Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi

Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi. Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng.


CHỮA BỆNH TÁO BÓN CHO BÀ BẦU AN TOÀN NHANH KHỎI
 

Táo bón có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ trước nhưng nặng lên trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu trên cả người và động vật cho thấy, giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là yếu tố quan trọng gây ra táo bón trong giai đoạn này. Các nguyên nhân khác bao gồm uống viên sắt để bù sắt, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và yếu tố tâm lý.

Về điều trị, cần khuyên người bệnh tạo thói quen đi ngoài đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước, ăn tăng chất xơ và có chế độ vận động phù hợp.

Các chất xơ từ ngũ cốc, cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Với những biện pháp không dùng thuốc này, biểu hiện táo bón thường bắt đầu giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 2-3 tuần.

Thuốc chống táo bón cần được sử dụng khi những biện pháp nêu trên không tác dụng, các thuốc này thường có hiệu quả tương đối sớm, sau 1-3 ngày. Nhiều loại thuốc chống táo bón có thể được sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai như: sorbitol, lactulose, polyethylene glycol, senna (cây muồng)…

Tuy nhiên, sorbitol và lactulose có thể gây chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, do có chứa cả đường galactose và lactose nên lactulose cần được dùng thận trọng ở những người bị tiểu đường.

Các thuốc tránh dùng cho phụ nữ có thai bao gồm dầu thầu dầu (vì có thể gây co cơ tử cung) và các loại muối tăng thẩm thấu như magne sulfate (vì có thể gây rối loạn nước, điện giải).

 

 

Trị táo bón  bằng thực phẩm  cho mẹ bầu


Các món cháo trị táo bón
 

 

Cháo cá chép

Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, có công dụng an thai, thông sữa, giảm ho suyễn, lợi tiểu, tiêu phù thủng…

Nguyên liệu: Một con cá chép khoảng nửa kg (chọn cá tươi, còn sống), 100 gr gạo tẻ loại ngon, 30 gr hạt sen, 30 gr vị thuốc nhục thung dung, 10 gr sa nhân và các gia vị hành, ngò, mắm, muối, tiêu, bột nêm…

Chế biến: cá chép làm sạch vảy, bỏ nội tạng bên trong, gạo vo sạch để sẵn, sa nhân giã dập. Cho nhục thung dung và sa nhân vào nồi cùng nửa lít nước nấu khoảng 15 phút, gạn lọc lấy nước thuốc đó rồi cho tiếp cá, gạo, hạt sen vào nấu đến khi vừa chín tới, nêm nếm các gia vị vừa ăn. Ngày dùng hai lần, dùng thường xuyên, thích hợp trong thời gian mang thai.

Món cháo cá chép này có tác dụng chủ trị tình trạng ăn ngủ kém, an thai và chống táo bón…

 

Cháo khoai lang

Nguyên liệu: 100 gr khoai lang, 50 gr gạo tẻ loại ngon

Cách chế biến: khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ dạng hình hạt lựu, gạo vo sạch. Cho cả hai vào cùng một lượng nước vừa đủ nấu đến chín. Ngày dùng hai lần, có công dụng nhuận trường, chống táo bón.

 

Vừng đen và cùi quả hồ đào

Nguyên liệu: Vừng (mè) đen và cùi quả hồ đào (hai thứ lượng bằng nhau), một ít mật ong

Cách làm: Rang vừng đen và cùi quả hồ đào, tán thành bột. Mỗi ngày dùng hai muỗng cà phê bột của hai loại trên hòa với nước sôi và một ít mật ong để uống sẽ có tác dụng chữa táo bón.

 

Chuối tiêu và táo

Dùng chuối tiêu chín bỏ vỏ, hoặc táo (rửa sạch) ăn vào mỗi buổi sáng và tối lúc bụng đói, sẽ có công dụng chữa táo bón…



Các loại quả tốt cho mẹ bầu trị bệnh táo bón

1. Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.

2. Quả sung

Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. 

Bà bầu có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 - 5 quả. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu các mẹ ăn sung cả vỏ. Khi chọn sung, hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm. Sung là một trong những loài quả dễ thối nên chỉ nên trữ khoảng 1,2 ngày. Nếu không có sung tươi, các mẹ có thể thay thế bằng sung khô.

Mẹ bầu nên ăn sung cả vỏ sẽ hiệu quả hơn (Hình minh họa)

3. Khoai lang

Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.

4. Chuối

Chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón mà mẹ bầu nên dung nạp hàng ngày. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc ninh chín chuối (ninh cả vỏ), có tác dụng nhuận tràng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.

Mẹ bầu nên nhớ chỉ nên ăn chuối chín hoặc chuối đã nấu chín, tránh ăn chuối xanh nhé.

5. Rong biển

Thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Cũng chính vì vậy mà rong biển trở thành thực phẩm giúp mẹ bầu ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu.

6. Bí đỏ

Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ  (hay bí ngô) là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Nó là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6. Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. Ngoài ra, bí ngô còn dồi dào chất xơ, giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.

7. Táo

 

Táo phong phú hàm lượng các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol.

Tuy nhiên, các mẹ cần cẩn thận chọn mua những loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên ăn từ 1 – 2 quả táo mỗi ngày là tốt nhất.

8. Măng tây

Với lượng đường thấp, ít chất béo, nhiều chất xơ, măng tây cũng được coi là thực phẩm có tác dụng giảm cân. Ngoài ra, trong măng tây chứa nhiều nước và chất xơ rất tốt cho bà bầu bị bệnh táo bón. 

9. Đu đủ chín

Mẹ bầu hãy bổ sung ngay loại quả này vào thực đơn hàng ngày của mình nhé vì đu đủ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Phần thịt của đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón.

 

CÁCH PHÒNG BỆNH TÁO BÓN CHO BÀ BẦU

Xin giới thiệu một số cách giúp ngừa táo bón cho bà bầu.

1. Bổ sung chất xơ

Nói đến chống táo bón khi mang thai, chất xơ được nhắc đến đầu tiên. Vì thế, bạn cần ăn rau củ quả tươi và cả rau quả được sấy khô, đậu đỗ, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt… Nên ăn rau củ luộc, có thể ăn cả vỏ với một số loại củ.

2. Không thay đổi thói quen đột ngột

Nếu bạn có thói quen ít ăn chất xơ thì bạn không nên ngay lập tức chuyển sang ăn nhiều chất xơ vì nó có thể gây đầy bụng. Không nên “bội thực” chất xơ trong cùng một bữa ăn, chẳng hạn, không nên chỉ ăn cơm, canh rau, sau đó lại tráng miệng bằng hoa quả. Hãy tăng dần lượng chất xơ trong bữa ăn, bên cạnh những món khác, ví dụ, ăn cơm với súp lơ xào và thịt gà.

3. Ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn

Ăn quá no không tốt cho tiêu hóa, lại có thể làm tăng nguy cơ táo bón thai kỳ. Ăn đều các bữa nhỏ trong ngày hữu ích trong việc chống “táo” và ngăn ngừa đầy hơi.

4. Uống

Để thực phẩm được tiêu hóa tốt trong dạ dày và ruột, bạn cần uống đủ nước lọc, nước quả và nước rau. Uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày. Bởi vì nước giúp làm mềm phân, khiến việc đi tiêu dễ dàng hơn.

Nước chanh ấm cũng rất hữu hiệu. Tuy nhiên, nếu bạn bị “táo” nặng, bạn có thể chuyển sang nước mận ép.

Mẹo ngừa táo bón cho thai phụ, Bà bầu, chong tao bon, tao bon khi mang thai, ba bau tao bon, mang thai, mang bau,

5. Ăn uống khoa học

Chẳng hạn, nếu bạn phải đi làm lúc 7h30, bạn nên ăn sáng và uống một cốc nước mận ép lúc 6h30-7h. Tương tự, nếu bạn trở về nhà buổi tối, bạn có thể uống một cốc nước mơ pha loãng ngay khi vừa trở về nhà. Bằng cách này, bạn sẽ không có cảm giác buồn tiểu khi đang ở trên đường.

6. Hiểu về thuốc bổ sung

Nếu dùng thuốc bổ sung cho thai kỳ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Một số thuốc có thể gây táo bón, chẳng hạn như viên sắt. Bác sĩ có thể cho bạn chuyển sang viên sắt khác, chẳng hạn viên sắt chậm phân hủy.

7. Thể dục đều đặn

Ít hoạt động là một lý do gây táo bón. Tập luyện như đi bộ có thể cải thiện tình hình táo bón. Chỉ cần khoảng 10 phút đi bộ vào buổi sáng mỗi ngày, bạn cũng sẽ thấy sự khác biệt lớn.

8. Thử viên bổ sung chất xơ nếu ‘táo’ nặng

Nếu “táo” không được cải thiện, hãy hỏi bác sĩ của bạn về viên bổ sung chất xơ. Đồng thời, nếu bạn tiêu thụ rau củ hàng ngày, bạn dễ dàng có thêm 30g chất xơ.

9. Tránh tiêu thụ quá liều canxi

Mặc dù canxi rất quan trọng với thai phụ nhưng ban cũng nên hỏi bác sĩ về việc cắt giảm canxi, tránh táo bón. Quá nhiều canxi có thể gây xơ cứng ruột, làm “táo” trầm trọng thêm.

10. Dùng thuốc làm mềm phâN

Một lần nữa, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn dùng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào. Tuyệt đối không dùng thuốc nhuận tràng mà không có chỉ định từ bác sĩ vì nó có thể gây hại cho mẹ và bé.

11. Tránh lạm dụng các biện pháp

Có rất nhiều cách phòng và chữa táo bón trong thai kỳ nhưng bạn cũng nên hỏi bác sĩ thật cẩn thận. Đôi khi lạm dụng nhiều cách chữa có thể làm giảm tác dụng.


 


(ST)