Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả

Việc điều trị chỉ có tác dụng khi biết rõ nguyên nhân cụ thể. Không giống người, chó không nhận biết được thức ăn nên phàm ăn, dễ mắc bệnh. Nếu ăn thực phẩm không hợp sẽ gây bệnh rối loạn dạ dày và ruột. Hãy tham khảo cách chữa bệnh tiêu chảy cho chó sau đây để chữa cho cún con của bạn nhé!

 

Nguyên nhân

Nếu chó của bạn bị ỉa chảy có thể do các nguyên nhân sau:

1. Nhiễm khuẩn đường ruột:

2. Nhiễm Parvovirus:

3. Viêm ruột-dạ dày xuất huyết:

4. Nhiễm Toxoplasma:

5. Nhiễm cầu trùng:

6.Viêm ruột:

7. Bệnh Care:

Tiêu chảy thường được gây ra bởi ký sinh trùng trong ruột hoặc từ chế độ ăn uống của chó. Bằng cách nhìn vào bãi phân tiêu chảy, có thể có một số dấu hiệu cho thấy nguyên nhân.

1. Do chó của bạn ăn một số thứ mà không tiêu hoá được chẳng hạn như là cây, cỏ, dị vật....

2. Do dung nạp thức ăn: có nghĩa là con chó của bạn gặp khó khăn khi tiêu hóa thức ăn đặc biệt - nếu bạn cho chó của bạn ăn loại thức ăn mới dẫn đến khó tiêu. Một số con chó tưởng thành gặp khó khăn trong tiêu hóa các sản phẩm từ sữa (không dung nạp lactose), các loại thịt như thịt lợn, thịt bò hoặc thịt gà hoặc bất kỳ loại thực phẩm khác.

Màu sắc tiêu chảy cho biết:

- Màu đen hắc ín phân cho thấy chảy máu trong đường tiêu hóa.

- Lẫn phân sáng màu với phân đen có thể chỉ ra các vấn đề về gan.

- Có máu chỉ ra vấn đề ở ruột hoặc ruột già.

- Phân lớn, màu xám và có mùi cho thấy hoặc là một vấn đề ở ruột non hoặc có vấn đề về hấp thụ.

Điều trị triệu chứng tiêu chảy phân vàng

Chìa khóa để điều trị tiêu chảy là khôi phục lại sức khỏe hệ tiêu hóa, nguyên nhân là sự mất cân bằng vi khuẩn. Một số phương pháp:

- Không cho con chó của bạn ăn trong 24 giờ, nhưng chắc chắn phải cung cấp cho họ chất lỏng như nước để tránh mất nước. Sau giai đoạn này dần dần cho chó ăn các loại thức ăn nhẹ như thịt gà và cơm. Nếu sự mất cân bằng tiêu hóa tiếp tục xem xét bổ sung một số loại men tiêu hóa.

- Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ hoặc nếu bạn thấy máu thì lên đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức để đảm bảo tiêu chảy không phải là do bệnh khác nghiêm trọng hơn. Việc quan trọng nhất khi chó mới sinh hoặc mới mua về là bạn phải tiêm vaccine phòng 7 bệnh quan trọng cho chó cưng. Hiện nay có rất nhiều hãng phân phối như: Pfizer, Hoàng Kim...

Khi chó có triệu chứng ỉa chảy bạn phải điều trị theo nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc điều trị:

+ Tạm thời ngưng cho chó ăn trong 48h.

+ Bù, cung cấp nước và điện giải nếu con vật mất nước do nôn và tiêu chảy bằng cách truyền dịch vào mạch máu: Dùng dung dịch truyền Ringer lactat 30-50ml/kgP/ngày, truyền chậm tĩnh mạch (35-40 giọt/phút) hoặc dùng oresol hòa nước cho uống kết hợp thuốc trợ tim và Vitamin C.

+ Cung cấp năng lượng: glucose 5% hoặc 10% hoặc 30%. Amino acid: liều theo chỉ dẫn cảu nhà sản xuất.

+ Dùng thuốc chống nôn

+ Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: Phospholugel: 1 gói/ngày.

+ Giảm co thắt, tiết dịch đường ruột bằng Atropin sulfate.+ Tiêm kháng sinh: Kháng sinh phổ rộng, liều cao như: Ampicillin, Gentamycin, Doxycillin, Enrofloxaxin, colistin, Tetracillin...

+ Tùy trường hợp mà thụt rữa tực tràng băng thuốc tím loãng (0.1%)

Điều trị đến khi nào con vật lành hẵn. Điều trị càng sớm thì tỷ lệ sống càng cao.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị, chỉ điều trị theo triệu chứng, tăng sức đề kháng và chống phụ nhiễm.

- Chống ói: Primperan tiêm bắp 1mg/2kg/lần, ngày 3 lần.

- Cầm tiêu chảy: Loperamid hydroclorid 2mg/15kg/lần, ngày uống 3 lần.

- Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột, hấp thụ chất độc bằng Phosphalugel hoặc Smecta 1 gói/15kg/lần, ngày uống 3 lần.

- Chống mất nước truyền Lactated Ringer, NaCl 0,9%.

- Cung cấp năng lượng truyền Glucose 5%.

- Sử dụng một trong các loại khánh sinh chống phụ nhiễm: Trisuprime 1ml/10kg tiêm bắp hoặc Amoxysol 1ml/10kg tiêm bắp, tiêm lại sau 48 giờ, có thể sử dụng Baytril 5% 1ml/10kg.

- Cầm máu bằng Vitamin K1 tiêm bắp 5mg/kg/6-8giờ, Dicynone 250mg/con uống hoặc tiêm bắp.

- Trợ sức sử dụng Catosal 1ml/10kg, tiêm dưới da, Vitamin

- Điều trị tập trung vào hai bộ phận chính là ruột và dạ dày bằng cách hạn chế thực phẩm không hợp với chó trong thời gian khoảng 1,5 ngày để giúp hai bộ phận trên của chó ổn định.

- Sau thời gian trên cho chó ăn thực phẩm có ít mỡ và cho ăn nhạt. Nên bổ sung nước vào thức ăn để giảm tình trạng mất nước. Ví dụ, có thể cho chó ăn cơm và thịt nạc, bí ngô và sữa chua.

- Ngoài ra có thể cho chó uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng mất nước và điện giải sau tiêu chảy.
Nguyên nhân có thể do virut( caré virus, parvovirus, adenovirus...), vi khuẩn (E. coli, salmonella,..), giun-sán (ấu trùng giun có thể truyền qua nhau thai), nấm, thức ăn, thời tiết... Tuy nhiên điều cơ bản là nếu có sự tham gia của virut thì vấn đề đã trở nên phức tạp. Vì hiện nay chưa có thuốc nào chữa được bệnh do virut gây ra, hơn nữa việc sử dụng kháng huyết thanh tỏ ra không hiệu quả đối với điều kiện nước ta. Chính vì vậy việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Phòng bệnh:

- Bệnh giun sán: chó con 20 ngày tuổi trở lên khi xét nghiệm phân đã có thể có trứng giun sán. Do đó ở độ tuổi này có thể tẩy giun sán cho nó. Vimectin (của hãng vimecdim): 0,1ml/1kgP. Liệu trình 3 ngày (bạn nên dùng ống tiêm nhựa 1ml, loại sử dụng 1 lần). Còn các loại sán, để nó lớn lên rồi tính tiếp. Thức ăn và nước uống cho chó phải đảm bảo vệ sinh, không cho chó liếm láp lung tung.

- Bệnh truyền nhiễm:

+ Vaccine đa giá 6 bệnh (caré, parvo, ho cũi, phó cúm, viêm gan, lepto) sẽ tỏ ra có hiệu quả nếu các bạn tiêm đúng quy trình. Lần tiêm thứ nhất lúc chó đạt 8 tuần tuổi, lần tiêm thứ hai lúc chó 12 tuần tuổi và cứ cách lần tiêm thứ 2, mỗi năm tiêm một lần cho đến năm thứ 4 thì chó của bạn đã an toàn.

+ Vaccine đã tiêm nhưng không phải vì thế mà bạn được chủ quan. Chó của bạn có thể không đáp ứng miễn dịch với một lý do nào đó (vaccine hỏng, tiêm sai quy trình...). Do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt, vệ sinh, vận động, tắm chải thường xuyên sẽ cải thiện sức đề kháng của con vật.

- Khi phát hiện chó hàng xóm bị bệnh, phải cách ly hoặc hỏi ý kiến Bác sỹ thú y.

Trị bệnh:

- Nguyên tắc điều trị:

+ Tạm thời ngưng cho chó ăn trong 48h.

+ Bù, cung cấp nước và điện giải nếu con vật mất nước do nôn và tiêu chảy (măt lõm, da mất đàn tính...).

+ Dùng oresol hòa nước cho uống hoặc truyền Ringer lactat 30-50ml/kgP/ngày. Truyền chậm tĩnh mạch (35-40 giọt/phút).

+ Cung cấp năng lượng: glucose 5% hoặc 10% hoặc 30%. Amino acid: liều theo chỉ dẫn cảu nhà sản xuất.

+ Cầm máu: adrenoxyl cho uống hoặc tiêm Transemid(quầy thuốc Tây) chậm vào tĩnh mạch (tiêm xong 5 phút, con vật sẽ có phản ứng phụ là nôn, tuy nhiên không nguy hiểm). Trong trường hợp này, chúng tôi nhận thấy vitamine K không tỏ ra hiệu quả.

+ Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: Phospholugel: 1 gói/ngày.

+ Giảm co thắt, tiết dịch đường ruột bằng Atropin sulfate.

+ Tiêm kháng sinh: có rất nhiều sự lựa chọn. Nhưng thường là một loại kháng sinh tổng hợp, hoạt phổ rộng.

+ Tùy trường hợp mà thụt rữa tực tràng băng thuốc tím 0,1% ấm.

+ Bổ sung vitamine A, B, C, D... Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng việc dùng vitamine C trong điều trị bệnh cho chó không có ý nghĩa cao như ở người.

Điều trị đến khi nào con vật lành hẵn (thường không quá 7 ngày). Điều trị càng sớm thì tỷ lệ sống càng cao. Nếu các bạn áp dụng "bổ tả", tỷ lệ sống sẽ rất cao.

 

CÁCH CHỮA BỆNH Ở MỘT SỐ VẬT NUÔI KHÁC

 

1. Cách chữa bệnh tiêu chảy cho thỏ

     


Thỏ là loại gia súc yếu, rất nhạy cảm với ngoại cảnh, sức đề kháng của cơ thể kém, dễ nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch bệnh do các yếu tố của môi trường ngoại cảnh gây nên. Khi mắc bệnh thỏ dễ chết, có khi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Cho nên, phải nuôi thỏ đúng yêu cầu kỹ thuật, chú ý nhất là khâu vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc nuôi dưỡng. Thông thường, một căn bệnh chỉ xảy ra khi hội đủ 3 yếu tố: - Xuất hiện mầm bệnh - Điều kiện vệ sinh môi trường kém - Sức đề của gia súc giảm  

Do đó, với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt nguyên tắc “3 sạch”: ăn sạch, ở sạch, uống sạch đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt, có thể bổ sung vitamin cho thỏ từ 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress. Phòng bệnh tích cực bằng cách sử dụng vaccin, thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự xuất hiện và phát tán mầm bệnh. Thường xuyên theo dõi đàn thỏ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.  

- Bệnh sình bụng, tiêu chảy

Thỏ là nhóm vật nuôi nhạy cảm với các loại vi sinh vật, vì vậy cần thận trọng trong vấn đề ăn uống của thỏ. - Nguyên nhân: Bệnh xảy ra do thỏ ăn phải thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc, hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột làm rối loạn tiêu hóa. Các loại thức ăn thô xanh có chứa quá nhiều nước cũng có thể làm thỏ bị tiêu chảy. Bệnh thường xảy ra trên thỏ trưởng thành và thỏ giai đoạn sau cai sữa.

Triệu chứng: Thỏ bị chướng hơi, bụng phình to, không yên tĩnh, khó thở, chảy nước dãi ướt lông quanh 2 mép. Xuất hiện triệu chứng tiêu chảy: phân chuyển nhanh từ hơi sệt sang lỏng như nước, màu đen, rất hôi thối. Thỏ có thể chết nhanh do mất nước và ngạt thở.

Điều trị: Ngưng ngay các loại thức ăn, nước uống và những yếu tố gây mất vệ sinh. Có thể sử dụng Streptomycin pha loãng cho uống 2 – 4 lần/ ngày, kết hợp với việc sử dụng nước chiết xuất từ các loại lá có chất chát như búp ổi, búp trà,... và tiêm hoặc uống viatamin A, B để tăng sức đề kháng.

Phòng bệnh: Sử dụng thức ăn sạch, đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh; Khi thay đổi nguồn thức ăn, cần chuyển tiếp từ từ cho thỏ quen dần; cần phơi hoặc dự trữ trước 1 ngày đối với các loại thức ăn xanh có chứa quá nhiều nước.

- Bệnh tụ huyết trùng

Nguyên nhân: Trong niêm mạc khí quản của thỏ thường có vi trùng Pasteurella tiềm sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, vi trùng sẽ tấn công và gây bệnh. Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp; có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi của thỏ.

Triệu chứng: Thỏ kém ăn, sốt cao 41 – 42oC, khó thở, kết mạc mắt đỏ, chảy nước mũi có lẫn dịch nhờn, gầy yếu dần và chết. Thỏ bệnh ở dạng cấp tính chết rất nhanh, hầu như không thấy rõ triệu chứng. - Điều trị: Thuốc đặc trị là Streptomycin với liều 0,01g/ kg thể trọng, hoặc dùng Kanamycin với liều 0,05g/kg thể trọng.

Phòng bệnh: Thỏ là vật nuôi rất nhạy cảm với bệnh Tụ huyết trùng, thường 18 – 24 giờ sau khi phát bệnh thỏ sẽ chết, việc điều trị không hiệu quả. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là phòng bệnh: không nên nhốt thỏ vào chuồng gà, chuồng heo vì có nguy cơ lây lan mầm bệnh từ các loại gia súc này; tăng cường công tác sát trùng tiêu độc chuồng trại; tăng sức đề kháng cho thỏ bằng cách định kỳ pha vitamin vào thức ăn, nước uống, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa nên sử dụng kháng sinh trên để phòng bệnh với liều phòng bằng 1/2 liều điều trị.  

- Bệnh cầu trùng (cocidiosis)

Nguyên nhân: Do đơn bào ký sinh Eimeria gây nên trong điều kiện chăn nuôi vệ sinh kém. Thỏ con từ 2 tuần tuổi đã có thể nhiễm bệnh từ phân thỏ mẹ thải ra. Thỏ từ 6 – 18 tuần tuổi thường mắc bệnh này. - Triệu chứng: Thỏ kém ăn, bị xù lông, đôi khi bị ỉa chảy; nếu kết hợp với bệnh viêm ruột, phân có thể lẫn máu. Thân nhiệt cao hơn bình thường, chảy nước mũi, nước dãi. Thời gian mang mầm bệnh kéo dài, thỏ gầy dần rồi chết. Bệnh có thể gây chết 50% tổng đàn.

Điều trị: Dùng Rabbipain pha 10 g/10 lít nước hoặc trộn 10 g/5kg thức ăn, dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.

Phòng bệnh: Đáy lồng chuồng phải có lỗ, rãnh thoát phân dễ dàng; dọn vệ sinh hàng ngày. Tăng cường sức đề kháng cho thỏ bằng cách bổ sung viatamin, các loại thức ăn có chất lượng. Có thể sử dụng các loại thuốc trên để phòng bệnh với liều sử dụng bằng 1/2 liều điều trị.  

- Bệnh viêm mũi:

Nguyên nhân: Do thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường chăn nuôi quá chật chội, ẩm ướt, hoặc chuồng nuôi bị gió lùa vào ban đêm. - Triệu chứng: Thỏ bị ngứa mũi, thường dùng chân trước dụi vào mũi làm trầy sướt. Thỏ bị hắt hơi, chảy nước mũi, kém ăn, lông xù, phản ứng chậm chạp; nếu không điều trị tích cực thường dẫn đến thỏ bị viêm mũi.

Điều trị: Khi thỏ mới có biểu hiện chảy nước mũi, hắt hơi cần phải thay đổi môi trường vệ sinh và nhỏ thuốc Streptomycin, hoặc Kanamycin vào mũi thỏ, mỗi ngày nhỏ 2 lần cho đến khi hết các triệu chứng bệnh. Nếu thỏ bị bệnh nặng cần tiêm Streptomycin liều 0,01 g/1 kg thể trọng, hoặc Kanamycin liều 0,05g/ 1 kg thể trọng liên tục trong 3 ngày.

Phòng bệnh: Cải thiện môi trường chăn nuôi tốt hơn. Thường xuyên bổ sung vitamin C cho thỏ uống để tăng cường sức đề kháng.   Bệnh đau mắt sẽ không làm thỏ chết, nhưng sẽ khiến thỏ mất đi cơ quan thị giác, không nhìn thấy thức ăn và trọng lượng nhanh chóng bị giảm sút. Bệnh có khả năng lây lan nhanh. Vì vậy, hàng ngày, bên cạnh việc cho thỏ ăn, bà con cũng cần quan sát đàn thỏ để sớm phát hiện những con bị bệnh và kịp thời có phương pháp điều trị

Cách phòng bệnh

Thông thường một căn bệnh sẽ xảy ra khi hội đủ 3 yếu tố:

+ Xuất hiện mầm bệnh.

+ Điều kiện vệ sinh môi trường kém.                   

+ Sức đề kháng của gia súc giảm.                            

Do đó để phòng bệnh, bà con cần thực hiện tốt nguyên tắc “3 sạch” là ăn sạch, ở sạch, uống sạch đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ. Thường xuyên bổ xung vitamin cho thỏ từ 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống xì tress.

Điều trị

Tùy vào mức độ của bệnh nặng hay nhẹ mà ta sẽ có liệu pháp trị bệnh hợp lý. Bệnh nhẹ có thể nhỏ thuốc mắt, khi bệnh nặng, ta nên dùng kết hợp cả nhỏ và tiêm.

Cách tiến hành: Sử dụng kháng sinh Kanamycin loại 20% (dung dịch) và sử dụng chủ yếu để nhỏ vào mắt cho thỏ. Dùng xi-lanh có gắn kim vào, hút dung dịch ra với lượng vừa đủ, khoảng 1- 2 cc. 

Sau đó, dùng tay vuốt 2 tai thỏ xuống, vật ngửa thỏ lên để mắt thỏ hướng lên trên theo hướng nằm ngang và nhỏ trực tiếp vào mắt thỏ, nếu thỏ ko mở mắt ra, ta tiến hành vành mắt để thuốc chảy vào trong mắt, rồi tiến hành nhỏ mắt tiếp theo.
Bà con tiến hành nhỏ thuốc 2 lần vào sáng và chiều. Trong trường hợp xung quanh mắt thỏ có màng trắng bao phủ, bà con cần kết hợp cả nhỏ mắt và tiêm.

Dùng xi-lanh, hút thuốc theo liều lượng, cứ 1kg thỏ sẽ dùng 10ml thuốc. Giữ thỏ và nhẹ nhàng tiêm thuốc vào phần da ở gáy. Thời gian điều trị kéo dài từ 3-5 ngày cho tới khi mắt thỏ hết các biểu hiện về bệnh.

- Bệnh nấm da ở thỏ

Nấm da thỏ hay nấm tai thỏ là một bệnh tương đối khó trị, và lây lan rất nhanh. Nguyên nhân gây bệnh là do đàn thỏ được nuôi nhốt ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng và thức ăn hoặc vật lót ổ bị mốc.Bào tử nấm tai lây lan rất nhanh, có thể trong một ngày là lây lan toàn chuồng đến toàn lồng. Nếu bệnh kéo dài, thỏ gầy yếu có thể dẫn đến chết.

Bệnh nấm da thỏ thường phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao ở nơi thiếu ánh sáng. Bệnh xuất hiện trên tất cả các loại thỏ nhưng mẫn cảm và lây lan mạnh hơn ở thỏ con theo mẹ và thỏ sau cai sữa.              

Triệu chứng

 Biểu hiện của bệnh nấm da ở thỏ thường là những chấm nhỏ tròn màu trắng ở các vị trí mí mắt, tai, sau đó các vết bệnh lan rộng ra thành các vùng màu trắng tròn như cúc áo, đồng xu rồi lan ra các vùng da khác như đầu, 4 chân, đùi, bụng và hai bên sườn.

Cách phòng trị

Để điều trị bệnh nấm da thỏ, bà con cần cách ly toàn bộ thỏ bệnh ra một khu chuồng riêng biệt. Sau đó, bà con sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất Ivermectin để tiêm trị bệnh cho thỏ. Liều lượng là 1cc thuốc cho khoảng 0,7kg thỏ.

Bên cạnh đó, bà con cũng có thể dùng thuốc nấm bôi ướt hết vào vùng da bệnh liên tục 4-5 ngày (1lần/ngày) hiệu quả phòng trị bệnh cũng rất tốt.

Chuồng nuôi thỏ cần được tăng cường ánh sáng và hạn chế độ ẩm. Ngoài ra, bà con cần tiến hành vệ sinh tẩy uế chuồng nuôi thỏ, bằng cách phun foormon, hay rắc vôi bột để hạn chế bệnh lây lan.

2. Chữa bệnh tiêu chảy cho chim

Ngoài việc cho chim ăn uống đúng công thức pha chế tối ưu, ta thường cho chim ăn thêm cào cào, mối, gián đất, thằn lằn, thịt bò, chuối, mật... Dĩ nhiên là tùy theo giống chim mà bồi bổ những thức ăn thích hợp cho chúng.

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng những loại thuốc bổ để bổ sung thêm cho sức khoẻ của chim

Cách trị bệnh:

Con chim mà bệnh thì khó lòng mà chạy chữa. Do đó, trước tiên là ta phải phòng ngừa bệnh cho nó bằng cách:

- Lồng, chuồng và trại phải thật vệ sinh.

- Thức ăn, nước uống vừa bổ vừa tinh khiết.

- Tránh cho chim bị nắng, mưa, gió lùa...

Còn bệnh chính chim thường gặp đó là tiêu chảy

Nếu chim bị tiêu chảy thì cần làm như sau:

Khẩn trương bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất, vitamin cho chim, thay toàn bộ thức ăn cũ không để thức ăn quá một ngày, ngừng cho ăn trái cây, nếu cho chỉ cho ăn chuối tây gần chín và cho ăn rất ít.

Cho chim uống nước chè loãng, nếu qua 1 ngày mà chim chưa có tiến triển khỏi thì pha vào nước uống cho chim thuốc pecberin hoặc mộc hoa trắng. Con nào yếu sức có thể cho uống thuốc DROP A DAY, một thứ sinh tố tổng hợp dành cho chim và gia cầm nuôi nhốt. Người xưa bắt gián đất cho chim suy yếu ăn, cũng rất hiệu nghiệm. Ngoài ra, chim bệnh rất ngại nắng, gió, vì vậy ta nên trùm kín áo lồng, treo vào nơi yên tĩnh để chim bệnh tĩnh dưỡng...

 

(ST)

2 con chó nhà e giống becgie đk 8,5 kg. hôm qua e thấy trong phân chó có màu lùng lùng máu cá, phân loãng. e đã nhốt lại để theo dõi và tiêm đường glucozơ e muốn hỏi các chuyên gia cách điều trị cho chó nhà e! e xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Trả lời cách điều trị chó nhà e
hơn 1 tháng trước - Thích
Chó
hơn 1 tháng trước - Thích
CHÓ BỊ SƯNG CỔ DƯỚI SAU KHI TIÊM THUỐC ĐI ỈA
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Gửi hỏi đáp - bình luận