Chữa sỏi thận bằng lá cây cho bệnh nhanh khỏi

Chữa bệnh sỏi thận bằng lá cây cho bệnh nhanh khỏi. Một số cây thuốc có tác dụng tán sỏi, ví dụ kim tiền thảo. Kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi mà hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urate.





CHỮA SỎI THẬN BẰNG LÁ CÂY RẤT NHANH TAN SỎI













Cây Kim Tiền Thảo


Kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi mang cấu trúc oxalat canxi nhưng hiệu quả với sỏi cấu trúc urate. Nên dùng kết hợp với râu bắp, atiso... 


Ngoài giải pháp mổ sỏi, nhiều trường hợp có thể tán sỏi từ bên ngoài cơ thể bằng phương tiện kỹ thuật như laser, siêu âm… Một số bệnh nhân chọn cách uống thuốc làm tan sỏi.

Kim tiền thảo có hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urate, không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi. Ảnh: gxyyzwy

Tác dụng của kim tiền thảo không dựa vào cơ chế lợi tiểu. Người dùng thuốc vì thế nên kết hợp kim tiền thảo với một vài dược thảo có công năng lợi tiểu nhẹ, như râu mèo, râu bắp, atiso... để tăng tiến độ đào thải acid uric qua đường tiểu. Quan trọng phải uống nước cho đủ, nhất là trong giờ làm việc và thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu. Gặp được thầy hay, thuốc tốt mà quên uống nước thì chỉ giúp cho sỏi đóng cứng đâu đó dọc đường tiết niệu. 

Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, chất đạm lecithin trong đậu nành có khả năng phá vỡ cấu trúc của sỏi để viên sỏi thành sạn cát rồi theo dòng nước tiểu  ra ngoài. Không chỉ người mang sỏi thận, ngay cả người có cơ tạng dễ bị sỏi thận cũng nên có chế độ dinh dưỡng ít nhiều theo kiểu “ăn chay” với đậu hủ, sữa đậu nành không đường… Không cần mỗi ngày nhưng nếu dùng từng đợt nhiều ngày trong tháng càng hay, nhất là trong thời gian được điều trị bằng cây thuốc.

Chữa sỏi thận bằng thuốc không quá khó. Khó là làm sao để đừng có thêm viên mới sau khi tán được viên sỏi đã có, khoáng chất đừng kết tủa thành sỏi nếu đường tiết niệu còn hanh thông. Nếu không thay đổi được một số tật xấu trong chế độ dinh dưỡng, trong nếp sinh hoạt, chẳng hạn uống bia nhiều hơn uống nước, ăn thịt nhiều hơn dùng rau, thì thầy thuốc giỏi cũng đành bó tay.

Người bệnh cần được theo dõi qua tiêu chí khách quan như siêu âm để xác minh thay đổi về kích thước, vị trí của viên sỏi cũng như xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận. 


Rau ngổ trị sỏi thận

Cây rau gia vị có tên là rau ngổ, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc…, có tên khoa học là Limnophila aromatica. Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20 cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân.

Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa. Hoa gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng. Thân và lá có mùi rất thơm nên được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.
Theo các thầy thuốc, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, đường tiểu, trị
sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư... Dưới đây là một số công dụng của cây rau ngổ.
-
Trị sỏi thận: Dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).
- Trị vết thương ngoài da gây mủ: Giã nát vài ba cây rau tươi, đắp lên vết thương.
- Trị cảm ho: Sắc khoảng 20 g cây tươi, uống.
- Trị rắn cắn và trị sạn thận: Lấy từ 50 - 100 g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 - 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.
Trong ẩm thực, rau ngổ là một loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh. Món canh chua cá lóc nấu rau ngổ được chế biến như sau: Cá lóc làm sạch, cắt khúc ra ướp cho thấm với bột nêm, nghệ tươi giã dập, tiêu bột, hành tím. Lặt và rữa thật sạch rau ngổ để ráo. Phi dầu ăn với tỏi cho thơm, sau đó cho cá đã ướp vào tao cho thơm. Tiếp tục cho nước sôi (vừa đủ) vào soong đun nhỏ lửa cho tới khi sôi thì cho măng chua, khế, cà chua vào nấu tiếp. Khi nồi canh sôi lại vài dạo thì nhắc soong xuống bếp và cho tiếp rau ngổ, hành lá vào soong và nêm nếm lại cho vừa ăn.
Rau ngổ có nhiều tác dụng khá hay. Tuy nhiên do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống hoặc dùng làm thuốc trị bệnh cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím, nước muối nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ. Ngoài ra, rau ngổ dễ bị lẫn với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi trên mặt nước hay ngập nước.

Chữa Sỏi Thận Bằng Thực Phẩm

Nếu bạn được chẩn đoán là bị sỏi thận, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mình.

Một số loại thực phẩm có tác dụng làm vỡ sỏi và tống xuất chúng ra khỏi cơ thể. Thường xuyên ăn những loại thực phẩm này là cách để bạn loại bỏ sỏi thận.

Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến. Chúng phát triển trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển sỏi thận.

Sau đây là những loại thực phẩm các tác dụng loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể.

Trái cây họ cam quýt

Những loại trái cây như cam, chanh, bưởi và những loại trái cây họ cam quýt khác rất có lợi trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Những loại trái cây này có chứa axit citric, một loại chất có vai trò quan trọng trong việc phá hủy và “trục xuất” sỏi ra khỏi cơ thể.

Có điều này do axit citric bao quanh các viên sỏi. Điều này có nghĩa là chúng sẽ làm viên sỏi không thể phát triển to hơn nữa và cứ tiếp tục bao quanh viên sỏi cho đến khi nó bị phá hủy. Axit citric là một hợp chất mạnh và làm phá hủy sỏi thận ở mức độ ổn định. Chỉ trong một thời gian ngắn, những viên đá sẽ bị phân hủy và đi ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi trong việc điều trị sỏi thận. Loại thực phẩm này có tác dụng làm sạch cơ thể từ bên trong nếu được tiêu thụ ở một lượng phù hợp. Yến mạch và các loại ngũ cốc là nguồn chất xơ tuyệt vời. Những loại thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy quá trình bài tiết trong cơ thể và quá trình này sẽ giúp đẩy các viên sỏi ra khỏi thận. Tuy nhiên, những loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ có tác dụng tốt hơn so với loại tinh chế.

Những loại trái cây và rau có hàm lượng chất xơ cao cũng là loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn của các bệnh nhân sỏi thận, bởi chúng cũng sẽ giúp các viên sỏi nhanh chóng bị đẩy ra ngoài cơ thể.

Nước ép quả nam việt quất

Nước ép của quả nam việt quất là phương thuốc phổ biến được sử dụng trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Quả nam việt quất có hàm lượng axit cao, vì vậy mà chúng có tác dụng rất lớn trong việc điều trị sỏi thận. Quả nam việt quất tươi hay nước ép của nó đều đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng rất lớn đối với bệnh nhân sỏi thận. Chúng khiến các viên sỏi thận bị phá vỡ và sau đó là tống xuất chúng ra khỏi cơ thể.

Quả nam việt quất cũng có tác dụng ngặn chặn sự phát triển của những viên sỏi. Trong hầu hết các trường hợp những viên sỏi này được phân hủy và đưa ra ngoài cơ thể quá nước tiểu. Quả nam việt quất là một loại trái cây dễ ăn, vì vậy hãy thường xuyên sử dụng chúng.

Dùng quả dứa

Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ, giải độc. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông. Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt.

Chuối hột

Ngoài việc làm tiêu đi những viên sỏi thận, chuối hột còn có tác dụng hỗ trợ điều trị cho những người tiểu đường. Thái mỏng 7 - 8 quả chuối hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3 - 4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3 - 4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy chỉ cần một vốc tay lát chuối đã sao. Những người bị đau dạ dày không uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng, uống làm nhiều lần trong ngày.

Đu đủ xanh

Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho một người. Cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vào trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ. Bạn nên ăn liên tục trong khoảng 10 ngày rồi đi kiểm tra lại sỏi trong thận.

Kim tiền thảo ngăn ngừa sự tạo sỏi

Bạn nên nhớ, khi đã bị sỏi thận thì sự tạo sỏi rất dễ dàng khi sỏi đã tan. Chính vì vậy bạn phải luôn chú ý trong ăn uống để tránh tạo sỏi. Nước kim tiền thảo có tác dụng như thế trong quá trình phòng và chữa bệnh.

Chữa bệnh bằng chuối hột

Quả chuối hột tròn dài, lúc chín màu vàng, có nhiều hột màu đen, ăn ngọt. Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc” (NXB Y học - 1963), lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng, chữa cả chứng tiêu khát.

Nước sắc quả chuối hột dùng chữa bệnh đái rắt; lá và vỏ quả chuối khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng. 

Ngoài ra, quả và cây chuối hột còn chữa được sỏi thận, đái tháo đường, hắc lào, táo bón, sốt, cảm...

Để chữa sỏi thận, lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa cà phê bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền 2-3 tháng. Để chữa bệnh đái tháo đường, đào lấy củ cây chuối hột rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Hoặc chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc, lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) để uống.

Để trị bệnh hắc lào, dùng quả chuối hột còn xanh cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương liên tục 7-8 ngày. Với trẻ táo bón, lấy 1-2 quả chuối hột chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội, cho ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được. Khi cảm, sốt, đào lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy một chén nước cho uống...

Cùng loại bỏ bệnh sỏi thận nhờ thực phẩm

Nếu bạn được chuẩn đoán là bị sỏi thận, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mình. Một số loại thực phẩm có tác dụng làm vỡ sỏi và tống xuất chúng ra khỏi cơ thể.

Thường xuyên ăn những loại thực phẩm này là cách để bạn loại bỏ sỏi thận.

Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến. Chúng phát triển trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển sỏi thận.

Sau đây là những loại thực phẩm các tác dụng loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể.

Trái cây họ cam quýt

Những loại trái cây như cam, chanh, bưởi và những loại trái cây họ cam quýt khác rất có lợi trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Những loại trái cây này có chứa axit citric, một loại chất có vai trò quan trọng trong việc phá hủy và “trục xuất” sỏi ra khỏi cơ thể.

Có điều này do axit citric bao quanh các viên sỏi. Điều này có nghĩa là chúng sẽ làm viên sỏi không thể phát triển to hơn nữa và cứ tiếp tục bao quanh viên sỏi cho đến khi nó bị phá hủy. Axit citric là một hợp chất mạnh và làm phá hủy sỏi thận ở mức độ ổn định. Chỉ trong một thời gian ngắn, những viên đá sẽ bị phân hủy và đi ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi trong việc điều trị sỏi thận. Loại thực phẩm này có tác dụng làm sạch cơ thể từ bên trong nếu được tiêu thụ ở một lượng phù hợp. Yến mạch và các loại ngũ cốc là nguồn chất xơ tuyệt vời. Những loại thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy quá trình bài tiết trong cơ thể và quá trình này sẽ giúp đẩy các viên sỏi ra khỏi thận. Tuy nhiên, những loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ có tác dụng tốt hơn so với loại tinh chế.

Những loại trái cây và rau có hàm lượng chất xơ cao cũng là loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn của các bệnh nhân sỏi thận, bởi chúng cũng sẽ giúp các viên sỏi nhanh chóng bị đẩy ra ngoài cơ thể.

Nước ép quả nam việt quất

Nước ép của quả nam việt quất là phương thuốc phổ biến được sử dụng trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Quả nam việt quất có hàm lượng axit cao, vì vậy mà chúng có tác dụng rất lớn trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Quả nam việt quất tươi hay nước ép của nó đều đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng rất lớn đối với bệnh nhân sỏi thận. Chúng khiến các viên sỏi thận bị phá vỡ và sau đó là tống xuất chúng ra khỏi cơ thể.

Quả nam việt quất cũng có tác dụng ngặn chặn sự phát triển của những viên sỏi. Trong hầu hết các trường hợp những viên sỏi này được phân hủy và đưa ra ngoài cơ thể quá nước tiểu. Quả nam việt quất là một loại trái cây dễ ăn, vì vậy hãy thường xuyên sử dụng chúng.

Bài 1: Lá ngò gai, lấy chừng 01 nắm, đem hơ lửa cho héo, bỏ vô siêu, đổ 03 chén nước, sắc còn lại 8 phân, ngày uống 3 lần: sáng, tối và đi ngủ, trước bữa ăn. Uống như vậy liên tục, nam uống 7 ngày, nữ uống 9 ngày, thì tiểu ra hết sạn trong bọng đái, nếu còn nhỏ thì sẽ tiêu mất. Bài thuốc này rất hiệu quả, đã có nhiều người dùng và đều cho kết quả tốt.

Bài 2: Trái
chuối hột giú chín, đãi ra lấy hột, chừng 1 chén, đem phơi khô, rang cho cháy, tán thành bột, đi đâu đem theo, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống từ 10 ngày đến 20 ngày sẽ tiêu ra hết.

Bài 3: Lá thúi địch, loại lá xanh giống như lá sâm, hái 01 nắm lớn, rửa sạch, đâm vắt nước uống sống mỗi ngày 2 lần, liên tục 10 ngày đến 20 ngày trở đi sẽ hết.

Bài 4:
bông bụp lồng đèn theo hàng rào, hái 01 nắm, đâm, để chút muối, chế thêm nước lạnh, vắt cho sệt sệt, ngày uống 2 lần, uống trong 15 ngày sẽ tiêu ra hết.

Bài 5: Lá trầu bà loại lá lớn, hái chừng 5-10 lá, bỏ vô nồi sắc 3 chén còn 1 chén, uống chừng 10 ngày, sẽ tiêu ra hết. Còn xác thì nấu thế
nước trà uống thường xuyên cho nó tiêu, không tái phát.

Bài 6: Trái khóm, khoét lỗ, nhét phèn chua vô ruột, nướng chín, vắt nước uống ngày vài lần sẽ hết. Chỉ uống khoảng 15 phút là hết đau liền.

Bài 7: Đọt tre mỡ, rễ tranh, râu bắp, lấy mỗi thứ 01 nắm, sao khử thổ, sắc 03 chén còn 01 chén, uống trong 3 tuần sẽ hết.

Bài 8: Hột
chuối hột chín, đãi ra, đem rang cho vàng, lấy 01 nắm, sắc 03 chén còn 8 phân, uống sẽ hết

Bài 9: Vỏ sầu riêng, xắc mỏng, phơi khô, sao, cắt lá mã đề, nấu chung, sắc uống chừng 7 lần, tiểu ra hết.

Bài 10: Dây hàn the, cắt đem phơi khô, sao khử thổ, mỗi ngày nấu 01 nồi, nấu cho kẹo lại, uống liên tiếp trong vòng một tháng sẽ tan sạn.

Bài 11: Đọt gòn còn non, mỗi ngày đâm vắt nước, uống 1 tô, uống trong một tháng, tiểu ra sạn từ từ, và sau khi uống, chụp hình lại sẽ thấy kết quả không lường được. Hiệu nghiệm trăm phần trăm.

Bài 12: Cây bông nở ngày (bông tròn màu tím), chặt phơi khô, để dành, mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tiếp cho đến khi hết sạn, tiểu thông thì thôi.

Bài 13: Trái
chuối hột non (chuối chát), đâm vắt lấy nước chừng 1 ly, để chút muối uống liên tục, sẽ đái ra hết hoặc sạn sẽ tiêu.

Bài 14: Rau om, độ một nắm, đâm nhuyễn, đỗ nước, vắt lấy nước cốt chừng hai phần chén. Chặt ngang rồi khoét lỗ cây chuối hột, đỗ nước cốt rau om vô lỗ cây chuối hột, lấy chén đậy lại 1 đêm. Sáng ra lấy nước để vô chai, ngày uống 03 lần. Nếu đau nặng, chặt uống chừng 5 cây, làm như vậy sẽ kết quả. Bài thuốc này áp dụng để trị sạn thận, đau nhức, tiểu khó khăn.

Bài 15: Đập 02 hột vịt, lấy lòng trắng hòa với chút
rượu trắng, uống chừng vài ba lần sẽ hết, kết quả trăm phần trăm. Bài này áp dụng để điều trị đau nhức 2 bên trái thận, đi đứng khó.

Bài 16: Bột ngọt 01 muỗng cà phê, một chút muối, một chút đường, hòa với nước lạnh, cho uống sẽ hết liền. Áp dụng trong trường hợp đau thận làm ngất xỉu. Lưu ý: chỉ uống một lần thôi

Bài 17: Một trái khóm, nướng cho chín, vắt nước vô 2 tròng đỏ hột gà, quậy cho đều, ăn vài lần sẽ hết. Bài này rất công hiệu trong việc thận nhức, thận đau.

Bài 18:
dâu tằm ăn, hái lá non, giã ra, vắt nước, còn lá già, sao khử thổ, sắc uống sẽ hết. Bài thuốc này dùng trong trường hợp tiểu đêm (độc vị)

Bài 19 -
Thuốc bổ thận: Hột mận phơi khô chừng 01 ký, bỏ vô ngâm với 1 lít rượu trắng độ 7 hôm, uống mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa cơm, uống chừng 10 ngày.

Bài 20 - Thông tiểu, hạ nhiệt: Rễ cây Sâm Đất (cây nổ, có hoa màu tím, có trái chín đen khi thả xuống nước nổ lụp bụp) nấu nước uống với lá sâm dứa thơm như uống nước trà. Dùng thay cho nước lọc càng tốt giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, uống lâu ngày da dẻ mịn màng, không có tác dụng trị sạn thận nhưng dùng lâu ngày ngăn nguy cơ sạn thận. Cây này có thể phơi khô để bảo quản sử dụng lâu ngày.






Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Tác dụng chữa bệnh của quả dứa
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Bệnh sỏi thận khi mang thai
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
Ăn kiêng cho người bị sỏi thận
Tác dụng chữa bệnh của quả dừa -






(ST)