Hướng dẫn trị mụn nước cực đơn giản mà hiệu quả
Cách tìm kiếm thông tin hiệu quả trên internet
Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Chữa sỏi thận bằng dầu ô liu cực đơn giản mà hiệu quả cao. Dầu oliu bên cạnh chức năng là một chất béo rất có lợi cho cơ thể, nó còn có khả năng giúp bạn tân trang sắc đẹp. Và đặc bi��t dầu ô liu còn có tác dụng chữa bệnh sỏi thận.
CHỮA SỎI THẬN BẰNG DẦU Ô LIU
Chữa sỏi thận bằng dầu Ô Liu
Nước chanh, dầu ôliu tẩy sỏi mật?
Theo một tài liệu cho biết dùng chanh và dầu ô liu tẩy sỏi trong gan, mật rất hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sĩ đều cảnh báo, cần thận trọng đối với cách trị bệnh này.
|
Nhiều tài liệu cho rằng nước chanh, dầu ôliu thải độc và tống được sỏi gan mật ra. |
Tài liệu trên là của BS F.Batmanghelidj bị cầm tù gần 3 năm ở Iran đã dùng để chữa cho hơn 3.000 bạn tù chỉ dùng mỗi một thứ thuốc là nước uống. Phương pháp thanh lọc của ông F.Batmanghelidj rất đơn giản, theo hai giai đoạn. Một là thanh lọc các độc tố trong dạ dày, ruột non, ruột già, bằng 0,5 lít nước tinh khiết pha với muối biển, sau 15 - 20 phút cơ thể sẽ tống kết các chất dơ bẩn ra, rửa sạch ruột.
Sau khi điểm tâm và ăn trưa xong, nhịn 6 tiếng thì tiến hành bước hai uống 2 thìa dầu canh ôliu nguyên chất và nước vắt một quả chanh, sau đó nằm sấp nghiêng người về phía bên phải, co đầu gối phải lên gần vai để giúp cho sạn trong túi mật và gan dễ ra ngoài. 5 - 15 phút sau ngồi dậy uống tiếp dầu ôliu như lần đầu, uống tất cả 8 lần và đến 3 - 4 giờ sáng, có người 9 - 10 giờ, sạn xổ ra theo phân. Ông Vũ Ngọc Lâm người đã áp dụng bài này lần đầu ra được 130 viên sạn lớn nhỏ, có viên to bằng trứng cút. Ông Nguyễn Văn Khuôn, 86 tuổi ở phố Vọng, Hà Nội thực hiện cũng ra rất nhiều sạn có màu đen, hai cục màu xanh, nhiều cục to bằng hạt ngô, bé bằng hạt gạo nếp...
Đem tài liệu hướng dẫn này đến gặp các bác sĩ chuyên khoa cả về Đông y và Tây y, chúng tôi đều nhận được câu trả lời, không biết về cách chữa bệnh này và rất khó kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học. Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam phân tích, bài thuốc quá phi lý và thiếu độ tin cậy vì cho rằng, ai bỏ qua không áp dụng sẽ mất 30 - 50 năm cơ hội sống khoẻ.
Lương y Vũ Quốc Trung phân tích, nếu lấy cái may mắn của bài thuốc trừ đi thì tuổi thọ của con người chẳng còn bao nhiêu, trong khi số người áp dụng bài thuốc rất ít... Hơn nữa, gan không có sỏi, trong gan chỉ có các nốt canxi hóa không thể bài tiết ra được. Mật của người cũng bé, có nhiệm vụ nhũ hóa chất béo để cơ thể hấp thu... nên túi mật, kể cả ở thận cũng không thể chứa được 130 viên sỏi như trong tài liệu, nhất là có cả những viên to bằng quả trứng cút... Đó là sự phi lý. Đặc biệt, trong tài liệu cũng không giải thích cơ chế tại sao muối biển, nước chanh, dầu ôliu thải độc và tống được sỏi gan mật ra.
Trong Đông y để chữa sỏi thận, mật là dùng các bài thuốc lợi tiểu, bài thạch (tán sỏi)... để sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu. Ở đây cũng không rõ, tại sao sỏi lại có thể từ gan, thận, mật chui vào được trong ống ruột để ra ngoài theo đường đại tiện mà không phải qua đường tiết niệu như thông thường? Ngay cả thành phần muối biển có tới 80 khoáng chất thì cũng cần phải xem lại, đó là khoáng chất gì, có lợi hay hại cho sức khoẻ...
Tương tự BSCK II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354 cũng tỏ ra nghi ngờ việc lấy sỏi qua đường "đi cầu" bởi con đường này có rất nhiều chất cặn bã, kể cả những viên sỏi bé, cứng nếu ta vô tình nuốt phải. Để biết chính xác, trước khi sử dụng người dân phải đi siêu âm, kiểm tra sỏi, xin ý kiến các bác sĩ chuyên khoa, khi sử dụng phải theo dõi thường xuyên, sau đó kiểm tra lại kết quả mới nên kết luận. Hơn nữa, trục sỏi mật như vậy, nếu gặp trường hợp sỏi lớn, không ra được mà tụt vào ống mật chủ sẽ gây tắc mật, rất nguy hiểm.
Vì không tin tài mổ xẻ của các đồng nghiệp, một bác sĩ ngoại khoa hàng đầu của Anh đã tự chữa chứng sỏi túi mật bằng cách ăn nhiều nấm mua từ siêu thị. Kết quả là sau 3 tháng, những hòn sỏi đã biến mất.
Vị bác sĩ này nói: “Nếu chứng sỏi mật tái phát, tôi sẽ không ngần ngại dùng chế độ ăn nhiều nấm. Tuy nhiên, tôi không thể khuyên các bệnh nhân của mình dùng một phương pháp điều trị chưa được nghiên cứu. Khoa học vẫn chưa thể giải thích trường hợp khỏi bệnh của tôi”. Theo ông, chế độ ăn nghèo chất béo có thể góp phần tạo nên kết quả này.
Phương pháp dùng nấm chữa bệnh cũng nhận được sự ủng hộ từ các chuyên gia nghiên cứu y học tiếng tăm khác của Anh. Bác sĩ John Wilkinson, Đại học Tổng hợp Middlesex, nói: “Ở Trung Quốc, nấm được sử dụng để chữa bệnh từ hằng nghìn năm nay. Tới bây giờ, phương Tây mới nhận thức được tầm quan trọng của thảo dược. Thế hệ tiếp theo của thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ là nấm ăn”.
Bác sĩ Wilkinson cho biết, nấm đồng thông thường có tác dụng làm tan sỏi mật, dù điều này còn chưa được chứng minh. Trong khi đó, nấm linh chi tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị viêm khớp nhờ các tác nhân chống viêm tên là ftriturpinoids, có tác dụng tương tự corticoid.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, nấm linh chi và nấm shitake có tác dụng kích thích hệ miễn dịch. Nước uống chế biến từ các loại nấm này thường được người Trung Quốc dùng để chữa viêm khớp, bệnh cúm và cảm mạo thông thường.
Những điều kỳ diệu của cây cỏ
Bác sĩ ngoại khoa Colin Johnson, Bệnh viện đa khoa Southampton, lại tỏ ra tin tưởng vào một biện pháp điều trị khác. Ông nói: “Tôi đã thấy những bệnh nhân nhịn ăn và uống dầu ôliu để trị bệnh sỏi mật. Túi mật sẽ co lại và đẩy sỏi ra ngoài”.
Bác sĩ Wilkinson hiện đang tiến hành nghiên cứu về tác dụng kích thích hệ miễn dịch của khoai tây châu Phi. Những nghiên cứu mới nhất ở Nam Phi (sắp được đăng tải) cho thấy tác dụng này có được là nhờ chất lignans trong khoai. Chất này cũng có ở củ nghệ.
Sỏi thận và dứa
Bây giờ, xin trở lại với Sỏi thận và dứa cộng với phèn chua.
Sỏi thận là một vật rắn đặc thành hình từ nhiều hóa chất khác nhau trong nước tiểu:
-Sỏi calcium oxalate chiếm 80% các loại sỏi thận và đa số là do di truyền, calcium không dùng trong việc tạo xương và loại ra theo nước tiểu. Ngoài ra tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều oxalate như rau spinach, cocoa, đậu phọng, các loại hạt, ớt, nước trà; ăn nhiều muối hoặc dùng bổ sung calcium viên cũng tăng tủi ro loại sạn này. Sạn calci rất cứng.
-Sỏi với chất struvite (Magnesium ammonium phosphate) thường thấy trong bệnh nhiễm trùng đường tiểu tiện, đặc biệt là ở nữ giới và được điều trị bằng cách tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
-Sỏi với chất uric acit do tiêu thụ nhiều chất đạm động vật thịt, cá, gà gây ra vì các thực phẩm này cho chất purine, tiền thân của uric acit. Giới hạn các thực phẩm này và tăng độ kiềm của nước tiểu có thể giảm thiểu nguy cơ gây sạn.
-Sỏi với các chất amino acit cystine, rất hiếm. Đây là bệnh bẩm sinh trong đó thận không tái hấp thụ được chất cystine. Chất này luân lưu trong nước tiểu và kết tụ thành sỏi. Chữa trị bằng cách uống nhiều nước để loại cystine ra ngoài đồng thời giảm độ acit của nước tiểu.
Nam giới bị sỏi thận gấp đôi nữ giới và thường thấy vào tuổi từ 30 tới 50. Một đời sống quá tĩnh tại, bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường và mập phì cũng tăng rủi ro bị sạn thận. Nghiên cứu mới đây cho hay tình trạng hâm nóng toàn cầu đưa tới khô nước cũng làm tăng rủi ro sỏi thận. Ngay cả các phi hành đoàn bay trong không gian cũng tăng rủi ro này vì họ ít uống nước
Hiện nay, y học thực nghiệm chữa sỏi thận bằng nhiều cách và căn cứ vào các chất kết tinh thành sỏi. Do đó, khi tiểu ra sạn cần cất giữ sạn và đưa cho phòng thí nghiệm để phân tích thành phần cấu tạo.
Nếu sạn còn nhỏ, uống nhiều nước để loại sạn qua nước tiểu là cách hữu hiệu nhất.
Với sỏi lớn, có thể đưa một dụng cụ nhỏ vào thận, nghiền sạn rồi gắp sạn ra hoặc đập vụn sạn với sóng nước (shock wave lithotripsy).
Nên nhớ có thể phòng tránh sạn bằng cách uống nhiều nước. Khi nước tiểu loãng thì sạn khó mà kết tụ với nhau. Khi nước tiều đục vàng thì sạn sẽ kết tụ.
Cũng nên nhớ rằng loại sạn thận calcium oxalte rất cứng khó mà có chất nào có thể khiến chúng hóa nhỏ tiêu tan.
Về chữa sỏi thận với dứa và phèn chua, chúng tôi đã cố gắng tìm xem có kết quả nghiên cứu nào xác định hoặc hỗ trợ công dụng trị sỏi thận theo kinh nghiệm dân chúng hoặc theo lý luận của một số nhà y học cổ truyền với dứa và phèn chua, nhưng mà chưa có cơ duyên tìm ra.
Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất lợi có ghi là dân chúng còn dùng rễ cây dứa làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện khó khăn, đái ra sỏi thận. Có lẽ là uống nhiều nước rễ cây dứa có thể đẩy các tinh thể tạo sỏi trong nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Bệnh viện chuyên trị bệnh thận Devasya Kidney bên Ấn Độ khuyên dân chúng muốn giúp thận lành mạnh nên tiêu thụ các loại nước dứa, chanh, cà rốt, chuối …nhưng không giải thích tại sao. Cũng có lẽ là uống nhiều các loại nước này.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng thực phẩm có nhiều ảnh hưởng lợi và bất lợi đối với sự thành hình sỏi thận. Chẳng hạn:
-Với sạn calcium oxalate, nên giảm thiểu tiêu thụ món ăn có nhiều oxalate như chocolat, caffeine, các loại hạt, hạt tiêu đen, rau spinach, dâu, các loại đậu; đồng thời nên bớt muối, đường. Nên tiêu thụ chuối, gạo đỏ, oat, rye, bắp, cám, barley. nước trái cranberry, dứa, chanh cam. Bệnh nhân loãng xương cần bổ sung calci nên dùng loại calcium citrate. Dứa tương đối có ít oxalate calcium, một hóa chất của sỏi calcium.
-Với sạn uric acid, nên giới hạn tiêu thụ đạm động vật có nhiều purine/acit uric như thịt bò, thịt cừu, gà, cá sardine, gan và thực vật như nấm, pumpkins, cauliflower, các loại đậu, rượu bia, rượu vang để giảm uric acid. .
-Với sạn cystine, giới hạn cá vì có nhiều methionine.
Về bài thuốc dứa-phèn chua, chúng tôi nghĩ là ta có thể dùng dứa. Uống nhiều nước dứa có thể khiến cho các tinh thể tạo sỏi tiết niệu loãng ra, không kết tụ với nhau và loại ra ngoài qua tiểu tiện. Nhưng cũng xin nhắc lại rằng nhiều loại sỏi thận là những tinh thể kết tụ với nhau, khá cứng, đập mạnh mới làm vỡ được.
Riêng phèn chua thì nên cân nhắc một chút.
Phèn chua là muối kép của nhôm và potassium. Đây là chất mà dân chúng thường dùng để làm cho nước có vẩn đục trở thành trong: muối nhôm kết tụ các vẩn đục này, lắng xuống đáy, nhờ đó nước trở thành trong và dùng được. Tìm kiếm, chúng tôi chưa thấy ý kiến nào nói đến công dụng của phèn chua đối với sỏi thận, ngoại trừ một số thân hữu cho hay họ cũng đã dùng dứa với phèn chua và có kết quả. Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Việt Nam, thì phèn chua không có công dụng gì trong việc làm tan sỏi tiết niệu (Sách Hỏi Gì- Đáp Nấy). Đồng thời có người thắc mắc là liệu phèn chua có làm cho các chất calci trong nước tiểu dễ dàng kết tụ với nhau để đưa tới sạn.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho hay muối nhôm, tuy không độc, nhưng nếu tiếp xúc lâu ngày với lượng quá cao trong nước uống có thể gây ra rối loạn cho sự sinh đẻ, cho hệ thần kinh. Mới đây, vài nghiên cứu sơ khởi cho rằng chất nhôm có thể là rủi ro gây ra bệnh Alzheimer.
Cho nên, để an toàn, có lẽ cũng chẳng nên dùng phèn chua với hy vọng “bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra “.
Mong nhận được ý kiến của quý vị có nhiều hiểu biết.
Bài thuốc chữa gan, sỏi thận từ dứa
Không chỉ quả dứa, thân cây dứa cũng chữa được nhiều bệnh.
Nếu muốn nhuận tràng, lấy lá dứa 15-20 g rửa sạch, ép lấy nước uống. Còn để trừ giun sán thì tăng liều gấp đôi. Phụ nữ có thai không được dùng vì có thể bị sẩy thai.
Theo Đông y, quả dứa có tác dụng bổ dưỡng, giải khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, giúp tiêu hóa, chống viêm, tẩy độc. Nhiều tác giả cho rằng ăn dứa hằng ngày có thể chống tăng huyết áp và lợi tim mạch chống chứng huyết khối phòng ngừa tai biến. Nước ép dứa chín dùng nhiều lần trong ngày tác dụng nhuận tràng, tiêu ứ trệ.
Các bài thuốc cụ thể khác:
Sỏi thận: Nước ép quả dứa nướng cháy vỏ ngoài trộn với một quả trứng gà, đánh nhuyễn, uống làm một lần (ngày hai lần, liền 3 ngày).
Hoặc: Quả dứa thái miếng, nấu nhừ với 0,5 g phèn chua trong 2-3 giờ, ăn cái, uống nước, dùng 7 ngày.
Đau gan, viêm gan: Vỏ quả dứa 50 g, phối hợp với cây chó đẻ răng cưa 20 g, gan lợn 100 g, thái nhỏ sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
Sốt nóng, khát nước: Nõn dứa (đọt non) 20-30 g cắt nhỏ, giã nát, ép lấy nước uống hoặc phơi khô, sắc nước uống.
Những bài thuốc khác chữa sỏi thận
Ngoài ra, còn có các bài thuốc khác để chữa sỏi tiết niệu theo y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, nhỏ gọi là “sa lâm”, to gọi là “thạch lâm”. Sỏi tiết niệu có nhiều thể khác nhau với các bài thuốc điều trị tương ứng.
Với thể thấp nhiệt - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ. Bài thuốc trị gồm các vị: mộc thông 9g, biển súc 12g, hoàng thạch 15g, sơn chi 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 9g, tiên hạc thảo 15g, xa tiền tử 15g, cù mạch 12g, đại hoàng 6g, cam thảo 6g, hải sa kim 15g, hòe hoa 9g.
Với thể can uất khí trệ - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái rắt, ấn vùng thận đau, ngực sườn đầy trướng..., bài thuốc trị gồm: kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, đào nhân 8g, uất kim 8g, ngưu tất 12g, chỉ xác 8g, đại phúc bì 8g, kê nội kim 8g, ý dĩ 8g.
Với thể thận âm suy hư – biểu hiện: tiểu tiện ra máu liên tục, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng, tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, thì bài thuốc gồm: tri mẫu 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, kê nội kim 9g, mộc thông 9g, cam thảo 6g, đương quy 12g, hoàng bá 12g, sơn thù 6g, kim tiền thảo 30g, hải sa kim 15g, xa tiền tử 15g, hoàng kỳ 15g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, bằng cách: cho 1 lít nước vào thang thuốc, sắc kỹ chắt lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 15 ngày.
có chuyên môn để việc dùng thuốc đạt hiệu quả.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, sỏi đường niệu là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo (thường là do sỏi từ bên trên đi xuống). Bệnh hay xảy ra ở người lớn tuổi, ít xảy ra ở trẻ em, bệnh thường có tiền sử lâu dài qua nhiều năm. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị sỏi niệu, như uống thuốc nội khoa cho tan sỏi; tán sỏi ngoài cơ thể; phẫu thuật để lấy sỏi…
Kim tiền thảo
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu sỏi còn nhỏ dưới 10 mm, có thể dùng bài thuốc từ quả dứa và phèn chua để chữa. Phèn chua là một vị thuốc mà đông y gọi là khô phân, minh phân, khi tác dụng với a-xít hữu cơ có trong quả dứa sẽ làm tăng tính a-xít, nhờ vậy có tác dụng làm tan sỏi. Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông.
Để chữa sỏi tiết niệu, bài thuốc từ quả dứa mà người ta hay dùng đó là lấy một quả dứa gọt vỏ, khoét một lỗ rồi cho vào đó một ít phèn chua (khoảng 0,3g) rồi cho nước vào và đậy nắp lại đem nấu đến chín mềm. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày, nhiều người bệnh dùng cách này cho kết quả tốt.
Trạch tả
Những bài thuốc khác
Ngoài ra, để chữa sỏi niệu, theo lương y Quốc Trung, y học cổ truyền còn có các bài thuốc khác. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, sỏi nhỏ gọi là “sa lâm”, sỏi to gọi là “thạch lâm”. Sỏi niệu có nhiều thể khác nhau, và các bài thuốc điều trị tương ứng với từng thể.
Chẳng hạn, với thể thấp nhiệt, bệnh có những triệu chứng: đi tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt kèm theo đau bụng, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, thì dùng bài thuốc trị gồm các vị thuốc: kê nội kim, mộc thông, hoa hòe (mỗi vị 9g), biển súc, sơn chi, cù mạch (mỗi vị 12g), hoàng thạch, xa tiền tử, tiên hạc thảo, hải sa kim (mỗi vị 15g), kim tiền thảo 30g, đại hoàng, cam thảo (mỗi vị 6g).
Với thể can uất khí trệ, bệnh thường biểu hiện gồm tiểu ra máu, tiểu gắt và buốt, ấn vào vùng thận thì đau, phần ngực sườn trướng tức, thì dùng bài thuốc gồm các vị: ý dĩ, kê nội kim, uất kim, đào nhân, chỉ xác, đại phúc bì (mỗi vị 8g), kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, ngưu tất 12g.
Với thể thận âm suy hư, biểu hiện bệnh gồm thường tiểu tiện ra máu, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu choáng, tai ù, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, thì sử dụng bài thuốc gồm các vị hoàng bá, đương quy, tri mẫu, thục địa, trạch tả (mỗi vị 12g), kê nội kim, mộc thông (mỗi vị 9g), cam thảo, sơn thù (mỗi vị 6g), kim tiền thảo 30g, hải sa kim, xa tiền tử, hoàng kỳ (mỗi vị 15g).
Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên là: cho các vị thuốc vào nồi đất cùng với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, cho nước thuốc ra, tiếp tục cho 2 chén nước vào nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.