Chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất

Chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.Khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ không tạo ra đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không phản ứng với tác dụng của insulin. Những khoáng chất tự nhiên chính là phương pháp điều trị bệnh tiểu đường có hiểu quả mà bạn dễ dàng sử dụng nó.






CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ NHẤT


Bệnh tiểu đường hay
bệnh đái tháo đường là một rối loạn trao đổi chất, phương thức cơ thể sử dụng thức ăn đã được tiêu hóa để phát triển và cung cấp năng lượng. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và tê liệt ở Hoa Kỳ. Căn bệnh này liên quan đến các biến chứng phức tạp lâu dài ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể. Bệnh tiểu đường phát triển khi cơ thể không thể sử dụng glucose một cách thích hợp.

Insulin là một hóc môn cần thiết cho việc chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng. Insulin giúp cho glucose di chuyển từ máu vào gan, cơ, các tế bào mỡ, nơi được sử dụng làm năng lượng. Trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, hệ miễn dịch làm nhiễu loạn và phá hủy các tế bào bê-ta sản sinh insulin trong tụy. Khi bệnh nhân được chẩn đoán là bị tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy thường sản sinh đủ insulin nhưng vì một số lý do không rõ ràng, cơ thể không thể sử dụng insulin 1 cách hiệu quả, tình trạng này được gọi là kháng insulin.

Các loại tiểu đường:

Tiểu đường tuýp 1

Cơ thể dừng sản sinh ra insulin hoặc quá ít insulin dẫn tới không thể điều chỉnh đường huyết. Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ miễn dịch phá hủy các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy (các tế bào bê ta).

Tiểu đường tuýp 1 là một loại bệnh tự miễn dịch. Tiểu đường tuýp 1 thường phát triển ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.

Khoảng 10% các trường hợp tiểu đường là tiểu đường tuýp 1. Tiểu đường tuýp 1 thường được thấy ở thời thơ ấu hoặc thời thanh niên và cũng có thể xảy ra ở độ tuổi lớn hơn do tuyến tụy bị phá hủy do rượu, bệnh tật hoặc sự hỏng dần dần của các tế bào bê ta tuyến tụy.

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 cũng thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều hơn ở những độ tuổi lớn hơn so với tuýp 1, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì.

Tuyến tụy tiết ra insulin, nhưng cơ thể một phần hoặc hoàn toàn không có khả năng sử dụng insulin trong trường hợp này. Tiểu đường tuýp 2, một cách kinh điển, được nhận thấy ở người trưởng thành, khoảng sau độ tuổi 45. Loại tiểu đường này thường được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, giảm cân, tập luyện và thuốc uống.

Sau đây là danh sách một số phương pháp điều trị tại nhà tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường:

1) Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường là mướp đắng. Mướp đắng đã được chứng minh là điều trị tiểu đường rất tốt. Để có hiệu quả hơn, bệnh nhân tiểu đường nên uống nước ép của 4 hoặc 5 quả mướp đắng mỗi sáng khi chưa ăn gì.

2) Uống nước lá cây Bilva và Parijataka để điều trị tiểu đường một cách tự nhiên.

3) Lý gai Ấn Độ chứa rất nhiều vitamin C, rất quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa Canh nước ép lý gai pha với 1 chén nước ép mướp đắng, sử dụng hàng ngày trong vòng 2 tháng, giúp các tế bào tiết ra hóc-môn insulin trong tuyết tụy. Hỗn hợp này giúp hạ bớt đường huyết. Đây là một phương pháp tại nhà hiệu quả khác dành cho căn bệnh này.

4) Hạt rau sam rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa cà phê hạt rau sam mỗi ngày với 1 nửa cốc nước trong vòng từ 4 đến 5 tháng sẽ kích thích insulin của cơ thể và giúp chữa trị căn bệnh.

5) Bổ sung thêm trái bưởi vào trong chế độ ăn là một cách điều trị tại nhà hiệu quả khác dành cho bệnh nhân đái tháo đường.

6) Dùng 2 thìa cà phê bột cỏ ca-ri với sữa mỗi ngày.

7) Lá xoài non cũng là một phương pháp điều trị rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngâm 15 gam lá xoài tươi trong 250ml nước qua đêm, và nghiền kỹ trong nước. Dung dịch này nên được sử dụng mỗi sáng để giải quyết tiểu đường giai đoạn đầu.

8) Nước ép cây sầu đâu (Margosa) cũng có hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường.

Tìm hiểu chi tiết thông tin bài thuốc gia truyền chữa dứt điểm bệnh tiểu đường

CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ BẰNG THỰC PHẨM

Thực phẩm giàu crom



Mức độ crom ở những người mắc bệnh tiểu đường thường rất thấp. Đây là một khoáng chất thiết yếu góp phần vào sự chuyển hoá chất béo và carbodydrate, nó đóng một vai trò quan trọng giúp cơ thể sử dụng glucose. Chất béo và carbohydrate thường chiếm một phần lớn trong chế độ ăn uống của nhiều người ngày nay, do đó nếu bạn cung cấp đầy đủ khoáng chất crom sẽ giúp ngăn ngừa việc tăng cân từ sự dư thừa chất béo và carbohydrate trong ăn uống hàng ngày. Crom cũng giúp kiểm soát lượng đường và hỗ trợ insulin làm tăng tính hiểu quả trong việc chữa bệnh.

Khoáng chất này được tìm thấy nhiều trong đậu, đậu lăng, bông cải xanh và nấm.

Thực phẩm giàu magiê



Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 

Magiê là một khoáng chất cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hoá trong cơ thể con người. Một trong nhiều chức năng này chính là điều chỉnh lượng đường trong máu. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy người nào có lượng magiê thấp đều khiến cho bệnh tiểu đường tuýp 2 trở nên trầm trọng hơn. Cung cấp magiê để làm giảm khả năng kháng insulin trong cơ thể của bệnh nhân mắc tiểu đường.

Magiê có nhiều trong rau lá màu xanh đậm, các loại hạt quả và ngũ cốc.

Quế



Chỉ cần một lượng nhỏ quế có thể làm giảm đường glucose trong máu. Trong quế có chứa hợp chất methyl hydroxyl chalcone polymer (MHCP) có đặc tính giúp tuyến tuỵ sản xuất insulin. Quế còn hỗ trợ cho sự trao đổi chất của cơ thể. Nên chọn loại quế có vỏ màu sáng, mỏng và giòn.

Thực phẩm giàu kẽm



Kẽm có vai trò rất lớn trong sản xuất và lưu trữ insulin. Cung cấp kẽm cho cơ thể là một trong những biện pháp tự nhiên và đơn giản để chữa bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Bạn có thể tìm dễ dàng khoáng chất này trong thực phẩm bao gồm: quả hồ đào, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, thịt gà, kiều mạch, gừng, lúa mạch đen, đậu hà lan và cá mòi. Kẽm thường được kết hợp với việc bổ sung canxi, hơn nữa kẽm còn giúp bạn có một mái tóc mềm mượt.

Thực phẩm giàu vanađi



Đây là một khoáng chất phổ biến trong nhiều loại thực phẩm như tôm, cua, sò, nấm, hạt tiêu đen, ô liu, ngô v.v… Khoáng chất này đã được chứng minh để cải thiện độ nhạy insulin và lượng đường trong máu thấp hơn.

Lô hội



Một nghiên cứu của Nhật Bản đã kiểm chứng tác dụng của lô hội. Các hợp chất trong gel lô hội làm giảm nồng độ hemoglobin cũng như nồng độ đường glucose. Hầu hết mọi người lựa chọn uống nước ép lô hội như một phương thức để chữa tiểu đường. Không chỉ vậy lô hội còn được biết đến như một bí quyết làm đẹp và chăm sóc da tuyệt vời cho bạn.

Có rất nhiều biện pháp dựa vào thiên nhiên lại có tác dụng hiệu quả, dễ dàng và không đắt để chữa bệnh tiểu đường. Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến rất nhiều người và tận dụng thiên nhiên có thể giúp bạn thay thế được rất nhiều loại thuốc. Mức độ đường trong máu cao liên tục có thể gây hại cho tim, thận, thần kinh và mắt. Lưu ý hãy kiểm tra sức khoẻ thường xuyên và hỏi ý kiến bác sỹ của bạn trước khi bạn có ý định dừng bất kỳ loại thuốc nào khi chữa tiểu đường tuýp 2 nhé.

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường theo Đông y



 







1. Bài thuốc từ dâm bụt

Tên khoa học: Hibiscus Rosa-sinensis. Họ Bông (Malvaceae). Tên gọi khác: xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trảng nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu.

Hoa hái từ tháng 7 - 10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi.

Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết.

Vỏ rễ: Có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa.

Liều dùng: Hoa 6 - 12g. Vỏ rễ 3 - 10g.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ dâm bụt tươi 30 - 60g. Sắc uống thay nước trà.

Bài 2: Rễ dâm bụt tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.

Bài 3: Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống.

2. Vỏ dưa hấu

Tên khoa học: Citrullus Vulgaris Schrad. Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Tên gọi khác: Thủy qua, tây qua bì.

Thu hái và chế biến vào mùa hạ. Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sấy khô.

Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.

Tính năng: Vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.

Liều dùng: 10 - 30g.

Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng.

Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống.

3. Rễ cây chuối già

Tên khoa học: Musa Paradisiaca. Họ chuối (Musaceae). Tên gọi khác: Ba tiêu đầu.

Thu hái và chế biến: Đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô.

Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp.

Liều dùng: 30 - 120g.

Người tỳ vị hư nhược không được dùng.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nhỏ vắt lấy nước cốt hòa mật ong, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài 2: Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống.

Bài 3: Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống.

4. Lá ổi

Tên khoa học: Psidium guyjava. Họ Sim (Myrtaceae). Tên gọi khác: phan đào diệp, phan cẩm diệp.

Thu hái và chế biến: Lá hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi hoặc sấy khô.

Quả: Hái lúc quả chín, ép lấy nước.

Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết.

Liều dùng: Khô 10 - 15g, tươi 15 - 30g.

Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng.

Chữa tiểu đường:

Bài 1: Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà.

Bài 2: Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống.

Bài 3: Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2 lần/ngày.

Bài 4: Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắp tươi 100g. Nấu nước uống cả ngày.

1.Hạt quinoa:
Do nền văn minh cổ Inca tìm ra trên cao nguyên Andes (Nam Mỹ) có công dụng chống lại những chứng bệnh tiểu đường. Hiện nay quinoa được nhiều nhà dinh dưỡng Mỹ nghiên cứu.


 2.Methi seed
Nhiều khảo cứu được thực hiện tại Ấn độ về loại hạt có tên là Methi  giúp chống lại bệnh tiểu đường . Từ lâu, loại hạt này được dùng trong các món ăn Ấn độ trong đó món ca ri là chính. Hạt Methi còn có tên là Fenugreek (trigonella graecum) được trồng tại miền Trung Ấn Độ và Trung Đông, Phi Châu, Mã Lai và cả Trung Quốc với tên là Hu Lu Ba và được dùng như một loại gia vị trong ca ri và nhiều món ăn cổ truyền khác. Hạt Fenugreek còn giúp các sản phụ tăng sữa (galactagogue) và làm giảm cholesterol, triglyceride và đường trong máu. Có nhiều khảo cứu tại Ấn độ và Anh cho thấy là Fenugreek giúp làm giảm đường A1c và giúp cơ thể tiêu thụ đường tốt hơn. Hiện nay Fenugreek được phố biến rộng rãi dưới hình thức bột, viên capsule, trà lá Fenugreek hoặc hạt còn nguyên bán.

  3. Hạt ngò Coriander (Coriandrum sativum )


Cây ngò hay cây mùi có tên khoa học Coriandrum sativum.  Hạt ngò cũng có công hiệu như hạt methi chống lại bệnh tiểu đường và giảm lượng cholesterol. Những hợp chất có trong hạt ngò và hạt Methi có khả năng giúp cơ thể sản xuất thêm insulin giống như các loại thuồc mới trị bệnh tiểu đường. Hai hạt này đều được dùng làm gia vị và có hương vị khác nhau
4.Củ nghệ vàng (Curcuma longa L.)
Cũng là một loài thảo dược hiện đang được nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới. Curcuma có tác dụng với bịnh tiểu đường đồng thời cũng có tác dụng với bịnh Azheimer là một bịnh thường đi kèm theo bịnh tiểu đường.

Nghệ vàng 
5. Cây cỏ ngọt

Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã phát triển việc dùng loại cây này trong đời sống

Cỏ ngọt được biết đến từ năm 1908. Hai nhà khoa học Reseback và Dieterich đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Năm 1931, Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là steviozit. Steviozit sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.

Đặc tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, nghĩa là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ.

 Tại Việt Nam, từ năm 1988, cỏ ngọt đã được nhập và trồng ở nhiều vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng...

Cỏ ngọt cũng được dùng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. 

Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt được dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm. 

6. Khổ qua, mướp đắng

Mướp đắng còn có tên gọi khác: Khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hoa (Mường)...

Bộ phận dùng là quả tươi hay khô, có thể dùng cả hạt và lá để làm thuốc.

Trong quả có chứa glycozit đắng: momordixin, charantin; hỗn hợp các chất thuộc nhóm stigmastadienol; protid, acid amin; lipid và các sắc tố chủ yếu: lycopen; một số vitamin và muối khoáng. Hạt chứa chất béo và chất đắng.

Mướp đắng nhồi thịt.

Theo Đông y mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường. Dùng 1- 4 quả; nấu, xào, ép nước, pha hãm.

Một số bài thuốc chữa bệnh có mướp đắng:

Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.

Chữa ho: Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.

Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.

Nước chiết khổ qua ướp đường: Khổ qua tươi 1 - 2 quả. Khổ qua rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ.

Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.

Khổ qua xào thịt nạc: cách làm tương tự như trên, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ...

Khổ qua xào cà rốt: Khổ qua 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn.

Thịt nạc hầm khổ qua, củ cải: Khổ qua 250g - 500g, thịt lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.

Khổ qua xào bột tề: Khổ qua 60g, bột củ năn 60g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, bột tề (củ năn) bóc vỏ thái lát. Cho dầu vừng hoặc dầu thực vật xào to lửa, thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm loét niêm mạc môi miệng, viêm lưỡi và họng hầu. Ăn và nhai nuốt đều đau, sốt nóng.

Ở miền Nam, tại các thành phố, thị trấn; món canh khổ qua nhồi thịt băm hoặc cá riêu canh chua khổ qua là những món ăn ngon miệng dễ tiêu được mọi người ưa thích.





Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)