Chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ em bằng cách đơn giản

Chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ em bằng cách đơn giản. Bé yêu của bạn bị hắt hơi sổ mũi bạn rất lo lắng. Hãy tham khảo các bài thuốc chữa bệnh đơn giản sau để chữa cho bé bạn nhé!






CHỮA HẮT HƠI SỔ MŨI CHO TRẺ EM


Bé Tút Tít nhà mình được 07 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ bé chưa phải uống thuốc Tây lần nào.

Cuối tháng 03 năm nay trời trở gió bé quay ra bị hắt hơi, sổ mũi, nóng đầu có khi còn bị ho khan. Tối bé khó thở nên rất hay quấy khóc, ít ngủ làm vợ chồng tôi thay nhau bế nên đâm ra bị mất ngủ. Tôi nói với ông xã hay cho bé đi bác sĩ mua thuốc Tây về uống. Chồng tôi nói không muốn cho bé uống thuốc vì bé không nặng lắm! Nhưng cứ để tình hình thế này thì cũng không được. May quá có môt cụ già bên nhà mách cho 01 mẹo như sau:

- Cách 01: bé gái 09 lá (bé trai 07 lá) trầu không hơ đều trên ngọn lửa. Sau đó vo tròn lại nhưng chú ý không vò nát, đánh xuôi từ đầu đến chân (không được đánh ngược lại).

- Cách 02: lấy 01 búp chuối tiêu non còn đang quấn chặt lại (vì da trẻ mền nên phải dùng loại búp non tránh da trẻ bi trầy xước). Dở ngọn chuối tiêu ra hơ đều trên ngọn lửa cho chín đều. Sau đó xé hai bên lá vừa hơ lại vứt cộng đi. Đổ một vài giọt dầu hỏa (dầu dùng để thắp đèn) ra chiếc đĩa nhỏ. Vo tròn 02 bên lá chuối vừa xé cho dầu hỏa vào giữa đánh xuôi từ đầu đến chân (không được đánh ngược lại).
 

Hôm sau bé Tút Tít ăn ngủ, chơi bình thường tối không quấy khóc. Vợ chồng tôi rất là vui! Tôi muốn chia sẻ mẹo nhỏ trên với Afamily, với các bà mẹ để có 01 phương pháp nữa chữa trị bệnh trên cho bé nếu không muốn dùng thuốc Tây.

Cách 1: Trị bệnh nghẹt mũi,sổ mũi bằng dầu mè nguyên chất hoặc dầu ô liu nguyên chất.
Cách làm rất đơn giản: Chấm dầu mè hay dầu ô liu vào phần mềm bên trong lỗ mũi 3 - 4 lần/ ngày.

Cách 2: Chữa nghẹt mũi bằng thuốc cảm xuyên hương

Cách làm như sau: Thuốc cảm xuyên hương viên nang hoặc viên con nhộng, viên nang thì nghiền ra, viên con nhộng thì tiện hơn, lấy bột thuốc cho vào một lọ thủy tinh nhỏ, (lấy lọ thuốc Enervon C đã dùng hết thuốc để dùng là vừa) sau đó làm một cái phễu bằng giấy để úp vào lọ thủy tinh sao cho khi đổ nước sôi vào lọ thủy tinh có bột thuốc, hơi thuốc sẽ bốc lên qua phần cuối của phễu giấy, hướng phần cuối phễu đó vào cạnh mũi bé cho hơi nước có mang theo thuốc bé sẽ hít vào khi thở. Để khoảng 2-3 phút là vừa. Một ngày các mẹ làm khoảng 2-3 lần. Nghe nói chỉ sau một ngày thôi là sẽ hiệu nghiệm ngay.

Cách này em thấy làm hơi cầu kỳ các mẹ nhỉ, đòi hỏi kỹ thuật nữa chứ. Và đặc biệt cách này không áp dụng được cho các bé dưới 3 tháng tuổi.

Ben nhà em mấy hôm nay bị nghẹt mũi, cứ quấy khóc suốt.

Cách 3: Chữa nghẹt mũi bằng dầu tràm của Huế

Cách này thì phổ thông, cách làm như các mẹ vẫn hay bôi dầu thôi. Các mẹ đổ 1 ít ra tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Các này đơn giản nhưng em thấy bảo các loại dầu gió không được dùng cho bé sơ sinh.

Cách 4: Chữa nghẹt mũi bằng hành hoa

Cách làm: Lấy lá hành hoa (loại cay cay chút, lá nào vò ra mà không thấy mùi là hành phun nhiều kích thích và đạm, không hiệu quả) bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán cái mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác. Nghe chị bạn nói đảm bảo nhiều lắm 2 mảnh là ngon lành.

Cách 5: Chữa nghẹt mũi bằng gừng và mật ong

Cách làm như sau: Lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm rồi bỏ một muỗng mật ong khuấy đều, cho bé uống 3 muỗng café sáng – trưa – chiều.  

Đây là mấy cách chị bạn đồng nghiệp đã chỉ cho em. Em cũng muốn thử cho con lắm nhưng vẫn còn run tay. Mong được các mẹ có nhiều kinh nghiệm tư vấn giúp em.

Chữa ho cho bé bằng những bài thuốc dân gian hiệu nghiệm

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

Chữa ho cho trẻ bằng mật ong: Là một trong những cách chữa ho dân gian phổ biến nhất. Người lớn có thể dễ dàng dùng mật ong theo nhiều cách khác nhau, nhưng đối với trẻ em, cha mẹ chỉ nên cho bé dùng 1 café mật ong pha với một chút nước ấm cho bé uống trước khi đi ngủ có thể giúp bé đỡ ho hơn về đêm. Nhưng các bà mẹ luôn nhớ không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5 g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy lấy nước cho bé uống. Hàng ngày cho bé uống ½ thìa cà phê.

Quả phật thủ mua về ngâm nước muối rửa sạch vỏ bên ngoài. Dùng dao gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột. Cho tất cả vào bát rồi đổ mạch nha (mua ở hàng khô), cho vào hấp cách thủy từ 30 đến 45 phút.

Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc cho bé dễ uống.

Chữa ho cho trẻ bằng nghệ: Nghệ trong dân gian dùng chữa được nhiều bệnh, trong đó chữa ho cũng là một phương pháp phổ biến. Lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm. Đau họng do ho thì có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.

Chữa ho cho trẻ bằng quả kha tử: Dùng nhiều trong điều trị ho có đờm: quả kha tử có bán ở các hiệu đông y, nướng kha tử lên, sau đó thả vào cốc nước nóng có pha chút muối cho bé ngậm, rất hiệu quả đó.

Chữa ho bằng hạt chanh: Lấy 5- 6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn, cho vào cối sạch giã nhuyễn. Hòa thêm một thìa nước lọc vào hỗn hợp trên. Sau đó, cho hỗn hợp nước hạt chanh + đường phèn vào một chiếc bát sạch. Bỏ bát nước đó vào nồi cơm vừa cạn, hấp tới khi cơm chín là dùng được. Để bát nước hạt chanh + đường phèn đã hấp nguội, gạn nước trong và cho bé uống. Mẹ cho bé uống 1-2 thìa cà phê/ lần, 4-6 lần/ ngày. Bé sẽ hết ho và tiêu đờm.

Rau diếp cá và nước vo gạo: Rau diếp cá là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên rất hữu dụng. Các mẹ thường ngại cho bé uống vì vị tanh và tính hàn của rau diếp cá. Nhưng rau diếp cá và nước vo gạo lại là phương thuốc chữa ho đặc trị và lành tính.


Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó đun tiếp trong khoảng 20 - 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 - 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.

Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Nước gạo có tác dụng rửa sạch họng cho bé và diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan.

Lưu ý: Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua.

Đu đủ một quả (đu đủ phải chín cây), mật ong vừa phải. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.

Với tất cả các bài thuốc dân gian chữa ho trên, bạn nên cho bé uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Bế bé theo tư thế để đầu và cổ hơi cao so với bụng, tránh cho bé không bị trớ, nôn hoặc sặc. Khi cho bé uống, bạn nên dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.

Chữa ho cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý: Nên giữ cho đầu bé cao lên, khi nằm hãy đặt cho bé 1 chiếc gối sao cho phần đầu của bé được nâng cao một chút, tư thế này sẽ giúp bé dễ thở hơn.

Cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp trẻ dịu họng và giảm ho. Khoa học cũng đã chứng minh việc cho trẻ uống nhiều nước còn có hiệu quả làm loãng đờm cao.

Những sai lầm thường gặp khi chữa ho cho trẻ

Hệ miễn dịch của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện nên rất dễ ho, sốt, sổ mũi… Tuy nhiên, cũng vì mức độ thường xuyên này mà cha mẹ có thể mắc những sai lầm trong điều trị bệnh, đặc biệt là ho….

  








Mẹo chữa sổ mũi cho trẻ nhỏ trong mùa đông lạnh
Trẻ bị chảy nước mũi
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khi ngủ
Chữa ho cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì
Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả





(ST)