Chữa đau dạ dày bằng chuối xanh rất hiệu quả


Chữa đau dạ dày bằng chuối xanh rất hiệu quả. Chuối có nhiều loại, nhưng chỉ có chuối tiêu, chuối tây và chuối hột mới cho quả xanh làm thuốc chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc dùng hằng ngày chuối tiêu xanh dạng bột giúp chữa chứng loét dạ dày






CHỮA ĐAU DẠ DÀY BẰNG CHUỐI XANH HIÊU QUẢ


Chuối già (hay còn gọi là chuối tiêu) là cây ăn trái phổ biến và quan trọng của vùng nhiệt đới. Đây là loại cây ưa ẩm và ưa sáng, không chịu được nhiệt độ lạnh dưới 100C và sương muối. Chuối ra hoa và kết trái gần như quanh năm. Quả chuối không có hạt. Trồng bằng cây con sinh ra từ cây mẹ. Chồi mọc lên từ thân ngầm dưới mặt đất. Cây mẹ có thể sinh ra 5 – 6 cây con. Quả chuối tiêu có giá trị dinh dưỡng

cao. Quả chuối xanh có nhiều tinh bột. Khi chuối chín chuyển thành đường (suctose, glucose, fructose). Protein trong chuối chiếm tỷ lệ 2,71%, chủ yếu là albumin, globulin. Chuối có chứa nhiều acid amin cần thiết, ít dầu béo, giàu vitamin và các chất khoáng (Ca, Fe, K, Mg, Na, P). Ngoài ra còn có một số ít các chất vi lượng (I, Al, Zn, Co, As). Đồng thời chuối còn có các enzym giúp tiêu hóa thức ăn như amylase, irvertase, protease, catalase, peroxidase, lipase, oxygenase, photphatase, acidascobis oxidase …

 Ngược lại với lời đồn đại trên, chuối tiêu còn xanh chữa được bệnh đau dạ dày. Theo y học cổ truyền, bột chuối tiêu xanh có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do làm giảm tiết dịch vị, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, làm cho màng nhầy dày lên chống lại khả năng gây loét và hàn gắn các vết loét đã có. Người ta thường lấy thịt chuối tiêu xanh cắt, thái lát mỏng, sấy khô ở nhiệt độ < 500C, tán thành bột mịn. Ăn hàng ngày với liều 20 – 30 g để phòng và trị bệnh đau dạ dày.

 Quả chuối tiêu chín có vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát, nhuận tràng, giải độc. Quả chuối tiêu chín thúc đẩy sự lên da non ở các vết thương tổn của ruột trong niêm ruột kết có loét, chống các rối loạn ở ruột và dạ dày. Đặc biệt là chống các bệnh tiêu chảy cấp tính và mạn tính, bệnh viêm ruột, táo bón, thiếu vitamin C. Chuối không nên dùng cho người tiểu đường vì giàu hydrat carbon nếu không có ý kiến của thầy thuốc.

 Chuối tiêu không gây ra bệnh đau bao tử, đồng thời không làm cho bệnh đau bao tử nặng thêm. Ngược lại, nó làm cho các vết loét bớt loét, tăng cường hấp thu thức ăn, giải độc, bổ dưỡng, làm cho mau lành bệnh.

 Lưu tâm một điều, chuối chín tính rất hàn. Do đó, không nên sử dụng cho người có chứng tỳ vị hư hàn. Ăn vào, người bệnh sẽ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và có thể bị đau bụng lâm râm hay dữ dội. Sau khi đi cầu ra hết phân và uống ly trà gừng nóng, bệnh nhân sẽ hết đau và thôi tiêu chảy.

 Vì vậy, khi bạn bị hội chứng dạ dày tá tràng, bạn hãy tìm đến thầy thuốc y học cổ truyền để cho bạn lời khuyên: Bạn có thể ăn chuối tiêu chín được hay không bạn nhé!

Chuối xanh cùng mật ong chữa đau dạ dày

Xin mách bạn một bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa đau dạ dày rất tốt, dễ sử dụng, dễ chế biến mà lại rẻ tiền.


Nguyên liệu


* Chuối xanh (chuối tiêu loại bánh tẻ): 2 nải (chuối non hơn chuối bung một chút, trong ruột quả còn chất nhày).

* Mật ong

Cách làm: Chuối xanh tước bỏ vỏ ngoài, ngâm nước cho ra bớt chất nhựa, chất chát. Sau khi ngâm xong, thái lát mỏng, phơi, sấy khô và tán thành bột.

Cách dùng: Có thể dùng riêng, chiêu với nước uống (phải chiêu nhiều nước vì bột chuối khó uống), ngày uống từ 1 – 2 thìa canh hoặc trộn với Mật ong, vê thành viên uống hay dùng thìa cà phê xúc uống.

Bản thân tôi đã sử dụng bài thuốc này để chữa cho chính mình và đã khỏi bệnh, từ năm 1987 đến nay tôi không còn đau nữa. Mong rằng bài thuốc này luôn hữu ích với những ai bị bệnh dạ dày.


Chuối tiêu


Quả chuối tiêu xanh thường được thái mỏng, ăn ghém với các loại rau thơm trong món gỏi cá, nộm sứa để bớt tanh và đề phòng đi lỏng. Nhựa quả chuối xanh mới cắt khỏi cây dùng bôi chữa hắc lào.

Một số nhà khoa học đã chứng minh rằng, chuối tiêu xanh được dùng hằng ngày dưới dạng bột chữa chứng loét dạ dày rất hiệu quả. Nó có tác dụng kích thích sự phát triển của lớp màng nhày trong dạ dày, ngăn cản sự tấn công của dịch vị vào thành dạ dày và tạo điều kiện cho các vết loét chóng lành. Họ kết luận, một khẩu phần ăn hằng ngày có chuối tiêu xanh chắc chắn giúp tránh được bệnh loét dạ dày.

Các bác sĩ dinh dưỡng ở Anh lại coi tinh bột của quả chuối tiêu xanh là nhân tố quan trọng có tác dụng phòng ngừa ung thư đường ruột.

Chuối hột (chuối chát)


Có tác dụng chữa sỏi bàng quang: Quả chuối hột xanh đem thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày. Mỗi lần lấy 50-100 g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2-3 lần vào lúc no.

Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà uống; hoặc tán dược liệu thành bột, rây mịn, uống mỗi ngày 30-50 g chia làm hai lần. Những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc mà pha loãng, uống làm nhiều lần trong ngày.

Chuối tây


Ở Nam Bộ, người ta hay cho trẻ em bị tiêu chảy ăn quả chuối tây xanh luộc chín và nhận thấy có kết quả tốt. Có thể lấy quả chuối tây già chưa chín, gọt bỏ vỏ, rửa sạch bằng nước muối, cắt thành miếng mỏng, phơi hoặc sấy cho thật khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Dùng bột này trộn với bột gạo, quấy cho trẻ ăn.

Một số bệnh viện đã nấu bột chuối tây xanh theo công thức sau: Bột chuối (50 g) hòa với nước, nấu chín, rồi thêm đường kính (50 g) và muối ăn, khuấy đều, để nguội, cho trẻ ăn hết trong một ngày. Bột chuối tây xanh chữa được tiêu chảy là do trong quả có nhiều tanin. Các muối trong quả chuối cũng có tác dụng bù đắp lượng muối của cơ thể mất đi trong quá trình bị bệnh. Bột này cũng có khả năng phòng tiêu chảy, chống rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và ợ  chua.


Uống nước ép cải bắp thường xuyên:
 
Nước ép rau cải bắp tươi có tác dụng giúp đỡ kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét và do đó làm lành được các vết loét.

Cách dùng: Cải bắp bóc từng lá (không bỏ lá xanh), rửa nhiều lần nước cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần trong nước sôi, vớt ra để ráo nước. Dùng bàn ép, máy ép lấy nước. Bã bỏ đi. 1 Kg bắp cải tươi ép như vậy cho từ 500-700m nước ép có màu vàng xanh, thơm vị ngọt, hơi hăng hắc. Nước ép như vậy nếu không có điều kiện bảo quản ( như tủ lạnh) rất nhanh thiu, vì trong cải  bắp có hợp chất sunfua. Liều dùng điều trị trong ngày trung bình 1.000ml chia làm nhiều lần, uống mỗi lần 200-500ml, uống thay nước. Có thể pha thêm đường hoặc muối, uống nóng hay uống lạnh tùy theo khẩu  vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng tùy theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Có những trường hợp loét tá tràng 14-20 năm cũng chữa được lành. Nhưng đối với ổ loét quá sâu thì tác dụng ít.

Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì và có thể kếp hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác. Không có phản chi định.

(Tài liệu được trích dẫn từ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư – Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi)

Uống nước lá Chè dây:
 
Có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitacae), Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh, làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày.

Cách dùng: Đun 100gram chè dây khô với 1,5L nước, đun sôi khoảng 5 phút, để nguội uống thay nước hàng ngày. Mỗi đợt điều trị khoảng 2 tháng, tùy cơ địa từng người mà bệnh thuyên giảm hoặc khỏi. Chè dây có thể uống cùng với các vị thuốc khác để tăng tính hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

 Uống nước sắc Cây Dạ Cẩm:
 
Cây dạ cầm thường mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang,…Bệnh viện Lạng Sơn là nơi đầu tiên đưa cây Dạ cầm vào điều trị bệnh đau dạ dày từ năm 1962.

Cách dùng: Ngày uống từ 10 đến 25g lá và ngọn khô, thêm 500ml nước vào sắc thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.




Một số bài thuốc chữa dạ dày đơn giản mà hiệu nghiệm

Bắp cải có tác dụng chữa loét dạ dày, tá tràng.












Để chữa viêm loét dạ dày và hành tá tràng, có thể lấy táo tàu 10 quả, hồng hoa 10 g, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều với 60 g mật ong lúc thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng. Mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày.

Sau đây là một số bài thuốc khác:

- Xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, táo tàu 2 quả, tất cả cho nước vào ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái; có tác dụng chữa đau dạ dày, hành tá tràng do thừa axit.

- Nước ép cải bắp 250 g nấu sôi, uống trước bữa ăn ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ hết đau và lành dần vết loét ở dạ dày, hành tá tràng.

- Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.

- Mỗi ngày uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, liên tục trong 2-3 tuần. Có thể kết hợp với việc uống mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày.

- Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.

- Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã khoét rỗng ở giữa, hầm chín để ăn. Thuốc có tác dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc do viêm loét dạ dày, hành tá tràng.



Chữa viêm dạ dày - tá tràng bằng thuốc Nam


Vào những năm 1980 của thế kỷ trước, khoa học y học chưa chứng minh được nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có liên quan đến vi khuẩn Helicobacter Pylori. Ngay từ thời đó chúng tôi đã có dự cảm rằng 1 trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng có khả năng liên quan vi khuẩn. Hồi đó trao đổi về vấn đề này đi tiên phong là Bác sỹ Bùi Duy Quỳ, bác sỹ Nguyễn Văn Minh, Hoàng Sầm.

Dự cảm này được hình thành ngày càng rõ nét sau khi điều trị 2 ca kiết lỵ bán cấp dai dẳng. Trên người bệnh có viêm loét dạ dày tá tràng. Khi sử dụng Furazolidol và Vitingliting, một loại kháng sinh thảo mộc của Trung quốc, chủ yếu điều trị hết triệu chứng lỵ cũng là lúc bệnh nhân thấy thuyên giảm rồi khỏi hẳn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Mà ta biết 2 thuốc này có tác dụng chủ yếu là kháng khuẩn và diệt 1 số ký sinh trùng, nguyên sinh động vật. Để chứng minh điều đó bằng con đường gián tiếp. Chúng tôi sử dụng Tetracyclin để điều trị thử những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Kết quả thật bất ngờ, 1 số bệnh nhân thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Một số khác hoàn toàn không thuyên giảm.

 

Vi khuẩn Helicobacter Pylori tại niêm mạc dạ dày

Đến nay, việc xét nghiệm chứng minh sự hiện diện vi khuẩn Helicobacter Pylori(HP) đã rõ ràng, việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng kháng sinh đã được giới y học thừa nhận như 1 chuẩn mực thì chúng tôi lại có 1 dự cảm ngược lại. Viêm nhiễm dạ dày do (HP) chỉ là nhiễm trùng cơ hội đặc hiệu (HP chỉ gây viêm dạ dày và ngược lại viêm dạ dày do vi khuẩn là do HP). Nói đến nhiễm trùng cơ hội là chúng tôi muốn nói đến sự suy giảm khả năng bảo vệ của bản thân nội tại dạ dày trước tác nhân gây bệnh. Bởi lẽ:

-  Bình thường pH của dạ dày từ 1,6 đến 3,1 nghĩa là môi trường tại đó rất acid. Một khi tổng dự trữ kiềm bị suy giảm, giảm thiểu nhày mucin viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra trên cả thực nghiệm lẫn lâm sàng. Để điều trị, người ta chỉ cần làm tăng môi trường kiềm ở dạ dày. Ví dụ NaHCO3 và băng niêm mạc dạ dày bằng Cavet là có thể khỏi

-  Những trường hợp loét dạ dày tá tràng mà được cho rằng có liên quan chặt chẽ đến dây X (dây thần kinh phế vị), phẫu thuật cắt dây X hoặc cắt dây X chọn lọc, siêu chọn lọc là khỏi bệnh

-  Một số bài thuốc dân gian chỉ hướng tới việc bồi dưỡng sức khỏe và tái tạo niêm mạc như: bột nghệ, bột tam thất, bột dạ dày nhím hoặc các bài thuốc nâng cao sức đề kháng cơ thể của y học cổ truyền như: hương sa lục quân, tứ quân tử thang, sâm linh bạch truật tán … được dùng đúng chỉ định theo biện chứng đều có thể chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

-  Về mặt giải phẫu bệnh, người ta thấy: Vào 25 tuổi đã có hiện tượng xơ hóa động mạch thân tạng, 30 tuổi xơ hóa và xuất hiện xơ vữa động mạch vành vị của dạ dày… như vậy, việc thiểu dưỡng dạ dày là điều khó có thể chối cãi

-   Một số ít trường hợp dùng các vị thuốc có tính kháng sinh thực vật như khổ sâm, bồ công anh, hoàng bá, hoàng liên, rễ chàm, quán chúng… được dùng khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn với các biểu hiện: rêu lưỡi vàng dày, người nóng, thở hôi, môi khô nẻ. thậm chí có sốt, kết quả điều trị rất tốt.

Tất cả những luận cứ trên chỉ để nói lên rằng nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng phải là sự suy giảm khả năng đề kháng nội tại của niêm mạc dạ dày tá tràng trước các tác nhân gây bệnh: căng thẳng thần kinh, chất kích thích (cafe, rượu bia, thức đêm, nhiễm khuẩn cơ hội đặc hiệu…)

Trên cơ sở giả thuyết này, năm 1988 chúng tôi đi tới xây dựng 1 bài thuốc theo định hướng của nguyên tắc Dĩ bổ vi công, Nhân cường tật nhược. Đó là tiền thân của bài thuốc Dưỡng vị điều trị viêm loét dạ dày nổi tiếng ngày nay. Nguyên tắc xây dựng bài Dưỡng vị trên cơ sở  tiêu chí sau:  

1. Bổ dưỡng niêm mạc dạ dày và bổ dưỡng toàn thân.  

2.Tăng cường hệ thống tuần hoàn nuôi dưỡng dạ dày bằng các thuốc hoạt huyết  

3. Dùng các vị thuốc bình can, sơ can, giải uất nhằm điều hòa quá tình hưng phấn và ức chế của dây phế vị  

4.Kiềm hóa nhẹ môi trường trong lòng dạ dày nhằm điều chỉnh pH của dạ dày theo hướng hạn chế tác dụng của acid chlohydric (HCl) và giảm hiện tượng khuyết tán ion Hydro ngược dòng  

5. Tăng cường kích thích sự hồi phục niêm mạc của các vết loét, băng niêm mạc ở những nơi bị viêm, kích thích phục hồi ở những nơi niêm mạc bị teo đét  

6. Điều hòa nhu động dạ dày bằng các vị thuốc có tính chất hành khí, lý khí khoan trung  

7. Dùng 1 số kháng sinh thực vật như bồ công anh, khổ sâm, bản lam căn, sơn đậu căn để giải quyết tình trạng nhiễm trùng cơ hội đặc hiệu đã nói ở trên

Bài thuốc Đông y chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Đông y, bệnh viêm loét dạ dày - hành tá tràng được phân làm 3 thể với các triệu chứng và cách điều trị khác nhau.

1. Thể can khí phạm vị (khí trệ)

Có các triệu chứng chủ yếu như đau và đầy tức vùng thượng vị, đau lan ra hai bên hông sườn, ợ hơi, ợ chua, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng.

Cách trị là làm điều hòa can vị, làm thông khí để giảm đau, làm hết đau.        

Bài thuốc Nam thường dùng

- Hương phụ (củ cỏ gấu chế) 10g, chỉ xác 10g, trần bì (vỏ quýt khô) 8g, mộc hương 4g, chi tử (quả dành dành) 8g, hạt đậu ván (sao chín) 12g. 

Nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Hoa cúc dại (dã cúc hoa) 30g, hoa dâm bụt trắng 10g. Hai thứ rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, chia làm 2-3 phần. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một phần thuốc, hãm với 200 ml nước sôi khoảng 10 phút, uống trước bữa ăn.

Hoa dâm bụt trắng có thể trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.

Món ăn thích hợp

- Canh thịt nạc heo nấu hoa cúc trắng

Nguyên liệu: Thịt nạc 250g, hoa cúc trắng 12g, táo tàu 4 trái.

Thịt nạc rửa sạch, thái nhỏ, các vị thuốc rửa sạch, tất cả bỏ vào nồi, đổ nước hầm trong 1 tiếng rưỡi. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

- Gà hầm sâm

Nguyên liệu: Thịt gà 100g, đảng sâm 10 - 20g, hoài sơn 20 - 30g, gừng 3 miếng.

Cách làm: Thịt gà bỏ mỡ, cắt nhỏ. Đảng sâm, gừng, hoài sơn rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, hầm khoảng 90 phút, nêm nếm gia vị. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

2. Thể tỳ vị hư hàn  

Có các triệu chứng chủ yếu như: Đau âm ỉ vùng thượng vị, đau nhiều về đêm hoặc khi trời lạnh (nếu xoa ấm hoặc chườm nóng sẽ giảm đau). Người mệt yếu, tay chân mát lạnh, sắc mặt tái xanh, đi cầu phân lỏng, lưỡi mềm bệu, rêu lưỡi trắng.

Cách trị là làm ấm tỳ vị, làm mạnh tỳ vị và trừ hàn.

Bài thuốc Nam thường dùng 

- Rễ cây đinh lăng 12g, đậu ván (sao) 12g, sa nhân 8g, hậu phát 8g, mộc hương 4g, trần bì 6g, gừng (nướng) 4g, hạt sen (sao) 10g.

Nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Bột nghệ - riềng: 3-5g bột nghệ (hoặc 20-30g củ nghệ xắt lát mỏng), 5g bột củ riềng (hoặc 15g củ riềng tươi xắt lát mỏng), 5 ml giấm nuôi, 2g đường phèn, 10ml nước đun chín để nguội, quấy đều, uống trước và sau lúc ăn.

Món ăn thích hợp 

- Cháo lách heo, đảng sâm 

Nguyên liệu: Lá lách heo 150g, đảng sâm 15g, vỏ quýt 6g, gạo tẻ 50g, gừng 3 miếng, hành 5 cây.

Rửa sạch lách heo, cắt nhỏ; hành, vỏ quýt rửa sạch, thái nhỏ; gừng thái sợi. Cho gạo, đảng sâm vào nấu, khi sôi cho vỏ quýt vào, nấu nhỏ lửa, khi gạo đã nhừ cho lách heo, gừng, hành vào, sôi một lát, nêm gia vị vừa ăn.

Canh lươn nấu đảng sâm

Nguyên liệu: Lươn 1 con to, đảng sâm 15g, vỏ quýt 15g, táo tàu đỏ 5 trái, mấy lát gừng.

Cách làm: Lươn làm sạch, bỏ ruột, cắt khúc. Đảng sâm, táo tàu bỏ hột. Vỏ quýt rửa sạch cho vào nồi cùng nước vừa đủ, nấu sôi rồi nhỏ lửa hầm các nguyên liệu hơn 1 giờ, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Bao tử heo nấu sa nhân (hạt ré) 

Nguyên liệu: Bao tử heo 300g, sa nhân 10g, ớt, tiêu bột, hành, gừng.

Cách làm: Lộn bao tử heo ra, rửa thật sạch, sa nhân rửa sạch giã nát, gừng thái mỏng. Cho sa nhân vào trong bao tử heo. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu phi hành cho thơm, cho bao tử heo vào rồi cho nước vào nấu các nguyên liệu đến khi bao tử chín mềm là được. Rắc tiêu, ớt, hành, rồi bắc chảo xuống, lấy bã sa nhân ra, bao tử thái miếng nhỏ để dùng. Ăn nóng vào lúc đói bụng.

Canh cá diếc, đậu khấu

Nguyên liệu: Cá diếc 1 con, bạch đậu khấu 6g, vỏ quýt 3g, hồ tiêu 3g, gừng 4 miếng.

Cách làm: Cá bỏ ruột, làm sạch; đậu khấu rửa sạch, giã nát, rồi nhét vào bụng cá. Cho vào nồi cùng vỏ quýt, tiêu, gừng, gia vị.

Thêm nước lượng vừa đủ vào nồi, đun lửa lớn cho thật sôi, rồi hạ nhỏ lửa hầm khoảng 1 giờ. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

Cháo đảng sâm, hoàng kỳ, ý dĩ

Nguyên liệu: Đảng sâm 12g, hoàng kỳ 20g, ý dĩ 60g, táo tàu đỏ 4 trái, gạo tẻ 60g.

Cách làm: Gạo vo sạch, thêm lượng nước vừa đủ, cùng các vị trên đã rửa sạch, nấu thành cháo. Dùng ăn nóng vào luc đói bụng.

3. Thể ứ huyết

Đây là trường hợp có xuất huyết, nôn ra máu hoặc đi cầu ra phân đen, vùng bụng trên đau nhói như bị đâm, ấn vào càng đau nhiều, cơn đau lan lên vùng ngực ra sau lưng, vã nhiều mồ hôi.

Cách trị là làm hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, hòa vị

Bài thuốc Nam sử dụng

- Bột sừng trâu (mài để lấy bột) 4-6g, rễ cây bông trang đỏ 8g, a giao 12g (gói riêng, khi nào thuốc sắc gần được mới cho vào), cỏ mực (cỏ nhọ nồi – sao đen) 8g, kinh giới (sao đen) 6g, hương phụ (chế) 8g, đậu ván (sao) 12g.

Nấu với 750ml nước, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống lúc đau.

- Lá trắc bá (sao đen) 12g, cỏ mực (sao cháy đen) 12g, lá cây mần tưới (sao vàng) 4g, hương phụ (chế) 8g, hoa hòe (sao đen) 8g, hoài sơn (sao) 12g, gạo nếp (sao) 20g.

Nấu với 750 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống vào lúc đau.

Món ăn thích hợp

- Cháo sâm, giao, củ sen 

Nguyên liệu: Đảng sâm 12g, a giao 20g, củ sen 80g, ý dĩ 60g, táo đỏ 4 trái, gạo tẻ 60g.

Cách làm: Gạo vo sạch, thêm lượng nước vừa đủ, cùng các vị thuốc trên đã rửa sạch, nấu cháo nhừ. Dùng ăn vào lúc đói bụng.






Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong

Chữa bệnh bằng mật ong
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Tác dụng của tỏi ngâm mật ong
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Tác dụng chữa bệnh của mật gấu -
Tác dụng của mật ong






(ST)




cách chữa đau dạ dầy băng chuối tiêu xanh ?
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Gửi hỏi đáp - bình luận