Bấm huyệt chữa bệnh sổ mũi rất công hiệu
Cách chữa sỏi thận bằng Dứa rất công hiệu
Chữa ho khan bằng mật ong rất an toàn và công hiệu. Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng làm đẹp, mật ong còn được sử dụng như bài thuốc chữa đau họng, khản cổ, ho mãi không dứt.
CÁCH CHỮA HO BẰNG MẬT ONG
Thông thường các cơn ho, đau họng thường đến cùng với các triệu chứng của bệnh cảm, sốt. Rất nhiều người có thói quen dùng song song cả thuốc tây, rồi uống thêm mật ong hay mật ong ngâm chanh để chữa ho… tuy nhiên theo các nghiên cứu mới nhất thì cách chữa bệnh này không an toàn cho sức khỏe.
Khi vào cơ thể, mật ong sẽ gặp acetaminophen có trong các loại thuốc tây, không làm cho cơ thể khỏe hơn mà ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như đề kháng trong các loại thuốc, khiến cơ thể mệt mỏi và yếu hơn. Mật ong rất tốt cho phổi, cho người bị đau họng, khản tiếng, ho có đờm… Nếu mắc các triệu chứng này, uống một cốc mật ong pha ấm hay ăn chanh ngâm mật ong bệnh sẽ khỏi nhanh. Tuy nhiên nếu bạn đang dùng các loại thuốc trị sốt, chữa cảm lạnh thì không nên dùng mật ong mà chờ đến khi ngưng thuốc. Tương tự như vậy, các loại kẹo ngậm hay siro chữa ho … cũng không nên dùng kết hợp với mật ong nếu không bệnh sẽ càng nặng. Tuy nhiên vì thành phần của mật ong gồm các chất đường gồm fructozơ 35%, glucozơ 35%, saccharozơ 7%, dextrin 3-4% và rất nhiều loại axit, enzym, vitamin…nên với người lớn liều dùng không quá 20-50g/ngày, cho các bệnh suy nhược thần kinh, ho khan, viêm họng. Còn với trẻ nhỏ, do sức đề kháng còn chưa hoàn thiện, khi ăn mật ong dễ xảy ra ngộ độc hoặc xuất hiện các biểu hiện như táo bón, kém ăn, bỏ bú… Vì vậy, trước khi cho trẻ uống mật ong chúng ta nên cẩn thận, không dùng mật ong để ngoài không khí hay trong tủ lạnh một thời gian dài. Với trẻ dưới 6 tuần tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho dùng mật ong. |
Hồi tháng thứ 2 thai kỳ mình cũng đã bị cảm cúm và đã phải ‘chiến đấu’ những ngày cam go không được dùng thuốc với căn bệnh này nên mình hiểu nó khó chịu thế nào. Lần này mình bị cảm cúm ở tháng thứ 8 thai kỳ. Dù biết rằng ở những tháng này mẹ bầu có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng tâm lý mình vẫn lo lắng và quyết tâm không dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến con yêu, thế là đành chấp nhận ‘sống chung với lũ’.
Nhờ kiêng được gió, nước và ăn nhiều tỏi nên chứng cảm cúm chỉ 2 ngày là khỏi nhưng mình lại bị biến chứng sang ho. Những cơn ho khan kéo dài, mỗi lần ho là nước mắt, nước mũi dàn dụa hết ra khiến mình nóng hết người. Nhiều khi cơn ho kéo dài còn làm mình bị són tiểu.
Không chịu nổi, mình gọi điện về phàn nàn với mẹ và tham khảo ý kiến mẹ xem có nên dùng thuốc kháng sinh. Mẹ bảo sao không gọi cho mẹ sớm, rồi bà mách ra chợ mua luôn một ít quả quất (nên mua quất còn xanh vỏ) về nhà ngâm muối rửa sạch rồi dùng dao cắt đôi quả quất ra (nhớ là để cả vỏ). Sau đó cho vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ong (nếu không có mật ong có thể cho đường thay thế) và hấp vào nồi cơm khi cơm đang sôi.
Mình nghe lời mẹ thực hiện theo luôn và mỗi bữa cơm đều hấp 1 bát (khoảng 10 quả quất) để nhâm nhi cả buổi. Dù vị của bài thuốc hơi đắng một chút nhưng có mật ong vào cũng dễ ăn hơn. Đúng là ăn tới đâu thấy tới đó các mẹ nhé. Sau 1 ngày, mình đã thấy triệu chứng ho giảm dần và 3 ngày thực hiện đều đặn thì những cơn ho của mình khỏi bay.
Mình gọi điện về 'báo cáo' đồng thời cũng cảm ơn mẹ, mẹ bảo đây là bài thuốc chữa ho phổ biến, mẹ tưởng mình đã biết. Bài thuốc này rất hiệu quả đặc biệt trị chứng ho khan trong thời tiết chuyển mùa và mùa lạnh các mẹ nhé.
Lưu ý với các mẹ khi ăn quất + mật ong hấp cơm không nên nuốt ngay mà nhâm nhi để nước quất từ từ ngấm vào cổ họng sẽ nhanh khỏi hơn. Mẹ nào đang bị ho hãy nhanh tay thực hiện bài thuốc này nhé! Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh để đón con yêu!
trị ho bằng mật ong, dầu gừng
GiadinhNet - Trên thực tế theo các nghiên cứu trên thế giới đã công bố, chỉ có 15% bệnh nhân có triệu chứng ho là do nhiễm khuẩn và cần phải dùng đến kháng sinh, còn lại 85% bệnh nhân bị ho là do virus hoặc các nguyên nhân khác, trường hợp này thì kháng sinh không có tác dụng.
Chỉ nên dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng-Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết thời điểm giao mùa, số lượng trẻ mắc các chứng ho – viêm họng nhập viện tăng đột biến khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng.
TS Dũng chia sẻ, hiện các bậc phụ huynh thường sốt ruột mỗi khi thấy trẻ có dấu hiệu khò khè, ho nên thường tự ý dùng kháng sinh ngay từ đầu, vì cho rằng ho là một hiện tượng của nhiễm khuẩn.
Việc lạm dụng kháng sinh không những không diệt được virus gây bệnh mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, làm giảm miễn dịch của trẻ. Có đến 15% trẻ uống kháng sinh mắc tiêu chảy vì các tác dụng phụ của thuốc gây nên. Đặc biệt dùng kháng sinh dùng liều cao có thể gây điếc không hồi phục và suy thận ở trẻ nhỏ.
Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn càng khó khăn. Đó là nguyên nhân khiến tác dụng chữa trị thật sự của kháng sinh ngày càng hạn chế. Khi trẻ bị virus tấn công, điều cần thiết nhất là phải bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng mà cơ thể lại bị kháng sinh làm cho suy yếu thì rất nguy hiểm, trẻ ốm càng thêm ốm, mệt mỏi, chán ăn và bỏ ăn dẫn đến ho kéo dài và hen suyễn.
Vì thế, nếu không muốn “rước” thêm bệnh, hãy cẩn thận khi dùng thuốc cho trẻ và chỉ nên dùng kháng sinh khi được xác định có nhiễm khuẩn. Nếu nguyên nhân là do virus và chưa có biến chứng nhiễm khuẩn thì cha mẹ chỉ cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng bệnh. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và nên sử dụng các thuốc nam quanh nhà giúp trẻ dịu cơn ho như Mật ong trộn dầu Gừng, lá Húng chanh hấp đường phèn, ăn cháo có Thảo quả hoặc cho ngửi tỏi giã nát khi ngủ...
Mật ong+ dầu gừng= an toàn cho trẻ
Theo các chuyên gia y tế, để điều trị ho và các bệnh viêm đường hô hấp, ngoài việc vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ khoa học theo hướng dẫn của ngành y tế dự phòng, ở nước ta, bên cạnh các thuốc tân dược (là các loại thuốc kháng sinh) thì có rất nhiều bài thuốc nam đơn giản với các thảo dược thiên nhiên quý dễ tìm nhưng có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh rất hiệu quả, an toàn cho trẻ và đặc biệt có tác dụng diệt vi rút mạnh như:
Sử dụng Mật ong kết hợp với nhựa dầu Gừng giải quyết các chứng ho do lạnh rất hiệu quả khi ngay lập tức làm ấm cổ, dịu đi các cơn ho, giúp kháng khuẩn và diệt vi rút bám trên niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra, cả gừng và mật ong còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng sức đề kháng trước các tác nhân bên ngoài tấn công. Với người dân vùng cao, một loại thảo dược khác có công dụng và tính năng tương tự như gừng được dùng nhiều để giúp chống lại cái lạnh cắt da, cắt thịt nơi miền sơn cược chính là Thảo quả.
Hoặc có thể kết hợp 3 dược liệu trên cùng lá Húng chanh (cây thuộc họ Bạc hà, lá có chứa nhiều tinh dầu để tăng tác dụng). Đặc biệt, tinh dầu Tỏi tía có chứa thành phần chính là các chất sun phít trong đó có allicin, một kháng sinh thực vật có khả năng diệt vi rút rất mạnh, nhất là các chủng vi rút cúm. Khả năng chống cúm của Tỏi đã được biết từ xa xưa song gần đây khoa học mới biết các chất sun phít trong dầu tỏi làm nên tác dụng này.
Tất cả các dược liệu trên đều không độc hại rẻ tiền, dễ kiếm, dùng an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Thậm chí, để giúp bác bậc cha mẹ sử dụng thuận lợi các dược liệu quý trên, một số đơn vị nghiên cứu khoa học và dược phẩm có uy tín như Viện công nghệ thực phẩm quốc gia, Công ty dược Tuệ Linh đã tiên phong nghiên cứu, trích ly thành công được dầu tỏi tía và dầu gừng, dầu thảo quả hoặc kết hợp các vị dược liệu quý trên thành những sản phẩm chữa ho, viêm đường hô hấp hay viêm phổi tiện dụng dưới dạng viên nang như Ezibo Tuệ Linh hoặc dung dịch đóng chai như Dầu Tỏi, Dầu gừng... tiện sử dụng cho người tiêu dùng ngày nay.
phương pháp dân gian chữa ho bằng mật ong
Mùa lạnh, thời tiết thay đổi …dễ làm phát sinh nhiều chứng ho: ho do dị ứng thời tiết, ho gió, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho do viêm họng, viêm phế quản mãn tính…
|
Ảnh minh họa. |
Sử dụng phương pháp dân gian để chữa ho là cách mà nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn, nhất là với các chứng ho dễ tái phát, ho dai dẳng lâu ngày…
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ MẬT ONG RỪNG
Nhiều người đột ngột bị khan tiếng (khàn giọng), thậm chí mất tiếng, dù trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Tình trạng này thường xảy ra ở thời điểm nắng nóng, nhất là vào mùa hè.
Thường người bệnh khàn giọng trước đó có ra nhiều mồ hôi, sổ mũi hay có sụt sịt đôi chút, nhưng không đến độ nghiêm trọng để rồi bất ngờ nói không ra tiếng. Nguyên nhân thường là do một loại siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khàn tiếng, mà đi kèm với nó còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt (như người làm việc nhiều giờ trong phòng máy lạnh, rồi ra bên ngoài nắng gay gắt). Nếu môi trường bên ngoài ô nhiễm, nhiều khói bụi càng dễ bị khàn giọng.
Khi bị khàn giọng cần hạn chế việc nói chuyện, hạn chế trao đổi nhiều (nếu được) thì càng tốt. Kế đó là súc miệng với nước trà pha đậm có thêm vào một ít muối ăn. Cần tránh để gió lùa; tránh phơi đầu trần quá lâu dưới nắng gay gắt; không hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng lạnh, quan trọng nhất là giữ ấm phần yết hầu. Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng; ngưng thuốc lá triệt để lúc đang bị khàn giọng.
Bên cạnh đó có thể dùng một số cách để giải quyết triệu chứng khàn giọng như sau: pha 2 muỗng cà phê mật ong trong 250 ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, dùng nhiều lần trong ngày; ngâm ít lát củ hành tươi cắt mỏng trong nước ấm vài giờ, sau đó súc miệng với nước củ hành này.
Nếu khàn giọng do phong nhiệt, người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, thì dùng bài thuốc gồm các vị: kha tử, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, mạch môn đông (mỗi vị 10 gr); thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà, cam thảo (mỗi loại 6 gr); nam hoàng bá 12 gr. Cách sắc (nấu) thuốc như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai tiếp tục cho 3 chén nước vào nồi, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Nếu bị khàn giọng khiến chỉ nói được nhỏ tiếng, thì dùng bài thuốc gồm các vị: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm (mỗi loại 16 gr); sài hồ, kha tử, thiên trúc hoàng, thăng ma, cát cánh (mỗi loại 10 gr); cam thảo chích mật, xuyên bối mẫu (mỗi loại 6 gr) và trần bì 8 gr. Cách nấu như trên.
Bài thuốc: Mật ong chữa bệnh ho đêm ở trẻ em
Nghiên cứu thực hiện trên 300 bé viêm hô hấp trên, 1-5 tuổi, có triệu chứng ho đêm. Các bé được chia thành bốn nhóm, trước khi ngủ 30 phút, mỗi nhóm uống một trong bốn loại sau: 10g mật ong có mùi khuynh diệp, mùi chanh, mùi bạc hà hoặc giả dược (dung dịch đường chiết xuất từ cây cọ).
Dựa vào thang điểm đánh giá mức độ ho và khó ngủ của bé, kết quả cho thấy mỗi loại mật ong nêu trên đều hiệu quả hơn giả dược khi điều trị ho (cải thiện ho về đêm, giấc ngủ của bé và bố mẹ tốt hơn).
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và tác giả, mật ong có thể sử dụng như thuốc giảm ho ở các bé 1-5 tuổi bị viêm hô hấp trên.
Hỏi đáp: tác dụng của mật ong với trẻ nhỏ
Những tác dụng của mật ong với trẻ nhỏ được biết đến như:
Mật ong có khả năng bù đắp năng lượng, gia tăng sự dẻo dai và phục hồi sức đề kháng của cơ thể trong thời tiết lạnh. Dùng mật ong cho trẻ trong thời tiết lạnh sẽ chống cảm lạnh và ho.
Với tác dụng kháng vi khuẩn và xoa dịu, mật ong còn giúp ngăn ngừa các bệnh tai, mũi, họng, phế quản.
Mật ong rất hữu hiệu trong việc sát trùng, làm mềm da, liền sẹo, chữa phỏng nhẹ, vết côn trùng đốt, da bị chai phồng hoặc những vết thương nhỏ ở làn da non nớt của trẻ…
Giáo sư Vương Kim Dung Chủ tịch Hội chữa bệnh bằng mật ong của Trung Quốc cho biết, ở Trung Quốc uống mật ong để chữa bệnh đã có hàng mấy nghìn năm lịch sử. Mật ong dinh dưỡng rất phong phú, hàm lượng glucôza và đường trái cây chiếm khoảng 70%, còn có hàm lượng Prô-tít, muối hữu cơ, a-xít hữu cơ, nhiều loại vitamin và các chất can-xi, magiê, ka-li, phốtpho v.v, vừa là chất bổ giàu dinh dưỡng, lại có tác dụng chữa bệnh, vì vậy, có nhiều người thích uống mật ong.
Tuy mật ong có nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ, nhưng cũng có một số thành phần không thích hợp cho trẻ, đặc biệt la trẻ sơ sinh. Vì vậy việc sử dụng mật ong phải căn cứ vào tình hình của từng đứa trẻ.
Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống mật ong
Hiện nay, ý kiến của các chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài về cho trẻ uống mật ong là như nhau: Đối với trẻ em dưới 1 tuổi không nên uống mật ong, sau một tuổi nếu cần thiết thì cho trẻ uống một ít.
Ở trẻ sơ sinh, do khả năng đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên khi cho trẻ uống mật ong, bà mẹ cần lưu ý vì có thể gây ngộ độc. Nguyên nhân là do sự hiện hữu của vi khuẩn Clostridium Botulinum có trong mật ong. Điều này dẫn đến việc cản trở quá trình truyền tín hiệu từ các cơ quan đến hệ thần kinh trung ương và ngược lại, trẻ sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, vận động và hô hấp. Triệu chứng thường gặp khi ngộ độc là trẻ bị táo bón, người uể oải, kém ăn, bỏ bú sữa, khóc dai dẳng và yếu ớt, suy giảm khả năng vận động và các cơ bị suy yếu… Trường hợp này có thể trị dứt hẳn khi những triệu chứng ngộ độc ở trẻ được phát hiện sớm để đưa đến bác sĩ kịp thời chữa trị. Thông thường, triệu chứng ngộ độc của mật ong xuất hiện trong khoảng từ 18 – 36 tiếng đồng hồ. Bệnh có khuynh hướng xuất hiện ở trẻ từ 3 – 6 tuần tuổi và nguy cơ này sẽ giảm dần khi trẻ trên 1 năm tuổi.
Tuy nhiên, các bà mẹ có thể đề phòng hiện tượng này bằng cách trước khi cho trẻ uống mật ong nên chưng cất cẩn thận và không cho trẻ dùng mật ong đã để ngoài không khí lâu. Khi dùng mật ong nên vừa dùng vừa theo dõi tình trạng của trẻ và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi.
Cho trẻ uống mật ong thế nào mới đúng?
Nên pha mật ong với nước nóng dưới 40 độ C hoặc nước sôi để nguội rồi mới uống, bởi mật ong pha loãng dễ hấp thụ hơn là uống trực tiếp. Nên lưu ý là không pha mật ong với nước sôi hoặc hấp chín, bởi vì nấu nóng một cách không hợp lý sẽ làm mất dinh dưỡng trong mật ong.
Thời gian cho trẻ uống mật ong cũng phải chú ý, thường là cho uống trước bữa ăn chừng 1 tiếng đồng hồ hoặc sau bữa ăn khoảng 2-3 tiếng là tốt nhất. Uống mật ong vào những thời điểm này không ảnh hưởng tới bữa ăn của bé, lại có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ, khiến cho trẻ ăn càng ngon miệng. Đối với những trẻ ngủ không được ngon giấc, mỗi tối trước khi đi ngủ cho uống mật ong có thể giúp cho bé ngủ được ngon giấc, vì trong mật ong có tác dụng an thần và cải thiện giấc ngủ.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH HO HIỆU QUẢ
1. Chữa ho bằng tân di
Tân di 5 – 7 cái, sắc kỹ lấy nước, chế thêm mật ong uống ấm.
Điều cần lưu ý là, khi dùng tân di phải chùi sạch lông, nếu không thì phải cho vào túi vải buộc kín miệng mà sắc để tránh gây ho và gây ngứa.
2. Ho nhiều đờm, nước tiểu có albumin
Dùng Ðảng sâm 6-12g (tới 30g), nước 750ml, sắc còn 250ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.
3. Chữa ho gà bằng địa liền
Địa liền 300g, lá Chanh 300g, vỏ rễ Dâu (tẩm mật ong) 1000g. Rau sam tươi 1000g, Rau má tươi 1000g, lá Tía tô 500g, đường kính vừa đủ, nấu với 12 lít nước, có còn 4 lít. Trẻ em mỗi ngày uống 15-30 ml.
4.Chữa ho nhiều đờm nóng bằng thiên môn
Thiên môn bỏ lõi, sao vàng 20g, Bách bộ rửa sạch, bỏ lõi, tẩm nước gừng sao qua 10g, vỏ rễ Dâu, cạo bỏ vỏ ngoài, tẩm mật nướng chín 10g, cùng sắc uống.
5.Chữa ho, viêm họng:
Nhai hạt Mướp đắng nuốt nước.
6. Chữa ho lâu không khỏi bằng hạt tiêu
Tiêu 6 hạt tán nhỏ, quả thận lợn 1 đôi, cắt miếng. Nấu lấy nước uống.
7. Trẻ em bị ho:
Dùng lá hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thủy lấy nước cho uống.
8. Chữa ho có nhiều đờm:
Vỏ Bưởi 10g, thêm đường kính, pha uống dần dần.
9. Chữa ho khan ít đờm bằng đu đủ với mật ong
Đơn thuốc & cách dùng : Dùng 1 quả đu đủ chín, gọt bỏ vỏ, thái lát, cho mật ong vào hấp chín. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, tăng cường khí huyết.
10. Chữa ho nhiều đờm nóng bằng thiên môn
Thiên môn bỏ lõi, sao vàng 20g, Bách bộ rửa sạch, bỏ lõi, tẩm nước gừng sao qua 10g, vỏ rễ Dâu, cạo bỏ vỏ ngoài, tẩm mật nướng chín 10g, cùng sắc uống.
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả
Trẻ bị ho nhiều vào đêm
Cách chữa ho khan cho trẻ đơn giản bằng tự nhiên
Cách chữa bệnh ho lâu ngày
Cách làm quất ngâm mật ong chữa ho cực hiệu quả
Món ăn chữa ho
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Tác dụng chữa bệnh của quả kha tử
(ST)