Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam. Kim tiền thảo, dứa dại, trạch tả, mã đề là những cây thuốc có tác dụng trị các bệnh sỏi đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu, phù thũng... hiệu quả.




CHỮA BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT BIỆU BẰNG THUỐC NAM

1. Kim tiền thảo

Kim tiền thảo còn gọi là vẩy rồng, mắt trâu, đồng tiên lông, tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb.) Merr., thuộc họ đậu.

Cây nhỏ cao 40-80cm, mọc bò. Thân rạp xuống, đâm rễ ở gốc rồi mọc đứng. Cành non hình trụ, khía vằn và có lông nhung màu rỉ sắt. Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét, dài 2,5 - 4,5cm, rộng 2 - 4cm; lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên có hình bầu dục – mắt chim, mặt trên lá có màu lục, nhẵn, mặt dưới lá có lông trắng bạc và mềm. Cụm hoa chùm hay chùy ở nách lá hay ở ngọn, có lông mềm, thường có lá ở gốc các hoa. Hoa màu hồng, xếp 2 - 3 cái một. Quả thõng, hơi cong hình cung, có 3 đốt. Mùa hoa tháng 6 - 9, quả tháng 9 - 10.

Kim tiền thảo trị các bệnh đường tiết niệu hiệu quả. Ảnh: thuocnam

Kim tiền thảo mọc hoang ở các đồi vùng trung du hoặc vùng núi. Thường gặp ở chỗ sáng, trên đất cát pha. Người ta thu hái toàn cây vào mùa hè-thu, dùng tươi hay phơi khô để dùng dần.

Theo Đông y, kim tiền thảo có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tán thấp, lợi niệu, thông đàm.

Thường dùng chữa sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi túi mật, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận phù thũng, viêm gan vàng da. Ngày dùng 15-60g, dạng thuốc sắc uống. Phụ nữ có thai không nên dùng.

Một số bài thuốc dùng kim tiền thảo

- Sỏi đường tiết niệu: dùng kim tiền thảo 60g, nấu với 500ml nước, sắc còn 150ml, chia 2-3 uống trong ngày.

Hoặc dùng bài thuốc: Kim tiền thảo 30g, cây râu mèo 20g, rễ cỏ tranh 12g, mã đề 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Liệu trình uống 30 ngày.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Kim tiền thảo 30g, mã đề 16g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 16g, thổ phụ linh 16g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống llúc đói bụng.

- Phù thũng do viêm thận cấp, viêm gan vàng da, viêm mật: Kim tiền thảo 60g, mộc thông 20g, cỏ xước 20g (hoặc ngưu tất 20g), chi tử 10g, rễ tranh 10g, mã đề 10g. Sắc uống như trên.

2. Mã đề

Cây mã đề còn gọi là xa tiền thảo, su ma (Tày), nhả én dứt (Thái), nằng chấy mía (Dao), tên khoa học Plantago major L., thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae.

Cây thảo sống lâu năm, cao 15-20cm, thân ngắn. Lá mọc thành cụm ở gốc, có cuống rộng, ngắn hơn phiến; phiến lá hình thìa hay hình trứng, có 2-3 gân lá hình cung. Hoa nhỏ màu trắng, xếp thành bông dài, mọc đứng. Quả hộp nhỏ hình cầu, chứa 6-18 hạt. Hạt nhỏ tròn hay bầu dục, to 1-1,5mm, màu đen bóng. Mùa hoa quả tháng 5-8.

Mã đề có tính hàn, vị ngọt, không độc, tác dụng lợi tiểu. Ảnh: thuocnam.

Mã đề mọc hoang và được trồng khắp nơi để làm thuốc. Người ta cho rằng lọai cây này thường mọc ở những vết chân của ngựa nên trước kia gọi là mã đề (mã: ngựa, đề: móng chân). Vào khoảng tháng 7-8, lúc quả đã chín, thu hái toàn cây về, cắt bỏ rễ, rửa sạch đất cát, cắt từng đoạn ngắn 3-5cm, phơi khô. Muốn lấy hạt thì đập và giữ lấy hạt, rây qua rây rồi phơi khô, bảo quản nơi khô ráo để dùng.

Cây mã đề cho các vị thuốc có tên sau:

- Mã đề thảo (Herba Plantaginis) là toàn cây đã bỏ rễ, phơi hay sấy khô.

- Mã đề diệp, lá mã đề (Folium Plataginis) là lá tươi hay đã phơi hoặc sấy khô.

- Xa tiền tử (Semen Plantaginis) là hạt mã đề đã phơi hoặc sấy khô.

Toàn cây mã đề có chứa một glucosid là aucubin hay rinantin. Lá có chất nhày, chất đắng, caroten, saponin, vitamin A, C và K, acid citric. Trong hạt có nhiều chất nhày, acid plantenolic, adenin và cholin.

Theo Đông y, mã đề có tính hàn, vị ngọt, không độc, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thấm bàng quang thấp khí, thanh phế nhiệt, thanh can phong nhiệt, làm long đàm.

Toàn cây hoặc hạt mã đề dùng chữa phù thũng, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, sỏi thận, ho lâu ngày, viêm phế quản, đau mắt đỏ, kiết lỵ, tiêu chảy, cao huyết áp, phụ nữ đẻ khó. Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc uống hoặc nấu cao để uống; đắp cao chữa bỏng, mụn nhọt. Lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát đắp mụn nhọt giúp mụn nhọt chóng vỡ và mau lành. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Lưu ý, những người bị tình trạng thận dương hư yếu, đi tiểu quá nhiều, tiểu đêm nhiều lần, hoặc dương khí bị hạ giáng, tinh khí không vững thì không nên dùng mã đề.

Một vài bài thuốc có dùng mã đề

- Chữa phù thũng và nhiệt tả: Hạt mã đề, hạt ý dĩ, mỗi thứ khoảng 300-500g, trộn đều, sao chín, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10-12g, trước bữa ăn.

- Người cao tuổi đi tiểu ra máu do nhiệt: Hạt mã đề 30-50g, nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, bỏ bã lấy nước. Dùng nước này nấu với 100g hạt kê thành cháo kê. Ăn vào lúc đói bụng.

- Người cao tuổi bí tiểu: Toàn cây mã đề tước bỏ rễ, rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước khoảng 1 chén. Hòa với 1 ít mật ong, uống vào là đi tiểu thông ngay (Nam dược thần hiệu).

- Chữa đi tiểu ra máu: Mã đề tươi 100g, cỏ mực (cỏ nhọ nồi) tươi 100g. Hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt (khoảng 1 chén), uống vào lúc đói bụng.

Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, hạt mã đề có vị ngọt, tính hàn, tác dụng lợi tiểu tiện, ngừng tiêu chảy, thông tiêu gắt, trừ tê thấp, ích tinh khí, giúp dễ sinh đẻ. Khi dùng thì bỏ màng ngoài, dùng lửa nhỏ sao đến khi hạt phồng lên, chuyển màu đen nâu là được. Dùng trong các trường hợp tiểu vàng đỏ, tiểu buốt, tiểu ra máu khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu và sỏi tiết niệu.

3. Trạch tả

Cây trạch tả còn gọi là mã đề nước, tên khoa học Alisma plantago - aquatica L., thuộc họ Trạch tả - Alistaceae.

Cây thảo, cao 40-50cm, có thân rễ hình cầu hay hình con quay, màu trắng. Lá dai, phiến lá hình trái xoan – mũi mác, giống lá mã đề, cuống lá dài bằng phiến, có bẹ to mọc ốp vào nhau thành hình hoa thị. Cụm hoa chùy to, cao 30-120 cm, lưỡng tính, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hoặc hơi hồng, nhị 6, lá noãn 20-30 đính theo một vòng. Quả bế dẹp. Mùa hoa quả tháng 10-11.

Trạch tả mọc hoang ở những nơi ẩm ướt (đầm ao, ruộng…) và cũng được trồng để lấy thân rễ làm thuốc. Người ta thu hái thân rễ vào mua thu, rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo để dùng. Khi dùng, có thể sao vàng hoặc tẩm rượu hay tẩm muối, sao vàng.

Trạch tả mọc hoang ở những nơi ẩm ướt. Ảnh: vnthihuu.

Vị thuốc trạch tả  có tác dụng thông tiểu rất mạnh nên được đặt tên với ý nghĩa "tát cạn nước trong đầm". Phân tích trong thân rễ trạch tả có chứa: tinh dầu có asiol A, B, C và epiasiol A, chất nhựa, protid và tinh bột 23%.

Theo Đông y, trạch tả có vị mặn, ngọt, tính hàn, tác dụng lợi thủy trừ thấp, tả hỏa chỉ lỵ, tiêu khát, tiêu bĩ mãn. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích, nhuận trường, lợi sữa, long đàm, chống nôn.

Thường dùng chữa một số bệnh đường tiết niệu như: tiểu tiện không thông, bí tiểu, tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, thủy thũng, viêm thận, bụng đầy trướng. Ngoài ra còn dùng chữa tiểu chảy, kiết lỵ, viêm gan vàng da, mắt đỏ, bạch đới, di tinh… làm thuốc lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh, chữa chứng hoa mắt chóng mặt (huyễn vựng).

Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc hoặc tán bột làm viên (dùng với một số dược liệu khác).

Để tả thấp hỏa, người ta sao trạch tả cháy thành than, gọi là trạch tả thán. Lá trạch tả (trạch tả diệp) có tính bình, vị mặn, không độc. Thường được dùng chữa bệnh ngoài da (phong độc), giúp lợi sữa, giúp dễ sinh nở. Hạt trạch tả cũng có tác dụng lợi tiểu như hạt mã đề (xa tiền tử). Tuy nhiên cần lưu ý không uống nhiều trạch tả quá, có thể gây ra chứng đau mắt, do lợi thủy thái quả có thể sinh hỏa thịnh.

Một số bài thuốc có dùng trạch tả

- Chữa thủy thũng: Trạch tả (sao vàng), bạch truật (sao vàng), hai thứ lượng bằng nhau 50-80g, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g. Dùng nước sắc phục linh để uống kèm, uống trước bữa ăn.

Hoặc dùng bài "Phục linh trạch tả thang"

Trạch tả 6g, phục linh 6g, bạch truật 4g, cam thảo 2g, quế chi 2g. Nấu với 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 2-3 lần uống trước bữa ăn.

- Trường hợp thuỷ thũng có kèm đi tiểu đục, dùng bài thuốc sau:

Trạch tả 12g, ý dĩ (sao) 12g, tỳ giải 10g. Sắc uống như trên hoặc tán bột để uống trong ngày.

- Trạch tả là vị thuốc có một vai trò quan trọng trong bài thuốc "Lục vị địa hoàng hoàn". Ngoài tác dụng thanh tả thận hỏa, trạch tả còn giúp làm bớt sự nê trệ của vị thuốc thục địa (Quân). Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn gồm có:

Thục địa 20-32g, sơn thù 10-16g, trạch tả 8-12g, hoài sơn 10-16g, phục linh 8-16g, đơn bì 8-12g. Nấu với 750ml nước sắc còn 300ml, chia 2-3 lần uống vào lúc đói bụng. Có thể tán bột, luyện với mật ong để làm hoàn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12-16g.

Đây là bài thuốc chủ yếu để tư bổ can thận, dùng trong trường hợp can thận âm hư, viêm thận mãn, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, đái tháo đường, cao huyết áp, mỡ trong máu tăng… do âm hư.

Bài Lục vị thêm hai vị thuốc là nhục quế, phụ tử, gọi là Bát vị hay Thận khí hoàn, có công dụng chữa thận dương hư. Dùng trong các trường hợp bệnh mãn tính như: viêm thận mãn, liệt dương, tiểu đêm, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh… do dương hư.

4. Cây dứa dại

Cây dứa dại còn gọi là dứa gai, dứa gỗ, tên khoa học Pandanus odoratissimus L.f (P.tectorius Park, ex Z.), thuộc họ Dứa dại.

Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất. Lá ở ngọn các nhánh, hình dải dài 1-2m, trên gân chính và hai bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau, hoa rất thơm; bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống, màu da cam, gồm những quả hạch có góc, phẳng và thành bướu ở đỉnh, với hạch rất cứng, nhiều cạnh, xẻ thành nhiều ô.

Quả dứa dại có tác dụng trị lỵ, giải nhiệt độc và trị ho. Ảnh: baokhanhhoa.

Cây mọc hoang trên những bãi ẩm có cát, trong các rú bụi ven biển, dọc các bờ ngòi nước mặn, rừng ngập mặn. Ở Việt Nam, dứa dại còn tìm thấy dọc theo các bờ sông ở khắp các miền đất nước, từ Hòa Bình cho đến Kiên Giang.

Những bộ phận được dùng làm thuốc là rễ, quả, hạt và lá. Rễ thu hái quanh năm, thu hái các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Quả thu hái vào mùa đông, thường quả chín rụng trôi theo dòng nước, người ta vớt lên, đem về dùng tươi hay phơi khô đều dùng được.

Theo Đông y, rễ dứa dại có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu. Thường dùng trị cảm mạo phát sốt, viêm thận thủy thũng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm gan, xơ gan cổ trướng. Liều dùng 15-30g dạng thuốc sắc uống. Rễ chìm dùng trị mất ngủ.

Quả dứa dại có tác dụng trị lỵ, giải nhiệt độc và trị ho. Liều dùng 30-100g dạng thuốc sắc. Hạt dùng trị viêm tinh hoàn, trĩ, liều dùng 30-60g dạng thuốc sắc.

Lá dứa dại có vị đắng, cay, thơm, có tính kích thích, diệt khuẩn. Người ta dùng lá trị cảm mạo nhức đầu, thấp khớp, ghẻ lở do nhiệt độ. Liều dùng 20-30g, sắc uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác cùng công dụng.

Một số bài thuốc sử dụng dứa dại

- Tiểu tiện khó, tiểu gắt, tiểu ra sỏi: Dùng 6-12g rễ, 15-20g đọt non, 12-20g rễ cây dứa (thơm, khóm). Sắc với 500ml nước còn lại 200ml chia 2 lần uống trong ngày.

Trường hợp có viêm nhiễm tiết niệu, dùng bài thuốc sau: Rễ dứa dại 16g, ý dĩ 16g, trạch tả 12g, kim ngân hoa 16g, cam thảo nam 12g. Sắc với 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Phù thũng nhiệt tính: Rễ dứa dại 16-20g, đậu đỏ (xích tiểu đậu) 16g, ý dĩ 16g, cam thảo nam 12g, hạt bìm bìm 8g. Sắc với 750ml còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Theo kinh nghiệm dân gian Trung Quốc, người ta dùng rễ dứa dại 40-60g nấu với thịt và cật heo để ăn, trị viêm thận phù thũng.

- Sỏi thận: Hạt dứa dại 10g, hạt chuối hột 10g, kim tiền thảo (đồng tiền lông) 15g, củ cỏ ống 10g. Sắc với 750ml còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.

Người dân đồng bằng sông Cửu Long còn dùng rễ dứa dại chữa tiểu vàng, nóng, gắt trong bài thuốc sau: rễ dứa dại 16g, rau dừa nước (du long thái) 16g, râu bắp 12g, vỏ quýt 6g, mã đề 8g, rau má 8g, cỏ mần chầu 6g, cam thảo nam 6g. Sắc với 750ml còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.

5. Trái dứa (thơm, khóm)

Trái dứa là loại trái cây nhiệt đới, chứa nhiều chất bổ dưỡng. Theo Đông y, trái dứa có vị chua ngọt, tính bình, tác dụng giải khát, sinh tân dịch, trợ tiêu hóa, nhuận trường. Thường dùng trong các trường hợp: thiếu máu, thiếu khoáng chất, ăn uống khó tiêu, xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong, rối loạn tiêu hóa dạ dày - ruột.

Dùng quả thật chín gọt bỏ vỏ, bỏ mắt, để tươi hoặc ép lấy nước uống. Nên ăn với một chút muối ớt để khỏi bị rát lưỡi.

Để chữa sỏi bàng quang nên dùng rễ cây dứa theo cách sau: rễ dứa 30-40g, xắt nhỏ, sắc với 650ml nước còn lại 300ml chia uống 2 lần sau khi ăn.

Người bị sỏi nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn có nhiều oxalat như khoai lang, đậu phộng, mướp, tỏi tây, mù tạt, sơri, mận, đỏ, cam, nho…

Các thức uống cần tránh: Nước trà, cacao, rượu bia, súp cà chua…

Điều đáng lưu ý là phải uống nhiều nước để tạo ra nhiều nước tiểu, nhất là trong những ngày nắng nóng hoặc khi phải hoạt động nhiều.

Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Theo lương y Nơi, có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như thấp nhiệt đường tiết niệu hoặc thấp nhiệt ở bàng quang gây viêm nhiễm. Ăn, uống các chất kích thích, cay nóng làm nhiệt tồn đọng xuống bàng quang, dẫn đến gây ứ đọng lâu ngày cũng có thể “hóa hỏa” gây tiểu ra máu.

Nhịn tiểu lâu ngày khiến tái hấp thu nhiều lần “chất trọc” (chất đục), đọng lại lâu ngày, cũng gây nên bệnh. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như: Quan hệ tình dục gây nên viêm nhiễm, vệ sinh bộ phận sinh dục không tốt, nguồn nước bị ô nhiễm…, cũng có thể gây bệnh (nhất là ở nữ giới).

Lương y Nơi và bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Bệnh nhân thường có những biểu hiện như: Người mệt mỏi khó chịu, có thể sốt nóng, sốt rét, đái dắt, đái buốt, đi vệ sinh nhiều lần, nước tiểu có màu trắng, vàng đục hoặc màu đỏ…

Bài thuốc trị bệnh này bao gồm 7 vị:

- Cây cối xay (còn có tên cây đằng xay, kim hoa thảo) dùng cành, lá, hoa (nếu tươi dùng 50 gr, nếu khô dùng khoảng 15 gr);

- Bồ công anh (còn có tên cây lưỡi bò, rau bồ cóc), nếu tươi dùng 100 gr, khô dùng 20 gr;

- Kim tiền thảo (còn có tên đồng tiền lông, mắt rồng) dùng dây và lá, nếu tươi thì dùng 50 - 80 gr, khô dùng 15 - 20 gr;

- Thèn đen (phèn đen) dùng bộ phận cành, lá, tươi dùng 80 gr, khô dùng khoảng 20 gr;

- Mã đề thảo (xa tiền) dùng tất cả các bộ phận của cây, tươi dùng 50 gr, khô dùng 20 gr;

- Rễ cỏ tranh (mạch mao căn) tươi dùng 100 gr, khô dùng 25 gr;

- Tỳ giải (cúc kim cang) tươi dùng 50 gr, khô dùng 15 gr.

Tùy vào thể trạng cũng như biểu hiện của người bệnh mà có thể gia giảm những vị thuốc cho phù hợp: Nếu viêm do sỏi (thạch lâm) thì gia thêm Hoạt thạch (30 gr), lớp màng màu vàng của mề gà (kê nội kim). Nếu đi tiểu ra máu gia thêm Cỏ nhọ nồi (tươi 100 gr, khô 15 gr), lá cây Cách diệp (tươi 100 gr, khô 20 gr) rửa sạch sao đen. Nếu đau, buốt nhiều, gia thêm củ con cây nghệ (uất kim) (tươi 30 gr, khô 12 gr), chỉ xác (vỏ quả chấp) tươi 30 gr, khô 12 gr.

Những vị thuốc trên tạo thành một bài thuốc hoàn chỉnh, khi sắc thuốc cần được rửa sạch. Lần đầu tiên cho nước đổ vào ngập thuốc, cô cạn lại còn một bát thuốc, để nguội bớt rồi uống. Lần thứ hai, đổ 3 bát nước, đun cạn còn một bát, uống khi ấm. Lần thứ 3, cho 3 bát nước đun cạn còn một bát thuốc, uống khi ấm.

Mỗi ngày bệnh nhân sắc một thang, uống khi không no không đói, uống 3 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 3 tiếng đồng hồ. Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân, lượng thuốc có thể ít hay nhiều, tuy nhiên thông thường chỉ cần uống từ 5 - 7 thang thuốc là bệnh nhân đã thấy được bệnh hiệu quả rõ rệt.

Để đạt hiệu quả cao hơn, ông Nơi khuyên người bệnh kiêng những chất cay, nóng, chất kích thích như: Rượu, bia, nước uống có ga; các loại thực phẩm như: Mỡ động vật, cà muối, dưa chua, thức ăn chế biến không quá mặn… Bệnh nhân nên làm việc nhẹ nhàng, hạn chế sinh hoạt tình dục, với những bệnh nhân đi tiểu ra máu nên hạn chế vận động.

Tác dụng của bài thuốc là thanh nhiệt, lợi thủy, thông lâm (dễ dàng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể - PV), có thể dùng cho viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính đều được.

Món ăn giúp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Món ăn 1: Cháo hạt dành dành

Nguyên liệu: hạt dành dành 10g, đậu đen 30g, đậu xanh 30g, gạo 50g, đường phèn 30g.

Cách làm: Hạt dành dành cho vào nồi thêm 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 400ml nước đặc. Đậu xanh, đậu đen, gạo xay thành bột mịn, cho vào nước hạt dành dành quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Chia 2 lần cho trẻ ăn trong ngày lúc đói. Cần ăn liền 3 ngày.

Món ăn 2: Cháo mã đề

Nguyên liệu: lá mã đề 30g, đậu đen 30g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ.

Cách làm: Đậu đen, gạo xay thành bột, cho vào nồi thêm 300ml nước đun trên lửa nhỏ. Lá mã đề rửa sạch, thái thật nhỏ. Khi cháo chín cho lá mã đề, bột gia vị vào đảo đều, cháo sôi lại một lúc lá được. Chia 2 lần ăn trong ngày, cần ăn liền 3 ngày.

Món ăn 3: Cháo chim sẻ

Nguyên liệu: chim sẻ 3 con, gạo nếp 50g, hành tươi 10g, bột gia vị vừa đủ.

Cách làm: chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, ướp bột gia vị khoảng 30 phút. Hành rửa sạch thái nhỏ. Gạo nếp cho vào nồi thêm 400ml nước ninh thật nhừ, cho chim sẻ vào ninh tiếp. Cháo chín cho vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Chia 2 lần cho trẻ ăn trong ngày, cần ăn liền 3 ngày.


Món ăn 4: Cháo thịt rùa

Nguyên liệu: thịt rùa 100g, thịt chó 50g, gạo 100g, bột gia vị vừa đủ.

Cách làm: Thịt rùa làm sạch ướp bột gia vị, cho vào nồi thêm 400ml nước ninh thật nhừ. Thịt chó rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột. Khi thịt rùa nhừ cho thịt chó, bột gạo vào đảo đều, đun tiếp đến khi cháo chín là được. Chia 2 lần cho trẻ ăn trong ngày. Cần ăn liền 3 ngày.

Bài thuốc giúp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Bài thuốc 1: Nước rau dền cơm:

Nguyên liệu: rau dền cơm 50g (nếu khô thì 20g), lá mã đề 30g (khô 15g),  cam thảo đất 10g (khô 5g).

Cách làm: có hai cách chế:

  • Nếu dùng lá tươi thì rửa sạch, giã nhỏ lọc bằng nước đun sôi để nguội, lấy 100ml nước đặc chia 2 lần uống trong ngày, cần cho trẻ uống liền 3 ngày.

  • Nếu dùng lá khô thì đun lấy 150ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.

Bài thuốc 2: Nước rau má:

Nguyên liệu: rau má 50g, mía đỏ 100g.

Cách làm:

  • Rau má nhặt kỹ, rửa sạch xay nhỏ, ép lấy nước đặc. Mía đỏ ép lấy nước cho vào nước rau má quấy đều, chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống liền 2 ngày.

  • Hoặc rau má nhặt kỹ. Mía đỏ rửa sạch, chẻ thành miếng nhỏ. Cho cả hai thứ vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.

Bài thuốc 3: Nước râu ngô:

Nguyên liệu: râu ngô 30g, lá mã đề 20g, đường trắng 10g.

Cách làm: Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, cho đường vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Cần uống liền 3 ngày.

Bài thuốc 4: Nước vỏ dưa hấu:

Nguyên liệu: vỏ dưa hấu 50g, rễ cỏ tranh 20g, mía đỏ 50g.

Cách làm: Vỏ dưa hấu rửa sạch thái nhỏ, rễ cỏ tranh nhặt kỹ rửa sạch cắt nhỏ, mía đỏ để cả vỏ chẻ nhỏ. Tất cả cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 2 ngày.

Bài thuốc 5: Nước dứa:

Nguyên liệu: dứa xanh 1 quả, đường phèn 10g.

Cách làm: Dứa xanh chọn quả gần chín, đem nướng đều trên lửa khoảng 1 – 2 phút, lau sạch, ép lấy nước, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.

Bài thuốc 6: Nước đậu xanh:

Nguyên liệu: đậu xanh cả vỏ 100g, đường phèn 20g.

Cách làm: Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi thêm 300ml nước đun thật kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

Bài thuốc 7: Nước giá đậu xanh:

Nguyên liệu: giá đậu xanh 200g, lá mã đề 30g, đường phèn 30g.

Cách làm: Giá đậu xanh, lá mã đề rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 150ml nước đặc, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, lúc đói. Cần uống liền 3 ngày.

Bài thuốc 8: Nước dừa:

Nguyên liệu: dừa 1 quả, mía đỏ 100g.

Cách làm: Dừa chọn quả bánh tẻ, bổ lấy nước. Mía đỏ ép lấy nước. Trộn nước dừa và nước mía quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.

Để phòng viêm đường tiết niệu ở trẻ, cha mẹ cần quan tâm vệ sinh sạch sẽ các vùng hội âm như lau rửa cho trẻ nên thực hiện từ trước ra sau, tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn sang, đóng bỉm cho trẻ đúng cách. Nếu trẻ bị đái dầm, hẹp bao quy đầu, dị tật bẩm sinh đường tiết niệu cần điều trị sớm. Khi trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ăn, ngủ, chơi kém, cần cho trẻ đi khám bệnh bởi vì nhiều trường hợp trẻ sốt không rõ nguyên nhân chính lại do viêm đường tiết niệu. Đồng thời bạn có thể sử dụng một trong số những món ăn bài thuốc trên giúp điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ.

Bài 1: Tiểu tiện khó khăn, nhỏ giọt, đái buốt, đái dắt do nhiệt gây ra dùng biển súc 16g độc vị uống hàng ngày hoặc biển súc 16g, hải kim sa (bòng bong) 10g, bông mã đề 10g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Chữa viêm bàng quang dùng long đởm thảo 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, trạch tả 10g, mộc thông 10g, xa tiền tử 10g, đương quy 10g, sài hồ bắc 10g, sinh địa 12g, cam thảo 4g. Trường hợp thủy thũng đi tiểu khó dùng mã xỉ hiện (rau sam tươi) 50g, biển súc 30g, hoàng bá 10g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Nếu viêm bàng quang, viêm niệu đạo, đái buốt, tiểu nóng dùng biển súc 16g, mã đề 10g, hoạt thạch 8g, mộc thông 6g. Hoặc chi tử 12g, bạch mao căn 12g, cam thảo 4 g, Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Trường hợp đái ra dưỡng chấp dùng biển súc tươi 60g, thêm hai quả trứng gà, sinh khương 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang liên tục 20 ngày. Hoặc dùng du long thái (dừa nước) 100-200g khô, thêm chút cam thảo sắc uống thay nước hàng ngày.

Bài 5: Nếu nhiễm khuẩn đường niệu, viêm bàng quang kèm theo bí đái do thấp nhiệt dùng diếp cá tươi 60g (nếu khô 20g), hạt mã đề 15g, kim tiền thảo 30g, sắc uống hoặc dùng cây trầu nước (hàm ếch) cả cây, sắc uống.

Bài 6: Chữa các bệnh tiết niệu do nhiệt gây ra dùng cụm hoa mào gà 15g, biển súc 15g, thài lài 30g hoặc thấp nhiệt đi tiểu khó khăn, nhỏ giọt, nước tiểu đục, phải thông lâm hóa trọc dùng tỳ giải 10g, ích trí nhân 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, ô dược 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 7: Nếu viêm đường tiết niệu đái buốt, đái dắt dùng hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g, tán thành bột mịn, ngày uống 6g với nước sắc 10g mạch môn.

Trường hợp tiểu tiện khó dùng rễ cối xay 30g, rễ cây ngái 30g, rễ cỏ xước 20g, bông mã đề 20g, thổ phục linh 50g, sắc uống ngày 1 thang.

 Bài 8: Chữa đái buốt, đái đục dùng vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng mỗi thứ 20g, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Nếu kèm theo đái dắt nước tiểu vàng đỏ, có cặn, sỏi dùng bạch mao căn 30g, râu ngô 30g, bông mã đề 30g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 9: Trường hợp viêm tiết niệu đái ra máu dùng bạch mao căn 30g, rễ cây đại kế 15g hoặc có thể dùng cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 30g. Nếu kèm theo có sỏi đường tiết niệu dùng cỏ nhọ nồi 20g, sinh địa 20g, lá tre 20g, mộc thông 16g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 10: Nếu đái ra máu, đau buốt, nhỏ giọt do thấp nhiệt dùng địa phu tử (cây chổi xuể) 10g, đông quỳ tử 10g, phục linh 10g, tri mẫu 10g, cỏ lá tre 10g, thông thảo 6g, hoàng bá 6g,  cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang. 





Bệnh viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới -
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Viêm đường tiết niệu -
Viêm đường tiết niệu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu ở nam giới
Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ
Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu




(ST)

Điều trị Viêm đường tiết niệu cấp

Đái giắt: Đái ít một và muốn đái luôn, có khi ra ít giọt làm người bệnh thấy khó chịu.

Đái buốt: nhất là lúc bắt đầu và khúc cuối.

Đái khó: hậu quả của hai chứng trên.

Đái đục hoặc có mủ: nước tiểu đục, có cặn nhầy. Nếu có loét gây chảy máu thì trong nước tiểu có lẫn máu.

Bụng dưới đau tức, sốt, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Sác.

Pháp:: Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.

Phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn thường dùng bài thuốc sau:

Bạch linh        

12

Trư linh

8

Sa tiền

16

Cam thảo

4

Sài hồ

12

Mộc thông

12

Mao căn

12

Sinh địa

12

Tỳ giải

20

Bán hạ

8

Đăng tâm

6

Hoạt thạch

8

Bồ công anh

20

Chi tử

12

Hoàng bá

12

Châm cứu: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Thận du, Khúc cốt, tam âm giao, Thái khê

Điều Trị: viêm đường tiết niệu mãn

Triệu Chứng : Lưng đau mỏi, chóng mặt, mệt mỏi, tai ù, tiểu nhiều hoặc tiểu giắt, vùng hạ vị đau ê ẩm, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế, Sác.

 Dưỡng âm, bổ Thận, thanh nhiệt, trừ thấp.

 a/ Do âm hư, thận âm hư, kếp hợp với thấp nhiệt

Triệu chứng: Đau mỏi lưng, người mệt,c hóng mặt ù tai, tiểu tiện bệnh danh lâm

Pháp trị: Bổ âm trừ thấp nhiệt

Bài thuốc: tri bá địa hoàng hoàn gia giảm

Viêm đường tiết niệu mãn

Đan bì

9

Bạch linh

9

Thục địa

24

Trạch tả

9

Hoài sơn

12

Sơn thù

12

Sa tiền

16

Ngân hoa

20

Liên kiều

Thạch hộc

12

Ngưu tất

12

Tri mẫu

8

Hoàng bá

12

Tỳ giải

16

    - Khí hư: Giãn đường tiết niệu đái vặt .. Bỏ ngân kiều, Tri mẫu, Hoàng bá,

Gia: Đẳng sâm 16, Hoàng kỳ, Bạch truật

-Thận dương hư Bỏ Ngân hoa,Liên kiều, Tri mẫu, Hoàng bá,

Gia: Nhục quế  4, Phụ tử 8, Ba kích 12, Thỏ ti tử 12 

Châm cứu: Quan nguyên, khí hải, Trung cực, Thận du khúc cốt , Tam âm giao, Thái khê

- See more at: http://www.thaythuoccuaban.com/thuoc_chua_benh_viem_dau/viemduongtietnieu.html#sthash.j2MGPmT0.dpuf

Gửi lương y tôi có triêu trứng đau bụng dưới có lúc đau mỏi hai bên thắt lưng chạy xuống tinh hoàn đi đái có màu bã chè ban ngày hay xón đái có biểu hiện đại rát đã điêu trị thuốc tây hai đợt mà không khỏi xin cho địa chỉ chữa thuốc nam
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận