Chữa sỏi thận bằng thuốc nam an toàn, hết sỏi

Chữa sỏi thận bằng thuốc nam an toàn, hết sỏi. Sỏi đường tiết niệu là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là sỏi thận. Sỏi thận là bệnh có thể chữa khỏi bằng tây y hoặc đông y, trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến một số bài thuốc dân gian được dùng cho bệnh nhân sỏi thận.


Chữa sỏi thận bằng những bài thuốc nam

 
Kim tiền thảo có tác dụng điều trị sỏi thận
1. Kim tiền thảo
Kim tiền thảo là loài cây cỏ, nhỏ cao khoảng 40 – 80 cm, mọc bò. Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét, mặt trên lá màu lục lờ và nhẵn, mặt dưới có lông trắng bạc và mềm.
Sỏi thận và các loại sỏi đường tiết niệu chữa trị bằng kim tiền thảo rất tốt. Dùng toàn cây xay nhỏ, sắc lấy nước uống hàng ngày. Kim tiền thảo được bán phổ biến ở các tiệm thuốc đông y. Kim tiền thảo cũng được bào chế thành dạng viên nang bao đường, dễ uống, có tác dụng phòng và điều trị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận, viêm bể thận, viêm túi mật.
2. Đu đủ xanh
Chọn quả đu đủ độ 400 – 600 gam không già, không non, vỏ còn xanh, còn nhiều nhựa trắng (nhựa đu đủ có tác dụng chính trong chữa trị). Không nên chọn quả già vì ít nhựa, quả non ăn thì đắng, quả bé không đủ lượng cần thiết để bào mòn sỏi.
Khi ngắt quả rửa sạch cắt đầu, cắt đuôi, bỏ hết hột, cho thêm ít muối vào giữa quả đu đủ, để nguyên cả vỏ xanh rồi hấp cách thủy độ 30 phút cho chín. Ăn mỗi ngày một quả, ăn cả vỏ, tốt nhất nên dùng sau bữa ăn. Tùy theo kích thước của sỏi to hay nhỏ mà dùng, sỏi dưới 10 mm thì ăn 7 quả, nếu trên 10 mm phải ăn nhiều hơn, ăn liên tục trong 7 đến 10 ngày.
3. Rau ngổ
Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20 cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Thân và lá có mùi rất thơm nên được dùng làm rau gia vị.
Dùng rau ngổ rửa sạch (thân cây có nhiều lông tơ nên rửa kỹ bằng nước muối, rửa dưới vòi nước chảy mạnh thì rau mới sạch được), giã nhỏ, lấy nước pha với ít muối, cho bệnh nhân sỏi thận uống ngày 2 lần vào sáng và chiều, uống liên tục trong 7 ngày.
Hoặc có thể lấy nước giã rau ngổ ở trên hoà với nước cốt dừa, uống ngày 2 – 3 lần. Đối với rau ngổ khô, sắc lấy nước và uống như trên.
4. Mề gà kết hợp mật vịt
Lấy màng trong của gà, vịt phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt thì ngâm rượu 15 ngày. Mỗi ngày dùng ít bột đã tán nhỏ ở trên với 2 mật vịt đã ngâm, ăn liên tục từ 10 -15 ngày.
5. Dầu ô liu và chanh
Dùng nước cốt chanh và dầu ô liu theo tỷ lệ 1:1. Hàng ngày, vắt 6 – 7 quả chanh lấy nước, pha với 6 – 7 thìa dầu ô liu, sau đó thêm khoảng 3 bát nước đun sôi để nguội, khuấy đều rồi uống. Có thể uống ngày 2 – 3 lần, uống vài ngày, nếu sỏi lớn hơn thì uống nhiều ngày hơn.
6. Hoa cây đu đủ đực
Một bài thuốc khác, cách làm đơn giản hơn là dùng hoa cây đu đủ đực, giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước uống ngày 2 – 3 lần.
Các bài thuốc trên là cách làm tự nhiên để bào mòn sỏi thận, giúp tống chúng ra ngoài. Vì vậy nên sau khi uống, đi tiểu nên hứng tất cả nước tiểu vào bô, để lắng, và quan sát xem dưới đáy bô có các cặn lắng màu trắng hay không. Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán là sỏi thận, nên đi khám để kiểm tra tình hình của viên sỏi, nếu kích thước của viên sỏi không nhỏ đi hoặc lớn hơn, cần phải được can thiệp bằng phẫu thuật.
Bài thuốc nam giản dị "bóp nát" những viên sỏi thận
Gặp ông lão Nguyễn Sinh Châu (60 tuổi, dân tộc Mường, ngụ xóm Yên Thành, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đang phơi nắng đống thân cây xắt nhỏ trên sân nhà, không ai nghĩ ông là một thầy thuốc có tiếng, thậm chí còn là Phó Chủ tịch Hội Đông y huyện. Lý do nhầm tưởng cũng giản dị như những vị thuốc ông đang phơi “tầm thường” giống… đồ bỏ đi. Vậy mà thực chất đó lại là những vị thuốc có thể bóp nát những viên sỏi thận gây đau đớn trong cơ thể người bệnh.
 

 
Lương y Nguyễn Sinh Châu
Bắt bệnh sỏi thận 
     
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về thuốc nam, từ nhỏ ông đã được gia đình truyền lại bài thuốc chữa sỏi thận. Tham gia Hội Đông y xã, kinh nghiệm hành nghề hàng chục năm cộng với những lần được cử đi tập huấn các khóa huấn luyện về y học cổ truyền, ông Châu đã thành một “lão làng” trong nghề. Bài thuốc chữa sỏi thận của ông đã được Hội Đông y huyện kiểm nghiệm, công nhận là bài thuốc gia truyền.
Lương y này cho rằng có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sỏi thận, chủ  yếu là các dạng sau: Do uống nước không đủ, một số người lao động nặng nhọc, lúc nghỉ ngơi thì uống rất nhiều nước nhưng lượng nước uống vào không đồng đều. Nhiều lần như vậy sẽ tạo thành thói quen, do tác động của việc đi tiểu không điều độ có thể làm ảnh hưởng đến ống thoát nước tiểu, nước tiểu sẽ bị ứ đọng do không được thoát hết ra ngoài, lâu ngày tạo thành sỏi.
Lý do nữa là do ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều thịt hoặc quá nhiều rau. Lại có những trường hợp bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ, nhất là vết thương ở đùi, khi người bệnh uống nhiều sữa, ít nước sẽ dễ ảnh hưởng đến nước tiểu và ảnh hưởng đến ống thoát nước tiểu.
Theo ông Châu, ở phụ nữ thường khi bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục do không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó tạo thành sỏi. Cũng có thể do người bệnh bị u xơ tiền liệt tuyến, lâu dần dẫn đến u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ. Cũng có những trường hợp rất kì dị như lá cây, cỏ, rơm… vô tình lọt vào trong ống dẫn nước tiểu gây bí tắc, dẫn đến sự tạo thành những viên sỏi.
“Những viên sỏi được tạo từ trong thận có nhiều kích thước khác nhau. Có thể nhỏ như hạt cát, có những viên sỏi to có kích thước bằng quả trứng. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài bằng đường nước tiểu, nhưng cũng có những sỏi thận lớn gây đau đớn vì chúng không thể tự thoát ra ngoài”, ông lão cho biết.
Người mắc bệnh thường có các cơn đau quặn thận. Đau từng cơn, lúc đầu chỉ đau ở hai thắt lưng, sau đó lan ra bụng, lan xuống bụng dưới, rồi xuống đùi. Các cơn đau được sinh ra do các viên sỏi chặn đường nước tiểu. Nếu các cơn đau chỉ kéo dài thời gian ngắn thì do viên sỏi chưa đủ lớn để bưng bít kín mít ống dẫn nước tiểu, một thời gian nó lại nhúc nhích đến vị trí khác.
Trường hợp viên sỏi lớn sẽ làm cho các cơn đau buốt kéo dài dai dẳng. Người ta cũng có thể chỉ đau ở một bên thì chỉ bị thận một bên, nếu bị sỏi ở cả hai thận sẽ dẫn đến người bệnh bị đau ở hai hố thắt lưng. Hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu là do sỏi đã va vào niệu quản. Nguy hiểm nữa là các biến chứng như nhiễm khuẩn. Bệnh sỏi thận không được chữa kịp thời sẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận dạng cấp tính, nặng hơn là mãn tính. Riêng đối với dạng mãn tính thì tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%.
Chia sẻ bí quyết chữa bệnh gia truyền
Ông Châu cho rằng mình có thể “tiêu tán” những viên sỏi to bằng quả trứng gà chỉ với những cây thuốc nam. Tuy là bài thuốc gia truyền nhưng ông cũng không giấu bí quyết và kê đủ những vị thuốc: Cây xạ bướm, dây mộc thông, dây ngũ da bì (cây chân chim), cây râu mèo, cây ý dí, rễ cỏ xương, cây sa ngạn, cây mã đề, cây gai nước, cây cối xay, cây phèn đen (làm vết thương mau hồi phục, sỏi mòn đến đâu là hồi phục đến đó), cây thóc bút. Không sợ bài thuốc gia truyền bị người khác “học lỏm”, ông lão cười: “Làm nghề bốc thuốc này chủ yếu là để chữa bệnh cứu người. Càng phổ biến thì càng chữa được nhiều người, làm sao phải giấu giếm”.
Công đoạn chế biến bài thuốc khá đơn giản: Những cây thuốc này được hái về rửa sạch, thái dài khoảng 5cm, phơi khoảng một tuần. Mỗi vị thuốc lấy một chén để tổng hợp thành một thang thuốc. Đun sôi khoảng 30 phút rồi bắc xuống để nguội, uống nhiều lần trong ngày, nên cách khoảng một tiếng đồng hồ lại uống một bát. Mỗi thang thuốc uống được 3 ngày lại thay thang khác.
“Thời gian chữa khỏi bệnh không cố định. Người nào bị nhẹ, viên sỏi nhỏ thì chữa rất nhanh, có thể chỉ đến 3 ngày uống thuốc là có thể thải được viên sỏi ra ngoài. Đối với những viên sỏi quá lớn cần có một thời gian bào mòn khá lâu mới có thể thoát ra ngoài”, lão lương y giải thích.
Ông Châu lý giải về cơ chế của bài thuốc một cách dân dã, dễ hiểu: “Cứ tưởng tượng xem ở ruột phích bị đá vôi ăn vào, cọ cũng không ra, nhưng đổ nước thuốc chữa sỏi thận vào cái là từng mảng bay hết. Chữa bệnh sỏi thận cũng vậy, chỉ cần uống một thời gian thì nó sẽ tự bào mòn viên sỏi và “tiêu tán” viên sỏi to”.
Những thang thuốc cuối cùng được bổ sung loại thuốc kháng sinh. Đó là lá cây xạ đen chuyên dùng để trị các loại ung thư. Loại lá này có tác dụng chống viêm sưng, kích thích ăn ngủ. Sau khi lấy lá về, thái nhỏ, phơi khô một tuần nắng. Khi có hiện tượng sỏi đã ra khỏi ống nước tiểu thì cho vị thuốc này vào đun cùng với những thang thuốc cuối để làm chất kháng sinh.
Mỗi thang thuốc của ông Châu có giá 30 ngàn đồng. “Đấy là tiền công đi hái. Cả nhà đi khắp các vùng đồi núi Hòa Bình để tìm thuốc, có những cây phải xuống tận Ninh Bình mới có. Có lúc công việc đồng áng chững lại vì có nhiều người đến tìm thuốc quá. Gia đình không có tiền để thuê người đi hái, hơn nữa để người khác đi hái sợ không đúng thuốc thì khổ. Với số tiền công đó cũng chỉ đủ cả nhà rau cháo qua ngày. Quan trọng nhất, chữa được bệnh cho người ta là tôi vui rồi”, ông lão chia sẻ.
Ông Bùi Phi Diệp, Phó chủ tịch UBND xã Yên Trị xác nhận bài thuốc chữa bệnh gia truyền của gia đình ông Nguyễn Sinh Châu nổi tiếng ở xã. “Nhiều trường hợp bệnh nhân tìm đến nhờ ông Châu chữa đều đã khỏi bệnh. Bài thuốc đã được Hội Đông y huyện kiểm nghiệm và chứng nhận”, vị Chủ tịch xã cho biết.
Chữa bệnh sỏi thận bằng chuối hột
Quả chuối hột tròn dài, lúc chín màu vàng, có nhiều hột màu đen, ăn ngọt. Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc” (NXB Y học - 1963), lá và vỏ qu�� chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng, chữa cả chứng tiêu khát.
 

 
Nước sắc quả chuối hột dùng chữa bệnh đái rắt; lá và vỏ quả chuối khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng. 
Ngoài ra, quả và cây chuối hột còn chữa được sỏi thận, đái tháo đường, hắc lào, táo bón, sốt, cảm...
Để chữa sỏi thận, lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa cà phê bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền 2-3 tháng. Để chữa bệnh đái tháo đường, đào lấy củ cây chuối hột rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Hoặc chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc, lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) để uống.
Để trị bệnh hắc lào, dùng quả chuối hột còn xanh cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương liên tục 7-8 ngày. Với trẻ táo bón, lấy 1-2 quả chuối hột chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội, cho ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được. Khi cảm, sốt, đào lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy một chén nước cho uống...
Công dụng tán sỏi thận của kim tiền thảo
Ngoài giải pháp mổ sỏi, nhiều trường hợp có thể tán sỏi từ bên ngoài cơ thể bằng phương tiện kỹ thuật như laser, siêu âm… Một số bệnh nhân chọn cách uống thuốc làm tan sỏi. 
Một số cây thuốc có tác dụng tán sỏi, ví dụ kim tiền thảo. Kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi mà hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urate. Vì vậy người bệnh cần được chẩn đoán, chẳng hạn qua phân tích nước tiểu để biết đã vướng loại sỏi nào, trước khi quyết định dùng kim tiền thảo. 
 

Kim tiền thảo có hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urate, không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi. Ảnh: gxyyzwy
 

Tác dụng của kim tiền thảo không dựa vào cơ chế lợi tiểu. Người dùng thuốc vì thế nên kết hợp kim tiền thảo với một vài dược thảo có công năng lợi tiểu nhẹ, như râu mèo, râu bắp, atiso... để tăng tiến độ đào thải acid uric qua đường tiểu. Quan trọng phải uống nước cho đủ, nhất là trong giờ làm việc và thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu. Gặp được thầy hay, thuốc tốt mà quên uống nước thì chỉ giúp cho sỏi đóng cứng đâu đó dọc đường tiết niệu. 
Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, chất đạm lecithin trong đậu nành có khả năng phá vỡ cấu trúc của sỏi để viên sỏi thành sạn cát rồi theo dòng nước tiểu  ra ngoài. Không chỉ người mang sỏi thận, ngay cả người có cơ tạng dễ bị sỏi thận cũng nên có chế độ dinh dưỡng ít nhiều theo kiểu “ăn chay” với đậu hủ, sữa đậu nành không đường… Không cần mỗi ngày nhưng nếu dùng từng đợt nhiều ngày trong tháng càng hay, nhất là trong thời gian được điều trị bằng cây thuốc.
Chữa sỏi thận bằng thuốc không quá khó. Khó là làm sao để đừng có thêm viên mới sau khi tán được viên sỏi đã có, khoáng chất đừng kết tủa thành sỏi nếu đường tiết niệu còn hanh thông. Nếu không thay đổi được một số tật xấu trong chế độ dinh dưỡng, trong nếp sinh hoạt, chẳng hạn uống bia nhiều hơn uống nước, ăn thịt nhiều hơn dùng rau, thì thầy thuốc giỏi cũng đành bó tay.
Người bệnh cần được theo dõi qua tiêu chí khách quan như siêu âm để xác minh thay đổi về kích thước, vị trí của viên sỏi cũng như xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận.
Ngừa sỏi thận - Nước cam tốt hơn nước chanh

Một cốc nước cam mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự tái phát bệnh sỏi thận tốt hơn các loại nước cùng họ khác như chanh - khám phá của các nhà nghiên cứu trung tâm y tế Tây Nam UT (Mỹ).

Phòng ngừa sỏi thận hiệu quả khi uống nước cam hằng ngày.









Một cốc nước cam mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự tái phát bệnh sỏi thận tốt hơn các loại nước cùng họ khác như chanh - khám phá của các nhà nghiên cứu trung tâm y tế Tây Nam UT (Mỹ).
Những phát hiện này chỉ ra rằng mặc dù nhiều người cho rằng tất cả các loại nước hoa quả họ cam quýt đều giúp chống sỏi thận, tuy nhiên không phải tất cả đều cho hiệu quả như nhau.
Việc kiểm soát về mặt y học sự tái phát bệnh sỏi thận đòi hỏi chế độ ăn kiêng và những thay đổi về thói quen sống cũng như điều trị như việc thêm vào cơ thể muối Kali citrate, chất đã được chứng minh có thể giảm tỷ lệ hình thành sỏi thận mới ở bệnh nhân sỏi thận.
Nhưng nhiều bệnh nhân lại không dung nạp Kali citrate bởi nó có tác dụng phụ tới dạ dày-ruột, theo lời của TS Clarita Odvina, Giáo sư cộng tác của khoa Nội, trung tâm Charles và Jane cho nghiên cứu lâm sàng và chuyển hóa Khoáng và cũng là người đứng đầu nghiên cứu này. Trong những trường hợp như thế, việc bổ sung chất citrate (có trong nước cam) có thể được xem như một loại “thuốc”.
"Nước cam trong tương lai có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh sỏi thận và có thể được coi là một lựa chọn cho các bệnh nhân không dung nạp chất kali citrate", TS Odvina cho biết.
Tất cả nước ép từ họ cam quýt đều chứa chất citrate, tuy nhiên một vấn đề không mấy dễ chịu chính là axit citric làm nên vị chua của các loại quả này. Các nhà nghiên cứu đã so sánh nước cam với nước chanh và đã tìm ra rằng các thành phần đi kèm với citrate (ion kali hay ion Hydro) có thể có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ hình thành sỏi thận mới.
Sỏi thận phát triển khi nước tiểu quá đặc, gây ra các khoáng và hóa chất khác trong nước tiểu kết nối với nhau. Qua thời gian, những tinh thể này liên kết với nhau và phát triển thành sỏi.
13 người tình nguyện (có tiền sử sỏi thận và không) được chia thành 3 nhóm: nhóm chỉ uống nước cất; một nhóm uống nước cam và một nhóm uống nước chanh với liều lượng là 400g/3 lần/ngày trong các bữa ăn. Họ cũng phải duy trì một chế độ ăn kiêng ít calci và oxalate. Mẫu nước tiểu và máu được lấy vào khoảng thời gian nghỉ trong mỗi nhóm.


Bài thuốc chữa sỏi thận từ lá cây thiên nhiên

Bài 1: Lá ngò gai, lấy chừng 01 nắm, đem hơ lửa cho héo, bỏ vô siêu, đổ 03 chén nước, sắc còn lại 8 phân, ngày uống 3 lần: sáng, tối và đi ngủ, trước bữa ăn. Uống như vậy liên tục, nam uống 7 ngày, nữ uống 9 ngày, thì tiểu ra hết sạn trong bọng đái, nếu còn nhỏ thì sẽ tiêu mất. Bài thuốc này rất hiệu quả, đã có nhiều người dùng và đều cho kết quả tốt.

Bài 2: Trái chuối hột giú chín, đãi ra lấy hột, chừng 1 chén, đem phơi khô, rang cho cháy, tán thành bột, đi đâu đem theo, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống từ 10 ngày đến 20 ngày sẽ tiêu ra hết.

Bài 3: Lá thúi địch, loại lá xanh giống như lá sâm, hái 01 nắm lớn, rửa sạch, đâm vắt nước uống sống mỗi ngày 2 lần, liên tục 10 ngày đến 20 ngày trở đi sẽ hết.

Bài 4: Lá bông bụp lồng đèn theo hàng rào, hái 01 nắm, đâm, để chút muối, chế thêm nước lạnh, vắt cho sệt sệt, ngày uống 2 lần, uống trong 15 ngày sẽ tiêu ra hết.

Bài 5: Lá trầu bà loại lá lớn, hái chừng 5-10 lá, bỏ vô nồi sắc 3 chén còn 1 chén, uống chừng 10 ngày, sẽ tiêu ra hết. Còn xác thì nấu thế nước trà uống thường xuyên cho nó tiêu, không tái phát.

Bài 6: Trái khóm, khoét lỗ, nhét phèn chua vô ruột, nướng chín, vắt nước uống ngày vài lần sẽ hết. Chỉ uống khoảng 15 phút là hết đau liền.

Bài 7: Đọt tre mỡ, rễ tranh, râu bắp, lấy mỗi thứ 01 nắm, sao khử thổ, sắc 03 chén còn 01 chén, uống trong 3 tuần sẽ hết.

Bài 8: Hột chuối hột chín, đãi ra, đem rang cho vàng, lấy 01 nắm, sắc 03 chén còn 8 phân, uống sẽ hết

Bài 9: Vỏ sầu riêng, xắc mỏng, phơi khô, sao, cắt lá mã đề, nấu chung, sắc uống chừng 7 lần, tiểu ra hết.

Bài 10: Dây hàn the, cắt đem phơi khô, sao khử thổ, mỗi ngày nấu 01 nồi, nấu cho kẹo lại, uống liên tiếp trong vòng một tháng sẽ tan sạn.

Bài 11: Đọt gòn còn non, mỗi ngày đâm vắt nước, uống 1 tô, uống trong một tháng, tiểu ra sạn từ từ, và sau khi uống, chụp hình lại sẽ thấy kết quả không lường được. Hiệu nghiệm trăm phần trăm.

Bài 12: Cây bông nở ngày (bông tròn màu tím), chặt phơi khô, để dành, mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tiếp cho đến khi hết sạn, tiểu thông thì thôi.

Bài 13: Trái chuối hột non (chuối chát), đâm vắt lấy nước chừng 1 ly, để chút muối uống liên tục, sẽ đái ra hết hoặc sạn sẽ tiêu.

Bài 14: Rau om, độ một nắm, đâm nhuyễn, đỗ nước, vắt lấy nước cốt chừng hai phần chén. Chặt ngang rồi khoét lỗ cây chuối hột, đỗ nước cốt rau om vô lỗ cây chuối hột, lấy chén đậy lại 1 đêm. Sáng ra lấy nước để vô chai, ngày uống 03 lần. Nếu đau nặng, chặt uống chừng 5 cây, làm như vậy sẽ kết quả. Bài thuốc này áp dụng để trị sạn thận, đau nhức, tiểu khó khăn.

Bài 15: Đập 02 hột vịt, lấy lòng trắng hòa với chút rượu trắng, uống chừng vài ba lần sẽ hết, kết quả trăm phần trăm. Bài này áp dụng để điều trị đau nhức 2 bên trái thận, đi đứng khó.

Bài 16: Bột ngọt 01 muỗng cà phê, một chút muối, một chút đường, hòa với nước lạnh, cho uống sẽ hết liền. Áp dụng trong trường hợp đau thận làm ngất xỉu. Lưu ý: chỉ uống một lần thôi

Bài 17: Một trái khóm, nướng cho chín, vắt nước vô 2 tròng đỏ hột gà, quậy cho đều, ăn vài lần sẽ hết. Bài này rất công hiệu trong việc thận nhức, thận đau.

Bài 18: Lá dâu tằm ăn, hái lá non, giã ra, vắt nước, còn lá già, sao khử thổ, sắc uống sẽ hết. Bài thuốc này dùng trong trường hợp tiểu đêm (độc vị)

Bài 19 - Thuốc bổ thận: Hột mận phơi khô chừng 01 ký, bỏ vô ngâm với 1 lít rượu trắng độ 7 hôm, uống mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa cơm, uống chừng 10 ngày.

Bài 20 - Thông tiểu, hạ nhiệt: Rễ cây Sâm Đất (cây nổ, có hoa màu tím, có trái chín đen khi thả xuống nước nổ lụp bụp) nấu nước uống với lá sâm dứa thơm như uống nước trà. Dùng thay cho nước lọc càng tốt giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, uống lâu ngày da dẻ mịn màng, không có tác dụng trị sạn thận nhưng dùng lâu ngày ngăn nguy cơ sạn thận. Cây này có thể phơi khô để bảo quản sử dụng lâu ngày.


(ST)



 

em có sỏi thân 9mm em ăn 7 quả du đu xanh sau đó di siêu âm không thây soi,nhưng di chụp x quang thì nó lại xuống bàng quang.cho em hỏi như thế có tiến chuyến gì không
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Bạn ơi bạn ăn đu đủ hết sỏi luôn rùi ak. Chỉ mình với bạn ơi .
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Em có sỏi 8 mm nhưng mà ko bít sỏi loại gì nữa ak. Có loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn ko ah . Em lo lắng quá. Chỉ giú em với ak . Em cám ơn ak
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Em phải đi khám xem cụ thể thế nào thì mới biết được điều trị ra sao chứ. Đến sỏi loại gì còn khám chưa ra thì không nên tự ý dùng thuốc đâu nhé. Chúc em mau khỏe!`
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Bạn gọi vào số bày nhé 0908915905
hơn 1 tháng trước - Thích
tôi bị sỏi thận 2,6cm sỏi quậy nhẵn uống nhiều thuốc không khỏi mời thư mục tư vấn giúp
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Tôi đã dùng quả Đu Đủ nhưng chưa thấy tiêu được
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
bạn sẽ hấp đu dủ non len an khoảng 7 quả thì sẽ thấy hiệu quả
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Tôi bị đau bên hông trái lâu lâu một lần nhưng rất gắt. Xin hỏi có phải tôi bị sỏi thận không?
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Vị trí hông trái thường được dùng lẫn lộn giữa mạn sườn trái (từ mép trên xương chậu đến bờ sườn), vùng mông trái phía sau và vùng háng. Ba vị trí đau này có nguồn gốc khác nhau và hướng xử trí khác nhau. Do bạn không chỉ rõ vị trí đau của bạn và biểu hiện diễn biến ra sao nên chúng tôi không thể đưa ra hướng điều trị chính xác được. Bạn nên đi khám để được chuẩn đoán và điều trị cụ thể
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Phai
hơn 1 tháng trước - Thích
mua thốc chữa sỏi thận của ông Nguyễn minh Châu ở đâu
hơn 1 tháng trước - Thích
cho em hỏi các vị thuốc trong đơn thuốc của bác châucây xạ bướm, cây cỏ xương , cây xa ngạn, cây thóc bút, cây gai nướclà những cây gì có tên gọi khác là gì ạem search trên mạng nhưng không thấy thông tin. em xin cãm ơn nhiều
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Chua. Xoi. Mat
hơn 1 tháng trước - Thích
Bac si cho em hoi Khong biet em bi soi gi ma đi tieu co mui rat la.
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho tôi xin địa chỉ của lương y
hơn 1 tháng trước - Thích
cho mình hỏi sỏi gì thì có thẻ dùng kim tiền thảo or đu đủ vậy?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận