Chữa khó tiêu cho bà bầu bằng các mẹo vặt cực hiệu nghiệm

Rút kinh nghiệm thực tế từ các bà mẹ để trị chứng đầy bụng khó tiêu

Dưới đây là một số những chia sẻ của các mẹ về đẩy lùi chứng chướng bụng đầy hơi.

1. Chị Mai Lan ( Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: ” Khi mang thai bé Bông được 4 tháng tôi thường xuyên bị đầy bụng cảm giác rất khó chịu. May có người bạn mách cách thay đổi tư thế ngủ. Tôi thực hiện và có hiệu quả tốt. Tôi muốn khuyên các mẹ bầu nên kê cao đầu và lưng khi ngủ để giúp axit trong dạ dày không bị trào ngược. Đây cũng là kinh nghiệm tránh gây ra hiện tượng ợ hơi, đầy bụng.”

2. Thu Trang (Thái Thịnh, Ba Đình, Hà Nội): ” Trong thời kỳ mang bầu mình cũng hay bị chướng bụng, ăn không tiêu. Qua tư vấn của bác sỹ mình hay đi bộ sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt khi ăn nên chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ. Ăn các món dễ tiêu hóa, khi ăn xong không nên nằm ngay mà nên vận động nhẹ nhàng.”

3. Hồng Quế (TP Nam Định): ” Tôi rất hay ăn các món chiên xào nên khi bầu bí thường xuyên bị chướng bụng. Được bác sỹ khuyến cáo nên hạn chế các món dầu mỡ vì đây là thủ phạm gây ra tình trạng ăn không tiêu. Từ đó tôi hạn chế ăn món rán xào thay vào đó là các món luộc.”

Cần lưu ý các thực phẩm nên ăn để trị chứng đầy hơi, chướng bụng

Đu đủ chín có lợi cho tiêu hóa (Ảnh minh họa)

Những loại trái cây như đu đủ chín, chuối, táo, lê, nho… có tác dụng cung cấp chất xơ , rất có lợi cho tiêu hóa và nhuận tràng.

Ăn cam, Nho. Ăn một quả cam là một cách đơn giản để giải quyết tình trạng khó tiêu sau bữa ăn. Các chuyên gia nói rằng, cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà con cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bạn. Hãy xem nó như một món ăn tráng miệng cần thiết và hữu ích.

Ăn các quả nho ngon ngọt có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nho mang lại lợi ích mong muốn cho dạ dày. Nước chanh nóng. Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.

Bà bầu có thể dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô để hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn và hỗ trợ dạ dày khi bị chướng bụng đầy hơi.

Tía tô không những có tác dụng an thai, chữa cảm cúm, ho sốt, đờm… mà còn giúp bà bầu giảm được chứng đầy bụng, khó tiêu rất hiệu quả.

Những gì bà bầu cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa, lưu ý nên tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi dùng gừng.

Nước ép cà rốt. Uống một cốc nước ép cà rốt vào thời điểm bị đầy bụng sẽ giúp bạn có được cảm giác dễ chịu hơn.

Xua tan chướng bụng cho bà bầu bằng lá trầu không

Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh rất tốt, đặc biệt với bà bầu. Trong quá trình mang thai, chị em sẽ trải qua nhiều thay đổi thất thường trong cơ thể. Những chứng bệnh bất thường như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn…

Trong quá trình mang thai, chị em chúng mình sẽ trải qua nhiều thay đổi thất thường trong cơ thể. Những chứng bệnh bất thường như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… là những biểu hiện khó chịu nhất ở hệ tiêu hóa mà các bà bầu thường xuyên phải đối mặt. Nếu bạn không biết cách đẩy lùi những bệnh thường gặp này bạn sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải, sức khỏe giảm sút trong suốt thai kỳ.

Triệu chứng đầy bụng, khó tiêu có thể gây nên những cơn đau bụng trên, đau ngực, làm gia tăng triệu chứng ợ nóng cho thai phụ. Nó còn khiến thai phụ có cảm giác bụng luôn căng đầy, buồn nôn.

Sở dĩ khi mang bầu thai phụ thường mắc một số bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là triệu chứng chướng bụng là do trong cơ thể sản sinh ra nhiều loại hormone có tác dụng làm mềm cơ dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi, đồng thời nó cũng khiến tình trạng dư axit xuất hiện, gây nên chứng ợ nóng và khó tiêu.

Tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở mẹ còn là kết quả khi bào thai phát triển, gây áp lực lên dạ dày mẹ, do mẹ ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh, sử dụng thức ăn, đồ uống khó tiêu hoặc do tâm lý căng thẳng. Chứng đầy bụng khó tiêu này thường xuất hiện trong khoảng quý I và quý II của thai kỳ.

Đây được coi là giai đoạn quan trọng vì thời kỳ này bạn có khả năng bắt đầu tăng cân và thai nhi trong bụng cũng phát triển nhanh. Vì vậy, tình trạng chướng bụng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé…

Ngày mang thai bé Bông mình cũng bị chướng bụng, đầy hơi khó tiêu suốt gần tháng trời mặc dù mình cũng tham khảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu, cũng biết chia từng bữa ăn nhỏ, ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh những đồ ăn mỡ, đồ ăn có ga hay những đồ hộp sẵn có. Ấy thế mà chẳng hiểu vì nguyên nhân gì mình lại bị chướng bụng.

Ngày đầu bị chướng bụng mình chỉ dám nghĩ thầm trong bụng có lẽ tại mình ăn nhiều thứ quá vì vừa ăn cơm xong mình chiến luôn hết một quả trứng ngỗng to nên đến khoảng 2 giờ chiều thì thấy bụng ấm ách, khó chịu thật…nhưng sang đến ngày thứ hai, thứ ba và những ngày tiếp theo đó mặc dù ăn ít nhưng cảm giác ấm ách, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu vẫn xảy ra thường xuyên nên cứ nhìn thấy đồ ăn hay đồ uống gì mình cũng có cảm giác nuốt không trôi.

Nhiều lúc nhìn những món ngon thuộc sở trường của mình, thèm lắm cũng không thể ăn được mới buồn chứ. Mọi người trong nhà ai cũng đoán già đoán non cho rằng mình bị mắc bệnh tiêu hóa nhưng đi khám và xét nghiệm thì chẳng bị làm sao hết.

Lúc đó mình rất lo lắng vì mục tiêu kế hoạch ăn và uống 2 lít nước một ngày coi như bị phá sản và mình còn lo vì không đủ nước ối nữa…Thế rồi hôm nhà có giỗ lúc ngồi vào mâm cơm thấy ai cũng gắp thức ăn cho như đùi gà, tôm, mực, toàn những thứ mình thích bảo mình ăn cho bé mau lớn nhưng mặt mình thì lại nhăn lại, ngán ngẩm làm mọi người ai cũng ngạc nhiên.

Bà ngoại còn cười trêu mình rằng “lợn hôm nay chê cám” cơ đấy…Sau bữa cơm trưa mình nằm nghỉ cùng bà mình mới kể với bà rằng bị chứng chướng bụng mấy tuần rồi nên ăn không có cảm giác ngon và chán ăn nữa. Bà nghe chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên mà chỉ bảo đa phần mang bầu phụ nữ đều có một giai đoạn kiểu như vậy. Những lúc chán ăn bởi cảm giác đầy bụng khó tiêu sẽ xảy ra trong quá trình mang thai. Nhưng cháu hãy lấy lá trầu không đắp bụng thử xem.

Mình tò mò hỏi thì được biết trong Đông y vẫn hay dùng lá trầu không chữa đầy bụng, khó tiêu và nhiều bệnh khác nữa. Vì lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh rất tốt. Ngoài ra trong lá trầu còn có các chất như như protein, chất béo, muối khoáng, chất xơ, carbohydrate, vitamin C…giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau rất tốt.

Bà bảo chỉ cần “dùng 2-4 lá trầu xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm rồi đắp vào rốn, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng lại khoảng 15-20 phút, ngày làm hai lần, chỉ 3 ngày sau sẽ không bị chướng bụng nữa.”

Nghe lời bà chỉ bảo mình về cũng làm thử với hy vọng sẽ xua tan được chứng chướng bụng khó chịu này. Trước lúc đi ngủ mình đặt 4 lá trầu hơ nóng lên bụng và dùng một chiếc ghen bụng ghen lại. Một cảm giác ấm nóng bắt đầu lan tỏa vùng bụng và mình chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay…

Một ngày mới bắt đầu, khác với thường ngày tự nhiên hôm nay thấy tâm trạng vui tươi, yêu đời nhìn mọi vật xung quanh thấy đẹp hơn. Cảm giác đầy bụng tự nhiên tan biến đâu hết và bắt đầu thấy thèm ăn. Đúng là lá trầu không của ngoại có tác dụng thật đấy. Chỉ có 3-4 lần ấp bụng mà thấy hiệu quả đáng kể. May mà có lá trầu không chứ để lâu tình trạng chướng bụng này chắc mình chết mất mấy mẹ bầu à.

Chứng chướng bụng quả là đáng ghét phải không? Ngoài việc dùng lá trầu không để xua tan chướng bụng các mẹ cũng nên duy trì một bữa ăn khoa học và có một số biện pháp phòng tránh chứng chướng bụng nhé.

Ví như các mẹ bầu nên ăn uống hợp vệ sinh, ăn nhiều thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung sắt trong quá trình mang thai, uống nhiều nước lọc và nên tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ uống có gas, đồ ăn dễ làm đầy bụng, khó tiêu… Mình cũng biết những ý này các mẹ cũng đã biết và vận dụng nhưng với mình một bữa ăn khoa học biết phân loại những thực phẩm nên hay không nên trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng cho cả mẹ và bé.

Lưu ý các thực phẩm tránh ăn để chống đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng

Thực phẩm hoặc hoa quả quá chua và cay là thủ phạm khiến dạ dày “mệt mỏi”, dẫn đến chướng bụng, ợ hơi.

Món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Các mẹ nên hạn chế ăn những món này

Đồ uống có gas như nước ngọt, nước tăng lực… dẫn đến chướng bụng và đầy hơi. Chúng cũng không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai nên bạn cần hạn chế.

Các loại cá và thịt hun khói.

Các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa bầu, pho mai, bơ, sữa chua…) nhiều người khó hấp thu lactose trong các và hậu quả là dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.

Nên chia nhỏ và ăn uống thành nhiều lần Một số loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng axit trong dạ dày, khiến chứng bệnh nên trầm trọng hơn. Không nhai kẹo cao su vì khi ăn loại kẹo vì dễ sinh khí trong dạ dày

Hạn chế thực phẩm gây axit.

Đồ ăn cay, béo, nhiều gia vị, kem, đường có thể gây đầy bụng, ợ nóng. Trong đó, đồ ăn béo và nhiều đường gây hậu quả tồi tệ nhất. Cà chua, hành, cam, chanh, bưởi, nam việt quất được coi là thủ phạm gây ợ nóng.

Rượu, cafe, đồ uống có ga sẽ làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa.

Thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một cách hữu hiệu giúp bà bầu chữa dứt chứng đầy hơi, chướng bụng, ăn khó tiêu

Tạo thói quen ăn ít, ăn chậm và nhai thật kỹ để nghiền nát thức ăn, giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.

Mẹ bầu cần mặc quần áo rộng rãi và co giãn tốt, đặc biệt là vùng dưới ngực và bụng, để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Massage cơ thể nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể, kích thích tiêu hóa đồng thời giảm chướng bụng Có chế độ nghỉ ngơi thư giãn hợp lý để giảm chướng bụng, đầy hơi

Chú ý nên nhai kỹ và chậm trong khi ăn. Ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn, nên ăn chậm, nhai kỹ. Với việc làm này, dạ dày của bạn sẽ tránh phải làm việc nhiều.