Chữa bệnh tiêu chảy cho Chào Mào nhanh khỏi

Chữa bệnh tiêu chảy cho Chào Mào nhanh khỏi. Đối với người chơi chim nói chung và chơi Chào mào nói riêng thì một nỗi lo không nhỏ là các chú chim bị bệnh, tật. Với những người chơi lâu năm có kinh nghiệm thì ít gặp nhờ sự chăm sóc, phòng bệnh tốt về dinh dưỡng, vệ sinh và các sinh hoạt khác cho chim cảnh của mình








CÁCH CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY CHO CHÀO MÀO

Chữa bệnh têu chảy bằng Dứa



Thành phần: quả dứa chín(theo cách gọii của miền Bắc) trái thơm hay khóm thơm(theo cách gọi của miền Nam)
Cách sử dụng: Chọn trái dứa chín gọt bỏ mắt. Lùa chim sang lồng tắm, vệ sinh lồng, thay miếng lót lồng. Bỏ cống nước uống ra, chỉ để lại thức ăn là cám. Để 1/4 quả dứa vào, cho chim ăn thay nước.
_Lưu ý: Cắm chặt miếng dứa vào xiên, tránh trường hợp miếng dứa rớt xuống đáy lồng, mất vệ sinh
Tác dụng và hiệu quả: Bạn sẽ thấy tác dụng ngay sau vài tiến sử dụng. Phân chim sẽ khô và săn lại dần. Tùy mức độ tiêu chảy của chim nhiều hay ít bạn có thể cho chim ăn tới khi thấy phân chim săn đẹp bình thường thì thôi. Thường nhẹ chỉ 2,3 ngày, còn nặng lắm thì khoảng 4,5 ngày là chim sẽ khỏi hoàn toàn.
_Lưu ý: miếng dứa đó sẽ thay cho cóng nước bởi vậy khi miếng dứa đó bị khô hoặc rơi bẩn phải thay
ngay bằng một miếng khác
Có thể cho cóng nước trước 30' khi trùm áo lồng cho chim đi ngủ, sáng hôm sau lại bỏ ra.Vì phòng có thể do sơ xuất dậy muộn mà miếng dứa lại rơi bẩn chim không ăn nữa..

Phản ứng phụ: Không có phản ứng phụ cho chim, không hề bị hại về đường tiêu hóa.
Đặc trị chim đi phân nát và nước, tái tạo đường ruột, tăng cường chất sơ và vitamin, giúp chim tăng sức đề kháng và hấp thụ tốt hơn!

Dứa ngọt rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa và có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy

Dứa là một loại trái cây vừa ngon, vừa bổ lại không nóng. Dứa ngọt rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, đồng thời có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy.

Để chọn một loại trái cây vừa ngon, vừa bổ lại không nóng chắc hẳn không có nhiều người nghĩ tới quả dứa. Thực tế dứa lại là loại quả đảm bảo đầy đủ những ưu điểm đó. Trong dứa có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, chất xơ, protein giúp giải rượu, đường canxi, natri, sắt và v.v…
Theo phân tích, 100 gam dứa có chứa 9,3 gam carbohydrate, 0,4 gam protein, 0,3 gam chất béo, 0,4 gam chất xơ, 18 mg canxi, 28 mg photpho, 0,5 mg sắt, 0,08 mg caroten, 24 mg vitamin C, 0,02 mg vitamin B2, 0.08 mg vitamin B1, 0,2 mg niacin.

Tác dụng của dứa:
1. Dứa có chứa enzym gọi là "enzyme protein dứa" - những chất có thể phá vỡ các protein, làm tan các cục máu đông, cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, loại bỏ tình trạng viêm và phù nề.
2. Lượng muối, đường và các enzym trong dứa có tác dụng lợi tiểu, lọc thận và rất có lợi cho những bệnh cao huyết áp.
3. Dứa ngọt rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa và có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy.



chữa bệnh cho chào mào theo phương pháp đông tây y

1. Tật ngoái cổ :

Tật này sinh ra do chim bị ép trong không gian hẹp, hoặc lồng kẹp vào góc tường, và nhiều con do tính mà sinh ra. Tật này phải được phát hiện sớm, chứ khi đã thành nết thì khó chữa, sác xuất chữa được rất thấp. Thường khi phát hiện chim mắc tật này thì đầu tiên sang qua 1 lồng rộng, có 02 cầu cho chim có không gian rộng và di chuyển lên xuống. Không đặt chim ở góc tường, phải để nơi thoáng; thoáng 4 mặt càng tốt. Dùng đĩa CD đặt chổ móc lồng. Khi phát hiện có dấu hiệu chim có thói xấu này mình thường cho chim vào lồng tập thể (lồng dùng nhốt chim khi bẫy về), đến khi nào thấy khi đứng trên cầu hoặc không bám vào nan lồng hoặc cổ ngữa ra sau thì sang về lồng lại.

2. Chào mào lộn mèo :


Tật này nguyên nhân dẫn đến gần như ngoái cổ, nhưng nếu 1 con chim mắc tật lộn mèo có thể dễ chịu hơn. Cách khắc phục là cho chim vào lồng có cầu phụ, hoặc nâng cầu lên cao để không có khoảng cách lớn. Cách hiệu quả nhất vẫn là giăng dây, dùng dây cước căng ngang, 1 sợi song song với cầu chính, 1 sợi chéo vuông góc với sợi kia. Thời gian chim sẽ bớt, nhưng tật này không thể chữa được khi chim có lại không gian rộng (chỉ có cách sống chung với lũ),có thể cắt 1 bên cánh,đeo vật nặng ở chân,còn em thì thả nó vào cái lồng to,loại lồng dùng để cản mái...Thường chim sẽ xuất hiện khi ở trạng thái căng lửa hoặc yếu lửa. Nhiều con bình thường không sao, nhưng khi căng thì bị chứng này.


3. Tật cắn đuôi, cắn lông, cắn chân ở chào mào :


Có 2 trường hợp dẫn đến là chim bị rận mạt cắn do ít được tắm và phơi nắng. Trường hợp này thì thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng sẽ hết, lồng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, 1 số trường hợp được xác định là chim quá căng và ức chế, mình cũng đã gặp 2 trường hợp : tự cắn chân đến chảy máu; tự cắn đuôi, cánh. Theo kinh nghiệm các bác khác thì thường mang chim đi dợt, và thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng để chim giảm lửa. Tuy nhiên, những trường hợp tự cắn đuôi theo mình biết là chữa rất khó.Và lưu ý 1 điều các bác đừng dạy chim đá tay trừ khi nuôi chim đá,vì đá tay riết nó sung không đá được ai thì nó sẽ tự hủy hoại mình.


4. Sợ đủ thứ :


Thường bị tật này rơi vào nuôi từ chim non, chim tơ lên, thỉnh thoảng vẫn gặp ở chim bổi. Những tật này chữa được nhưng đòi hỏi phải kiên trì và biết "hy sinh". Những em sợ màu đỏ, xanh của bố lồng, sợ trùm, sợ sào...Khi gặp tật này cách tốt nhất và hiệu quả nhất là để vật em nó sợ bên cạnh, thời gian sẽ quen, nhưng hậu quả là chim lông lá xơ xát, toác đầu...


5. Chim ngủ dơi (ngủ treo mình) :


Tật này thường buổi tối,chim còn nhát mà các bác bắt nó ngủ,khi trùm áo lồng lại thì treo chỗ tối,chim không thấy cầu đậu nên không chịu đậu trên cầu mà bu lồng hoặc bu nóc lồng thả lỏng người. Sáng dậy thì chim có trạng thái mất sức, lông đuôi toe hết...Cách trị, tối vẫn trùm áo lồng nhưng khi treo, để lồng chim gần chổ có ánh sáng vừa, dần dần cho đến yếu,hoặc cho chim ngủ sớm(chú ý không trùm hết áo,phải hé hơi hơi để chim thấy ánh sáng mà đậu cầu ngủ). Thời gian chim sẽ dạn và bỏ.


6. Chim ỉa vào cóng :


Thói quen này là do chim thường hay tìm chổ cao để đậu và ngủ, dẫn tới đi luôn vào cóng. Tình trạng này để lâu ảnh hưởng đến sức khoẻ của chim, viêm đường ruột khiến chim khó đạt lửa, và mất mỹ quan. Cách trị là thêm cầu phụ,hoặc thay bằng ống nước dài.


7. Chào mào cắn bố :


Tình trạng này không phải là tật, nguyên nhân : chim thiếu chất hoặc chỉ là thói quen đùa nghịch. Trong 1 nhà có em nào xé báo, thì những em kia học theo, nhưng sẽ bỏ. Cách khắc phục tạm thời là : thay bố lồng, thường dùng tấm thảm, chim đi phân dễ rút nước và vệ sinh cũng đơn giản.
Các cách này có thể áp dụng cho các loại chim khác.


Bồi bổ cho chim:
Ngoài việc cho chim ăn uống đúng công thức pha chế tối ưu, ta thường cho chim ăn thêm cào cào, mối, gián đất, thằn lằn, thịt bò, chuối, mật... Dĩ nhiên là tùy theo giống chim mà bồi bổ những thức ăn thích hợp cho chúng.

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng những loại thuốc bổ để bổ sung thêm cho sức khoẻ của chim
2. Cách trị bệnh:
Con chim mà bệnh thì khó lòng mà chạy chữa. Do đó, trước tiên là ta phải phòng ngừa bệnh cho nó bằng cách:
- Lồng, chuồng và trại phải thật vệ sinh.
- Thức ăn, nước uống vừa bổ vừa tinh khiết.
- Tránh cho chim bị nắng, mưa, gió lùa...
Còn bệnh chính chim thường gặp đó là tiêu chảy
Nếu chim bị tiêu chảy thì cần làm như sau:
Khẩn trương bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất, vitamin cho chim, thay toàn bộ thức ăn cũ không để thức ăn quá một ngày, ngừng cho ăn trái cây, nếu cho chỉ cho ăn chuối tây gần chín và cho ăn rất ít.
Cho chim uống nước chè loãng, nếu qua 1 ngày mà chim chưa có tiến triển khỏi thì pha vào nước uống cho chim thuốc pecberin hoặc
mộc hoa trắng.
Con nào yếu sức có thể cho uống thuốc DROP A DAY, một thứ sinh tố tổng hợp dành cho chim và gia cầm nuôi nhốt. Người xưa bắt gián đất cho chim suy yếu ăn, cũng rất hiệu nghiệm.
Ngoài ra, chim bệnh rất ngại nắng, gió, vì vậy ta nên trùm kín áo lồng, treo vào nơi yên tĩnh để chim bệnh tĩnh dưỡng...

Bồi bổ cho chim:
Ngoài việc cho chim ăn uống đúng công thức pha chế tối ưu, ta thường cho chim ăn thêm cào cào, mối, gián đất, thằn lằn, thịt bò, chuối, mật... Dĩ nhiên là tùy theo giống chim mà bồi bổ những thức ăn thích hợp cho chúng.

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng những loại thuốc bổ để bổ sung thêm cho sức khoẻ của chim
2. Cách trị bệnh:
Con chim mà bệnh thì khó lòng mà chạy chữa. Do đó, trước tiên là ta phải phòng ngừa bệnh cho nó bằng cách:
- Lồng, chuồng và trại phải thật vệ sinh.
- Thức ăn, nước uống vừa bổ vừa tinh khiết.
- Tránh cho chim bị nắng, mưa, gió lùa...
Còn bệnh chính chim thường gặp đó là tiêu chảy
Nếu chim bị tiêu chảy thì cần làm như sau:
Khẩn trương bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất, vitamin cho chim, thay toàn bộ thức ăn cũ không để thức ăn quá một ngày, ngừng cho ăn trái cây, nếu cho chỉ cho ăn chuối tây gần chín và cho ăn rất ít.
Cho chim uống nước chè loãng, nếu qua 1 ngày mà chim chưa có tiến triển khỏi thì pha vào nước uống cho chim thuốc pecberin hoặc
mộc hoa trắng.
Con nào yếu sức có thể cho uống thuốc DROP A DAY, một thứ sinh tố tổng hợp dành cho chim và gia cầm nuôi nhốt. Người xưa bắt gián đất cho chim suy yếu ăn, cũng rất hiệu nghiệm.
Ngoài ra, chim bệnh rất ngại nắng, gió, vì vậy ta nên trùm kín áo lồng, treo vào nơi yên tĩnh để chim bệnh tĩnh dưỡng...
iêu hóa và có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy.

Chăm sóc Chào mào

Chăm sóc Chào mào là cả quá trình kết hợp nhiều vấn đề: thức ăn, nước uống, thuốc thang, phòng và trị bệnh thường gặp, vệ sinh, bảo vệ, tập dượt … Theo tôi thì đối với chăm sóc Chào mào (hay đối với bất kì loài nào khác) thì các khâu trên đều quan trọng như nhau, không thể coi trọng hay xem nhẹ khâu nào cả.
Đương nhiên, nuôi chim chỉ để giải trí (đại đa số) – vì vậy, tuỳ điều kiện mỗi người, cần có thời gian biểu cho việc chăm sóc lũ chim trong tuần. Chăm có kế hoạch và định hướng như vậy khi làm quen thì sẽ đỡ mất thời gian, đỡ mất công và đặc biệt là sẽ không bị quên, không bỏ sót nếu nhà nuôi nhiều chim. Hơn nữa, làm như vậy là bạn đang dịu dàng áp đặt một trật tự kỷ luật cho lũ chim ở nhà.
Thời gian chăm chim cần phải được bố trí hợp lý nữa. Đừng để đến một lúc nào đó, ta giật mình thốt lên “Ôh, thì ra bấy lâu nay mình làm tôi mọi cho cái lũ chim trết tiệt này àh ?!!”
Để các bạn mới chơi dễ theo dõi tham khảo và các AE muốn trao đổi thêm được thuận tiện trong việc chọn chủ đề, tôi xin được chia ra làm 4 vấn đề chính là:
- Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ vệ sinh
- Chế độ tập dượt
- Các vấn đề khác
Phần này mỗi người, mỗi vùng có cách chăm riêng nhưng cơ bản là đều có hiệu quả. AE đọc nếu thấy không đúng, hoặc có cách chăm khác thì trao đổi lại để cùng học hỏi kinh nghiệm của nhau - mục đích viết bài của tôi chỉ có vậy, mong AE nhiệt tình tham gia.
I/ Chế độ dinh dưỡng:
1/ Thức ăn cho Chào mào:
Thức ăn chính: quan điểm của tôi là không quá cầu kỳ đối với các thành phần của cám. Chào mào có nhiều nguồn thức ăn bổ sung, nhiều nguồn cung cấp bổ sung vi chất dinh dưỡng nên đối với cám ăn hàng ngày của nó, theo tôi chỉ cần đủ chất dinh dưỡng cơ bản là ok. Cám chim thì có nhiều hãng sản xuất, đóng gói bán nhiều trên thị trường, có thể mua về trộn thêm thuốc (nói kỹ phần sau) và một số thành phần bổ sung như trứng, tép khô lạt, tôm … Tôi nói vậy không có nghĩa chê bai cám tự làm. Nếu có điều kiện, chọn được một công thức hợp với chim thì tự làm cám cho chim theo các thành phần đó là tốt nhất.
Đối với cám tự làm hay với cám bán sẵn, sau khi mở gói thì không nên để quá 1 tháng. Nhiều khi nhìn cám vẫn tươi nguyên, mùi vẫn thơm ngậy nhưng đã có một số chất khi tiếp xúc với không khí nó bị biến đổi gây rối loạn tiêu hoá. Một điều quan trọng nữa, đã được nói đi nói lại nhiều rồi, nhưng tôi vẫn xin nhắc lại: khi đã xác định được công thức cám thích hợp rồi thì phải theo đuổi công thức này lâu bền, tuyệt đối không được đột ngột thay đổi các thành phần cơ bản của cám. Lý do là: cơ thể của chim đang thích nghi, đang phát triển bình thường với các thành phần cơ bản nào đó rồi, việc trao đổi, hấp thụ chất đang được diễn ra bình thường, nhưng đột ngột bị ngắt đi, thay vào một chất khác - điều này làm chim bị shock, cơ thể của nó vừa bị thiếu hụt các chất quen thuộc (bị cắt đi) vừa phải đối phó với mấy thứ lạ lẫm (mới bị tống vào). Nhẹ thì chim bị rối loạn tiêu hoá, suy nhược một thời gian, khi nào thích nghi với cám mới thì phát triển bình thường. Nặng thì đi tiêu chảy dài ngày, xù lông, thay lông bất thường, suy dinh dưỡng, suy kiệt, quy tiên … Muốn đổi cám thì bắt buộc phải làm từ từ, bạn trộn hai loại cám vào với nhau rồi hàng ngày rút dần tỷ lệ cám cũ đi, tăng dần tỷ lệ cám mới lên.
Về công thức làm cám thì ở diễn đàn cũng đã nói rất nhiều, với lại tôi cũng không muốn giới thiệu một công thức cố định. Tôi chỉ xin đưa ra (đề nghị) một số thành phần chính cho cám Chào mào:
- Các loại cám cho gia cầm bán đóng gói sẵn (Cám Ba vì, cám Con cò …),
- Trứng vịt, trứng gà: nếu trộn 10 quả thì lấy 10 lòng đỏ + 3 lòng trắng. Nếu không có điều kiện phơi, sấy thì nên luộc chín rồi cà nhỏ ra để trộn sau đó phơi, sấy thật khô. Cám trộn trứng thì mỗi mẻ làm cho ăn trong vòng 15-20 ngày thôi,
- Trứng vịt lộn, trứng cút lộn,
- Thịt rắn mối, thịt bò, tôm tươi,
- Tép lạt khô: theo tôi cái này chủ yếu cung cấp thêm can-xi,
- Bột ngũ cốc hoa quả (bột dinh dưỡng dành cho trẻ em),
- Cơm nấu từ gạo nếp lức: thứ này nóng, nếu chọn thì nên cho ít thôi.
Trên đây là một số thành phần chủ yếu tôi tham khảo được của mấy AE tự làm cám cho chim. Các bạn muốn tự làm thì có thể chọn thành phần theo tỷ lệ riêng của mình rồi tiến hành. Có điều – tôi xin được nhắc lại, đối với Chào mào thì không cần phải cầu kỳ lắm đâu. Làm càng cầu kỳ càng khó theo đuôi lâu dài.
Thức ăn bổ sung: Thức ăn bổ sung đối với Chào mào là trái cây, côn trùng.
- Trái cây: Chào mào đặt biệt thích chuối (zám nó có họ hạng với … khỉ ??!). Có điều kiện thì cho ăn chuối tây (chuối cúng) là tốt nhất, không làm cho chim bị tiêu chảy. Ngoài ra nó cũng thích ăn nho, cà chua, hồng, cam quýt ngọt, dưa hấu … – nói chung là các loại trái cây chín có vị ngọt. Về liều lượng thì trong một tuần có ít nhất 3 ngày chim được ăn trái cây.
Chào mào cũng thích ăn khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc - thứ này cho nó ăn nhiều cũng tốt (bạn phải luộc lên, nếu không thì nó không thể nào nhá nổi).
- Côn trùng: Cào cào non là lựa chọn số 1, nhưng có con thích ăn cào cào, có con không thích, không ăn, bạn phải tập cho nó ăn bằng cách cho nhịn đói rồi để mấy con cào cào vào cóng (bẻ cẳng cào cào đi, chỉ cho nhúc nhích được thôi). Có điều kiện cho ăn đều đặn hàng ngày thì quá tốt, nếu không thì vài ba ngày cho ăn một lần, mỗi lần chừng 5-7 con là vừa.
Sâu quy: cho ăn ít thôi, ăn cho vui, cho đỡ nhạt mồm thôi – như thể mình cắn hột dưa vậy. Không nên cho Chào mào ăn nhiều sâu. Mỗi tuần mỗi con chào mào ăn chừng 1,5-2 muỗng cà phê sâu là vừa. Không nên cho Chào mào ăn dế - dế hăng không hợp với Chào mào. Bạn cũng không nên tập cho Chào mào ăn thịt bò, thịt heo tươi sống, tôm tươi – không tốt cho hệ tiêu hoá của nó.
Có điều này các bạn cần lưu ý: khi dọn lồng chim thì hay có mấy con sâu bị ku chim làm vãi xuống đáy lồng. Các bạn tuyệt đối không được tiết kiệm = cách cho nó ăn lại mấy con đó, mà phải làm mấy lỗ nhỏ ở đáy lồng để sâu vãi lọt hẳn đi. Sâu vãi nó sống nhờ phân chào mào, cho ăn lại như vậy khác jì bạn cho Chào mào ăn phân của chính nó - ruột gan nào chịu nổi ?!
Nước uống: Nước uống cần sạch sẽ là đủ rồi, không cần phải đun sôi để nguội chi cho cầu kỳ, nên lấy nước từ bể hay lu chứa để không còn hơi thuốc clorua trong nước máy. Cóng nước không để quá 03 ngày, không để rong bám, đặt biệt, nếu ông chim ị vào là phải đem ra thay ngay. Gớm! có nhiều ông nuôi chim nhiều quá không chịu dọn dẹp để cho cái cóng nước như cháo loãng mới chịu thay … Cóng nước thì bạn nên để cóng sành để tiện theo dõi – chim có thể nhịn đói được chứ tuyệt đối không thể nhịn khát.

Bổ sung vi chất dinh dưỡng – vô thuốc: Vấn đề này tôi định không viết, vì thuốc là con dao hai lưỡi, khi sử dụng thuốc phải hết sức cẩn thận và phải theo dõi sát sao bầy chim. Về vấn đề này, các bạn chỉ nên tham khảo thông tin - hiểu thật rõ thì mới làm, không áp dụng một cách máy móc.
Đắn đo mãi rồi cũng viết ra luôn, không lại có người trách : “Đã học mót được lại cờn bầy đặt giấu nghề …!!!”
Các bạn nhận thấy Chào mào dễ chơi, nhanh sung là do chế độ ăn uống tự nhiên của nó - đầy đủ chất dinh dưỡng và đầy đủ vitamin cần thiết. Nếu có điều kiện mua thuốc chuyên dụng cho chim thì cứ theo hướng dẫn sử dụng mà thực hiện, còn nếu không có điều kiện thì vẫn có cách bổ sung vi chất dinh dưỡng cho nó thông qua các loại thuốc dùng cho người – tôi sẽ cố gắng giới thiệu các loại thuốc được bán phổ biến ở hiệu thuốc.
Thuốc trộn vào cám thì có Carbomango - hoặc các loại thuốc tiêu thực để hỗ trợ hệ tiêu hoá, bước đầu tiếp xúc với thức ăn mới, ENEVON C viên thuốc hình con nhộng màu cam (hình như 2000đ 5 viên). 2 viên Carbon + 2 viên ENE nghiền nhuyễn ra trộn với 1kg cám cho chim ăn hàng ngày. Thuốc trộn vô nước cho uống thì dùng các loại thuốc bổ dành cho trẻ em dưới 1 tuổi – có rất nhiều loại được bày bán đầy giẫy ngoài hiệu thuốc. Tuỳ điều kiện mà chọn một loại rồi dùng lâu dài cho cả bầy chim, không cần thiết phải chọn loại đắt tiền làm jì cả.
Các giai đoạn vô thuốc – loại thuốc, cách thức, liều lượng:
- Chim bổi, chim non mới bắt về: Loại này cần phải được vô thuốc ngay, với liều lượng thấp nhất rồi tăng dần lên. Cho ăn cám có thuốc hàng ngày. Đối với thuốc cho uống theo nước: lần đầu bạn pha khoảng 0.2-0.3 cc vào 2/3 cóng nước cho chim uống, sau 3 ngày thì ngưng, lấy cóng ra rửa thật sạch rồi cho uống nước sạch bình thường. Bạn theo dõi chim trong vòng một tuần, nếu chim vẫn bình thường thì khoảng 7-10 ngày sau nâng liều lên 0.3-0.4 cc vào 2/3 cóng nước, cho uống liên tục trong 3 ngày và lại ngưng để theo dõi như trên. Thời gian đầu vô thuốc chim sẽ đi phân hơi lỏng màu vàng kéo dài khoảng 2-3 ngày - điều này bình thường. Nếu chim hợp thuốc thì nó sẽ trở lại bình thường thôi. Bạn theo dõi thấy con nào đi phân lỏng hơn bình thường là phải ngưng ngay, lại giảm liều xuống và nâng lên lại chậm hơn. Không pha quá 0.5 cc thuốc vào 2/3 cóng nước, mỗi lần vô thuốc thì không kéo dài liên tục quá 3 ngày. Các bạn phải hết sức chú ý vấn đề này. Thuốc nó sẽ có tác dụng từ từ khi được dùng đúng liều (khó khăn là mỗi con chim chỉ hợp với một liều lượng nhất định – cái này tự các bạn phải theo dõi và xác định). Đến khi thấy thuốc có hiệu quả, nhiều người sướng quá tăng liều lên làm cho em chim shock thuốc quy tiên luôn rồi ngồi than trách … Sau khi xác định được liều lượng thì cứ sau mỗi tháng vô thuốc một lần. Chim non hoặc chim bổi mới bắt về nếu được vô thuốc đầy đủ thì nó phát triển rất tốt – sau khi thay lông nó sẽ bung hết bản cốt ra, lộ hết dáng tướng, lông lá mượt gọn và ra lông rất nhanh.
- Chim thuần thì sau 1 hoặc 2 tháng vô thuốc một lần, tuỳ vào điều kiện của bạn có cho nó ăn được nhiều thức ăn bổ sung hay không. Nếu nhiều thức ăn bổ sung thì thời gian giữa 2 lần vô thuốc dài ra, và ngược lại.
- Chim thay lông: khi chim chuẩn bị thay lông và mới bắt đầu rụng lông thì không vô thuốc – vì có thể sẽ làm nín lông luôn. Khi thấy chim bắt đầu ra lông non thì bắt đầu vô thuốc, liều lượng như đối với chim non và chim bổi mới bắt về.
Khi bắt đầu vô thuốc thì bạn phải chịu khó quan sát theo dõi bầy chim của mình. Mỗi con sẽ hợp với một liều lượng khác nhau, vì thế bạn phải nhớ và cho thuốc cho “đúng người đúng tội”. Và lúc nào cùng phải nhớ “Cái jì dù có tốt mấy đi nữa, nhưng quá lố thì sẽ tai hoạ”. Tôi mua một lọ thuốc, cho hơn 10 con Chào mào mà cả 6 tháng nay chưa dùng hết một nửa.
Cơ bản về chế độ dinh dường cho Chào mào là như thế, AE nào có chế độ khác thì trao đổi thêm. AE mình cùng học hỏi giao lưu với nhau.



Một số bệnh hay gặp ở chim Chào mào - Phòng và chữa trị


Đối với người chơi chim nói chung và chơi Chào mào nói riêng thì một nỗi lo không nhỏ là các chú chim bị bệnh, tật. Với những người chơi lâu năm có kinh nghiệm thì ít gặp nhờ sự chăm sóc, phòng bệnh tốt về dinh dưỡng, vệ sinh và các sinh hoạt khác cho chim cảnh của mình. Những người mới chơi thì thực sự gặp khó khăn, lúng túng khi chú Chào mào của mình bị một bệnh gì đó, phần lớn gặp ở chim bổi và khi phát hiện ra bệnh thì đã quá nặng dẫn đến chim bị chết.
Mình tạo Chủ đề này để ae tham khảo, chia xẻ kinh nghiệm phòng và trị bệnh hay gặp của Chim Chào mào. Vì thời gian chơi chim chưa lâu, kinh nghiệm chưa nhiều nên các thông tin chủ yếu do mình học hỏi qua bạn bè và internet, xét thấy nó đúng nên viết ra đây, mong ae thảo luận thêm.
- Có câu "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", vì thế trước hết mình đưa ra cách phòng bệnh chung nhất cho Chào mào:
+ Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp chim khỏe, nâng cao sức đề kháng. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: thức ăn chính hằng ngày là cám (có thể tự chế biến hoặc mua) + mồi tươi (sâu, dế, cào cào,...); thức ăn bổ xung là hoa quả (bổ xung các Vitamin và khoáng) hoặc có thể dùng một số loại thuốc bổ tổng hơp (dầu gấc, dầu cá, các loại thuốc bỏ dành cho gia cầm...)
+ Chế độ vệ sinh: đối với chim thì thường xuyên cho chim tắm bằng nước muối pha loãng - mùa hè tắm 1 lần/ngày, mùa đông thì cho chim tắm những ngày có nắng; cho chim phơi nắng cũng là 1 biện pháp phòng bệnh tốt - các thời điểm cho chim phơi nắng tốt nhât là: lúc bình minh (phơi khoảng 15-20 phút) giúp chim tăng cường tổng hợp Vitamin D; từ 8h-10h, thời điểm này nắng chua gắt chim vừa phơi nắng vừa làm sạch bộ lông của nó đồng thời tốt cho Hệ tuần hoàn của chim; từ 15h-17h, thời điểm này tuy nắng gắt nhưng ta có thể áp dụng cho những chim mồi nhăm tăng khả năng chinh chiến khi đi bẫy. Đối với lồng, cóng, cầu đậu, áo lồng ta cũng phải vệ sinh thường xuyên 2 ngày/lần là tốt nhất, để loại bỏ các vi khuẩn, ký sinh trùng có trong phân, cóng đựng thức ăn.
+ Các chế độ khác như tập dượt ở cội áp dụng tùy điều kiện mỗi người; chế độ ngủ của chim: khi ngủ tốt nhất là phủ áo lồng cho chim, treo nơi yên tĩnh, tránh xa mèo chuột, kiến, mối (thạch thùng), cho chim ngủ sớm khi hết ánh nắng tự nhiên.
Trên đây là các cách phòng bệnh chung nhất cho Chào mào. Sau đây mình nêu ra một số Bênh hay gặp ở Chim Chào mào:
* Bệnh tiêu chảy cấp: bệnh này thường diễn biến nhanh, dễ lây lan
- Nguyên nhân: do chim nhiễm phải một số loại vi khuẩn gậy hại ở đường ruột, do ngộ độc thức ăn,...
- Biểu hiện: Chim đứng ủ rũ, run rẩy, bỏ ăn, ỉa phân lỏng màu trắng hoặc xanh có khi lẫn cả máu, chim có thể chết chỉ qua 1 đêm hoặc từ sáng đến chiều.
- Điều trị: + Nếu bệnh nhẹ (chim vẫn khỏe, ăn uống và hoạt động bình còn linh hoạt chỉ đi ỉa phân lỏng trắng) thì cho uống nước chè hoặc nghiền 01 viên Becberin trộn vào thức ăn cho chim ăn liên tục trong 2,3 ngày.
+ Dùng kháng sinh khi chim có các biểu hiện nặng hơn như đã mô tả ở trên, một số kháng sinh có thể dùng: Chloramphenicol (hay còn gọi là Cờ-lo-xit) 10mg/100g trọng lượng chim, pha 1 thuốc/10 nước cho chim uống liên tục trong 3-5 ngày. Tetracyclin + Bespton 10mg/100g thể trọng pha vào nước theo tỷ lệ 1:10 cho chim uống liên tục 3-5 ngày.
+ Dùng Vitamin B1 10mg, nghiền thành bột, trộn vào cám cho chim ăn để trợ lực cho chim.
- Phòng bệnh: + Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, cầu đậu, áo lồng.
+ Cách ly chim bệnh nếu nhà nuôi nhiều.
+ Cho chim khỏe uống kháng sinh bằng 1/2 liều điều trị chim bệnh.

+ Tăng cường dinh dưỡng, các sinh tố trong hoa quả tươi.


Dứa là một loại trái cây vừa ngon, vừa bổ lại không nóng. Dứa ngọt rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, đồng thời có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy.

Để chọn một loại trái cây vừa ngon, vừa bổ lại không nóng chắc hẳn không có nhiều người nghĩ tới quả dứa. Thực tế dứa lại là loại quả đảm bảo đầy đủ những ưu điểm đó. Trong dứa có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, chất xơ, protein giúp giải rượu, đường canxi, natri, sắt và v.v…
Theo phân tích, 100 gam dứa có chứa 9,3 gam carbohydrate, 0,4 gam protein, 0,3 gam chất béo, 0,4 gam chất xơ, 18 mg canxi, 28 mg photpho, 0,5 mg sắt, 0,08 mg caroten, 24 mg vitamin C, 0,02 mg vitamin B2, 0.08 mg vitamin B1, 0,2 mg niacin.

Tác dụng của dứa:
1. Dứa có chứa enzym gọi là "enzyme protein dứa" - những chất có thể phá vỡ các protein, làm tan các cục máu đông, cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, loại bỏ tình trạng viêm và phù nề.
2. Lượng muối, đường và các enzym trong dứa có tác dụng lợi tiểu, lọc thận và rất có lợi cho những bệnh cao huyết áp.
3. Dứa ngọt rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa và có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy.





Bí quyết nuôi chào mào
Kinh nghiệm nuôi chim chào mào
Kinh nghiệm nuôi chích chòe than
Kỹ thuật nuôi chích chòe lửa
Bí quyết nuôi gà chọi
Kỹ thuật nuôi bồ câu đạt năng suất cao
Bí quyết chọn gà chọi hay




(ST)