Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong cực hiệu quả


Đau dạ dày làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc của bạn, gây đau đớn và khó chịu. Bạn có thể chữa đau dạ dày tại nhà cực hiệu quả với bài thuốc từ nghệ và mật ong.


CÁCH CHỮA ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ TỪ NGHỆ VÀ MẬT ONG


Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống nhiễm khuẩn vừa mau lành lại không để sẹo xấu. Tinh chất nghệ (curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày nhiều người hay dùng nghệ tươi hay tinh nghệ đều tốt cả. Ngoài ra, nghệ còn ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày và các nơi khác.

Mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn. Mật ong chứa đường glucoza, đường hoa quả... và rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E,... Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axít nên các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng mất đi.

Chính vì thế nên người ta thường dùng nghệ và mật ong làm thuốc chữa đau dạ dày. Thường mỗi ngày dùng 12g nghệ trộn với 6g mật ong làm thành viên uống, kết quả rất tốt.Nếu bạn uống nghệ và mật ong thường xuyên thì vừa bổ dưỡng, an thần lại lành vết loét dạ dày. Đây là vị thuốc rất lành vì thế bạn không phải lo lắng khi phải dùng lâu dài.

Nhiều người bệnh đau dạ dày thường sử dụng nghệ đen trộn mật ong để uống và nghĩ rằng nghệ đen cũng giống nghệ vàng. Thật ra chúng có những tác dụng khác nhau.

Nghệ vàng

Nghệ vàng, Curcuma longa, họ gừng, từ lâu được người dân dùng làm thuốc lợi mật, chữa viêm gan, vàng da, sỏi mật, viêm túi mật, đau dạ dày, huyết ứ sau khi sinh và làm hạ cholesterol máu. Nghệ vàng còn được dùng để chữa chảy máu cam, nôn ra máu…

Pha nghệ vàng cùng với mật ong chữa loét dạ dày

Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.

Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật o­ng.

Mật o­ng là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng… với liều 20-50 g/ngày. Mật o­ng cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật o­ng giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật o­ng, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt.

Tại Việt Nam, thuốc nghệ mật o­ng (phối hợp với nhau) đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị loét hành tá tràng. Họ được dùng mỗi ngày 12 g bột nghệ trộn với 6 g mật o­ng. Sau 8 tuần, 50% bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng, các vết loét đều lành.

Đã có nhiều dược phẩm chữa bệnh đường tiêu hóa được điều chế từ nghệ và mật o­ng; chẳng hạn như thuốc viên “Mật o­ng nghệ” (điều trị bệnh dạ dày) của Công ty Đông Nam dược Thanh Thảo (Hà Nội) và thuốc “Melamin” (bổ dưỡng, phòng và trị các bệnh lý dạ dày, gan mật) của Viện Y học dân tộc TP HCM. Người dân có thể mua các loại thuốc nghệ - mật o­ng nói trên hoặc tự chế biến để dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.


Nghệ đen

Nghệ đen, còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, đông y gọi là nga truật, tên khoa học là Curcuma zedoaria. Về hình dạng cây rất giống nghệ vàng, nhưng chỉ khác là lá nghệ đen có màu tím đậm ở gân chính, còn lá nghệ vàng thì xanh. Để làm thuốc, người ta đào lấy củ rồi cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, khi dùng thì tẩm giấm sao vàng. Củ có chứa nhiều tinh dầu.

 

Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.

Nghệ đen thường được dùng để chữa:

- Ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da, dùng dạng tinh dầu nguyên chất bôi tại chỗ mỗi ngày một lần.

- Đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều.

- Ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua.

- Chữa các vết thâm tím trên da.

Theo công năng dược tính như trên thì nghệ đen không thể thay thế nghệ vàng được, tùy từng trường hợp có thể dùng riêng hay phối hợp hai loại với nhau để tăng tác dụng.

Tuy nhiên do tác dụng hoạt huyết phá ứ rất mạnh nên nghệ đen không được dùng cho phụ nữ có thai và những người hay bị rong kinh.

Chữa đau dạ dày bằng nghệ đen

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) chỉ sống trong dạ dày người và cũng là vi sinh vật duy nhất có thể sống trong môi trường acid. Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đã nhất trí xem HP là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Vì vậy bạn cũng không nên xem thường. Điều trị bệnh đau dạ dày vẫn là dùng thuốc làm giảm tiết dịch vị phối hợp kháng sinh để tiêu diệt HP. Hiện nay bạn đã ngưng dùng thuốc nhưng không nêu rõ đã hết nhiễm HP chưa.

Theo y học cổ truyền, nghệ đen còn gọi là nga truật (Curcuma zedoaria, họ Zingiberaceae) hay ngải xanh, ngải tím, nghệ tím. Thân rễ có vị cay, đắng, mùi thơm hăng, tính ôn, tác dụng hành khí phá huyết, thông kinh, tiêu tích, tiêu viêm, tiêu xơ. Nghệ đen được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa nước chua, kinh nguyệt không đều, kinh bế, đau bụng kinh, ngày dùng 3-6 gam (tẩm giấm sao vàng) dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Kinh nghiệm dân gian còn dùng nghệ đen tán thành bột uống với mật ong để chữa trị viêm loét dạ dày cũng hiệu quả như dùng nghệ vàng.

Trong mật ong có tới 75% là đường fructo và gluco, nhiều khoáng chất như sắt, phốtpho, lưu huỳnh, manhê, canxi, đồng, kẽm… và vitamin nhóm B với hàm lượng rất cao. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có một số loại mật ong không chỉ rất ngon mà còn có tính kháng khuẩn tốt, thậm chí hiệu quả hơn cả thuốc kháng sinh, đặc biệt trong việc chữa lành nhanh các vết loét do nhiễm trùng và những vết thương nông trên da. Mật ong còn làm giảm độ acid của dịch vị nên những bài thuốc đông y chữa bệnh đau dạ dày thường có mật ong.

Bạn có thể uống mật ong chữa viêm loét dạ dày với liều ba muỗng cà phê một lần, ngày ba lần, uống trước bữa ăn. Điều quan trọng là bạn hãy uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và dứt điểm sớm, không nên để bệnh tái phát làm cho vi khuẩn kháng thuốc sẽ khó điều trị hơn.

CÁCH PHA CHẾ NGHỆ VÀNG TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG


Các vị thuốc:

1.    Nghệ vàng, còn gọi là khương hoàng, uất kim.

2.    Sắn dây còn gọi là cát căn, cam cát căn.

3.    Quả chuối hột, chuối chát, xanh, non.

Ba vị bằng nhau, rửa sạch, thái mỏng phơi khô, sao dòn, tán bột mịn trộn đều, cất nơi khô ráo. (Nếu không trồng củ sắn dây thì dùng bột sắn dây thay thế, nghiền mịn trộn đều với các vị trên).

4.    Mật ong tốt 1-2 lít.

Cách dùng và liều lượng:

1.    Trước 3 bữa ăn, lấy 1 cái cốc sạch cho vào 150 ml nước sôi để nguôi. Cho 3 muỗng cà phê (15g) bột thuốc và 1 thìa cà phê mật ong (10 cc) khuấy cho thuốc tan đều.

2.    Sau khi ăn xong thì uống cốc thuốc này, trước khi uống nước. Uống 1 ngày 3 lần sau 3 bữa ăn. Sáng – trưa – tối.

Hiệu quả điều trị:

1.    Chứng viêm dạ dày (viêm hang vị, niêm mạc, cuống dạ dày và hành tá tràng): Uống liên tục từ 30-45 ngày có hiệu quả.

2.    Chứng loét dạ dày hành tá tràng: Phải uống liên tục từ 90 ngày đến 120 ngày có hiệu quả lành vết thương.

Có khá nhiều người đã dùng đều đạt kết quả.

Cần lưu ý: Trước khi dùng thuốc phải nội soi, chụp X.quang để biết rõ chứng trạng và sau khi dùng thuốc nên nội soi hoặc chụp X.quang lại để thấy hiệu quả. Phải chuẩn bị đủ thuốc để uống liên tục, đừng uống gián đoạn, hiệu quả sẽ giảm.

Tìm hiểu tính năng tác dụng các vị thuốc, theo tài liệu cổ:

1.    Nghệ vàng: Vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh can và tỳ. Có tác dụng: Phá ác huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ, chỉ huyết. Thường dùng trong bệnh đau dạ dày, vàng da, phụ nữ sinh xong đau bụng. Đàn bà có thai không nên dùng.

2.    Sắn dây (bột sắn dây) vị ngọt, cay, tính bình vào 2 kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát.

3.    Mật ong: Bách hoa tinh. Vị ngọt tính bình, vào 5 kinh: Tâm, phế, tỳ, vị và đại tràng.

Có tác dụng: Thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường giải độc, hết đau. Chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần chữa nhức đầu, ho khan, viêm họng.

4.    Chuối hột chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nhưng trong dân gian thường dùng quả chuối hột làm vị phụ tá rất cần thiết trong điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và dùng cho một số bệnh chứng khác như phong thấp v.v…

Lưu ý:

- Trong ăn uống kiêng mỡ động vật, các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cay, nóng, ăn các thức ăn mềm. Nếu xét thấy không kiêng được thì đừng dùng thuốc này vì kém hiệu quả có khi phản tác dụng.

- Dùng củ sắn dây thái phơi khô, xay bột tốt hơn dùng bột sắn dây.


THAM KHẢO THÊM: CÁC BÀI THUỐC CHỮA DẠ DÀY THEO DÂN GIAN

Đau dạ dày (bao tử) là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và bao đời nay. Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc hay chữa dứt điểm được căn bệnh thường gặp và dễ tái phát này.

Tuy nhiên, những bài thuốc dân dã không phải “thang thuốc” nào cũng trị đúng bệnh mà có những bài thuốc bị… lạc đường, thậm chí nguy hiểm khi đau bệnh này mà uống thuốc kia!

Dưới đây là một vài quan niệm nhầm lẫn về thuốc Nam khi chữa dạ dày thông qua sự hướng dẫn, trả lời của DS Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM.

1. Người ta thường nói nghệ đen (tán thành bột) trộn với mật ong chữa bệnh viêm, loét dạ dày hay hơn cả nghệ vàng, có đúng không? Bột nghệ đen và nghệ vàng chữa dạ dày vị nào hay hơn?

+ Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.

- Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.

Những thực phẩm “khó tiêu hóa” đối với dạ dày. Ảnh minh họa NM

2. Cây nha đam có chữa được bệnh dạ dày? Nếu có thì nên sử dụng ra sao?

+ Nhựa từ lô hội (nha đam) có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không cho tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10 g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.

3. Nước ép bắp cải có chữa dạ dày? Người ta bảo uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt, đúng không?

+ Đúng, vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày.

4. Cây mía có trợ giúp tiêu hóa? Dùng nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày hai lần vào buổi sáng và tối để chữa đau dạ dày, có đúng không?

+ Không, vì rượu không thích hợp cho người đau dạ dày, uống chung với nước mía nhiều đường càng dễ gây hiện tượng lên men gây no hơi sình bụng và không tốt cho dạ dày.

4. Lấy quả chuối hột già xắt mỏng, phơi khô trong bóng râm rồi tán bột. Ngày uống ba lần trước mỗi bữa ăn, mỗi lần hai muỗng cà phê bột chuối uống với nước nóng. Dùng nhiều ngày liên tục bệnh đau dạ dày sẽ khỏi?

+ Ở Ấn Độ, người ta dùng quả chuối xanh để chữa loét dạ dày. Chỉ cần dùng quả chuối sứ xanh, không cần chuối hột, phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi đem tán thành bột, dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn hoặc pha nước uống, chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày, làm cho màng nhày dày lên và lành các vết loét. Mỗi ngày cho vào khẩu phần ăn một ít bột chuối sẽ tránh viêm loét dạ dày.

5. Làm sạch dạdày rồi cho hạt sen vào khâu kín, đem hầm nhừ, sau đó tháo chỉ, pha chế thêm gia vị rồi ăn để chữa dạ dày?

+ Bao tử heo chữa tiêu chảy kiết lỵ cam tích. Chữa người thận hư di tinh, người yếu dạ dày dẫn đến tiêu lỏng thì hầm chung hạt sen ăn (liều khoảng 10 g là được).

6. Người ta bảo: Dùng dạ dày nhím (còn chứa thức ăn bên trong) đem phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn, uống với nước cơm, mỗi ngày uống 10 g vào lúc đói để chữa bệnh đau dạ dày? Có đúng không?

+ Bao tử nhím (không cần phải còn thức ăn bên trong) dùng chữa đầy hơi sình bụng ăn không tiêu.

7. Ăn chuối nhất là chuối tiêu xanh, lúc bụng đói có thể gây cồn cào đầy bụng, khó tiêu, nhất là ở người đã có bệnh viêm dạ dày tá tràng nhưng ăn các loại chuối khác như chuối già, chuối cau… chọn chuối chín khi no thì nó có tác dụng bảo vệ dạ dày do trung hòa acid dạ dày? Có đúng không?

+ Rất sai lầm nếu đang đói bụng bạn ăn một quả chuối tiêu và uống một cốc nước. Trong chuối tiêu có chứa nhiều Mg, khi đó sẽ làm lượng Mg tăng cao, làm mất sự cân bằng giữa Ca và Mg trong máu, gây nguy cơ các bệnh về tim mạch. Nên ăn theo cách đã trình bày trên để chống đau dạ dày.

8. Dùng quả sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê hoặc ăn 3-5 quả sung chín mỗi ngày để chữa dạ dày, đúng hay sai?

+ Sai. Chỉ dùng nhựa sung chữa các bệnh ngoài da như đinh nhọt, ghẻ lở, nhức đầu, liệt mặt, đắp dán, phụ nữ bị tắt tia sữa…

9. Dùng chè dây chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị… Chè dây còn làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (HP) sống trong niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng? Có đúng không?

+ Chè dây có chứa một hoạt chất là flavonoid có tác dụng chống viêm nên có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày - hành tá tràng là làm sạch vi khuẩn HP (Helicobarter Pylori), đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Chế phẩm Ampelop của Traphaco có tác dụng diệt HP này.

10. Lá mơ giã nhuyễn lấy nước cốt uống chữa bệnh dạ dày?

+ Dân gian hay dùng lá mơ làm thuốc chữa lỵ nhờ tinh dầu có tác dụng kháng sinh đường ruột. Họ còn lấy lá mơ phơi khô tán mịn nhồi chung bột gạo gói bánh ăn cho bổ dạ dày và giúp tiêu hóa dễ dàng. Uống nước cốt thì sẽ gây kích ứng thêm không có lợi.



Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả
Món ăn cho người bị đau dạ dày
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị



(st)

de chua da day bang nghe vang mat ong xin hoi lieu luong va cach dung
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Mọi người pha nghệ với mật ong bằng nước ấm uống sau bữa ăn, ngày 3 bữa nha, phải là mật tốt mới nhanh hết bệnh. Mình đang bán mật ong rừng nguyên chất giá 600.000/ lít có gì mọi người liên hệ theo sđt 01694297060 hoặc 0938641854.(thảo) có gì thất mắt cứ hỏi mình, mình tư vấn miẽn phí giúp mọi người, Chúc sức khoẻ mọi ngươi!
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Như các bạn trên đây đã hỏi thì tinh bột nghệ kết hợp với mật ong là chữa bệnh dạ dày tốt nhất, nếu ai quan tâm và có nhu cầu về tinh bột nghệ và mật ong nguyên chất và cách xử dụng nhé.
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Tôi bị viêm dạ dày, uống thuốc tây 5 ngày thấy đỡ 1 chút, bây giờ tôi uống nghệ và mật ong ngày 2 lần sáng và tối trước ăn 1 tiếng được ko ah ? Xin cảm ơn !
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Trộn nghệ đen với mật ong nên uống khi đói hay sau an
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
nên uống khi đói
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Uong nghe vang
hơn 1 tháng trước - Thích
Toi dang cho con bu.hoj?toj co an nghe va mat ong duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Nghệ rất tốt cho cơ thể, sau khi sinh người ta vẫn thường ăn nghệ để bổ máu, tuy nhiên ăn mật ong vừa phải thôi nhé vì sẽ gây nóng.
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
toi day da day hanh ta trang chua bang thuoc gi cho hieu gua
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
toi bi viem dai trang phu ne co cach nao chua khong
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
dung nghe tuoi va mat ong uong vao buoi sang luc doi duoc khong a.
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
nhung lieu co khoi thuc su dou hay khong
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
kim bôn]toi bi dau da day va dang an nghe va mat ong vao sang som nhu vay co dung kg .
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Bạn ăn trước bữa ăn là được
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
liều lượng nghệ, chuối hột , bột sắn là bao nhiêu vậy BS ?
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Ban nen tham khao lai . Toi nghe noi mat ong tron vao san day co the chet nguoi. Tuy nhien toi cung chi nghe noi khong biet co dung ko
hơn 1 tháng trước - Thích
liều lượng nghệ,chuối hột,bột sắn là bao nhiêu vậy bác sĩ
hơn 1 tháng trước - Thích
đã nhập nội dung rồi đang chờ câu trả lời
hơn 1 tháng trước - Thích
bằng nhau
hơn 1 tháng trước - Thích
e cung bi dau da day voi dau dai trang bay gio cung muon su dung nge den xem sao mong la nhu ba si noi
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
chua benh dau da day bang trung ga voi mat ong
hơn 1 tháng trước - Thích
Dung nghe va mat ong chua benh dau da day,vay dung truoc khi an hay sau khi an
hơn 1 tháng trước - Thích
thoi gian uong nghe va mat ong la bao nhieu ngay roi nghi
hơn 1 tháng trước - Thích
Chữa hết viêm dạ dày thì vi khuẩn HP có hết không
hơn 1 tháng trước - Thích
Mình thường dùng nghệ tươi để điều trị bệnh đau dạ dày, rất là hiệu quả các bạn cũng thử dùng đi nhé. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: http://www.benhduongtieuhoa.net/top-cach-chua-dau-da-day-bang-phuong-phap-dan-gian.html
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận