Chữa rôm sảy cho bà bầu hết khó chịu

Chữa rôm sảy cho bà bầu hết khó chịu. Đặc điểm là một số vùng da trên cơ thể nổi mụn đỏ li ti kèm theo ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vào những ngày thời tiết nóng nực.



CHỮA RÔM SẢY CHO BÀ BẦU

Cảm giác bị ngứa được nhiều thai phụ miêu tả là ‘chẳng khác gì ngồi trên đống lửa’.

Nguyên nhân

Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng nhiều người lớn, kể cả phụ nữ mang thai cũng phải đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.

Rôm sảy có thể bắt nguồn từ sự kích ứng nhẹ với làn da, nhiều khi thai phụ cũng không để ý tới. Những vùng da bị nổi rôm phổ biến là: dưới ngực, bụng dưới, đùi trong, lưng…

Cách xử trí

Một chiếc gạc mát, ướt sẽ làm dịu cơn bỏng rát của vùng da bị rôm. Kem bôi chứa calamine (quặng kẽm) được coi là an toàn và có tác dụng làm dịu vùng da bị tấy đỏ. Nếu vùng da bị kích ứng kéo dài đến một vài ngày, bạn nên đi khám để nhận được tư vấn từ bác sĩ.

Còn khá nhiều các thuốc bôi khác có thể chữa được chứng rôm sảy cho thai phụ nhưng những loại thuốc này có thể chứa hydrocortisone hoặc các thành phần chống ngứa (có khi kèm theo cả thuốc uống). Tốt nhất, trước khi muốn dùng một loại thuốc nào (bôi ngoài da hoặc uống), thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo chúng an toàn cho thai kỳ.

 

Ngoài ra, thai phụ có thể trao đổi thêm với bác sĩ về việc dùng phấn rôm (loại dành cho các bé) để xoa lên vùng da bị rôm sảy. Nhiều người mẹ có kinh nghiệm cho biết, cơn ngứa sẽ được hạ nhiệt khi họ dùng phấn rôm của các bé.

Những gợi ý khác trong sinh hoạt để giảm thiếu sự khó chịu là:

- Mặc trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi tốt.

- Nên đi ngủ với ít quần áo trên người nhất (đảm bảo điều này không khiến chồng bạn khó chịu). Không khí trong lành là liều thuốc chữa rôm sảy hữu hiệu.

- Tránh xa các yếu tố gây kích ứng da như nước hoa, kem dưỡng da, mỹ phẩm…

- Nên tắm nước mát (không lạnh, không nóng), tắm bằng vòi hoa sen nhưng không nên tắm quá lâu.

- Nên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, nước lọc để làm mát cơ thể.

- Nên hạn chế cào gãi vì càng gãi, các mảng rôm sẽ có nguy cơ lan rộng hoặc bị nhiễm trùng.

Trị rôm sảy bằng rau má hiệu quả

Mẹ Bông lo lắng lắm, chỉ sợ Bông bị lên thủy đậu thôi cho dù Bông đã tiêm phòng thủy đậu rồi. Bà ngoại Bông thì lại bảo đây chỉ là ngứa do rôm sảy bình thường thôi.

Mới có chớm hè thôi mà bé Bông đã có vẻ rất khó chịu rồi. Nhiều hôm rõ ràng là ngồi quạt rất mát mà bé cứ đưa tay lên gãi cổ, gãi gáy xoành xoạch. Bà ngoại tưởng cháu bị con côn trùng nào đốt thì vội vàng đưa cháu đi tắm thì thấy Bông có vẻ dễ chịu hơn. Thế nhưng, hôm sau, Bông đi lớp về thì mẹ kiểm tra thấy Bông nổi mẩn đỏ khắp lưng và gáy. Những nốt mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, trên đầu có một chút mủ trắng li ti hoặc có nước. Mẹ để ý thấy Bông cứ đưa tay liên tục.

Mẹ Bông lo lắng lắm, chỉ sợ Bông bị lên thủy đậu thôi, cho dù Bông đã tiêm thủy đậu rồi nhưng nghe nói, trẻ tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu nhưng vẫn có thể bị lại. Bà ngoại của Bông thì lại bảo không phải quá lo lắng, vì đây chỉ là ngứa do rôm sảy bình thường thôi. Trẻ con 10 đứa thì đến 8 đứa có rôm còn gì.

Mùa hè, khi mồ hôi ra kèm theo các chất bẩn thải độc qua da qua các lỗ chân lông có thể khiến lỗ chân lông bị bít, mồ hôi không tiết được, ứ lại, tạo ra trên da nhiều mụn nước, bên trong có màu đỏ, gọi là rôm sảy. Trẻ nhỏ da rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị rôm sảy. Ở người lớn, lớp biểu bì dày hơn nên hiện tượng này ít đi.

Rôm sảy thường mọc thành đừng đám và hay tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ…

Thế rồi bà bảo mẹ Bông đi kiếm 1 ít lá sài đất, một ít lá ngải cứu, một ít lá nhài, một ít lá rau má, bột sắn dây nhà có rồi thì không cần phải mua. Mẹ Bông thắc mắc là sao cần nhiều loại lá vậy thì bà bảo để trị rôm sẩy cho Bông theo cách chữa dân gian. Chữa rôm sảy theo cách dân gian có nhiều cách, hoặc là để uống hoặc là để tắm và hoặc là để bôi, đắp. Bà quên mất nhiều rồi, nên giờ chỉ nhớ một vài cách cơ bản mang ra áp dụng để chữa rôm sảy cho cháu mà thôi.

- Ngày đầu tiên, bà lấy 1 nắm rau má tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước mưa (đã đun sôi để nguộ) rồi vắt lọc lấy nước, cho thêm đường, cho Bống uống vào buổi sáng của mỗi ngày.

 - Ngày thứ hai, bà lấy 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi) để làm hỗn hợp uống. Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu vị và cho Bống uống từng ngày.

 - Ngày thứ ba, bà lấy 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày.


Ngoài ra, bà thấy nhà hàng xóm có cây kim ngân, và tranh thủ xin 4 – 6g hoa kim ngân hoặc 10 – 12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Theo bà ngoại thì bài thuốc này không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức. Bà còn bảo, kể ra mà kiếm được ít lá hẹ thì lấy 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang.

Một điều cần chú ý là khi sử dụng các loại lá này cần phải rửa sạch kỹ trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm. Với trẻ lớn đã ăn được có thể cho bé ăn uống các đồ mát như bột sắn dây, nước cam, chanh…

Tuy nhiên, không hẳn bài thuốc nào cũng có tác dụng với tất cả trẻ. Nhiều bà mẹ sau quá trình chữa rôm sảy cho con mới tích lũy được kinh nghiệm thành công cho riêng con mình.

Nhờ có bà ngoại mà mẹ bé Bông đã có thêm kinh nghiệm chữa rôm sảy cho con. Sau này, bà ngoại có về quê thì mẹ Bông cũng biết chăm sóc con để con không còn phải chịu những khó chịu này nữa.

Trị rôm sảy bằng các loại rau khác

Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy, tình trạng này sẽ được cải thiện.

Ngoài ra,  Đông y còn có nhiều  bài thuốc khác trị rôm sảy cho kết quả tốt:

Dùng 10 gr bột sắn dây, 30 gr rau má tươi. Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu vị, uống hằng ngày.

Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm.


Dùng 20 gr lá sài đất, 30 gr lá ngải cứu, 50 gr lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày một thang. Chia uống làm 2 - 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 - 5 ngày sẽ đỡ.

Dùng 4 - 6 gr hoa kim ngân hoặc 10 - 12 gr cành, lá kim ngân rửa sạch, sắc uống ngày một thang. Cách này không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.

Dùng 60 gr rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày một thang.

Dùng một nắm rau má tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước mưa (đã đun sôi để nguội) rồi vắt lọc lấy nước, cho thêm đường, cho trẻ uống vào buổi sáng của mỗi ngày.

ấy vỏ dưa hấu, rửa sạch, bỏ hết phần ruột đỏ và nhẹ nhàng xoa vào chỗ rôm sau khi tắm. Mỗi ngày xoa 3 lần thì sau 2 ngày bé sẽ bớt rôm.

- Dùng mướp đắng: Thái mỏng mướp xoa vào chỗ rôm hoặc vắt lấy nước để thoa thì trong vài ngày là hết.

- Dùng gừng tươi: Bạn để gừng nguyên vỏ, rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên vùng da có rôm. Mỗi ngày bôi khoảng 2-3 lần.

Ngoài ra, bạn có thể tắm cho con hằng ngày bằng những thảo dược có tính mát như mướp đắng, rau cải rổ, lá sài đất, lá khế chua, cây chó đẻ, lá kinh giới, lá giềng, gừng tươi.... Bạn có thể rửa sạch một trong những thảo dược này, vò hoặc xay rồi lấy nước, pha với nước ấm và tắm cho bé hằng ngày.

(ST)