể.
Trái cây họ cam quýt
Những loại trái cây như cam, chanh, bưởi và những loại trái cây họ cam quýt khác rất có lợi trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Những loại trái cây này có chứa axit citric, một loại chất có vai trò quan trọng trong việc phá hủy và “trục xuất” sỏi ra khỏi cơ thể.
Có điều này do axit citric bao quanh các viên sỏi. Điều này có nghĩa là chúng sẽ làm viên sỏi không thể phát triển to hơn nữa và cứ tiếp tục bao quanh viên sỏi cho đến khi nó bị phá hủy. Axit citric là một hợp chất mạnh và làm phá hủy sỏi thận ở mức độ ổn định. Chỉ trong một thời gian ngắn, những viên đá sẽ bị phân hủy và đi ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.
Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi trong việc điều trị sỏi thận. Loại thực phẩm này có tác dụng làm sạch cơ thể từ bên trong nếu được tiêu thụ ở một lượng phù hợp. Yến mạch và các loại ngũ cốc là nguồn chất xơ tuyệt vời. Những loại thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy quá trình bài tiết trong cơ thể và quá trình này sẽ giúp đẩy các viên sỏi ra khỏi thận. Tuy nhiên, những loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ có tác dụng tốt hơn so với loại tinh chế.
Những loại trái cây và rau có hàm lượng chất xơ cao cũng là loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn của các bệnh nhân sỏi thận, bởi chúng cũng sẽ giúp các viên sỏi nhanh chóng bị đẩy ra ngoài cơ thể.
Nước ép quả nam việt quất
Nước ép của quả nam việt quất là phương thuốc phổ biến được sử dụng trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Quả nam việt quất có hàm lượng axit cao, vì vậy mà chúng có tác dụng rất lớn trong việc điều trị sỏi thận. Quả nam việt quất tươi hay nước ép của nó đều đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng rất lớn đối với bệnh nhân sỏi thận. Chúng khiến các viên sỏi thận bị phá vỡ và sau đó là tống xuất chúng ra khỏi cơ thể.
Quả nam việt quất cũng có tác dụng ngặn chặn sự phát triển của những viên sỏi. Trong hầu hết các trường hợp những viên sỏi này được phân hủy và đưa ra ngoài cơ thể quá nước tiểu. Quả nam việt quất là một loại trái cây dễ ăn, vì vậy hãy thường xuyên sử dụng chúng.
Dùng quả dứa
Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ, giải độc. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông. Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt.
Chuối hột
Ngoài việc làm tiêu đi những viên sỏi thận, chuối hột còn có tác dụng hỗ trợ điều trị cho những người tiểu đường. Thái mỏng 7 - 8 quả chuối hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3 - 4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3 - 4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy chỉ cần một vốc tay lát chuối đã sao. Những người bị đau dạ dày không uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng, uống làm nhiều lần trong ngày.
Đu đủ xanh
Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho một người. Cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vào trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ. Bạn nên ăn liên tục trong khoảng 10 ngày rồi đi kiểm tra lại sỏi trong thận.
Kim tiền thảo ngăn ngừa sự tạo sỏi
Bạn nên nhớ, khi đã bị sỏi thận thì sự tạo sỏi rất dễ dàng khi sỏi đã tan. Chính vì vậy bạn phải luôn chú ý trong ăn uống để tránh tạo sỏi. Nước kim tiền thảo có tác dụng như thế trong quá trình phòng và chữa bệnh sỏi thận. Bạn lưu ý việc, nước kim tiền thảo không thể làm tan sỏi có đường kính lớn hơn 10mm.
Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Tác dụng chữa bệnh của quả dứa
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Bệnh sỏi thận khi mang thai
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
Ăn kiêng cho người bị sỏi thận
Tác dụng chữa bệnh của quả dừa -
(ST)