Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. Những điều cần biết khi bé bị viêm đường hô hấp trên.
Biểu hiện của viêm đường hô hấp trên cấp
Trung bình người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên khoảng 2 – 4 lần mỗi năm và con số này còn cao hơn rất nhiều đối với trẻ em. Theo thống kê được nghiên cứu bởi các tổ chức y tế Hoa Kỳ, mỗi năm trẻ có thể bị viêm đường hô hấp trên cấp tính đến 10 lần.
Tùy theo từng lứa tuổi và cơ địa của trẻ và tác nhân gây bệnh mà bệnh có biểu hiện và mức độ khác nhau.
1. Viêm mũi họng do virus
Sau khi bị lây nhiễm 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu có biểu hiện của cảm lạnh với các triệu chứng thường gặp như:
Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện trong vòng 7 ngày và bé sẽ nhanh chóng hồi phục.
2. Viêm họng do vi khuẩn
Không có một tiêu chuẩn chắc chắn để phân biệt giữa viêm họng do virus hay vi khuẩn. Tuy nhiên, khả năng viêm họng do vi khuẩn được nghĩ đến khi triệu chứng viêm mũi họng kéo dài hơn 10 ngày hay tình trạng sức khỏe bé trở nên xấu đi sau 5-7 ngày đầu.
3. Viêm mũi xoang cấp
Biểu hiện thường tương tự với viêm mũi họng cấp nhưng triệu chứng dường như cải thiện trong vòng một tuần sau đó lại trở nên xấu đi.
4. Viêm thanh thiệt cấp
5. Viêm thanh quản – viêm thanh khí phế quản cấp
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ và cơ chế lây bệnh
Khi cái nóng gay gắt của mùa hè dần dịu đi bởi những cơn gió nhẹ của mùa thu hay những làn hơi mát lạnh của mùa đông tạo cho bạn một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu khiến bạn phần nào chủ quan, ít quan tâm đến sức khỏe của bản thân và những thành viên trong gia đình cũng là lúc nhiều dịch bệnh, đặc biệt là viêm đường hô hấp trên có cơ hội phát triển. Chính vì thế, hãy chú ý chăm sóc cho tổ ấm và bé yêu của bạn một cách khoa học trong thời khắc giao mùa này.
Hoạt động của hệ hô hấp
Là một trong những cơ quan trọng yếu quyết định sự tồn tại của cơ thể, hệ hô hấp đảm nhận chức năng xử lý không khí, cung cấp oxy và loại bỏ khí thải giúp duy trì sự sống. Để đảm bảo chức năng này, hệ hô hấp như một cỗ máy hoàn chỉnh hoạt động khép kín gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng.
Không khí khi hít vào sẽ được các cơ quan thuộc đường hô hấp trên (mũi, các xoang cạnh mũi, hầu họng, thanh quản) lọc sạch, làm ẩm và sưởi ấm trước khi theo khí quản đến phổi (đường hô hấp dưới) rồi theo mạch máu đi khắp cơ thể. Lượng khí thải sẽ theo máu trở về phổi và đi qua đường hô hấp trên để thoát ra môi trường bên ngoài. Do vị trí giải phẫu và chức năng hoạt động nên đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.
Viêm đường hô hấp trên là gì?
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp trên do ảnh hưởng của các vi sinh vật gây bệnh. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (khoảng tháng 9 đến tháng 3), lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp.
Virus là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên. Trong đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh do nhiễm các loại virus như Influenza, Parainfluenza, hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus…. Đôi khi còn có sự tham gia của các vi khuẩn như phế cầu ( Streptococcus pneumoniae), liên cầu nhóm A ( Streptococcus pyogenes), Hemophilus influenza, B. catarrhalis…
Trẻ bị lây nhiễm bệnh như thế nào?
Trẻ bị nhiễm bệnh khi hít phải dịch tiết có chứa vi khuẩn hay virus do người bệnh bắn ra khi họ ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc do bé cầm nắm các vật dụng, đồ chơi nhiễm bẩn bị bám dịch tiết hay có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ trẻ nào và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn nếu bé sinh sống ở những nơi chật hẹp, đông người, môi trường bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém. Trẻ sinh nhẹ cân, thiếu tháng, không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, suy dinh dưỡng, cơ địa suy giảm miễn dịch hay có các bệnh lý mạn tính khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác và diễn tiến bệnh thường có khuynh hướng trầm trọng hơn.
Biến chứng của viêm đường hô hấp trên
Trong đa số các trường hợp, các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường tự giới hạn trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, theo dõi và điều trị đúng mức trẻ có thể bị chảy mủ tai, nghễnh ngãng, nghe kém do bị viêm tai giữa. Đôi khi sức khỏe và tính mạng của trẻ bị đe dọa nghiêm trọng do những biến chứng như viêm phổi, nghẽn tắc đường thở, nhiễm trùng huyết…
Chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ
- Để nhanh chóng hồi phục, trẻ cần phải được chăm sóc và điều trị thích hợp. Nên cho trẻ ăn uống bình thường khi bệnh, tránh kiêng cữ thái quá, cần cho ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt.
- Bên cạnh dùng thuốc giảm sốt thông thường như Acemol, Ibuprofene… thì lau mát được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp hạ nhiệt cho bé. Thay vì dùng nước lạnh, hãy dùm khăn nhúng nước ấm để lau người cho bé, nên tập trung lau mát ở trán, hõm nách, khuỷu tay, bẹn.
- Dùng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) nhỏ mũi cho bé và làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú.
- Nếu trẻ ho có thể dùng những bài thuốc an toàn dể kiếm như hoa hồng bạch chưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong để làm dịu cơn ho.
- Không phải tất cả các trường hợp đều cần thiết dùng kháng sinh vì vậy hãy cân nhắc khi quyết định sử dụng kháng sinh và chắc rằng bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống các loại thuốc này.
- Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc ngày càng xấu đi, trẻ cần phải được theo dõi kỹ và điều trị tích cực hơn. Hãy đưa con bạn đến bệnh viện ngay nếu bé có một trong các dấu hiệu như trẻ mệt hơn, thở nhanh hơn, khó thở hơn, bú kém hoặc không uống được.
Các biện pháp phòng ngừa và tránh lây lan
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
Để bảo đảm cho bé có thể trạng và sức đề kháng tốt cần thực hiện:
Phòng tránh lây lan: Khi có dịch bệnh nên tránh đưa gia đình đến những nơi đông người, thường xuyên rửa tay và giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với người bệnh, rửa tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh. Nên cố gắng cách ly trẻ bệnh với trẻ lành à những thành viên khác trong gia đình ít nhất 7 ngày để tránh lây lan.
Điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên tái phát
Bệnh viêm đường hô hấp thường tái đi tái lại, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi nên con bạn thường bị cũng không phải là quá bất thường. Việc uống kháng sinh hay một số thuốc đi kèm là tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Để phòng ngừa tái phát, cần thực hiện 1 số biện pháp như: tránh cho trẻ sinh hoạt quá lâu ngoài trời, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, thường xuyên giữ ấm khi trời lạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
(St)