Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
Chữa bệnh viêm xoang bằng bấm huyệt đơn giản công hiệu
Chữa bệnh viêm xoang bằng cây giao nhanh khỏi
Chữa bệnh viêm xoang bằng phương pháp dân gian cực hiệu nghiệm. Hãy cùng tham khảo những bài thuốc chữa viêm xoang sau để áp dụng nhé! Bài thuốc vừa đơn giản dễ tìm mà lại rất an toàn.
CÁCH CHỮA BỆNH VÊM XOANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN
Chữa bệnh bằng cây xương cá
I/ Mô tả:
Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây.
Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt.
Cây xương cá có hình thức bề ngoài rất giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần, không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này, theo kinh nghiệm thực tế, là: cây xương cá có mủ rất nhiều, còn loại cây kia thì lại không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy, nếu bẻ nhánh ra thấy CÓ NHIỀU MỦ TRẮNG ĐỤC NHƯ SỮA thì chắc là đúng cây thuốc.
Lưu ý:
Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.
II / Công dụng:
Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi.
Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt cóc, viêm, trặc tay chân, thấp khớp, đau đầu trun, cá đâm, rắn cắn, …
III/ Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi:
*/Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc).
*/Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 đ 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễừ nóng chảy!
*/ Mở nắp ấm, đổ vào cỡ 1 chén nước.
*/Đếm cỡ 10 đến 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.
*/ Đặt ấm lên bếp.
Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau:
*/ Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên.
*/Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. (Các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng).
*/Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên.
*/ Thời gian xông có thể chỉ là 15, 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 đến 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới.
*/ Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.
Lưu ý:
*/ Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh.
*/ Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non.
*/ Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.
*/ Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
*/ Cây này hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 đến 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng.
*/ Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.
*/ Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi.
IV /Cách trị các chứng bệnh khác theo kinh nghiệm dân gian khác
1> Mụt cóc – Mụt thịt:
Bẻ chỗ giao nhau giữa 2 đốt cây sẽ có mủ nhiều. Lấy mủ chấm gọn lên mụt cóc, đừng làm lan rộng quá. Mỗi ngày chấm 2 lần. Khoảng 1 tuần mụt sẽ rụng, để lại lớp da bình thường.
2> Các bệnh trị bằng cách đắp, bó thuốc:
Để trị bong gân, sưng trặc tay chân, đau đầu trun (đầu ngón tay tự dưng sưng, đau nhứt dữ dội), cách đắp như sau:
Lấy 1 lượng thuốc vừa phải. Cắt nhỏ. Trộn chung với 1 ít muối bột. Cho vào bao nylon. Đập nát bằng búa bên ngoài bao. Xong, đắp lên chỗ đau. Dùng vải quấn hay bó lại. Sau 1 đêm là khỏi.
3> Khi bị cá đâm, rắn cắn, bò cạp, rít cắn:
Lấy mủ cây xương cá bôi trực tiếp vào vết thương.
Lưu ý: Để cẩn thận, không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ có thai.
LƯU Ý THÊM:
*/ Nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút.
*/Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 mỗi lần xông 25 phút.
*/ Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khỏi bệnh.
*/ Khi bệnh đã khỏi nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn.
*/ Đặc biệt cần phải lưu ý: ống xông phải dài được 5 tấc (50cm) hoặc hơn chút ít.
DIỄN BIẾN TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:
*/ Tùy theo bệnh trạng mà diễn biến của quá trình điều trị có thể khác nhau:
*/ Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng.
*/ Có người 2, 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh.
*/ Có 1 số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Nhưng chừng 2, 3 hôm sau đó sẽ dịu dần và xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh.
Xông hoa cứt lợn chữa viêm xoang
Xin đóng góp 1 phương pháp mà bản thân tôi đã trải qua. Tôi bị xoang hơn 2 năm, thậm chí trời chỉ thay đổi thời tiết chút ít là tôi bị, mà bị là liền mấy ngày luôn rồi lại phải thuốc mới đỡ, nhưng kể cả đỡ xong mà thay đổi thời tiết là lại bị rất khó chịu. Tình cờ được một anh em cùng công ty bầy mẹo gia truyền bằng cách dùng cây hoa cứt lợn (cây hoa cứt lợn có hoa mầu trắng, tím) đun lên để xông (còn gọi là cây hoa ngũ sắc). Cây này giờ hơi khó kiếm ở thành phố nhưng ven ô thì đầy, nếu không thì ra mua ở chợ người ta cũng có bán.
1. Kiếm hoặc mua hoa cứt lợn (nhớ là cây tươi nhé) về rửa sạch để cả cây hoa lá đun chín lên, nếu cây dài quá thì gập đôi lại.
2. Chờ cây ngấm ra nước khoảng 5phút.
3. Cho ra 1 cái cốc to loại uống bia (loại to) cả nước cả cây, nếu cây dài quá có thể gập ép xuống.
4. Lấy cái tờ giấy sạch cuộn thành cái phễu, một đầu vừa cái lỗ cốc, một đầu vừa 2 cái lỗ mũi.
5. Chấp nhận nóng để hít lên (tất nhiên đừng để bỏng lỗ mũi) cứ như thế cho đến khi nguội không còn nóng nữa thì lại đổ vào nồi đun chín lần thứ 2 rồi làm lại như trên lần nữa rồi bỏ đi.
6. Cố gắng làm ngày 2 lần không thì một lần trong vòng 10 ngày liền không được nghỉ ngày nào, kể cả thấy dấu hiệu đỡ không bị xoang nữa. Nếu ngày làm 1 lần thì nên vào buổi tối (như tôi). Nếu bệnh lâu năm có thể làm khoảng 10 - 20 ngày.
Lưu ý các bạn nên làm vào thời điểm lạnh và bị xoang liên tục. Tôi mong các bạn thử 1 lần và nếu khỏi thì không cần câu cám ơn mà hãy nói cho những người khác nữa biết về bài thuốc này (vì tôi rất sợ suốt hơn 2 năm trước đó với bệnh xoang).
Chữa bệnh viêm xoang bằng cây có dại
Chẳng cần tốn một đồng tiền, bà lão Hà Thị Lỵ (69 tuổi, ngụ xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) từ hàng chục năm nay đã chữa khỏi bệnh viêm xoang cho nhiều người chỉ bằng bảy loài cây cỏ dại. “Lang y chân đất” này cho biết có thể không cần lặn lội đến nơi thăm khám bệnh, cũng có thể tự chế bài thuốc chữa viêm xoang với những công thức đơn giản dưới đây.
|
Bà Hà Thị Lỵ |
Bài thuốc dân gian
Điều đặc biệt rằng bà Lỵ không tự nhận mình là “thần y” hay “lang y”, chưa từng đọc một quyển sách về y dược, chưa từng một lần qua đào tạo chữa bệnh. Bí quyết của bà chỉ là công thức chữa bệnh viêm xoang được mẹ truyền lại từ cả nửa thế kỷ trước đây và “bao đời nay các cụ đã dùng có hiệu quả, nay con cháu cứ thế mà làm theo” như lời bà mộc mạc.
Theo bà lão này, trước hết muốn trị được viêm xoang phải biết được các nguyên nhân phát bệnh. Chẳng hạn như mũi bị viêm nhiễm làm cho sự lưu thông không khí giữa các xoang ứ lại, chất nhầy ở niêm mạc các xoang tiết ra không được lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng phát triển. Có thể do cơ địa từng người bị dị ứng với phấn hoa, hóa chất, hoặc đang bị di ứng về mũi. Hay các nguyên nhân khác như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng kéo dài; do mất vệ sinh răng miệng; người mắc bệnh hô hấp như viêm phế quản, hen phế quản, giãn phế quản, dùng chất kháng sinh nhưng bị vi khuẩn kháng lại; do môi trường khói, bụi không trong sạch… đều là những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang.
Nửa thế kỷ tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân cùng mắc bênh này khiến bà có thể dễ dàng tổng kết các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang như sau: Đầu tiên là đau nhức vùng má, nhức vùng gáy, nhức giữa hai lông mày, hai mắt vào khoảng 10 giờ sáng. Thứ hai là chảy dịch, thường chảy qua mũi và họng; có hiện tượng dịch loãng và dịch đặc, dịch màu xanh và dịch màu trắng đục hay màu vàng có mùi hôi. Thứ 3 là nghẹt một bên hay cả hai bên mũi; mũi ngứa khó chịu. Thứ 4 là điếc mùi, đây là giai đoạn nặng, phù nhiều, mùi không thể len lỏi vào khứu giác; nếu không chữa được thì sẽ ăn lên mũi, xuống cổ.
Công thức đơn giản
Bài thuốc chữa viêm xoang của bà rất đơn giản: Chỉ với 7 cây cỏ dại. Bà lão không biết gọi tên những cây thuốc ấy bằng tiếng phổ thông hay tên khoa học của chúng mà liệt kê ra những cái tên người dân địa phương vẫn gọi dân dã: 1. Cây cứt lợn; 2. Cây chà là; 3. Cây hang đẻo; 4. Cây mạy đúc phi; 5. Cây càng cật; 6. Cây khẩu mẩu; 7. Cây giàng giàng đen đặc trị vùng ngứa (là loại cây thấp hơn, cứng hơn cây giàng giàng bình thường). Những cây này khi lấy về cần được thái nhỏ, phơi khô trong hai tuần nắng.
Những cây thuốc trên sau khi cho vào đun sôi khoảng bốn tiếng đồng hồ mới bắc xuống. Người bệnh trước tiên phải múc một bát thuốc để uống, sau đó mới xông. Trong khi xông cần lấy khăn trùm lên đầu để thuốc có thể lan tỏa khắp vùng xoang, tạo điều kiện làm thông mũi, diệt xoang và làm tan dịch nhầy. Kết thúc giai đoạn xông xoang, cần lấy nước ấm khoảng 35 độ, thái mấy lát tỏi bỏ vào, hòa thêm một ít muối, lấy nước này rửa vùng mũi và vùng mặt để khử trùng.
Đó mới chỉ là bài thuốc chính. Để trị bệnh viêm xoang hiệu quả hơn thì người ta cần “chế” thêm một bài thuốc phụ. Bài thuốc này gồm hai loại cây là cây mạy nát phi (tiêu gió), cò kèng (trị ngứa). Những cây này dùng để làm nước tắm, cứ mỗi một loại lấy nửa cân để đun nước cho 3 lần tắm.
Một lưu ý tuyệt đối phải tuân thủ theo lời bà lão này là thời gian uống thuốc, người bệnh phải kiêng tuyệt đối những chất có thể phá thuốc. “Kiêng tuyệt đối chất tanh như tôm cua cá, không được ăn thịt trâu, thịt lợn sề, không uống rượu, bia, không được hút thuốc. Nếu như không kiêng được sẽ rất khó chữa khỏi, khi đã khỏi hẳn thì sẽ không phải kiêng nữa, cứ yên tâm rằng bệnh sẽ không bao giờ tái phát”, những bệnh nhân nào hỏi đều được bà dặn dò rất kỹ lưỡng như vậy.
|
Chữa bệnh viêm xoang cho một bệnh nhân |
Chữa bệnh với giá chưa bằng một… bát phở
Đã gần 70 tuổi, chân bắt đầu yếu, mắt có dấu hiệu mờ nhưng bà lão nhân hậu này vẫn không quản ngại khó khăn, ngày ngày đi vào rừng tìm thuốc, đặc biệt lưu tâm đến loại cây giàng giàng đen thời gian gần đây ngày càng hiếm dần do bị cánh thương nhân thu mua giàng giàng, và người dân đã vô tình tận diệt cả giàng giàng đen. Có thể vất vả mới tìm ra đủ vị thuốc, nhưng điều đặc biệt hơn nữa là những người mắc viêm xoang đến nhờ bà chữa giúp thì đều được khỏi bệnh với giá rẻ bất ngờ: 20 ngàn đồng một thang thuốc – số tiền chưa đủ ăn một bát phở ở Hà Nội.
Bà lão cười: “Giúp người là chính, tiền đó chỉ là tiền công tôi đi tìm thuốc. Nếu ai không có tiền thì tôi biếu luôn”. Anh con trai ở cùng bà cũng vui vẻ: “Mỗi lần thấy bà đi lấy thuốc vất vả như thế, lại tuổi cao sức yếu mà đi khắp các vùng rừng thiêng nước độc thì con cái cũng ái ngại. Nhưng thấy các cụ chữa được bệnh cho người tôi cũng vui lây. Bố mẹ làm theo cái tâm cho thanh thản, khỏe mạnh là hạnh phúc rồi”.
Ông Lã Văn Lợi, Hội trưởng hội Đông y xã Bắc Lãng xác nhận về hiệu quả bài thuốc của bà lão: Do Lạng Sơn hấp thụ được khí trời của núi cao, cộng với cái lạnh của vùng đất cao, một phần khí hậu khô nóng từ những vùng biển phía đông nên đã có những cây thuốc nam đặc biệt hiệu nghiệm, vì thế nhiều người vẫn thường coi đây là “vựa thuốc nam” vùng Đông Bắc. “Ở đây có rất nhiều thầy lang có những bài thuốc quý, chúng tôi cùng với hội Đông y xã Bắc Lãng đang sưu tầm lại những bài thuốc hay của bà con dân tộc. Việc bà Lỵ chữa được bệnh viêm xoang là có thật, những bài thuốc chúng tôi cũng đã sưu tầm để truyền lại đời sau”, ông Lợi cho biết.
BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH VIÊM XOANG
1. VIÊM XOANG CẤP TÍNH
Nguyên nhân: Do phế nhiệt, nhiệt độc gây nên
Triệu chứng: Bệnh mới phát, ngạt mũi chảy nước mũi vàng có mũ, xoang hàm xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo chứng toàn thân, sợ lạnh sốt nhức đầu,
Pháp điều trị:Thanh phế, tiết nhiệt giải độc
Bài Thuốc:
Ngân hoa 16g. Ké 16g.
Chi tử 8g. Mạch môn 12g.
Hạ khô thảo 16g. Tân di 12g.
Hoàng cầm 12g. Hoàng cầm 12g.
Thạch cao 40g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu bệnh nhân sợ lạnh sốt nhức đầu bỏ hoàng cầm, mạch môn thêm Ngưu bàng tử 10g , Bạc hà 12 g
Châm cứu các huyệt: Hợp cốc , Khúc trì, Nội đình, Thiên ứng, Thái dương ,Đầu duy, Ấn đường , Thừa khấp , Quyền liêu
2. VIÊM XOANG MÃN TÍNH
Nguyên nhân: Do âm hư, phế nhiệt gây nên.
Triệu chứng: Bệnh kéo dài, xoang hàm trán ấn đau thừng chảy nước mũi có mũ , mùi hôi, khứu giác giảm , nhức đầu thường xuyên,
Pháp điều trị: Dưỡng âm , nhuận táo, thanh nhiệt
Bài Thuốc:
Sinh địa 12g. Huyền sâm 12g.
Đan bì 12g. Mạch môn 12g.
Ngân hoa 16g. Ké 16g.
Tân di 8g Hoàng cầm 12g.
Hà thủ ô 20g
Sắc uống ngày 1 thang.
Châm cứu các huyệt: Thiên ứng, Thái dương ,Đầu duy, Ân đường, Thừa khấp, Quyền liêu, Hợp cốc,
3. VIÊM XOANG DỊ ỨNG
Nguyên nhân: Do phong hàn kết hợp với phế khí hư và vệ khí hư
Triệu chứng: Bệnh hay tái phát, ngạt mũi chảy nước mũi , xoang hàm xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo chứng toàn thân, sợ lạnh sốt nhức đầu, trời lạnh bệnh nặng hơn....
Pháp điều trị: Bổ khí cổ biểu,khu phong tán hàn.
Bài Thuốc:
Quế chi 8g. Cam thảo 4g.
Sinh khương 4g. Ma hoàng 6g.
Tang bạch bì 10g. Bạch chỉ 12g.
Ké 16g. Hoàng kỳ 16g.
Xuyên khung 16g. Tế tân 6g
Bạch truật 12g. Phòng phong 6g.
Bán hạ chế 8g. Ngũ vị 4g.
Hà thủ ô 20g. Bạch thược 12g.
Đẳng sâm 16g Táo 6g
Sắc uống ngày 1 thang.
Châm cứu các huyệt: Đại truỳ, Phong môn ,Phế du, cao hoang, Nghinh hương, Hợp cốc, Túc tam lí
CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM XOANG BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Lương y VÕ HÀ
Theo y học cổ truyền, viêm xoang mãn tính là một dạng hư hỏa. Do đó, điều trị viêm xoang không chỉ nhằm giải quyết việc viêm nhiễm tại chỗ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương.
TRIỆU CHỨNG
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Về mặt bệnh học, người ta phân biệt các xoang làm hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước, có các lỗ thông đổ ra khe mũi giữa. Nhóm xoang sau gồm các xoang sàng sau và xoang bướm, có lỗ thông ra khe mũi trên. Mặt trước của xoang bướm còn có hai lỗ nhỏ thông xuống vòm họng.
Bình thường, những chất xuất tiết sinh lý hoặc bệnh lý trong xoang được tháo ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang. Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến viêm xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.
Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi. Nhức đầu, căng nặng đầu từng cơn hoặc thường xuyên xảy ra ở vùng xoang bị viêm. Dịch tiết chạy xuống họng hoặc ra mũi. Dịch mũi thường đặc, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu, chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm cúm thông thường.
ĐIỀU TRỊ
Việc điều trị viêm xoang mãn tính phải nhằm vào hai yêu cầu: Bổ thận âm và Nạp khí về thận. Đối với những trường hợp viêm xoang cấp, hoặc khi có những triệu chứng sưng nhức khó chịu hay bội nhiễm do phong nhiệt cần giải tỏa gấp, có thể dùng thêm các biện pháp tiêu viêm, tiêu độc hoặc khu phong bài nùng. Tuy nhiên, những phương dược điều trị triệu chứng chỉ là phụ và tạm thời. Bệnh kéo dài chừng nào thì âm hư càng nặng, càng phải chú trọng đến gốc ở thận. Khi sự cân bằng âm dương đã được thiết lập, hỏa sẽ tự yên vị. Mặt khác khi chính khí đã vững, sức đề kháng vươn lên, tà khí sẽ tự lui.
CÁC BÀI THUỐC
Lục vị địa hoàng
Lục vị là một cổ phương căn bản và thông dụng trong y học cổ truyền để bổ Thận âm. Gọi là lục vị vì bài thuốc gồm sáu vị. Để nạp khí về thận, Hải Thượng Lãn Ông thường dùng thêm ba vị: Mạch môn, ngũ vị; Ngưu tất. Mạch môn làm mát phế vị; Ngũ vị liễm phế, cố thận; Ngưu tất giáng khí, dẫn thuốc về thận. Ngoài ra, vì là bệnh lâu ngày nên dùng thêm cao Ban long, là loài huyết nhục hữu tình để tăng hiệu quả. Cao Ban long là một vị thuốc bổ âm mạnh được chế từ sừng hươu nai. Như vậy, một bài thuốc lục vị gia giảm để trị viêm xoang có thể bao gồm:
Thục địa 16g
cao Ban long 8g
hoài sơn 8g
mạch môn 8g
sơn thù 8g
ngũ vị 6g
đơn bì 6g
ngưu tất 8g
trạch tả 4g
bạch phục linh 4g
Lần thứ nhất, đổ ba chén nước, sắc còn một chén. Lần thứ hai, đổ hai chén nước, sắc còn nửa chén. Hòa chung hai lần nước thuốc lại, chia uống hai hoặc ba lần trong ngày. Hâm nóng trước khi uống. Có thể dùng liên tục từ 10-15 thang.
Một số người không tiện 'sắc thuốc' thì có thể dùng lục vị hoàn mua sẵn ở thị trường Đông dược. Trường hợp này dùng thêm cao Ban long bằng cách cắt nhỏ nấu cháo hoặc hấp cơm để ăn.
Bổ âm tiếp dương
Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt..., biểu hiện của cả khí huyết âm dương đều kém. Những trường hợp này nếu bổ khí không khéo có thể làm tăng khí nghịch, nếu bổ âm đơn thuần có thể làm ngưng trệ Tỳ Vị; Mà khi Tỳ Vị đã trệ thì thuốc gì cũng khó được chuyển hóa. Do đó cần sử dụng thêm các vị thuốc cam, ôn như nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, can khương để tiếp dương xen kẽ với bổ âm. Với cách điều trị này, khi âm đã vượng lên một phần thì dương cũng tiến được nửa phần. Từng bước nâng lên mà vẫn bảo đảm không làm chênh lệch thái quá sự cân bằng giữa âm và dương. Bàn về cách tiếp dương trong bổ âm, Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại một phương thuốc rất có giá trị là 'Bổ âm tiếp phương dương'.
Thục địa 120g,
bố chính sâm 60g,
bạch truật 40g.
can khương 12g (sao đen tẩm đồng tiện),
bạch thược 20g (sao đen tẩm đồng tiện),
Đây là một thang đại dược, phân lượng lớn, sắc đặc chia làm nhiều lần uống trong ngày. Thục địa là vị chủ lực để bổ âm. Điểm đặc biệt của phương thang bổ âm này là gồm cả Sâm, Khương, Truật để bổ Tỳ Vị bằng cách sao đen và tẩm đồng tiện 2 vị can khương và bạch thược. Cách bào chế này vừa làm dịu sức nóng của can khương, vừa giáng hư hỏa và dẫn thuốc về thận nhằm tiếp dương khí cho Tỳ Vị đủ sức chuyển hóa thục địa, mà lại không kích động hư hỏa.
Với những đợt viêm mũi và viêm xoang cấp tính hoặc viêm mũi phát triển do phong nhiệt, có thể dùng những bài thuốc sau, thiên về khu phong tiêu độc:
Hoàng liên giải độc thang
Hoàng liên 12g, bạc hà 8g, hoàng cầm 12g, hoàng bá 12g, chi tử 4g. Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
Ma hoàng thương nhĩ tử thang
Ma hoàng 12g,
tân di hoa 8g,
khương hoạt 12g,
thương nhĩ tử 12g,
kinh giới 6g,
phòng phong 12g,
cam thảo 4g.
Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
Thanh không cao
Khương hoạt 12g,
xuyên khung 4g,
phòng phong 12g,
bạc hà 4g,
hoàng cầm 8g,
cam thảo 6g,
hoàng liên 4g.
Đổ 3 chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
Điều trị không dùng thuốc
Có không ít trường hợp viêm xoang dai dẳng nhiều năm, tái đi tái lại sau nhiều lần điều trị khiến người bệnh nghĩ mình sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. Sau đó, vì những lý do khác nhau (chẳng hạn để điều trị một bệnh khác hoặc để tăng cường sức khỏe), người bệnh gia nhập một nhóm tập dưỡng sinh. Điều không ngờ là sau vài tháng, người bệnh chợt nhận ra những triệu chứng khó chịu của viêm xoang đã tự biến mất. Kết quả này không có gì lạ nếu ta hiểu rằng, tất cả những phương pháp dưỡng sinh, ngoài tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức ��ề kháng - thì hiệu ứng sớm nhất, trực tiếp nhất mà người tập đạt được là sự thư giãn, an tĩnh. Y học hiện đại cho rằng sự an tĩnh có thể điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh vốn có của hệ thần kinh trung ương, qua đó điều hòa nội tiết và cải thiện hoạt động của cơ quan. Điều hòa thần kinh giao cảm cũng có vai trò cân bằng hai yếu tố âm và dương trong cơ thể. Hơn nữa, theo quy luật 'Thần tĩnh tất âm sinh', sự thư giãn và nhập tĩnh có tác dụng sinh âm và bổ âm. Ngoài ra, hầu hết các bài tập dưỡng sinh từ tư thế, động tác đến ý thức như thượng hư hạ thực, hư kỳ tâm thực kỳ phúc… giúp cứng chắc phần hạ bộ, buông lỏng phần vai, mang trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu đều nhằm làm cho khí trầm Đan điền, chính là yêu cầu dẫn hỏa quy nguyên hoặc nạp khí về Thận để trừ hư Hỏa trong việc điều trị viêm xoang. Do đó, việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mãn tính.
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị
Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang
Điều trị viêm xoang
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang mũi
Tác dụng chữa bệnh của cây giao
Tác dụng chữa bệnh của cây mướp
Viêm xoang hàm mãn tính
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
(ST)