Tác dụng chữa bệnh của cây chuối hột: trị sỏi thận
Bấm huyệt chữa bệnh sổ mũi rất công hiệu
Chữa sỏi thận bằng quả đu đủ xanh rất công hiệu.Nhiều bệnh nhân khốn đốn vì sỏi thận, chạy đông, chạy tây không hết, thế mà cây thuốc hiệu quả nhất đang ở trong vườn nhà mình mà không biết! Đó là trái Đu đủ xanh.
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA ĐU ĐỦ XANH
Đu đủ (Carica papaya L.) là cây ăn trái phổ biến ở nước ta.
Cây cao 2 - 10 m, thân mềm, mang nhiều thẹo, lá to; mủ trắng mau đặc. Cuống bộng; phiến xẻ chân vịt, to 60 - 80 cm. Tạp phái; phát hoa đực là chùm tụ tán dài thòng, ít gặp; hoa cái trên gié ngắn, như cô độc; lá đài 5, xanh, dính nhau ở đáy; cánh hoa 5; trắng to; tiểu nhụy 10 ở hoa đực; nuốm có nhiều tua. Phì quả to, dài 20 - 30 cm, nạt vàng hay cam, thai tòa trắc mô mang nhiều hột đen.
Trồng nhiều nơi, gốc vùng nhiệt đới châu Mỹ; ra trái quanh năm.
Mủ chứa papainase làm tan protein (làm mềm thịt, giúp tiêu hóa; ướp thịt, cá 20 phút trước khi nấu, ăn không còn gây dị ứng).
Lá, thân, vỏ trái xanh chứa heterosid sinh HCN độc nhưng nấu chín thì bay mất nên không độc. Hột chứa carpain, đắng, có tác động giống vừa digitalin vừa emetin, làm bớt sự co rút của tim, hạ huyết áp, mà không có tác động khác không tốt; dùng trợ tim và lợi tiểu. Carpain còn có tính trừ amíp, sán lãi; hột non có tính giảm thụ vì tác động làm giảm sự cử động của tinh trùng, không chui vào trứng được: chỉ chống thụ thai khi dùng, ngưng thì sẽ thụ thai trở lại; chống vi khuẩn Koch, vi khuẩn gram dương và gram âm, rất mạnh chống Staphyllococcus aureus, E. coli, Bacillus cereus và Bacillus mycoides (do một protein). Thử nghiệm in vitro ở chuột, cho thấy hột Đu đủ chống ung thư bạch huyết L 1210, P 388; làm giãn nở tử cung.
Mủ trái non trị nám da do nắng (thoa mỗi ngày). Vỏ thân trị vàng da, chống sự đông đặc của máu (như heparin) và chống phá máu (antihemolytic). Ở nhiều nơi, dùng mủ hay trái xanh thoa vú trị nứt nẻ. Thân, hay trái xắt lát phơi khô dùng như trà cho lợi sữa. Thân và lá chứa benzilisotiocianat chống u bướu. Đu đủ hạ huyết áp, lá Đu đủ (chứa carpain, colin, oxitocic có lẽ do colin) cho ra acetilotin tác động vào cơ trơn. Khi bị ngập lụt, cây Đu đủ bị chết, ta có thể chặt cây, gọt bỏ vỏ, chẻ dọc làm tư rồi xắt lát, ngâm nước muối loãng một đêm rồi vớt ra để ráo (phơi 1 nắng) rồi cho vào hũ, thêm nước có 15% muối, đun sôi đổ vào hũ vừa ngập, đậy kín, để chỗ mát, 15 ngày sau là dùng được. Ăn như dưa, cà muối.
Nạc trái, hột chứa glucotraepolin. Hột nghiền uống trị lãi (trẻ con mấy tuổi thì dùng mấy hột).
(Theo Phạm Hoàng Hộ, Ayensu, Fortin, Jain & al., As. J. Pharm. 1972, Ch. Abs. 1983, PM 1981, 94).
Trái Đu đủ chưa chín nấu canh ăn rất ngon, bổ và có tác dụng:
* Làm tan sạn thận, sỏi mật.
* Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên.
* Trị rắn độc cắn.
* Trị bệnh trường phong hạ huyết.
* Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu.
* Trục giun.
* Trị di, mộng tinh, hượt tinh.
* Trị ho gà.
Cách dùng
Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng hột mít, hay hơn. Nhưng sạn gai, giống như trái Ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều người bị sạn thận, phải mổ nhiều lần mà vẫn chưa hết sạn, vì chất calci ở ngay trong máu, vì một lý do nào đó, nếu không trừ được tận gốc chất calci trong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còn tất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia siêu âm thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trị bệnh sạn bằng thuốc, có nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái Đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết quả tốt.
Trước hết đi siêu âm hoặc chụp X-quang để biết bị sỏi gì?
Rồi dùng trái Đu dủ còn xanh (trái già - chưa chín), vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể để tủ lạnh, ăn ngày hôm sau (nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn); ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẽ hết sỏi. Thỉnh thoảng nên ăn thêm 1 - 2 lần hoặc ăn canh Đu đủ xanh cũng tốt. Phụ nữ mang thai tránh dùng.
Sau 1 - 2 tháng có thể kiểm chứng, bằng cách đi siêu âm lại và bày cho người khác dùng. Người bị sỏi cần uống nhiều nước hàng ngày và tránh những thức ăn uống quá giàu calci.
Chữa sỏi thận, sỏi mật bằng đu đủ xanh
Cách làm: quả đu đủ xanh cắt đầu đuôi bỏ hết hột, thêm ít muối, đem đun cách thủy, ăn ngày một lần, ăn liền trong một tuần lễ là khỏi.
Quả đu đủ xanh
Tôi thực hiện ngay, trẩy quả đu đủ xanh (bằng vốc tay) vừa ăn trong một ngày, ăn 7 quả liền. Sau 7 ngày đi siêu âm quả thật viên sỏi đã biến mất. Tôi thấy cháu Nguyễn Văn Thiết, 35 tuổi đi lưng còm lom khom là bị 2 viên sỏi đường tiết niệu chèn đau không làm được gì. Tôi hướng dẫn trảy ngay quả đu đủ vườn nhà làm như trên để ăn. Cháu ăn đến ngày thứ ba đã giảm đau, đến ngày thứ năm đã khỏi đau đi làm bình thường được.
Thấy kết quả, ông anh Nguyễn Minh Xa và Phạm Văn Sáu, nguyên hiệu trưởng trường cấp II đã về hưu cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 7 ngày đi siêu âm cũng tiêu tan sỏi thận. Tôi lại mách và hướng dẫn ông Nguyễn Văn Sướng ở tổ 10, phường Minh Khai – thành phố Phủ Lý, nguyên là Giám đốc khách sạn bị sỏi bùn ở mật chuẩn bị đi mổ và bà vợ là Nguyễn Thị Thịnh bị sỏi thận 3 viên. Hai ông bà cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 1 tuần lễ đi siêu âm cũng tiêu tan hết. Tôi còn mách bảo nhiều người khác. Đây là tin vui bước đầu thực nghiệm theo sách có kết quả tốt và rất nhiều người bị bệnh này, chữa đơn giản không mất nhiều tiền mà khỏi bệnh. Tôi viết bài này mong quý báo đăng để độc giả bị bệnh có thể áp dụng thử khi cần vừa rẻ vừa an toàn.
Trên đây là kinh nghiệm chữa sỏi từ quả đu đủ xanh, của bác Lương Phúc Huyên gửi tới tòa soạn, xét thấy không độc hại gì vì vậy chúng tôi đăng để bạn đọc thử áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng nếu có điều gì bất thường nên đi khám tại bệnh viện để được xử trí đúng. Thực tế, trong Đông y thường dùng đu đủ xanh hầm chân giò giúp lợi sữa dùng cho các bà mẹ sau đẻ ít sữa.
THAM KHẢO CÁC CÁCH CHỮA SỎI THẬN HIỆU QUẢ KHÁC
Bài 2: Dầu ô liu và quả chanh
Tỉ lệ một thìa dầu ô liu một quả chanh vừa phải, căn cứ vào lượng sỏi to nhỏ mà dùng như sau:
Sỏi trung bình trên dưới 10 mm ngày 6-7 quả chanh vắt lấy nước hòa với 6 đến 7 thìa dầu ô liu, quấy đều, đổ thêm 3 - 4 bát nước lã đun sôi để nguội hòa đều rồi uống. Uống sau 3 - 4 giờ đi tiểu liên tục hứng vào bô để lắng, xem dưới đáy bô có cặn trắng là tốt. Sỏi nhỏ có thể làm một lần, nếu sỏi to có thể làm 2 đến 3 ngày.
Bài 3: Rau om nước dừa
Rau om ở miền Nam thường dùng nấu canh chua (ở miền Bắc gọi là rau ngổ) thường mọc ở các bờ ao, các mương máng. Có loại trắng thường làm rau thơm ăn với thịt chó. Loại đỏ dùng cũng được. Lấy độ 1 kg đem giã nát vắt lấy nước cốt hòa với nước dừa uống ngày 2 - 3 lần nếu là khô dùng 5 - 6 lạng sắc uống ngày 2 -3 lần. Thời gian dùng 5 - 7 ngày tùy lượng sỏi. Đây là bài thuốc của Hòa Thượng Thích Giác Nhiên.
Bài 4: Hoa cây đu đủ đực
Hoa cây đu đủ đực ngắt xuống giã nát, hòa với nước lã đun sôi để nguội trộn đều vắt lấy nước uống ngày ba lần. Tùy loại sỏi, hợp là tiêu tan (bài của Hòa Thượng Thích Giác Nhiên).
Bài 5: Mề gà, mật vịt
Gà vịt thường ăn lẫn đá, sỏi, cua ốc, chất rắn nhiều can-xi thế mà vẫn tiêu tan được nhờ nó có chất gì đó. Cách làm, bóc màng trong mề của con gà, con vịt đem phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt lấy về ngâm rượu sau 15 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ với 2 mật con vịt ăn liên tục từ l0 -15 ngày. Nếu tìm được rễ cây cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây dứa dại, rễ cây đỗ ván đem băm phơi khô, sắc uống thì càng tốt, chóng khỏi hơn (bài này trên ti-vi đã phổ biến)
Bài thuốc chữa gan, sỏi thận từ dứa
Không chỉ quả dứa, thân cây dứa cũng chữa được nhiều bệnh.
Nếu muốn nhuận tràng, lấy lá dứa 15-20 g rửa sạch, ép lấy nước uống. Còn để trừ giun sán thì tăng liều gấp đôi. Phụ nữ có thai không được dùng vì có thể bị sẩy thai.
Theo Đông y, quả dứa có tác dụng bổ dưỡng, giải khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, giúp tiêu hóa, chống viêm, tẩy độc. Nhiều tác giả cho rằng ăn dứa hằng ngày có thể chống tăng huyết áp và lợi tim mạch chống chứng huyết khối phòng ngừa tai biến. Nước ép dứa chín dùng nhiều lần trong ngày tác dụng nhuận tràng, tiêu ứ trệ.
Các bài thuốc cụ thể khác:
Sỏi thận: Nước ép quả dứa nướng cháy vỏ ngoài trộn với một quả trứng gà, đánh nhuyễn, uống làm một lần (ngày hai lần, liền 3 ngày).
Hoặc: Quả dứa thái miếng, nấu nhừ với 0,5 g phèn chua trong 2-3 giờ, ăn cái, uống nước, dùng 7 ngày.
Đau gan, viêm gan: Vỏ quả dứa 50 g, phối hợp với cây chó đẻ răng cưa 20 g, gan lợn 100 g, thái nhỏ sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
Sốt nóng, khát nước: Nõn dứa (đọt non) 20-30 g cắt nhỏ, giã nát, ép lấy nước uống hoặc phơi khô, sắc nước uống.
Những bài thuốc khác chữa sỏi thận
Ngoài ra, còn có các bài thuốc khác để chữa sỏi tiết niệu theo y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, nhỏ gọi là “sa lâm”, to gọi là “thạch lâm”. Sỏi tiết niệu có nhiều thể khác nhau với các bài thuốc điều trị tương ứng.
Với thể thấp nhiệt - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ. Bài thuốc trị gồm các vị: mộc thông 9g, biển súc 12g, hoàng thạch 15g, sơn chi 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 9g, tiên hạc thảo 15g, xa tiền tử 15g, cù mạch 12g, đại hoàng 6g, cam thảo 6g, hải sa kim 15g, hòe hoa 9g.
Với thể can uất khí trệ - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái rắt, ấn vùng thận đau, ngực sườn đầy trướng..., bài thuốc trị gồm: kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, đào nhân 8g, uất kim 8g, ngưu tất 12g, chỉ xác 8g, đại phúc bì 8g, kê nội kim 8g, ý dĩ 8g.
Với thể thận âm suy hư – biểu hiện: tiểu tiện ra máu liên tục, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng, tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, thì bài thuốc gồm: tri mẫu 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, kê nội kim 9g, mộc thông 9g, cam thảo 6g, đương quy 12g, hoàng bá 12g, sơn thù 6g, kim tiền thảo 30g, hải sa kim 15g, xa tiền tử 15g, hoàng kỳ 15g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, bằng cách: cho 1 lít nước vào thang thuốc, sắc kỹ chắt lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 15 ngày.
có chuyên môn để việc dùng thuốc đạt hiệu quả.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, sỏi đường niệu là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo (thường là do sỏi từ bên trên đi xuống). Bệnh hay xảy ra ở người lớn tuổi, ít xảy ra ở trẻ em, bệnh thường có tiền sử lâu dài qua nhiều năm. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị sỏi niệu, như uống thuốc nội khoa cho tan sỏi; tán sỏi ngoài cơ thể; phẫu thuật để lấy sỏi…
Kim tiền thảo
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu sỏi còn nhỏ dưới 10 mm, có thể dùng bài thuốc từ quả dứa và phèn chua để chữa. Phèn chua là một vị thuốc mà đông y gọi là khô phân, minh phân, khi tác dụng với a-xít hữu cơ có trong quả dứa sẽ làm tăng tính a-xít, nhờ vậy có tác dụng làm tan sỏi. Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông.
Để chữa sỏi tiết niệu, bài thuốc từ quả dứa mà người ta hay dùng đó là lấy một quả dứa gọt vỏ, khoét một lỗ rồi cho vào đó một ít phèn chua (khoảng 0,3g) rồi cho nước vào và đậy nắp lại đem nấu đến chín mềm. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày, nhiều người bệnh dùng cách này cho kết quả tốt.
Trạch tả
Những bài thuốc khác
Ngoài ra, để chữa sỏi niệu, theo lương y Quốc Trung, y học cổ truyền còn có các bài thuốc khác. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, sỏi nhỏ gọi là “sa lâm”, sỏi to gọi là “thạch lâm”. Sỏi niệu có nhiều thể khác nhau, và các bài thuốc điều trị tương ứng với từng thể.
Chẳng hạn, với thể thấp nhiệt, bệnh có những triệu chứng: đi tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt kèm theo đau bụng, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, thì dùng bài thuốc trị gồm các vị thuốc: kê nội kim, mộc thông, hoa hòe (mỗi vị 9g), biển súc, sơn chi, cù mạch (mỗi vị 12g), hoàng thạch, xa tiền tử, tiên hạc thảo, hải sa kim (mỗi vị 15g), kim tiền thảo 30g, đại hoàng, cam thảo (mỗi vị 6g).
Với thể can uất khí trệ, bệnh thường biểu hiện gồm tiểu ra máu, tiểu gắt và buốt, ấn vào vùng thận thì đau, phần ngực sườn trướng tức, thì dùng bài thuốc gồm các vị: ý dĩ, kê nội kim, uất kim, đào nhân, chỉ xác, đại phúc bì (mỗi vị 8g), kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, ngưu tất 12g.
Với thể thận âm suy hư, biểu hiện bệnh gồm thường tiểu tiện ra máu, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu choáng, tai ù, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, thì sử dụng bài thuốc gồm các vị hoàng bá, đương quy, tri mẫu, thục địa, trạch tả (mỗi vị 12g), kê nội kim, mộc thông (mỗi vị 9g), cam thảo, sơn thù (mỗi vị 6g), kim tiền thảo 30g, hải sa kim, xa tiền tử, hoàng kỳ (mỗi vị 15g).
Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên là: cho các vị thuốc vào nồi đất cùng với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, cho nước thuốc ra, tiếp tục cho 2 chén nước vào nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Tác dụng chữa bệnh của quả dứa
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Bệnh sỏi thận khi mang thai
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
Ăn kiêng cho người bị sỏi thận
Tác dụng chữa bệnh của quả dừa -
(ST)