Mẹo vặt chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo
Cách xử lý khi bị trúng gió nhanh khỏi nhất
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi
cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ em nhanh khỏi, hiệu quả, không lo sẹo
Đầy bụng, ăn uống khó tiêu có thể gây nên những cơn đau bụng trên, đau ngực, làm gia tăng triệu chứng ợ nóng cho thai phụ. Nó còn khiến thai phụ có cảm giác bụng luôn căng đầy, buồn nôn. Tình trạng này thường xuất hiện trong khoảng quý II và quý III của thai kỳ.
Cách khắc phục đầy bụng, ăn uống khó tiêu ở bà bầu
Nguyên nhân
Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone có tác dụng làm mềm cơ dạ dày (khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi); đồng thời, nó cũng khiến tình trạng dư axit xuất hiện, gây nên chứng ợ nóng và khó tiêu.
Tình trạng ăn uống khó tiêu ở mẹ còn là kết quả khi bào thai phát triển, gây áp lực lên dạ dày mẹ; do mẹ ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh; sử dụng thức ăn, đồ uống ăn uống khó tiêu hoặc do tâm lý căng thẳng.
7 cách khắc phục ăn uống khó tiêu ở bà bầu
1. Kiểm tra thức ăn.
Cách đơn giản nhất để tránh đầy bụng là bạn nên nói “không” với cafe, nước hoa quả đóng hộp, nước ngọt, thức ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ… Bạn cũng nên tránh rượu vì nó làm tăng tiết dịch vị dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn.
2. Nhai kẹo dẻo vị đu đủ.
Loại kẹo này chứa những enzym hỗ trợ hệ tiêu hóa một cách tự nhiên.
3. Nằm ngủ bằng cách kê lưng và đầu hơi cao một chút.
Tư thế này giúp axit trong dạ dày không bị trào ngược lên trên – yếu tố làm gia tăng chứng đầy bụng.
4. Tránh xa khói thuốc lá.
Khói thuốc lá gây đảo lộn dịch vị dạ dày nên khiến bạn có cảm giác đầy bụng ngay khi ăn.
5. Ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn, nên ăn chậm, nhai kỹ.
Điều này khiến dạ dày của bạn không bị quá tải và tránh được tình trạng “chậm tiêu”. Cũng không nên vừa ăn vừa uống nước; thay vào đó, bạn nên uống nước trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn.
6. Khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn nên đi dạo bộ.
Đi bộ có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Đợi khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên đi nằm.
7. Nếu những lưu ý trên không làm dịu được chứng đầy bụng, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ.
Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc có chứa chất làm giảm axit trong dạ dày.
Những thực phẩm "giải quyết" chứng khó tiêu
Ngày nay, nói đến thực phẩm là người ta gắn với hai từ “khó tiêu”, thậm chí còn gây ra cảm giác đầy bụng, khó chịu sau khi ăn, cảm giác nóng rát hoặc buồn nôn, đầy hơi...
Ngày nay, nói đến thực phẩm là người ta gắn với hai từ “khó tiêu”, bởi rất nhiều thực phẩm ngày nay có tẩm các thành phần nhân tạo, chất bảo quản, kích thích tố và các chất phụ gia hóa chất khác khiến khó tiêu khi chúng ở trong dạ dày. Thậm chí các loại thực phẩm này còn gây ra cảm giác đầy bụng, khó chịu sau khi ăn, cảm giác nóng rát hoặc buồn nôn, đầy hơi - tức tức trong dạ dày...
Những hiện tượng như vậy có thể là dấu hiệu do ăn quá nhiều, ăn phải các thực phẩm khó tiêu hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân phổ biến của chứng khó tiêu
Hầu hết các chứng khó tiêu đều là do:
- Thời gian ăn uống không nhất quán
- Ăn quá nhiều
- Ăn nhiều đồ ăn cay, thức ăn nhanh, thức ăn chiên, thức ăn không hợp vệ sinh hoặc đồ uống có ga
- Hút thuốc và uống rượu
- Uống quá nhiều caffeine (cà phê / trà)
- Loét dạ loét, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc loét tá tràng
- Uống ít nước, ngủ ít hoặc căng thẳng
Các loại thực phẩm giúp giảm chứng khó tiêu
- Trái cây: Trái cây có chất xơ có thể “giải cứu” bạn khỏi chứng khó tiêu. Chất xơ giúp thực phẩm di chuyển thông qua hệ thống tiêu hóa và tự động kích thích quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, tiểu đường, ung thư đại trực tràng, và các bệnh khác. Bạn nên ăn nhiều các loại trái cây như đu đủ, (có chứa papain enzyme hỗ trợ tiêu hóa và giúp làm dịu dạ dày), chuối (dễ tiêu hóa và nhuận tràng) và các loại trái cây khác như táo, lê, nho…
- Chất lỏng: Uống nhiều nước. Chất lỏng giúp làm giảm các triệu chứng có tính axit. Ngoài ra, khi bạn uống đủ nước, các chất thải hòa tan trong nước và đi qua đường tiêu hóa thuận lợi.
- Rau mùi (dhania): Rau mùi giúp tăng cường dạ dày, làm giảm đầy hơi, và tăng tiết các enzym và các dịch tiêu hóa trong dạ dày. Một hoặc hai muỗng cà phê nước ép rau mùi trộn với bơ tươi cùng với lá bạc hà và cây thì là rất có lợi trong điều trị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, cảm giác đốt cháy và đầy hơi.
- Thảo quả (elaichi): Thảo quả được sử dụng chủ yếu trong các loại thuốc để làm giảm đầy hơi và tăng cường các hoạt động tiêu hóa. Dùng thảo quả pha trộn với gừng, rau mùi là vị thuốc chữa chứng khó tiêu.
- Gừng: Củ gừng hoặc dầu gừng thường được thêm vào trong rất nhiều chế phẩm thực phẩm vì nó giúp cải thiện tiêu hóa. Đây là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất chữa đau bụng, đau bụng, khó tiêu, và đầy hơi.
- Hạt thì là (jeera): Ngâm hạt cây thì là trong nước qua đêm và uống nước đó khi có nồng độ axit trong dạ dày cao
- Nước chanh: Nước chanh cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nước chanh pha với mật ong là một phương thuốc tốt nếu bạn đang bị khó tiêu và nóng trong ruột. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt chanh vào món ăn của bạn để hỗ trợ tiêu hóa.
- Lá bạc hà (pudina): Nhai sống lá bạc hà cũng có lợi cho bất kỳ vấn đề gì về dạ dày. Bạc hà là một chất dễ bay hơi chứa trong tinh dầu bạc hà, có ảnh hưởng trực tiếp chống co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa, là phương pháp điều trị tuyệt vời cho các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, ợ nóng và hội chứng ruột kích thích. Nó cũng giúp thư giãn các cơ bắp xung quanh ruột để thúc đẩy sản xuất ít khí hơn và tiêu hóa tổng thể tốt hơn.
Một số mẹo ngăn chặn ợ nóng và khó tiêu
Dưới đây là một vài lời khuyên để ngăn chặn các vấn đề của chứng ợ nóng và khó tiêu:
- Ăn bữa ăn nhỏ và thường xuyên: Nếu dạ dày phải làm việc liên tục do một lượng nhiều thức ăn được đưa vào sẽ làm cho dạ dày có cảm giác nóng rát, nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày và có thể chảy máu dạ dày. Do đó nên ăn thành các bữa nhỏ trong khoảng 2-3 giờ để loại bỏ axit dư thừa.
- Tránh ăn quá nhiều thức ăn nhanh, các sản phẩm chiên và thức ăn rất cay, cũng như các đồ uống có ga, trà và cà phê: Tất cả các mặt hàng này làm tăng tính axit, gây đầy hơi, dẫn đến đau bụng và khó tiêu.
- Nhai thức ăn thật kỹ, tránh ăn quá nhiều: Tiêu hóa carbohydrate thực sự bắt đầu trong miệng của bạn (nhờ một loại enzyme được sản xuất bởi nước bọt của bạn), và sau đó tiếp tục trong ruột non của bạn. Vì vậy, đừng bắt ruột phải làm việc quá nhiều.
- Không hút thuốc và uống rượu: Hai thứ này làm chậm quá trình trao đổi chất và dẫn đến suy dinh dưỡng, gây căng thẳng trên cơ thể. Ngoài ra, nicotine có trong thuốc lá dẫn đến tăng tiết axit.
- Ngủ ngon, tránh căng thẳng: Đừng để cơ thể quá căng thẳng vì nó có thể khiến cơ thể bạn bị suy dinh dưỡng. Bạn có thể lựa chọn thiền hoặc yoga để thư giãn cơ thể.
Xua tan chướng bụng cho bà bầu bằng lá trầu không
Trong quá trình mang thai, chị em chúng mình sẽ trải qua nhiều thay đổi thất thường trong cơ thể. Những chứng bệnh bất thường như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… là những biểu hiện khó chịu nhất ở hệ tiêu hóa mà các bà bầu thường xuyên phải đối mặt. Nếu bạn không biết cách đẩy lùi những bệnh thường gặp này bạn sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải, sức khỏe giảm sút trong suốt thai kỳ.
có thể gây nên những cơn đau bụng trên, đau ngực, làm gia tăng triệu chứng ợ nóng cho thai phụ. Nó còn khiến thai phụ có cảm giác bụng luôn căng đầy, buồn nôn.
Sở dĩ khi mang bầu thai phụ thường mắc một số bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là triệu chứng chướng bụng là do trong cơ thể sản sinh ra nhiều loại hormone có tác dụng làm mềm cơ dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi, đồng thời nó cũng khiến tình trạng dư axit xuất hiện, gây nên chứng ợ nóng và khó tiêu.
Tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở mẹ còn là kết quả khi bào thai phát triển, gây áp lực lên dạ dày mẹ, do mẹ ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh, sử dụng thức ăn, đồ uống khó tiêu hoặc do tâm lý căng thẳng. Chứng đầy bụng khó tiêu này thường xuất hiện trong khoảng quý I và quý II của thai kỳ
Đây được coi là giai đoạn quan trọng vì thời kỳ này bạn có khả năng bắt đầu tăng cân và thai nhi trong bụng cũng phát triển nhanh. Vì vậy, tình trạng chướng bụng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé…
Ngày mang thai bé Bông mình cũng bị chướng bụng, đầy hơi khó tiêu suốt gần tháng trời mặc dù mình cũng tham khảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu, cũng biết chia từng bữa ăn nhỏ, ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh những đồ ăn mỡ, đồ ăn có ga hay những đồ hộp sẵn có. Ấy thế mà chẳng hiểu vì nguyên nhân gì mình lại bị chướng bụng.
Ngày đầu bị chướng bụng mình chỉ dám nghĩ thầm trong bụng có lẽ tại mình ăn nhiều thứ quá vì vừa ăn cơm xong mình chiến luôn hết một quả trứng ngỗng to nên đến khoảng 2 giờ chiều thì thấy bụng ấm ách, khó chịu thật…nhưng sang đến ngày thứ hai, thứ ba và những ngày tiếp theo đó mặc dù ăn ít nhưng cảm giác ấm ách, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu vẫn xảy ra thường xuyên nên cứ nhìn thấy đồ ăn hay đồ uống gì mình cũng có cảm giác nuốt không trôi.
Nhiều lúc nhìn những món ngon thuộc sở trường của mình, thèm lắm cũng không thể ăn được mới buồn chứ. Mọi người trong nhà ai cũng đoán già đoán non cho rằng mình bị mắc bệnh tiêu hóa nhưng đi khám và xét nghiệm thì chẳng bị làm sao hết.
Lúc đó mình rất lo lắng vì mục tiêu kế hoạch ăn và uống 2 lít nước một ngày coi như bị phá sản và mình còn lo vì không đủ nước ối nữa…Thế rồi hôm nhà có giỗ lúc ngồi vào mâm cơm thấy ai cũng gắp thức ăn cho như đùi gà, tôm, mực, toàn những thứ mình thích bảo mình ăn cho bé mau lớn nhưng mặt mình thì lại nhăn lại, ngán ngẩm làm mọi người ai cũng ngạc nhiên.
Bà ngoại còn cười trêu mình rằng “lợn hôm nay chê cám” cơ đấy…Sau bữa cơm trưa mình nằm nghỉ cùng bà mình mới kể với bà rằng bị chứng chướng bụng mấy tuần rồi nên ăn không có cảm giác ngon và chán ăn nữa. Bà nghe chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên mà chỉ bảo đa phần mang bầu phụ nữ đều có một giai đoạn kiểu như vậy. Những lúc chán ăn bởi cảm giác đầy bụng khó tiêu sẽ xảy ra trong quá trình mang thai. Nhưng cháu hãy lấy lá trầu không đắp bụng thử xem.
Mình tò mò hỏi thì được biết trong Đông y vẫn hay dùng lá trầu không chữa đầy bụng, khó tiêu và nhiều bệnh khác nữa. Vì lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh rất tốt. Ngoài ra trong lá trầu còn có các chất như như protein, chất béo, muối khoáng, chất xơ, carbohydrate, vitamin C…giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau rất tốt.
Bà bảo chỉ cần “dùng 2-4 lá trầu xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm rồi đắp vào rốn, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng lại khoảng 15-20 phút, ngày làm hai lần, chỉ 3 ngày sau sẽ không bị chướng bụng nữa.”
Nghe lời bà chỉ bảo mình về cũng làm thử với hy vọng sẽ xua tan được chứng chướng bụng khó chịu này. Trước lúc đi ngủ mình đặt 4 lá trầu hơ nóng lên bụng và dùng một chiếc ghen bụng ghen lại. Một cảm giác ấm nóng bắt đầu lan tỏa vùng bụng và mình chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay…
Một ngày mới bắt đầu, khác với thường ngày tự nhiên hôm nay thấy tâm trạng vui tươi, yêu đời nhìn mọi vật xung quanh thấy đẹp hơn. Cảm giác đầy bụng tự nhiên tan biến đâu hết và bắt đầu thấy thèm ăn. Đúng là lá trầu không của ngoại có tác dụng thật đấy. Chỉ có 3-4 lần ấp bụng mà thấy hiệu quả đáng kể. May mà có lá trầu không chứ để lâu tình trạng chướng bụng này chắc mình chết mất mấy mẹ bầu à.
Chứng chướng bụng quả là đáng ghét phải không? Ngoài việc dùng lá trầu không để xua tan chướng bụng các mẹ cũng nên duy trì một bữa ăn khoa học và có một số biện pháp phòng tránh chứng chướng bụng nhé.
Ví như các mẹ bầu nên ăn uống hợp vệ sinh, ăn nhiều thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung sắt trong quá trình mang thai, uống nhiều nước lọc và nên tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ uống có gas, đồ ăn dễ làm đầy bụng, khó tiêu… Mình cũng biết những ý này các mẹ cũng đã biết và vận dụng nhưng với mình một bữa ăn khoa học biết phân loại những thực phẩm nên hay không nên trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng cho cả mẹ và bé.
Lời khuyên cho bà bầu bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu
1. Ăn chậm rãi
Một nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi là bạn nuốt quá nhiều không khí. Nên ăn và uống chậm rãi, điều khiển được cách ăn uống, bạn sẽ hạn chế được việc nuốt phải không khí. Mặt khác, bạn nên nghe lời mẹ của mình về việc ăn cái gì và không nên ăn cái gì để giảm đầy hơi, ăn uống khó tiêu, ợ chua.
2. Không nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su là cách mà bạn nuốt không khí nhiều nhất dẫn tới bị đầy hơi nặng hơn. Kẹo rắn cũng nên tránh với cùng lí do trên.
3. Hạn chế thức uống có ga
Những thực phẩm có ga càng làm cho chứng đầy hơi, ợ chua của bạn trở nên nặng nề hơn. Vì thế mà không nên uống nước có ga.
4. Hạn chế thực phẩm chứa Sorbitol
Một vài thực phẩm có chứa Sorbitol, là chất thay thế đường. Hiện tượng đầy hơi, ăn uống khó tiêu sẽ tăng lên nếu như Sorbitol kết hợp với các vi khuẩn đường ruột.
5. Linh hoạt trong khi lựa chọn thực phẩm
Chỉ có một vài thực phẩm khiến bạn bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu. Những thực phẩm góp phần khiến bạn bị đầy hơi chứa đường hoặc chất xơ hòa tan.
Hạn chế các loại thực phẩm khiến bạn bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu chỉ là một trong nhiều cách giảm chứng đầy hơi, ăn uống khó tiêu.
Nhiều thực phẩm bà bầu bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu phải hạn chế
Có lẽ bạn băn khoăn, những thực phẩm dành cho bà bầu đầy hơi, ăn uống khó tiêu rất ít, không đủ dinh dưỡng trong thai kì. Bạn đừng lo, bạn hãy quan tâm tới bữa ăn của mình cho tới khi không còn đầy hơi, ăn uống khó tiêu nữa, bạn lại được tiếp tục thưởng thức các thực phẩm khác.