Chữa bệnh tiểu đường bằng khí công hiệu quả tức thì

Chữa bệnh tiểu đường bằng khí công hiệu quả tức thì. Sau đây xin hướng dẫn thực hành để làm hạ đường trong máu sau 15 phút tập khí công mức đường sẽ xuống 20mmol/L là một bằng chứng thực tế cụ thể không cần tranh cãi nếu các bạn tập theo .







CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG KHÍ CÔNG NHANH THUYÊN GIẢM BỆNH


Chữa bệnh tiểu đường bằng khí công

Những người có bệnh tiểu đường cao, ấn nhẹ vào huyệt Trung Quản đã thấy đau nhói, tập thở ra và ấn vào từ từ cho sâu càng nhiều thì độ đường càng xuống thấp. Cho nên nếu không có máy đo đường vẫn có thể biết được người có bệnh tiểu đường nhẹ hay nặng nhờ khám tìm bệnh bằng huyệt Trung Quản ( huyệt thứ 12 Mạch Nhâm) và Huyết Hải (huyệt thứ 10 của kinh Tỳ).

Nếu nói dông dài theo lý thuyết khí công sẽ có những vị đông tây y phản bác vì không đúng lý thuyết đông tây y, nên chúng tôi xin hướng dẫn thực hành để làm hạ đường trong máu sau 15 phút tập khí công mức đường sẽ xuống 20mmol/L là một bằng chứng thực tế cụ thể không cần tranh cãi nếu qúy vị tập theo .
BÀI 1:
Kinh nghiệm bản thân, sau khi ăn trưa xong, tôi đo dường lên 11.9 mmol/L, tôi tập bài các bài khí công tuần tự sau đây :
1-Bài Cúi ngửa 4 nhịp 10 lần
2-Bài Vặn mình 4 nhịp 10 lần
3-Bài vỗ tay 4 nhịp 60 lần
4-Bài Nạp khí trung tiêu, mỗi lần lâu 1 phút, và thư giãn cho khí nhồi bụng lâu 1 phút. Làm 3-5 lần .
5-Kéo đầu gối cho đùi trái ép đụng vào bao tử, đùi phải đụng vào gan 30 lần . Khi kéo vào hit vào, duỗi chân thở ra .Sau khi kéo xong cuốn lưỡi ngậm miệng thở bình thường bằng mũi đợi cho bụng nhồi hết khí mới xong bài tập .
Đo lại đường xuống còn 5,9 mmol/L

Có lần tôi ăn ngọt nhiều đo đường lên 13.8 mmol/L, sau khi tập lần thứ nhất rồi đo lại đường xuống 11.3 mmol/L. tập lại lần thứ hai chỉ một bài Nạp khí trung tiêu, đo đường xuống 9.1mmol/L, tập lại lần thứ ba Bài Nạp khí trung tiêu, đo đường xuống 6.8 mmol/L, tập lần thứ tư đứng hít khí vào bụng, lấy ngón tay ấn vào giữa bụng trên ( huyệt Trưng quản) vào sâu từ từ theo hơi thở ra, khi ấn vào độ sâu bụng lõm xuống chừng 10cm mà bụng không cảm thấy đau mặc dù vừa mới ăn no là chắc chắn không có bệnh tiểu đường, lúc đó đo lại đường xuống còn 3.4mmol/L . Nếu một người có bệnh tiểu đường thật sự, kiêng không ăn đường mà đường xuống đến 3.4mmol/L sẽ bị ngất xỉu ngay. Còn tôi vẫn ăn đường nhiều, không kiêng cữ nhờ tập khí công mà đường xuống 3.4mmol/L có nghĩa là máy chỉ đo lượng đường trong máu, chứ lượng đường thực vẫn còn trong người đã được sinh hóa chuyển hóa cất vào kho đường trong gan tỳ, cho nên tôi không cảm thấy chóng mặt mệt mỏi như người có bệnh tiểu đường.

Những người có bệnh tiểu đường cao, ấn nhẹ vào huyệt Trung Quản đã thấy đau nhói, tập thở ra và ấn vào từ từ cho sâu càng nhiều thì độ đường càng xuống thấp . Cho nên nếu không có máy đo đường vẫn có thể biết được người có bệnh tiểu đường nhẹ hay nặng nhờ khám tìm bệnh bằng huyệt Trung Quản ( huyệt thứ 12 Mạch Nhâm) và Huyết Hải (huyệt thứ 10 của kinh Tỳ).

Có một nữ bệnh nhân chưa ăn sáng, đến phòng mạch chữa bệnh đau bụng ăn không tiêu và khai, tôi có bệnh tiểu đường đang dùng thuốc .
Tôi đo đường 8.4 mmol/L , tôi hướng dẫn bệnh nhân tập bài Nạp khí trung tiêu và Kéo đầu gối. Sau đó đo lại đường còn 5.5mmol/L .

Có lần tôi đến cấp cứu một người ở bệnh viện Ottawa đang hôn mê vì lượng đường cao 17mmol/L lên cơn sốt và áp huyết tăng cao 197/110 mà bệnh viện cho dùng thuốc để hạ sốt hạ đường và áp huyết trong suốt 1 tuần không có kết qủa . Trường hợp này phải vuốt huyệt theo khí công để điều chỉnh khí huyết là điều chỉnh Tinh-Khí không có sự hợp tác của Thần khi bệnh nhân đang hôn mê . Tả hoả vuốt từ Đại lăng bên trái lên Gian sứ 18 lần, tăng Thận thủy vuốt từ Chiếu hải lên Phục lưu chân phải 18 lần . Khi anh biết đau mặt hơi nhăn nhó, tôi gọi tên anh, anh mở mắt và nhiệt độ hạ ngay, trán mát, vuốt thêm từ Xích trạch xuống Thái uyên tay trái bổ chức năng phế để chuyển hóa tỳ làm hạ đường, đo lại đường xuống còn 7.1 mmol/L và áp huyết xuống bình thường 140/92mmHg . Anh đòi uống nước và anh nói chuyện với chúng tôi là những người bạn đến thăm anh. Sau đó tôi hướng dẫn anh tập thở Đan Điền Tinh để phục hồi sức khỏe . Ngày hôm sau anh được xuất viện về nhà.

Một số trong những bài quan trọng của Khí công để tự chữa các bệnh nan y là Bài Nạp khí trung tiêu , Bài Kéo đầu gối và bài Tĩnh công thiền giúp sinh hóa chuyển hóa ,tinh hoá khí, khí hóa thần, thần hoàn

Như vậy trong người chúng ta đã có sẵn kho báu như thế mà bị bỏ quên trong đó đầy đủ thuốc gọi là nội dược giúp chúng ta khỏe mạnh không phải lo lắng những phản ứng phụ như dùng ngoại dược, tại sao chúng ta lại không biết trân qúy tận dụng của trờ cho phải không qúy vị ?

Qúy vị hãy tập thử mỗi ngày và đo lượng đường sau khi tập sẽ thấy kết qủa thần kỳ (miracle) của môn khí công tự chữa bệnh. Chúc qúy vị thành công .

BÀI KHÍ CÔNG 2:

H
ôm trước Thầy có chỉ cách tập cho giảm bệnh Tiểu đường và cao máu, tôi đã theo video mà tập 4 kiểu:

1- Co chân Trái lên thở vào và đổi chân phải (Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút.)

2- Dơ hai tay lên thở vào cúi xuống bên Trái và bên phải (Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần)

3- Nằm ngửa đặt hai tay lên đan-điền co hai chân lên 5 lần/1phút (Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần)

4- Vỗ tay đếm…(Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần)

Sau đó thử máu thì tiểu đường sau khi ăn, chỉ có 135 hoặc 145, trước kia chưa tập các bài do Thầy dậy thì… 280 là ít!

Vậy tôi trân trọng kính tin để Thầy rõ các bài Tập vô cùng hiệu nghiệm

Thưa Thầy,

- Nếu tôi muốn mua cái máy đo Oxymeter, xin Thầy vui lòng chỉ dẫn giúp?

-Thầy có “đệ-tử” nào ở San Francisco muốn dậy Free cho mọi người, xin Thầy vui lòng cho biết, con gái tôi có nhà sẵn sàng đón nhận mở lớp dạy cho mọi người ngày thứ Bẩy hoặc Chủ Nhật (free).


CÁC CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHÁC

Chữa bệnh tiểu đường bằng dây rau bát

Theo điều tra của Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa thì có tới 20% người trung tuổi trở lên bị tiểu đường. Hiện tại có nhiều cách hỗ trợ và điều trị bệnh này, tuy nhiên trong Đông y có dây bát (rau bát) được cho là hiệu quả.


Trong y học cổ truyền, rau bát có vị ngọt, tính mát. Tác dụng: Thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, dưỡng âm, tiêu độc. Dây bát còn gọi mãng bát, bình bát. Tên khoa học Cociniagrandis. Người bệnh tiểu đường hái lá non dây bát 100g, thịt cua 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên. Có thể dùng ngọn lá non cả hoa quả rửa sạch ăn sống hoặc xay nước uống đều được.

Nhiều người sử dụng rau bát cho biết, có thể giảm được 50% liều thuốc Tây trị đái tháo đường tuýp II nhẹ. Mặt khác, để giảm chứng đái tháo đường thì người bệnh nên có chế độ ăn uống tập luyện điều độ, tránh béo phì, tránh các bệnh mạn tính như huyết áp, tim mạch, gan nhiễm mỡ...

Chữa bệnh tiểu đường bằng Nha Đam

Chưa có bằng chứng nha đam chữa được bệnh tiểu đường

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư ...

Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn là Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện.

Ước tính sau năm 2011, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.

Chính vì tính nghiêm trọng như vậy nên theo tôi bệnh nhân cần được kiểm tra đường huyết thường xuyên và điều trị theo chỉ định của các BS chuyên khoa. Thuốc đông y như hộ tạng đường chỉ nên coi là thuốc bổ sung mà thôi. Với các nam dược như lá nha đam, lá dứa chưa được nghiên cứu đầy đủ nên chưa thể coi là biện pháp chữa bệnh này.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng dầu dừa

Tiểu đường là một bệnh gây nguy cơ lớn cho tim vì máu kém lưu thông và có khuynh hướng phát triển xơ vữa động mạch. Vì vậy các bác sỹ khuyến cáo người tiểu đường chỉ nên ăn ít chất béo. Nhưng dầu dừa lại là chất béo được khuyến khích cho người tiểu đường. Những người ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường còn có thể sử dụng dầu dừa để trị bệnh.

Dầu dừa tốt cho người tiểu đường tuyp 1 và 2
Vì sao dầu dừa lại tốt cho người bệnh tiểu đường? 

- Dầu dừa cung cấp năng lượng cho tế bào không phụ thuộc vào insulin

Glucose cũng như acid béo chuỗi dài cần insulin để đi vào trong tế bào. Nhưng acid béo trong dầu dữa là acid béo chuỗi trung bình (ABctb) nên không cần insulin vẫn có thể đi qua màng tế bào cách dễ dàng.
ABctb cũng tự thấm qua thể hạt sợi (mitochrondia) nữa.  Mitochrondia là cơ quan sản xuất năng lượng của tế bào, chúng nhận glucose hay acid béo rồi chuyển thành năng lượng mà tế bào cần để thực hiện quá trình chuyển hóa và duy trì sự sống của tế bào. Mitochrondia có hai màng làm cho glucose và acid béo khó đi vào nếu không có sự trợ giúp đặc biệt của chất chuyên chở gọi là carnitine transferase. ABctb có thể thấm qua màng mitochrondia mà không cần sự trợ giúp của enzyme này.

Vì vậy ABctb cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào dù có insulin hay không.  Khi bạn ăn dầu dừa, bạn làm cho tế bào được tăng năng lượng. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (tiểu đường loại 1), hay nếu tế bào đề kháng insulin (tiểu đường loại 2), không thành vấn đề. ABctb vẫn có thể nuôi tế bào. Việc này giữ cho mao quản và mạch máu khỏe mạnh, và giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch. Vì vậy dầu dừa làm tăng lưu thông máu và tăng sức khỏe tim mạch người bị tiểu đường.
- Dầu dừa giúp tăng khả năng sản sinh insulin của tuyến tụy
Acid lauric và capric là acid chính của dầu dừa, giúp tăng cường khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy. Đây là một tin tốt cho những người bị tiểu đường phải lệ thuộc vào việc tiêm insulin hàng ngày. Dầu dừa có thể giúp bớt lệ thuộc vào thuốc tiểu đường.
- Dầu dừa hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường
Yếu tố chính tham dự vào việc phát triển bệnh tiểu đường loại 2 là sự đề kháng insulin. Khi glucose không đi vào tế bào được do bị đề kháng insulin, tế bào liền gởi tín hiệu là chúng đang đói. Đáp lại tín hiệu này, tuyến tụy sẽ bơm thêm insulin (để giúp đưa glucose vào tế bào) dẫn đến lượng insulin trong máu cao. Sự  gia tăng của insulin và đường cao trong máu dẫn đến Syndrom X cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác trong đó có
bệnh tim mạch .
ABctb có thể biến đổi tình trạng này. Khi ABctb đi vào tế bào, tế bào có chất dinh dưỡng nên không phát tín hiệu “đói”. Tín hiệu cho tuyến tụy sản xuất thêm insulin bị cắt đứt, và mức insulin ổn định. Sự phức tạp và nguy cơ liên quan tới tiểu đường
đường huyết được giảm đi.
Vì những lý do này, dầu dừa chắc chắn là chất béo tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường, và nên là một phần trong thức ăn của bất cứ người bị tiểu đường nào. Nhiều người tiểu đường cho biết rằng khi họ thêm dầu dừa vào thức ăn, lượng đường huyết ở mức ổn định hơn, ngay cả khi họ ăn ngọt nữa. Nếu đường ở mức cao, thay vì uống thêm lượng thuốc, có người đã uống 2-3 muỗng canh dầu dừa, và mức đường huyết hạ xuống bình thường trong vòng 30 phút.

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường bằng mật ong

Điều này đối với y học cổ truyền phương Đông không có gì mới lạ, bởi lẽ từ xa xưa người ta đã biết dùng mật ong đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để phòng chống tiêu khát, một chứng bệnh mà ngày nay chúng ta gọi là tiểu đường.

Khi nghiên cứu thăm dò tác dụng điều chỉnh đường huyết của 50 vị thuốc y học cổ truyền, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy chỉ có 35 vị có khả năng hạ chỉ số đường huyết ở mức lớn hơn 10% so với trị số ban đầu. Trong đó có 11 vị có tác dụng rõ rệt hơn cả và mật ong là một trong số đó cùng với các dược liệu khác như tang bạch bì, tang thầm, tang điệp, đương quy, ngũ bội tử…
Người ta còn nhận thấy, cũng như các sản phẩm khác có nguồn gốc từ con ong, mật ong không những có tác dụng hồi phục và nâng cao năng lực hoạt động của tế bào bê-ta tuyến tụy nội tiết từ đó làm tăng tiết insulin để bù đắp phần thiếu hụt mà còn có khả năng cải thiện tính mẫn cảm của tế bào tổ chức đối với insulin.

Mặt khác, mật ong còn bổ sung dinh dưỡng với một số cơ cấu tương đối toàn diện, tham gia đắc lực vào quá trình điều tiết chuyển hóa, nâng cao năng lực miễn dịch và chống nhiễm khuẩn của cơ thể.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của mật ong đối với đường huyết có tính hai mặt: với một lượng nhỏ có thể làm hạ đường huyết nhưng với một lượng lớn lại có thể làm đường huyết tăng cao. Điều này còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ nhưng bước đầu người ta cho rằng: vai trò của hai chất glucose và acetylcholine có trong thành phần của mật ong là hết sức quan trọn

Điều này cho thấy, nếu mật ong được sử dụng đúng cách thì nó hoàn toàn có khả năng góp phần cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây xin được giới thiệu một số phương cách điển hình của y học cổ truyền trong việc dùng mật ong điều trị bệnh tiểu đường để chúng ta tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.

Công dụng: Bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.

Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, gừng tươi và sinh địa, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm.

Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, thanh nhiệt dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.

Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống.

Công dụng: Tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có ảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, chất lưỡng đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.

Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước.

Công dụng: Than can ích vi, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.

Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g.

Công dụng: Tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.

Bài 6: Trứng gà tươi 5 quà đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn hợp dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần.

Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.

Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để điều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ vì có nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản… mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc.

Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn… đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong “rởm” được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha thêm đường để tăng lợi nhuận.







Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)