Chữa đau dạ dày bằng đu đủ rất công hiệu

Chữa đau dạ dày bằng đu đủ rất công hiệu. Đu đủ có thể coi là "thần dược", bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng mất ngủ, hay hồi hộp, đau lưng mỏi gối, viêm dạ dày mãn tính...



CHỮA ĐAU DẠ DÀY BẰNG ĐU DỦ

Đu đủ ăn ngọt thơm, thấm vào đến tim phổi, tươi ngon vô cùng. Đu đủ hương vị độc đáo, ăn bổ, được người Trung Quốc mệnh danh là "vua quả Lĩnh Nam". Quả đu đủ chín vàng, có hình dáng đẹp, ăn tươi hoặc chế biến để dùng điều trị bệnh dạ dày đều tốt.


Tương truyền, có một viên quan huyện triều Minh sinh hạ được ba cô con gái; mãi đến năm 42 tuổi, ông này mới có một cậu con trai, đặt tên là Đức Lâm. Cậu ấm được cả phủ quý như viên ngọc sáng. Ai ngờ Đức Lâm từ nhỏ đã gầy yếu, lắm bệnh, người như que củi, quặt quẹo luôn. Đến năm 13-14 tuổi, cậu ấm còn đi chưa vững, hay buồn nôn, kém ăn, uống nhiều thứ thuốc mà sức khỏe vẫn không khá lên được. Mùa xuân năm ấy xảy ra chiến tranh, viên quan đánh không nổi thiên binh vạn mã của địch, chết nơi chiến trường. Cậu bé Đức Lâm theo mẹ lang bạt xuống vùng Lĩnh Nam, người mệt, bụng đói, bệnh tình ngày càng nặng hơn. Đêm đến, mẹ con tựa vào nhau ngủ thiếp đi. Về khuya, trăng lên cao, một cơn gió lạnh làm cho phu nhân tỉnh giấc. Bà thấy trên sườn đồi trước mặt có ánh vàng lấp lánh. Một ông tiên râu tóc bạc phơ cầm gậy, lúc chỉ sang phía đông, lúc chỉ sang phía tây. Mấy chục con hạc tiên tỏa ánh bạc bay lượn trên không trung, biến hóa đội hình theo cây gậy của tiên ông, nửa giờ sau thì biến mất. Phu nhân lấy làm lạ, phải chăng thần linh đang thương tình mách bảo mẹ con bà?


Sáng sớm hôm sau, phu nhân cố sức cõng con trai đi về phía quả đồi. Lên đến sườn đồi, bà ngạc nhiên sững sờ khi thấy ở thung lũng mấy chục cây lạ chi chít những quả to bằng quả bầu, màu vàng óng. Một dòng suối trong chảy từ trên cao xuống, xung quanh cỏ hoa tươi tốt um tùm, mùi thơm ngào ngạt, chẳng khác nào nơi bồng lai tiên cảnh. Đang đói mệt, bà bèn đặt Đức Lâm xuống, hái lấy một quả chín vàng ăn. Hương vị ngọt thơm, lần đầu tiên trong đời được nếm làm cho phu nhân tỉnh táo hẳn. Bà đưa một miếng vào miệng con và hai mẹ con cứ thế ăn no nê. Ngày hôm sau, bà dựng lều tại đó, hết ăn tươi lại nấu chín thứ quả đó. Sau hơn 10 ngày, bệnh tình con bà đã lui hẳn. Sau vài tháng ăn đu đủ, Đức Lâm đã leo được lên núi đốn củi, giúp mẹ làm lụng, cơ thể cậu rắn chắc khỏe mạnh, cao lớn hẳn lên. Phu nhân kể lại sự việc này cho dân chúng. Một đồn mười, mười đồn trăm... Truyền thuyết trên chứng tỏ đu đủ đúng là thứ quả có giá trị, ăn ngon và chữa được nhiều bệnh.


Theo "Trung dược đại từ điển", đu đủ chứa một loại kiềm có tác dụng phòng chống ung thư và sát trùng, diệt khuẩn. Men protein trong đu đủ giúp tiêu hóa protein, chữa rối loạn tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính, chân gối mỏi... Nhựa đu đủ xanh làm tiêu tan các tổ chức mô bị hoại thư. Ngoài ra, lá đu đủ giã nát đắp vào mụn nhọt, vết loét có tác dụng điều trị nhất định.


Người Quảng Đông đặc biệt thích ăn món đu đủ hầm với đường phèn. Cách làm đơn giản: chỉ cần 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng, đựng trong bát to, tra đường phèn, hầm cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng, già trẻ ăn quanh năm đều được. Việc ăn nó thường xuyên trong mùa xuân, hè có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.



Một số bài thuốc chữa bệnh bằng đu đủ:
- Viêm dạ dày: Đu đủ 30 gam, táo tây 30 gam, mía 30 gam, sắc uống.
- Tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30 gam, củ mài 15 gam, sơn tra 6 gam, gạo nếp 100 gam, nấu cháo ăn ngày 2 lần (sáng - chiều).
- Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 gam, ngưu tất 15 gam, hoàng kỳ 10 gam, đỗ tương 15 gam, câu kỳ tử 10 gam, cam thảo 3 gam, sắc uống.
- Ho do phế hư: Đu đủ 100 gam, đường phèn 20-30 gam, hầm ăn.
- Mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, đắp.


Nếu đau dạ dày quanh năm hãy lấy 3 - 4 quả đu đủ tươi rửa sạch rồi ép lấy nước chia làm 3 lần uống; ăn khoảng mấy chục quả đu đủ thì bệnh đau dạ dày có thể khỏi hẳn.
 

Một số bài thuốc khác:

Trong 100 g đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủ để làm thức ăn và làm thuốc. Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.

Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim...

Ở Ấn Độ, Srilanka và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa.

Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủ đã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.

Một số bài thuốc:

- Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.

- Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.

- Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.

- Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.

- Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo.

- Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống

CHỮA ĐAU DẠ DÀY BẰNG CHUỐI XANH HIÊU QUẢ
 

Chuối già (hay còn gọi là chuối tiêu) là cây ăn trái phổ biến và quan trọng của vùng nhiệt đới. Đây là loại cây ưa ẩm và ưa sáng, không chịu được nhiệt độ lạnh dưới 100C và sương muối. Chuối ra hoa và kết trái gần như quanh năm. Quả chuối không có hạt. Trồng bằng cây con sinh ra từ cây mẹ. Chồi mọc lên từ thân ngầm dưới mặt đất. Cây mẹ có thể sinh ra 5 – 6 cây con. Quả chuối tiêu có giá trị dinh dưỡngcao. Quả chuối xanh có nhiều tinh bột. Khi chuối chín chuyển thành đường (suctose, glucose, fructose). Protein trong chuối chiếm tỷ lệ 2,71%, chủ yếu là albumin, globulin. Chuối có chứa nhiều acid amin cần thiết, ít dầu béo, giàu vitamin và các chất khoáng (Ca, Fe, K, Mg, Na, P). Ngoài ra còn có một số ít các chất vi lượng (I, Al, Zn, Co, As). Đồng thời chuối còn có các enzym giúp tiêu hóa thức ăn như amylase, irvertase, protease, catalase, peroxidase, lipase, oxygenase, photphatase, acidascobis oxidase …

 Ngược lại với lời đồn đại trên, chuối tiêu còn xanh chữa được bệnh đau dạ dày. Theo y học cổ truyền, bột chuối tiêu xanh có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do làm giảm tiết dịch vị, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, làm cho màng nhầy dày lên chống lại khả năng gây loét và hàn gắn các vết loét đã có. Người ta thường lấy thịt chuối tiêu xanh cắt, thái lát mỏng, sấy khô ở nhiệt độ < 500C, tán thành bột mịn. Ăn hàng ngày với liều 20 – 30 g để phòng và trị bệnh đau dạ dày.

 Quả chuối tiêu chín có vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát, nhuận tràng, giải độc. Quả chuối tiêu chín thúc đẩy sự lên da non ở các vết thương tổn của ruột trong niêm ruột kết có loét, chống các rối loạn ở ruột và dạ dày. Đặc biệt là chống các bệnh tiêu chảy cấp tính và mạn tính, bệnh viêm ruột, táo bón, thiếu vitamin C. Chuối không nên dùng cho người tiểu đường vì giàu hydrat carbon nếu không có ý kiến của thầy thuốc.

 Chuối tiêu không gây ra bệnh đau bao tử, đồng thời không làm cho bệnh đau bao tử nặng thêm. Ngược lại, nó làm cho các vết loét bớt loét, tăng cường hấp thu thức ăn, giải độc, bổ dưỡng, làm cho mau lành bệnh.

 Lưu tâm một điều, chuối chín tính rất hàn. Do đó, không nên sử dụng cho người có chứng tỳ vị hư hàn. Ăn vào, người bệnh sẽ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và có thể bị đau bụng lâm râm hay dữ dội. Sau khi đi cầu ra hết phân và uống ly trà gừng nóng, bệnh nhân sẽ hết đau và thôi tiêu chảy.

 Vì vậy, khi bạn bị hội chứng dạ dày tá tràng, bạn hãy tìm đến thầy thuốc y học cổ truyền để cho bạn lời khuyên: Bạn có thể ăn chuối tiêu chín được hay không bạn nhé!

Chuối xanh cùng mật ong chữa đau dạ dày

Xin mách bạn một bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa đau dạ dày rất tốt, dễ sử dụng, dễ chế biến mà lại rẻ tiền.
 

Nguyên liệu

* Chuối xanh (chuối tiêu loại bánh tẻ): 2 nải (chuối non hơn chuối bung một chút, trong ruột quả còn chất nhày).

* Mật ong

Cách làm: Chuối xanh tước bỏ vỏ ngoài, ngâm nước cho ra bớt chất nhựa, chất chát. Sau khi ngâm xong, thái lát mỏng, phơi, sấy khô và tán thành bột.

Cách dùng: Có thể dùng riêng, chiêu với nước uống (phải chiêu nhiều nước vì bột chuối khó uống), ngày uống từ 1 – 2 thìa canh hoặc trộn với Mật ong, vê thành viên uống hay dùng thìa cà phê xúc uống.

Bản thân tôi đã sử dụng bài thuốc này để chữa cho chính mình và đã khỏi bệnh, từ năm 1987 đến nay tôi không còn đau nữa. Mong rằng bài thuốc này luôn hữu ích với những ai bị bệnh dạ dày.

Chuối tiêu

Quả chuối tiêu xanh thường được thái mỏng, ăn ghém với các loại rau thơm trong món gỏi cá, nộm sứa để bớt tanh và đề phòng đi lỏng. Nhựa quả chuối xanh mới cắt khỏi cây dùng bôi chữa hắc lào.

Một số nhà khoa học đã chứng minh rằng, chuối tiêu xanh được dùng hằng ngày dưới dạng bột chữa chứng loét dạ dày rất hiệu quả. Nó có tác dụng kích thích sự phát triển của lớp màng nhày trong dạ dày, ngăn cản sự tấn công của dịch vị vào thành dạ dày và tạo điều kiện cho các vết loét chóng lành. Họ kết luận, một khẩu phần ăn hằng ngày có chuối tiêu xanh chắc chắn giúp tránh được bệnh loét dạ dày.

Các bác sĩ dinh dưỡng ở Anh lại coi tinh bột của quả chuối tiêu xanh là nhân tố quan trọng có tác dụng phòng ngừa ung thư đường ruột.

Chuối hột (chuối chát)

Có tác dụng chữa sỏi bàng quang: Quả chuối hột xanh đem thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày. Mỗi lần lấy 50-100 g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2-3 lần vào lúc no.

Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà uống; hoặc tán dược liệu thành bột, rây mịn, uống mỗi ngày 30-50 g chia làm hai lần. Những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc mà pha loãng, uống làm nhiều lần trong ngày.

Chuối tây

Ở Nam Bộ, người ta hay cho trẻ em bị tiêu chảy ăn quả chuối tây xanh luộc chín và nhận thấy có kết quả tốt. Có thể lấy quả chuối tây già chưa chín, gọt bỏ vỏ, rửa sạch bằng nước muối, cắt thành miếng mỏng, phơi hoặc sấy cho thật khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Dùng bột này trộn với bột gạo, quấy cho trẻ ăn.

Một số bệnh viện đã nấu bột chuối tây xanh theo công thức sau: Bột chuối (50 g) hòa với nước, nấu chín, rồi thêm đường kính (50 g) và muối ăn, khuấy đều, để nguội, cho trẻ ăn hết trong một ngày. Bột chuối tây xanh chữa được tiêu chảy là do trong quả có nhiều tanin. Các muối trong quả chuối cũng có tác dụng bù đắp lượng muối của cơ thể mất đi trong quá trình bị bệnh. Bột này cũng có khả năng phòng tiêu chảy, chống rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và ợ  chua.


Uống nước ép cải bắp thường xuyên:
 
Nước ép rau cải bắp tươi có tác dụng giúp đỡ kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét và do đó làm lành được các vết loét.

Cách dùng: Cải bắp bóc từng lá (không bỏ lá xanh), rửa nhiều lần nước cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần trong nước sôi, vớt ra để ráo nước. Dùng bàn ép, máy ép lấy nước. Bã bỏ đi. 1 Kg bắp cải tươi ép như vậy cho từ 500-700m nước ép có màu vàng xanh, thơm vị ngọt, hơi hăng hắc. Nước ép như vậy nếu không có điều kiện bảo quản ( như tủ lạnh) rất nhanh thiu, vì trong cải  bắp có hợp chất sunfua. Liều dùng điều trị trong ngày trung bình 1.000ml chia làm nhiều lần, uống mỗi lần 200-500ml, uống thay nước. Có thể pha thêm đường hoặc muối, uống nóng hay uống lạnh tùy theo khẩu  vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng tùy theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Có những trường hợp loét tá tràng 14-20 năm cũng chữa được lành. Nhưng đối với ổ loét quá sâu thì tác dụng ít.

Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì và có thể kếp hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác. Không có phản chi định.

(Tài liệu được trích dẫn từ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư – Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi)

Uống nước lá Chè dây:
 
Có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitacae), Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh, làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày.

Cách dùng: Đun 100gram chè dây khô với 1,5L nước, đun sôi khoảng 5 phút, để nguội uống thay nước hàng ngày. Mỗi đợt điều trị khoảng 2 tháng, tùy cơ địa từng người mà bệnh thuyên giảm hoặc khỏi. Chè dây có thể uống cùng với các vị thuốc khác để tăng tính hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

 Uống nước sắc Cây Dạ Cẩm:
 
Cây dạ cầm thường mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang,…Bệnh viện Lạng Sơn là nơi đầu tiên đưa cây Dạ cầm vào điều trị bệnh đau dạ dày từ năm 1962.

Cách dùng: Ngày uống từ 10 đến 25g lá và ngọn khô, thêm 500ml nước vào sắc thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.




(ST)