Chữa khó tiêu cho bà bầu an toàn hết khó chịu. Cảm giác bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu, ợ chua khiến bà bầu khó chịu và có khi không làm được việc gì trong ngày cả. Một vài những thay đổi nho nhỏ dưới đây trong bữa ăn có thể giúp bạn giảm hiện tượng đầy hơi, ợ chua.
CÁCH CHỮA KHÓ TIÊU CHO BÀ BẦU
Khó tiêu cũng là triệu chứng phổ biến ở bà bầu, có thể đi kèm với ợ hơi. Chứng khó tiêu còn có tên gọi khác là “đảo lộn dạ dày”. Khi bị khó tiêu, bạn thường có cảm giác bụng đầy, căng và xì hơi.
Nguyên nhân
Ợ hơi do sự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày (chứa nhiều axit) bị đẩy ngược lên thực quản (ống dẫn từ miệng tới dạ dày). Ợ hơi giống như một luồng khí nóng, thoát lên từ lồng ngực, lan tới cổ họng và trào vào khoang miệng. Đôi khi, bạn còn thấy có vị chua và cảm giác buồn nôn.
Các nguyên nhân gây ợ hơi và khó tiêu gồm:
- Thức ăn béo hoặc nhiều mỡ.
- Chocolate, cafe và đồ uống chứa caffein khác.
- Hành, tỏi, thức ăn nhiều gia vị.
- Ăn quá no hoặc quá nhanh.
- Nằm xuống ngay sau khi ăn.
Ợ hơi khi mang thai khiến bà bầu mệt mỏi.
Thay đổi hormone khi mang bầu: Khi mang thai, hormone làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, gồm cả van thực quản. Điều này cho phép axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, nhất là khi nằm. Ợ hơi trở nên nghiêm trọng hơn trong quý II - III, khi bào thai lớn, chèn ép vào dạ dày mẹ. Thỉnh thoảng, thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản.
Ngoài ra, hệ tiêu hóa ở bà bầu có thể yếu đi. Những yếu tố đó dẫn tới khó tiêu, khiến người mẹ luôn bị đầy và thậm chí, đau bụng.
Đối phó
Ăn những bữa nhỏ hơn: Duy trì 5 - 6 bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa chính. Điều này giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Uống ít trong lúc ăn: Tránh uống một lượng lớn cùng với bữa ăn. Hãy uống giữa các bữa.
Tránh thực phẩm gây ợ hơi: Không ăn thức ăn nhiều gia vị, ngọt hoặc béo. Chocolate và caffein cũng bị cấm chỉ định.
Không cúi xuống hoặc nằm ngay sau khi ăn: Ngồi, làm việc nhà nhẹ nhàng là cách để hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Cần ăn bữa tối trước giờ ngủ thời gian dài. Nếu phải nằm, hãy kê nửa người trên bằng những chiếc gối.
Bà bầu chỉ nên ăn các bữa nhỏ chia làm nhiều lần.
Không tăng cân nhanh: Tăng cân nhanh gây áp lực cho bụng, làm tăng chứng ợ hơi.
Trang phục thoải mái: Quần áo chật sẽ đè lên dạ dày và bụng, khiến bạn khó tiêu. Quần áo mỏng, rộng rãi là giải pháp thay thế phù hợp.
Gối đầu khi nằm: Luôn giữ cho chân thấp hơn đầu để ngăn chứng ợ nóng.
Dấu hiệu cần đi khám
Phần lớn triệu chứng ợ hơi ở bà bầu là nhẹ và tạm thời. Tuy nhiên, ợ hơi nặng có thể cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe. Cần đi khám nếu bạn gặp phải tình trạng sau:
- Ợ hơi gây mất ngủ.
- Khó nuốt.
- Nôn ra máu.
- Phân màu đen.
- Giảm cân.
Cách đơn giản chữa đầy hơi, khó tiêu
Nếu bạn cảm thấy đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn, có thể áp dụng những cách đơn giản sau mà không cần đến thuốc tiêu hóa.
1. Chanh gừng.
Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.
Xua tan chướng bụng cho bà bầu bằng lá trầu không
Trong quá trình mang thai, chị em chúng mình sẽ trải qua nhiều thay đổi thất thường trong cơ thể. Những chứng bệnh bất thường như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… là những biểu hiện khó chịu nhất ở hệ tiêu hóa mà các bà bầu thường xuyên phải đối mặt. Nếu bạn không biết cách đẩy lùi những bệnh thường gặp này bạn sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải, sức khỏe giảm sút trong suốt thai kỳ.
có thể gây nên những cơn đau bụng trên, đau ngực, làm gia tăng triệu chứng ợ nóng cho thai phụ. Nó còn khiến thai phụ có cảm giác bụng luôn căng đầy, buồn nôn.
Sở dĩ khi mang bầu thai phụ thường mắc một số bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là triệu chứng chướng bụng là do trong cơ thể sản sinh ra nhiều loại hormone có tác dụng làm mềm cơ dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi, đồng thời nó cũng khiến tình trạng dư axit xuất hiện, gây nên chứng ợ nóng và khó tiêu.
Tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở mẹ còn là kết quả khi bào thai phát triển, gây áp lực lên dạ dày mẹ, do mẹ ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh, sử dụng thức ăn, đồ uống khó tiêu hoặc do tâm lý căng thẳng. Chứng đầy bụng khó tiêu này thường xuất hiện trong khoảng quý I và quý II của thai kỳ.
Đây được coi là giai đoạn quan trọng vì thời kỳ này bạn có khả năng bắt đầu tăng cân và thai nhi trong bụng cũng phát triển nhanh. Vì vậy, tình trạng chướng bụng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé…
Ngày mang thai bé Bông mình cũng bị chướng bụng, đầy hơi khó tiêu suốt gần tháng trời mặc dù mình cũng tham khảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu, cũng biết chia từng bữa ăn nhỏ, ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh những đồ ăn mỡ, đồ ăn có ga hay những đồ hộp sẵn có. Ấy thế mà chẳng hiểu vì nguyên nhân gì mình lại bị chướng bụng.
Ngày đầu bị chướng bụng mình chỉ dám nghĩ thầm trong bụng có lẽ tại mình ăn nhiều thứ quá vì vừa ăn cơm xong mình chiến luôn hết một quả trứng ngỗng to nên đến khoảng 2 giờ chiều thì thấy bụng ấm ách, khó chịu thật…nhưng sang đến ngày thứ hai, thứ ba và những ngày tiếp theo đó mặc dù ăn ít nhưng cảm giác ấm ách, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu vẫn xảy ra thường xuyên nên cứ nhìn thấy đồ ăn hay đồ uống gì mình cũng có cảm giác nuốt không trôi.
Nhiều lúc nhìn những món ngon thuộc sở trường của mình, thèm lắm cũng không thể ăn được mới buồn chứ. Mọi người trong nhà ai cũng đoán già đoán non cho rằng mình bị mắc bệnh tiêu hóa nhưng đi khám và xét nghiệm thì chẳng bị làm sao hết.
Lúc đó mình rất lo lắng vì mục tiêu kế hoạch ăn và uống 2 lít nước một ngày coi như bị phá sản và mình còn lo vì không đủ nước ối nữa…Thế rồi hôm nhà có giỗ lúc ngồi vào mâm cơm thấy ai cũng gắp thức ăn cho như đùi gà, tôm, mực, toàn những thứ mình thích bảo mình ăn cho bé mau lớn nhưng mặt mình thì lại nhăn lại, ngán ngẩm làm mọi người ai cũng ngạc nhiên.
Bà ngoại còn cười trêu mình rằng “lợn hôm nay chê cám” cơ đấy…Sau bữa cơm trưa mình nằm nghỉ cùng bà mình mới kể với bà rằng bị chứng chướng bụng mấy tuần rồi nên ăn không có cảm giác ngon và chán ăn nữa. Bà nghe chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên mà chỉ bảo đa phần mang bầu phụ nữ đều có một giai đoạn kiểu như vậy. Những lúc chán ăn bởi cảm giác đầy bụng khó tiêu sẽ xảy ra trong quá trình mang thai. Nhưng cháu hãy lấy lá trầu không đắp bụng thử xem.
|
Mình tò mò hỏi thì được biết trong Đông y vẫn hay dùng lá trầu không chữa đầy bụng, khó tiêu và nhiều bệnh khác nữa. Vì lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh rất tốt. Ngoài ra trong lá trầu còn có các chất như như protein, chất béo, muối khoáng, chất xơ, carbohydrate, vitamin C…giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau rất tốt.
Bà bảo chỉ cần “dùng 2-4 lá trầu xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm rồi đắp vào rốn, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng lại khoảng 15-20 phút, ngày làm hai lần, chỉ 3 ngày sau sẽ không bị chướng bụng nữa.”
Nghe lời bà chỉ bảo mình về cũng làm thử với hy vọng sẽ xua tan được chứng chướng bụng khó chịu này. Trước lúc đi ngủ mình đặt 4 lá trầu hơ nóng lên bụng và dùng một chiếc ghen bụng ghen lại. Một cảm giác ấm nóng bắt đầu lan tỏa vùng bụng và mình chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay…
Một ngày mới bắt đầu, khác với thường ngày tự nhiên hôm nay thấy tâm trạng vui tươi, yêu đời nhìn mọi vật xung quanh thấy đẹp hơn. Cảm giác đầy bụng tự nhiên tan biến đâu hết và bắt đầu thấy thèm ăn. Đúng là lá trầu không của ngoại có tác dụng thật đấy. Chỉ có 3-4 lần ấp bụng mà thấy hiệu quả đáng kể. May mà có lá trầu không chứ để lâu tình trạng chướng bụng này chắc mình chết mất mấy mẹ bầu à.
Chứng chướng bụng quả là đáng ghét phải không? Ngoài việc dùng lá trầu không để xua tan chướng bụng các mẹ cũng nên duy trì một bữa ăn khoa học và có một số biện pháp phòng tránh chứng chướng bụng nhé.
Ví như các mẹ bầu nên ăn uống hợp vệ sinh, ăn nhiều thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung sắt trong quá trình mang thai, uống nhiều nước lọc và nên tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ uống có gas, đồ ăn dễ làm đầy bụng, khó tiêu… Mình cũng biết những ý này các mẹ cũng đã biết và vận dụng nhưng với mình một bữa ăn khoa học biết phân loại những thực phẩm nên hay không nên trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng cho cả mẹ và bé.
Lời khuyên cho bà bầu bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu
1. Ăn chậm rãi
Một nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi là bạn nuốt quá nhiều không khí. Nên ăn và uống chậm rãi, điều khiển được cách ăn uống, bạn sẽ hạn chế được việc nuốt phải không khí. Mặt khác, bạn nên nghe lời mẹ của mình về việc ăn cái gì và không nên ăn cái gì để giảm đầy hơi, ăn uống khó tiêu, ợ chua.
2. Không nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su là cách mà bạn nuốt không khí nhiều nhất dẫn tới bị đầy hơi nặng hơn. Kẹo rắn cũng nên tránh với cùng lí do trên.
3. Hạn chế thức uống có ga
Những thực phẩm có ga càng làm cho chứng đầy hơi, ợ chua của bạn trở nên nặng nề hơn. Vì thế mà không nên uống nước có ga.
4. Hạn chế thực phẩm chứa Sorbitol
Một vài thực phẩm có chứa Sorbitol, là chất thay thế đường. Hiện tượng đầy hơi, ăn uống khó tiêu sẽ tăng lên nếu như Sorbitol kết hợp với các vi khuẩn đường ruột.
5. Linh hoạt trong khi lựa chọn thực phẩm
Chỉ có một vài thực phẩm khiến bạn bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu. Những thực phẩm góp phần khiến bạn bị đầy hơi chứa đường hoặc chất xơ hòa tan.
Hạn chế các loại thực phẩm khiến bạn bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu chỉ là một trong nhiều cách giảm chứng đầy hơi, ăn uống khó tiêu.
Nhiều thực phẩm bà bầu bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu phải hạn chế
Có lẽ bạn băn khoăn, những thực phẩm dành cho bà bầu đầy hơi, ăn uống khó tiêu rất ít, không đủ dinh dưỡng trong thai kì. Bạn đừng lo, bạn hãy quan tâm tới bữa ăn của mình cho tới khi không còn đầy hơi, ăn uống khó tiêu nữa, bạn lại được tiếp tục thưởng thức các thực phẩm khác.
(ST)