Tác dụng phụ của thuốc chống say tàu xe
Bài thuốc trị bệnh cực hay từ cây lá bỏng
Tác dụng phụ của việc bỏ thuốc lá với cơ thể
3 bài thuốc chữa đau lưng cực nhạy lại không tốn kém
Bài thuốc cực hay và dễ thực hiện để điều trị đau xương mỏi gối, thoái hóa khớp
Chữa sổ mũi cho trẻ bằng thuốc dân gian tiện lợi, nhanh khỏi. Khi phát hiện bé bắt đầu có triệu chứng ho, trước khi phải dùng đến giải pháp thuốc kháng sinh, bạn thử điều trị cho bé bằng những bài thuốc chữa ho dân gian nhưng rất hiệu quả dưới đây:
Chữa ho cho bé bằng những bài thuốc dân gian hiệu nghiệm
|
Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc. |
|
Chữa ho cho trẻ bằng mật ong: Là một trong những cách chữa ho dân gian phổ biến nhất. Người lớn có thể dễ dàng dùng mật ong theo nhiều cách khác nhau, nhưng đối với trẻ em, cha mẹ chỉ nên cho bé dùng 1 café mật ong pha với một chút nước ấm cho bé uống trước khi đi ngủ có thể giúp bé đỡ ho hơn về đêm. Nhưng các bà mẹ luôn nhớ không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. |
|
Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho. |
|
Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày. |
|
Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần. |
|
Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5 g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy lấy nước cho bé uống. Hàng ngày cho bé uống ½ thìa cà phê. |
|
Quả phật thủ mua về ngâm nước muối rửa sạch vỏ bên ngoài. Dùng dao gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột. Cho tất cả vào bát rồi đổ mạch nha (mua ở hàng khô), cho vào hấp cách thủy từ 30 đến 45 phút. |
|
Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc cho bé dễ uống. |
|
Chữa ho cho trẻ bằng nghệ: Nghệ trong dân gian dùng chữa được nhiều bệnh, trong đó chữa ho cũng là một phương pháp phổ biến. Lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm. Đau họng do ho thì có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng. |
|
Chữa ho cho trẻ bằng quả kha tử: Dùng nhiều trong điều trị ho có đờm: quả kha tử có bán ở các hiệu đông y, nướng kha tử lên, sau đó thả vào cốc nước nóng có pha chút muối cho bé ngậm, rất hiệu quả đó. |
|
Chữa ho bằng hạt chanh: Lấy 5- 6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn, cho vào cối sạch giã nhuyễn. Hòa thêm một thìa nước lọc vào hỗn hợp trên. Sau đó, cho hỗn hợp nước hạt chanh + đường phèn vào một chiếc bát sạch. Bỏ bát nước đó vào nồi cơm vừa cạn, hấp tới khi cơm chín là dùng được. Để bát nước hạt chanh + đường phèn đã hấp nguội, gạn nước trong và cho bé uống. Mẹ cho bé uống 1-2 thìa cà phê/ lần, 4-6 lần/ ngày. Bé sẽ hết ho và tiêu đờm. |
|
Rau diếp cá và nước vo gạo: Rau diếp cá là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên rất hữu dụng. Các mẹ thường ngại cho bé uống vì vị tanh và tính hàn của rau diếp cá. Nhưng rau diếp cá và nước vo gạo lại là phương thuốc chữa ho đặc trị và lành tính. |
|
Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó đun tiếp trong khoảng 20 - 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 - 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé. |
|
Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Nước gạo có tác dụng rửa sạch họng cho bé và diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan. |
|
Lưu ý: Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua. |
|
Đu đủ một quả (đu đủ phải chín cây), mật ong vừa phải. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm. |
|
Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi. |
|
Với tất cả các bài thuốc dân gian chữa ho trên, bạn nên cho bé uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Bế bé theo tư thế để đầu và cổ hơi cao so với bụng, tránh cho bé không bị trớ, nôn hoặc sặc. Khi cho bé uống, bạn nên dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn. |
|
Chữa ho cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý: Nên giữ cho đầu bé cao lên, khi nằm hãy đặt cho bé 1 chiếc gối sao cho phần đầu của bé được nâng cao một chút, tư thế này sẽ giúp bé dễ thở hơn. |
|
Cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp trẻ dịu họng và giảm ho. Khoa học cũng đã chứng minh việc cho trẻ uống nhiều nước còn có hiệu quả làm loãng đờm cao. Những sai lầm thường gặp khi chữa ho cho trẻ Hệ miễn dịch của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện nên rất dễ ho, sốt, sổ mũi… Tuy nhiên, cũng vì mức độ thường xuyên này mà cha mẹ có thể mắc những sai lầm trong điều trị bệnh, đặc biệt là ho…. |
Sử dụng thuốc nam trong điều trị cảm cúm cũng cần phải có kiến thức.
Trẻ em thường dễ bị cảm cúm và hai chứng bệnh này đều không có thuốc chữa mà chỉ có thể dùng thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh.
Những loại cây lá quanh ta chính là những phương thuốc hữu hiệu để điều trị cảm cúm. Chúng vừa lành, vừa rẻ lại rất dễ kiếm.
Dựa vào các triệu chứng, người ta chia cảm thành 2 thể bệnh khác nhau là cảm phong nhiệt (Cúm) và cảm phong hàn (cảm lạnh). Mỗi chứng bệnh lại sử dụng những loại thuốc nam khác nhau.
Cảm phong nhiệt (cúm):
Triệu chứng
• Trẻ sốt cao, sợ gió, đau đầu.
• Ra nhiều mồ hôi, mồm miệng khô, thích uống nước lạnh.
• Ho đờm đặc, đờm có màu vàng.
• Ngạt mũi, đau ngứa họng, rêu lưỡi mỏng.
• Có thể kèm theo chảy máu chân răng, chảy máu mũi...
Cách chữa
Để trẻ nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, ánh sáng dịu, tránh mọi kích thích.
Cho trẻ mặc thoáng mát, không nên mặc nhiều quần áo hoặc ủ nóng.
Lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên.
Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng như cháo, sữa... bảo đảm đủ chất dinh dưỡng.
Có thể dùng một các bài thuốc thanh nhiệt giải biểu sau:
- Cỏ chỉ thiên, lá cối xay mỗi thứ 20g, cam thảo đất, bạc hà mỗi thứ 10g, gừng tươi 3 lát. Đun sôi 15 phút uống.
- Kim ngân, lá tre mỗi thứ 16 g, kinh giới, bạc hà mỗi thứ 8 g, cam thảo đất 12 g. Đun sôi 15 phút, uống.
- Kim ngân, liên kiều mỗi thứ 10 g, cát cánh, bạc hà mỗi thứ 6 g, cam thảo, đậu xị, hoa kinh giới, ngưu bàng mỗi thứ 4 g. Đun sôi 15 phút, uống.
-Cỏ nhọ nồi 50 g, lá tre 10 g, cát căn (củ sắn dây)10 g. Cho vào 2 bát nước, sắc nhanh đến khi cạn còn 1/2 bát thì lấy ra chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống 3-4 lần trong ngày, bã đắp lên thóp trước của trẻ cũng có tác dụng hạ sốt nhanh.
Lưu ý: Khi trẻ bị sốt cao trên 39 độ C thì cần đưa đi khám và tìm cách hạ nhiệt độ cho trẻ nách bằng khăn mát (đắp lên trán, nách, lau toàn thân).
Cảm phong hàn (cảm lạnh):
Triệu chứng
Trẻ sốt nhưng sợ lạnh, sợ gió.
Đau mỏi các khớp xương, đau cơ, đau đầu.
Chảy nước mũi, không ra mồ hôi.
Có thể kết hợp với viêm mũi, viêm họng, ho đờm trắng loãng.
Trẻ mệt mỏi, không chơi, bẳn gắt.
Điều trị bằng cách dùng một trong các bài thuốc sắc sau:
- Ăn bát cháo giải cảm có gừng, hành, lá tía tô, hạt tiêu, lòng đỏ trứng gà. Đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.
- Lá tía tô 15 g, kinh giới, hương nhu, vỏ quýt, cúc tần mỗi thứ 10 g, gừng tươi 3 lát. Đun sôi 15 phút. Uống nóng ngày 2 lần. Nếu nhức đầu nhiều thì thêm mạn kinh 12 g, bạch chỉ 8 g.
Lá tía tô 8g, kinh giới 6g, vỏ quýt 4g, cam thảo 2g, gừng tươi 2g.
Cho vào 2 bát bước, sắc nhanh cho đến khi cạn còn 1/2 bát, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Lấy 5 lá trầu không và 4g gừng tươi, rửa sạch rồi giã nát, trộn đều hai thứ, cho thêm một ít rượu, sau đó dùng một miếng gạc sạch bọc lại và đánh dọc hai bên cột sống từ cổ xuống đến lưng.
- Cạo gió: Cắt quả chanh làm đôi, dùng nửa quả cạo dọc vùng lưng: giữa, và 2 bên lưng từ trên xuống đến xương cụt.
Một số bài thuốc Nam chữa viêm mũi
|
Hành tây có tác dụng chữa viêm mũi. |
Để chữa viêm mũi, lấy 200 g hành tây sửa sạch, bỏ vào cối đá, cho thêm 1 thìa nước sôi rồi giã nát, nhỏ mũi ngày 3 lần. Nếu bị nghẹt thở, lấy 1 tép tỏi bóc vỏ, giã nát, nhét vào mũi, mũi sẽ thông rất nhanh.
Sau đây là một số bài thuốc khác:
- Mật lợn và bột hoắc hương rang lên, hít hoặc thổi thuốc vào mũi.
- Bồ kết tán bột, thổi vào mũi ngày vài lần.
- Hoa mộc lan 30 g sấy khô, tán bột, đựng trong bình kín, thổi vào mũi ngày 3 lần, mỗi đợt điều trị 3 ngày.
- Cửu căn (rễ cây hẹ), giã lấy nước, để lắng, nhỏ vào mũi ngày 2 lần.
- Hành lá 7 cây, dầu bạc hà và dầu glycerin mỗi thứ 1 giọt. Hành rửa sạch, để khô, cắt nhỏ, giã nát, lọc lấy nước rồi cho dầu vào. Đựng thuốc trong bình kín, lắc đều trước khi dùng, ngày nhỏ 3 lần.
- Thầu dầu 300 hạt, táo lớn gọt vỏ 15 g, giã nát, dùng bông quấn thuốc cho vào lỗ mũi.
- Bột gừng trộn với mật ong nhét vào lỗ mũi.
- Hành tươi giã nát đưa vào lỗ mũi (sáng dùng phần củ, trưa dùng phần giữa, tối dùng phần còn lại).
Chọn thuốc nhỏ mũi cho trẻ
|
Trẻ bị ngạt mũi thường được bác sĩ kê Otrivin. Thuốc có hiệu quả rất nhanh nên được các bà mẹ “tín nhiệm” và dễ dẫn đến lạm dụng. Việc dùng thuốc này lâu ngày có thể làm tổn thương niêm mạc mũi. Ngạt mũi, chảy mũi ở trẻ em rất hay xảy ra vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi. Khi trẻ bị chảy mũi, ngạt mũi, ngoài việc tìm các nguyên nhân để điều trị, cha mẹ cần nhỏ thuốc tại chỗ cho trẻ được khô mũi và thở thông. Có nhiều loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi trên thị trường, cha mẹ cần rất thận trọng khi dùng nó cho trẻ. Các thuốc thông thường Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%): Có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Có thể nhỏ 4-5 giọt vào một bên mũi rồi hút sạch, ngày làm 2-4 lần. Chú ý không bơm nước mạnh quá vào mũi để khỏi chảy xuống họng, nhất là với trẻ sơ sinh vì dễ gây sặc. Loại này hoàn toàn không gây hại gì, có thể dùng lâu dài. Sterimar (nước biển phun sương): Làm cho niêm mạc mũi trở lại bình thường; có nhiều nguyên tố vi lượng như bạc, kẽm (giúp kháng viêm), đồng, mangan (chống dị ứng). Dạng phun sương nên có tác dụng làm sạch các rỉ mũi, tăng cường dẫn lưu dịch, loại bỏ các vảy ở trong mũi... Dùng trong viêm mũi xuất tiết, sau các thủ thuật ở mũi, sau nạo VA, sau cầm máu mũi... Loại thuốc này hoàn toàn vô hại, có thể dùng lâu được. Nhóm thuốc co mạch Eferin 1%: Giúp cho niêm mạc cuốn mũi co lại làm trẻ thở thông thoáng, dễ chịu. Không nên dùng kéo dài quá 2 tuần vì dùng nhiều có thể gây co mạch. Naphazolin 0,05%: Chống ngạt tốt, nhanh nhưng ảnh hưởng đến tim mạch. Đã có những cháu bé dùng naphazolin bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Vì vậy, tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi. Otrivin: Cũng có tác dụng co mạch tốt, phòng ngừa không cho virus, vi khuẩn phát triển, làm sạch hốc mũi, giúp mũi thông thoáng nhanh. Dùng kéo dài có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, chỉ nên dùng không quá 2 tuần để niêm mạc kịp hồi phục. Pivalone: Là loại thuốc xịt (spray) làm sạch chất nhày ở mũi, làm thông thoáng mũi, ít gây tổn thương niêm mạc mũi, ít hại cho trẻ em. Thuốc dùng trong điều trị chảy mũi kéo dài như viêm mũi cấp, viêm mũi mạn, viêm mũi theo mùa, viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng. Các loại thuốc trên trước khi nhỏ hoặc xịt mũi đều phải hút hết dịch mũi, nói cách khác phải làm sạch hốc mũi trước khi sử dụng thì thuốc mới có hiệu quả. Clorocide (cloramphenicol) 0,4%: Là loại thuốc có kháng sinh dùng để sát trùng mũi. Đặc biệt trong các dịch cúm, sởi, có thể dùng đồng loạt cho các vườn trẻ, mẫu giáo. Nhưng nên nhỏ vừa phải (2- 3 giọt) vì thuốc đắng chảy xuống họng khiến các cháu dễ nôn trớ. Loại này ít có tác dụng làm co mạch. Argyrol 1%: Có tác dụng sát trùng nhẹ, làm săn niêm mạc, rất tốt cho trẻ trong các trường hợp viêm mũi nhiễm trùng, trong các dịch cúm, sởi. Tuy nhiên, cũng không nên dùng quá 2 tuần. 1. Không cho bé dưới ba tháng tuổi uống thuốc. Thậm chí nếu đó là thuốc dành cho trẻ em, cũng không cho bé uống. Thay vì giải quyết vấn đề nghẹt mũi, nó có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, luôn tránh cám dỗ cho bé uống thuốc. 2. Thay vì cho bé uống thuốc, bạn có thể sử dụng một số cách giúp bé khỏi bệnh nghẹt mũi. Những giọt nước muối rất hữu ích trong trường hợp này. Nhỏ vài giọt nước muối vào trong mũi của bé. Mát xa bên mũi mà bạn nhỏ nước mũi vào. 3. Một lựa chọn hữu ích khác nhằm loại bỏ bệnh nghẹt mũi cho bé đó là biện pháp hút. Có nhiều thiết bị hút được bày bán trên thị trường có thể hút nước nhầy ra khỏi mũi của bé. Những thiết bị này nói chung có bán trong các hiệu thuốc. 4. Tắm hơi cũng là một biện pháp tốt để loại bỏ bệnh nghẹt mũi ở trẻ. Đặt bé vào phòng tắm và bật vòi hoa sen ở mức nóng có thể. Ngồi trong nhà tắm với bé. Khi bé thở trong hơi nước nóng, nó sẽ làm thoát đờm dãi trong ngực bé giúp rửa sạch đường mũi của bé. 5. Hãy nhớ, bởi vì bé bị nghẹt mũi nên bé phải thở bằng miệng. Điều này có thể làm bé bị mất nước. Đảm bảo bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn tình trạng mất nước. 6. Nhiều bé sẽ hoảng sợ khi bé không thở tốt bằng mũi bởi vì bé bị nghẹt mũi. Trong thời gian bé bị nghẹt mũi, việc giúp bé cảm thấy an tâm là điều rất quan trọng đối với bé. Nghẹt mũi có thể là một điều rất khó khăn đối với bé nhưng nếu bạn thực hiện đúng các bước, bạn có thể giúp bé loại bỏ bệnh nghẹt mũi rất dễ dàng. Hãy nhớ, không cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khi bé dưới ba tháng tuổi. Trường hợp bé khò khè khó thở, bạn nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ giúp bạn tìm đúng nguyên nhân bệnh và tư vấn cách điều trị tốt nhất!
|