Chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y cực hiệu nghiệm
Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Cách chữa bệnh tiêu chảy ở người lớn bệnh nhanh khỏi
Nguyên nhân của bệnh tiểu đêm và bài thuốc chữa chứng tiểu đêm hiệu nghiệm
Chữa bệnh tiêu chảy bằng thuốc dân gian rất hiệu nghiệm.Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh: Người bệnh thấy đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu. Cách chữa giân gian đơng ianr sau giúp nhanh hết bệnh.
CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY BẰNG THUỐC DÂN GIAN TỐT NHẤT
- Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.
- Nụ sim (thu hái khi còn chưa nở), liều lượng khoảng nửa chén sắc uống.
- Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã.
- Dùng vỏ măng cụt sắc với nước đặc uống.
Tiêu chảy do hàn thấp: Thường người bệnh thấy đau bụng lâm râm, đi ngoài loãng kèm nước trong, mệt mỏi không muốn ăn, uống, rêu lưỡi nhạt trắng: dùng 40g củ riềng tươi thái lát mỏng; 80g vỏ bóc từ thân cây ổi đem sao qua rồi sắc đặc cả 2 vị trên. Uống nhiều lần trong ngày thay nước chè rất tốt
Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh: Người bệnh thấy đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân thường lỏng: lấy 5 lát gừng, 6g tía tô, củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g. Đổ 2 bát nước (bát ăn cơm) sao còn 1 bát, uống lúc còn nóng.
Tiêu chảy do thấp nhiệt: Người mắc bệnh này khi thấy đau bụng là phải đi ngoài ngay, phân có sắc vàng, mùi hôi thối, đi tiểu ít và nước tiểu có màu đỏ, khát nước nhiều, rêu lưỡi vàng. Bệnh thường gặp vào mùa hè, thu. Lấy 20g lá và bông mã đề, 40g nõn dứa (khóm, thơm) lấy đoạn trắng ở lá non của cây dứa ăn quả. Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm ít muối. Đổ 1 bát nước sôi vào hỗn hợp thuốc, để độ nửa giờ xong gạn lấy nước uống.
Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Người bệnh tinh thần mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn: dùng 16g vỏ quýt, 16g gừng khô, 100g gạo cũ rang cháy sắc đặc chia uống dần,
. Bài thuốc từ lá mơ lông
Theo y học cổ truyền, mơ lông có vị đắng, hơi chát, tính mát có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, tẩy giun, giải độc... Thông thường, dân gian hay sử dụng lá mơ lông để đặc trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, đặc biệt là tiêu chảy và kiết lỵ.
- Chữa kiết lỵ: Lấy một nắm lá mơ tuơi rửa sạch, thái nhỏ, đập vào một quả trứng gà ta (trứng gà ăn thóc) trộn đều, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín để ăn. Nếu không có điều kiện nướng chín, có thể trộn lòng đỏ trứng với lá mơ thái nhuyễn và sử dụng biện pháp hấp cách thuỷ, đơn giản nhất là hấp trong nồi cơm. Ăn ngày 2-3 lần, ăn liên tục trong vài ba ngày là khỏi. Đối với trẻ em, có thể xay nhuyễn lá mơ dùng thay rau trong món bột hoặc cháo xay.
- Chữa tiêu chảy do nóng: Đối với chứng tiêu chảy với các biểu hiện đi ngoài liên tục, mất nước, khát nhiều, sốt nhẹ, nước tiểu vàng, bụng đau quặn và đầy hơi, hậu môn nóng rát nên dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Nếu không kiếm được nụ sim thì chỉ cần mỗi ngày dùng từ 10-15 lá mơ lông sắc nấu làm trà uống liên tục cũng có tác dụng hiệu quả. Sau khi triệu chứng tiêu chảy đã không còn, vẫn nên tiếp tục dùng lá mơ thêm 2-3 ngày nữa để ổn định tỳ vị, đồng thời chế độ ăn nên cắt giảm chất béo.
2. Bài thuốc từ rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Kinh nghiệm dân gian thường dùng rau sam để đối phó với căn bệnh lỵ, tiêu chảy như sau:
- Để phòng ngừa, hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.
- Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.
- Trong trường hợp cần tẩy trừ giun sán, chỉ cần rửa sạch 1 nắm rau sam tươi (khoảng 50-100g) giã nát, thêm muối vào rồi vắt lấy nước uống. Uống liên tục trong 3-5 ngày.
Chữa tiêu chảy bằng vị thuốc từ cây ổ
|
Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. |
Để chữa tiêu chảy cấp, có thể sử dụng búp ổi hoặc lá ổi sắc lấy nước uống với nhiều cách khác nhau:
- Cách 1: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Cách 2: Búp ổi 20g sao qua; vỏ quýt khô 10g; gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Cách 3: Búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
- Cách 4: Lá ổi 20g phối hợp với vỏ bưởi 20g, phơi khô; lá chè tươi 10g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống.
Khi bị đi ngoài với các triệu chứng nhẹ hơn dạng cấp, có thể lấy ngay 5-7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2-3 lần.
4. Bài thuốc từ hồng xiêm xanh
Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách sử dụng như sau:
Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.
Quả hồng xiêm còn xanh là một vị thuốc chữa tiêu chảy tốt vì có chứa nhiều tanin
Chứng trạng thường gặp là đau đầu phát sốt, toàn thân đau mỏi, bụng đầy trướng, đau từng cơn, ợ hơi ợ chua, nôn mửa, tiêu chảy. Sau đây là một số bài thuốc Nam chữa bệnh tiêu chảy theo từng thể lâm sàng.
CÁCH CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY KHÁC
Cách chữa bệnh tiêu chảy bằng Đông y
Tiêu chảy thể hàn thấp: Biểu hiện sôi bụng đau bụng, lợm giọng, phân lỏng, bụng đầy trướng, chân tay và toàn thân lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng, cơ thể yếu mệt, chân tay cơ bắp không có lực. Phép trị là ôn dương tán hàn, hóa thấp. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: hoắc hương 10g, thương truật 12g, bán hạ 10g, búp ổi 12g, tất bát 10g, củ riềng 10g, chích thảo 12g, hoài sơn 12g, quế 8g, trần bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: hoài sơn 12g, sơn thù 12g, bạch truật 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, phòng sâm 12g, gừng khô 8g, tất bát 12g, lương khương 12g, chích thảo 12g, trần bì 10g, thủ ô 12g, quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
|
Tiêu chảy thể thử thấp: Biểu hiện thượng vị đầy trướng, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần, phân màu vàng nâu, mùi hôi khắm, hậu môn nóng, tâm bứt rứt, miệng khát, nước tiểu đỏ và ít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng… Phép trị là giải thử trừ thấp. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: hoàng cầm 12g, ngân hoa 12g, cát căn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, nam hoàng bá 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch linh 10g, cam thảo 10g, mã đề thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, ngân hoa 12g, liên kiều 10g, tang diệp 16g, chi tử 10g, rau má 20g, đinh lăng 16g, bạch linh 10g, bán hạ 10g, trần bì 10g, cam thảo 10g, phòng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy thể tích trệ: Biểu hiện nôn mửa ra thức ăn chua hôi, ợ hơi liên tục, vùng thượng vị đầy trướng, chán ăn, đau bụng tiêu chảy, phân chua khắm, rêu lưỡi dày nhớt… Phép trị là tiêu thực, hòa vị, khai trệ, thông khí. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: trần bì 10g, hương phụ 10g, thần khúc 12g, đinh lăng 16g, chỉ xác 10g, sinh khương 8g, cam thảo 10g, hoài sơn 16g, ngũ gia bì 16g, bạch truật 16g, mộc hương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: bán hạ 16g, hậu phác 12g, trần bì 10g, sơn tra 12g, sinh khương 8g, lá đắng 16g, chỉ xác 8g, đinh lăng 16g, bạch linh 10g, mộc hương 4g, ngấy hương 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
|
Tiêu chảy do mệnh môn hỏa hư suy: biểu hiện phân sống, bụng sôi cuộn lên từng đợt, đại tiện lỏng nhiều lần. Phép trị là bổ hỏa sinh thổ, nâng đỡ ôn bổ tỳ thận. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: cẩu tích 12g, khiếm thực 12g, tần giao 10g, cố chỉ 10g, gừng khô 8g, thỏ ty tử 12g, phụ tử 6g, nhân sâm 12g, quế 4g, thiên niên kiện 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 12g, đinh lăng 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: dâm dương hoắc 12g, nhục thung dung 10g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, phụ tử 6g, gừng khô 8g, hoàng kỳ 16g, chích thảo 12g, đại táo 5 quả, bạch truật 16g, sa nhân 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy do can mộc vượng quá làm hại đến tỳ thổ (mộc khắc thổ): Biểu hiện đau bụng tiêu chảy, người bệnh ăn ít, dạ dày đau, chức năng tiêu hóa bị trở trệ. Phép trị là bổ thổ bình can (ức can, dưỡng tỳ vị). Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: đan bì 10g, chi tử 10g, cỏ mực 16g, rau má 20g, sài hồ 12g, bạch truật 16g, sa nhân 10g, cam thảo 10g, đại táo 5 quả, đinh lăng 16g, ngấy hương 16g, chỉ xác 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: hạ liên châu 16g, cỏ mần trầu 16g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, nhân trần 10g, đan bì 10g, bạch truật 12g, sinh khương 6g, hậu phác 10g, trần bì 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy do ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn sống lạnh: Biểu hiện bụng trướng căng đầy hơi, đau bụng cuộn lên từng cơn, sau đó tiêu chảy nhiều lần, cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, mạch nhỏ nhanh, huyết áp tụt. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: lá ổi 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, lá khổ sâm 20g, củ riềng 12g, sinh khương 10g, lá lốt 12g. Sắc uống 2 - 3 lần trong ngày.
Bài 2: hoàng liên 12g, hoàng bá 10g, quế 10g, cây cứt lợn (sao vàng hạ thổ) 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, sinh khương 10g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý: trong thời gian điều trị, cần ăn uống kiêng mỡ và chất tanh, không ăn đồ sống lạnh.
Chữa tiêu chảy bằng các loại quả
Khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì bạn có thể dùng các loại quả sau vì chúng có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt
Tiêu chảy là một bệnh phổ biến, nguyên nhân có thể do thức ăn hoặc do sức khỏe tinh thần không tốt. Uống thuốc là giải pháp đầu tiên mà chúng ta thường lựa chọn để chữa bệnh. Tuy nhiên, thuốc tiêu chảy thường có tác dụng phụ và có thể khiến bệnh nặng hơn nếu không dùng đúng thuốc, đúng liều.
Do vậy, khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì bạn có thể dùng các loại quả sau vì chúng có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt:
Chữa bệnh tiêu chảy bằng hoa quả rất công hiệu
Hồng xiêm
Quả hồng xiêm lúc chưa chín chứa nhiều tanin nên rất chát. Khi chín chất tanin được chuyển đổi gần như hoàn toàn nên ăn ngon ngọt. Người cao tuổi, trẻ em, người yếu mệt mới ốm dậy ăn đều tốt.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, hồng xiêm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Quả hồng xiêm còn xanh là một vị thuốc chữa tiêu chảy tốt vì có chứa nhiều tanin.
Để chữa tiêu chảy, người dân ở nhiều địa phương vẫn lấy quả hồng xiêm còn xanh sắc lấy nước uống có kết quả tốt (lấy 15 - 20g quả hồng xiêm xanh sắc với 200ml nước, còn lại một nửa, chia làm hai lần uống trong ngày).
Không chỉ quả xanh, mà ngay cả trong vỏ thân cây hồng xiêm cũng chứa nhiều tanin nên cũng được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy (ngày 6 - 10g).
Măng cụt
Măng cụt không chỉ cho quả ngon ngọt, mà vỏ quả và vỏ cây măng cụt còn có thể làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả.
Vỏ quả măng cụt chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước. Cây cũng chứa tanin. Măng cụt có chát, làm săn da; có tác dụng trừ tiêu chảy và lỵ.
Vỏ quả và vỏ cây măng cụt còn có thể làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả.
Để trị tiêu chảy và kiết lỵ, dùng nước sắc vỏ quả măng cụt: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.
Cũng có thể dùng vỏ cây chữa tiêu chảy. Lấy một nắm vỏ khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nồi đất với 2 chén nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống và đỡ khát.
Quả lựu
Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Vỏ rễ có tác dụng tẩy sán (chú ý phải rửa sạch vỏ). Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy.
Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy.
Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh, quả lựu có chứa chất chống oxy hóa rất mạnh. Nước ép quả lựu, hạt lựu, vỏ lựu có tác dụng hạ cholesterol, chống lão hóa, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh (uống nước ép quả lựu liên tục 30 ngày có kết quả rõ rệt).
Quả ổi
Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy.
Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh tốt.
Búp ổi:: Búp ổi 20 g sao qua; vỏ quýt khô 10 g; gừng nướng chín 10 g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc búp ổi 20 g, củ sả 16 g, củ riềng 8 g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
Lá ổi: Được dùng rất phổ biến để chữa đau bụng, tiêu chảy, nhất là ở trẻ nhỏ. Khi dùng, lấy lá ổi 20 g phối hợp với vỏ quả bòng 20 g, phơi khô; lá chè tươi 10 g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống.
.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500 g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ).
Dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500 g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Quả vải
Vải không chỉ là loại trái cây ngon miệng mà còn được dùng làm thuốc chữa một số bệnh. Cùi vải chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát. Hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, trị tiêu chảy.
Tiêu chảy ở trẻ em: Lấy 4 - 8 gr hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn cho trẻ uống, hoặc sắc với nước cho trẻ uống.
Chuối
Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.
Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.
Chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.
Việt quất
Việt quất là loại trái cây có rất nhiều công dụng. Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Các chất anthocynide (chất sắt) trong quả việt quất có chức năng chống ô-xy hóa, đồng thời còn loại bỏ những vi khuẩn đang hoạt động trong bao tử. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, bạn có thể chế biến trà việt quất để uống. Cách làm loại trà này cũng đơn giản, chỉ cần nghiền nát quả việt quất rồi đun chúng cùng với hai ly nước trong khoảng 10 phút. Khi nước việt quất đã nguội bớt, bạn lọc lấy nước và uống chúng trong ngày cho đến khi các triệu chứng tiêu chảy giảm hẳn.
Quả táo
Táo chứa nhiều pectin (các chất xơ được tìm thấy trong trái cây) hơn bất kỳ loại trái cây nào. Pectin sẽ được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột.
Quá trình phân hủy này cũng làm tăng lượng prebiotic, giúp tăng số lượng vi khuẩn đường ruột “tốt” (tấn công các vi khuẩn gây tiêu chảy ngay khi chúng xuất hiện).
Món ăn trị bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy
Bé bị tiêu chảy
Mẹo cực hay chữa tiêu chảy cho bà bầu
Khi bà bầu bị tiêu chảy nên ứng phó thế nào
Em bé bị tiêu chảy và những cách xử lý
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất
(ST)