Chữa táo bón bằng khoai lang bài thuốc đơn giản, tự nhiên

Chữa táo bón bằng khoai lang bài thuốc đơn giản, tự nhiênCây Khoai lang có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới, lan truyền sang các quần đảo Thái Bình Dương, các nước Châu Á, được Cristophe Colombo đưa về châu Âu và người Bồ Đào Nha đưa vào Châu Phi.





 


CHỮA BỆNH TÁO BÓN BẰNG KHOAI LANG
 

Khoai lang là cây lương thực ăn củ, ăn lá, ăn đọt (ngọn), thích nghi với nhiều vùng khác nhau; từ vùng xích đạo nhiệt đới tới vùng ôn đới, có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất cát nhẹ. Củ khoai hình thành là do rễ phồng lên, chứa tinh bột và đường; củ trắng vàng hay đỏ tím tuỳ theo từng giống.

Khoai lang có 3 nhóm giống chính:

- Nhóm giống củ thịt mềm, nhiều nước, nấu chín có vị ngọt, mùi thơm, dùng luộc ăn tươi, nấu chè, làm mứt. Các giống nổi tiếng thuộc nhóm này: khoai Lim ở Bắc Ninh; khoai Nghệ ở Ninh Bình; khoai Vồ, Điệp ở Quảng Nam; khoai Dương Ngọc, Ngọc Nữ, Trắng giấy, Tám nghen ở Nam Bộ; khoai Mật, khoai Bí ở Đà Lạt. Các giống thịt vàng có nhiều vitamin A.

- Nhóm giống củ thịt chắc có nhiều bột, thích hợp với thái lát, phơi khô, làm bột. Các giống nổi tiếng thuộc nhóm này: Khoai Phụng, khoai Trà Beng ở Nam Bộ; các giống Tai Nung gốc Đài Loan.

- Nhóm giống củ thịt xơ, ăn không ngon, năng suất cao nhưng chất lượng dinh dưỡng kém, trồng làm thức ăn chăn nuôi. Các giống chính thuộc nhóm này là Hồng Quảng, Okinawa 100, Hsinchu.

Trong củ Khoai lang tươi có: 68% nước, 0,8% protit, 28,5% gluxit, 34mg% canxi, 50mg% phốtpho, 23mg% vitamin C. Ở nước ta, Khoai lang là cây lương thực quan trọng. Trước đây Khoai lang là lương thực chính ở vùng đất cát, nhân dân ta thường luộc khoai ăn tươi hoặc phơi khô, làm bột, làm bánh mứt, nấu chè… Khoai lang khô nấu với đậu là món ăn ngon và bổ dưỡng. Lá và ngọn  rau Khoai lang dùng để xào, luộc, nấu canh rất ngon. Vào các tháng “giáp hạt rau”, rau Khoai lang có tác dụng rất tốt.

Theo Đông y, Khoai lang vị ngọt, tính bình, không độc, nhuận tràng, mạnh tì thận, bổ dưỡng, tiêu ung nhọt.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng Khoai lang

Chữa táo bón

Bài 1: Củ Khoai lang sống rửa sạch, gọt vỏ, giã nhỏ, cho nước đun sôi, quấy đều, uống 1 bát vào sáng sớm, sau nửa giờ chưa đi ngoài lại uống thêm, uống vài ba ngày sẽ hết táo.

Bài 2: Khoai lang củ 150g, gọt vỏ sạch; Vừng đen 20g; Đường 30g. Nấu chè ăn, ngày 2 lần.

Bài 3: Lá Khoai lang tươi 60g; lá Mồng tơi 60g; rau Má 60g. Nấu nước uống hoặc nấu canh.

Chữa kiết lỵ đi ngoài không có nhầy máu: Củ Khoai lang nướng chín, bóc vỏ, chấm Mật ong, ăn ngày 3 lần.

Chữa mụn nhọt: Củ Khoai lang 40g; lá Bồ công anh 40g; Đường 20g. Giã nhuyễn, bọc vải đắp vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần, làm liên tục 2 – 3 ngày.

Hút mủ mụn nhọt: Lá khoai non 50g, Đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn, đắp lên mụn đã vỡ.

Cảm cúm: Khoai lang khô (khoai sát) 1 nắm; Nghệ 1 củ; Giấm nửa bát, thêm muối sắc uống nóng.

Hen suyễn, khó thở, khò khè: Củ Khoai lang hà 3 phần, Bồ kết bỏ hạt 2 phần, sấy khô tán mịn, dùng nước hồ loãng vo thành viên 1g. Người lớn mỗi lần uống 2 viên, ngày 2 – 3 lần. Liều dùng 100 viên. Trẻ dưới 13 tuổi ngày uống 1 viên, chia làm 2 lần, sau bữa ăn .

Chữa bỏng: Lá khoai non rửa sạch, nghiền nát, vắt lấy nước phết lên vết bỏng.

Ngộ độc sắn gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn: Củ Khoai lang tươi 100g, gọt vỏ, giã nát, thêm ít nước, vắt nước cốt cho uống. Cách nửa giờ đến 1 giờ cho uống 1 lần.

Tăng sữa: Đọt khoai non hấp chín hay nấu canh ăn hàng ngày.

Chữa băng huyết: Lá Khoai lang 1 nắm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Cây Khoai lang cũng được khoa học hiện đại nghiên cứu. Các nhà khoa học phát hiện trong củ và lá một số giống Khoai lang có nhiều chất chống oxy hoá như: Polyphenol, Anthocynin nhất là axit hydroxycinnamic là những chất phòng chống bệnh bảo vệ sức khoẻ rất tốt. Các nhà khoa học còn sản xuất chế phẩm Caiapo từ giống Khoai lang trắng của Nhật để điều trị bệnh tiểu đường Type 2 cho kết quả rất tốt. Ở Nhật còn dùng Khoai lang để chế biến rượu ngọt truyền thống Shochu và bia.

Khoai lang là cây lương thực phổ biến của nước ta, có nhiều hoạt chất quý, được cả Đông - Tây y đánh giá cao.

hoai lang – thuốc quý cho bệnh nhân táo bón

Cây khoai lang là một loại cây trồng khá quen thuộc với người dân. Bộ phận dùng của cây thường là củ và lá khoai lang. Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian để điều trị nhiều bệnh như béo phì, thiếu sữa…và đặc biệt là chữa táo bón rất hiệu quả


Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm. Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.

Để chữa táo bón:  Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối.

Các cách khác:

- Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

- Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:

- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

- Đối với bệnh nhân bị sỏi thận, không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi.

- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.

- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

Phòng và chữa táo bón từ khoai lang

Khoai lang là thức ăn, đồng thời cũng là vị thuốc chữa bệnh được dân ta dùng từ lâu đời. Bà con ta thường ăn khoai lang tươi luộc, nướng, hoặc thái mỏng phơi khô. Lá khoai lang non và những ngọn lang được dùng luộc hoặc nấu canh ăn như rau tươi. Về thành phần hóa học, trong 100g củ khoai lang tươi có 6,8g nước, 0,8g protid, 0,2g lipit, 28,5g gluxit, 1,3g xenluloza, và cung cấp cho cơ thể 122 calo. Ngoài ra, trong khoai lang tươi còn có nhiều vitamin và muối khoáng, có canxi, sắt, các vitamin B2, PP và C... Rau lang cũng có thành phần dinh dưỡng không thua các loại rau tươi khác. Trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protit, 2,8g gluxit, 48mg canxi, 54 mg phospho, 11 mg vitamin C..., nên ngoài giá trị ăn uống, khoai lang còn là cây thuốc chữa táo bón rất công hiệu. Bộ phận được dùng làm thuốc là củ khoai, lá non và tinh bột.

Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ tì vị, nên được dùng chủ yếu để chữa táo bón. Có thể dùng củ khoai hoặc nước rau khoai lang đều tốt cả. Cách dùng như sau: tốt nhất là dùng nước từ củ khoai lang - rửa sạch củ, gọt vỏ, nghiền nát bằng một dụng cụ sạch rồi bọc vào gạc sạch, vắt lấy nước uống. Buổi sáng lúc đói bụng uống nửa cốc to nước củ khoai lang, còn trước mỗi bữa ăn uống nửa cốc. Uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ hết táo bón. Trong một số trường hợp đặc biệt như táo bón trong bệnh trĩ, táo bón nặng lâu ngày cần uống một thời gian dài hơn 10 – 15 ngày. Uống nước khoai lang không gây đại tiện lỏng, không có tác dụng phụ, chỉ làm cho phân mềm, dễ tiêu hóa và đi ngoài hơn.

Hoặc dùng nước rau khoai lang - luộc lá khoai lang ăn và lấy nước uống cũng chữa khỏi táo bón: lấy 60-100g lá khoai lang (chọn những lá non) nấu với 250 ml nước, uống hết một lần. Uống mỗi ngày 2 lần và uống liền 2-3 ngày. Có thể luộc củ khoai lang, hoặc lấy những ngọn và lá khoai lang non luộc hay nấu canh ăn đều có tác dụng nhuận tràng rõ rệt, phân mềm, tránh được táo bón.

 

CÁC BÀI THUỐC CHỮA TÁO BÓN HIỆU QUẢ  KHÁC


Táo bón có nhiều nguyên nhân gây nên, thông thường là do chế độ ăn thiếu rau, uống ít nước, bệnh trĩ... Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, vận động các bắp thịt ở bụng. Dùng bài thuốc sau:


Khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày.

- Mật ong 25 ml, vừng đen 20 g. Vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi chín chia 2 lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền 7 ngày.

- Đậu xanh 40 g, đường đỏ 30 g. Đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm 350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày.

- Hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10 ngày.

- Cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày.

- Đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều, cho bệnh nhân ăn như bài trên.

- Hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ, cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội.


Chữa táo bón bằng rau má

.



Cách phòng bệnh chứng táo bón: người dễ bị táo bón cần chú ý giữ gìn trong ăn, uống. Cần kiêng ăn uống các chất cay nóng như gừng, ớt, quế, các loại rau gia vị có tinh dầu nóng; kiêng rượu, thuốc lào, thuốc lá. Hàng ngày phải đảm bảo đưa được một lượng nước khoảng 2 lít vào cơ thể bằng căn cơm, canh, cháo súp, nước giải khát …

Song những người có bệnh suy thận, suy tim, huyết áp cao nên tham khảo ý kiến thầy thuốc. Những người có bệnh ngoài da, hay bệnh đường hô hấp dễ bị mắc chứng táo bón vì vậy cần chữa các chứng bệnh này tích cực để giảm thiểu táo bón.

 Nước rau má có tác dụng phòng, chống bệnh táo bón rất tốt.


Cách điều trị chứng táo bón: bạch thược, đan bì, mạch môn, thiên môn mỗi vị 12g; đương quy, hoài sơn, sa sâm, thục địa mỗi vị 16g; ngũ vị tử 8g. Tất cả các vị trên sắc uống trong ngày. Thang thuốc này dùng trị chứng táo bón ở người già.

Củ gai, hoàng cầu, sinh địa, mỗi vị 12g, hương phụ chế 16g, sắc uống. Thang thuốc này dùng trị chứng táo bón ở phụ nữ có thai.

Vừng đen, đậu đen, nước rau má, nước rau ngót, lá chút chít, mật ong, huyền sâm, sinh địa, hạt muồng sống mỗi vị từ 4-6g sắc uống. Nếu táo bón kèm theo ho thì sắc thêm cát cánh, cam thảo, hạnh môn. Thang thuốc này dùng trị chứng táo bón cho trẻ em.

Đương quy, thục địa, sa sâm, mỗi vị 16g; chỉ thực, mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống. Thang thuốc này dùng trị chứng táo bón cho người bệnh bị ốm lâu ngày mới bình phục bị táo bón.

Thạch cao 16g; huyền sâm, chỉ xác, sinh địa mỗi vị 12g; cam thảo, đại hoàng mỗi vị 6g, sắc uống. Thang thuốc này dụng trị chứng táo bón ở người đang khỏe mạnh mà do cảm, sốt gây táo bón.

Chữa bệnh táo bón bằng rau quả trong vườn nhà

Nguyên nhân gây ra chứng táo bón rất đa dạng như chế độ ăn uống không hợp lý, lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ, yếu tố tâm lý... nên người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ để xác định phương pháp điều trị phù hợp, tránh dẫn đến các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư trực tràng, đại tràng, hậu môn …

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, rau củ có tác dụng chữa táo bón hiệu quả. Dưới đây là một số loại rau, củ, quả rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày điều trị căn bệnh trên:

Rau mồng tơi: Dùng một nắm lá mồng tơi, rửa kỹ, giã nát vắt lấy nước cốt pha với một tách nước uống, chỉ một vài lần là thấy ruột mát, đi đại tiện dễ dàng. Khi dùng thang này, tránh ăn các thứ cay, nóng, uống rượu; khi uống được vài giờ, ăn thêm củ Khoai lang luộc rất hiệu  nghiệm.

Rau diếp cá: Lấy 5 – 10g cây diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 – 12 phút, sau đó uống thay trà.

Cà chua: Trong cà chua chứa các thành phần như các loại vitamin, lycopene, axit citric, axit malic, pectin… đều là những chất có lợi cho sự hoạt động bình thường của dạ dày và ruột.

Cà rốt: Đây là loại củ chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Thêm vào đó, vào mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, bạn cũng nên cần uống một cốc nước đun sôi để nguội sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong suốt 1 ngày bạn cần đáp ứng 2 lít nước cho cơ thể.
CÁCH PHÒNG BỆNH TÁO BÓN ĐƠN GIẢN

Dưỡng phổi

Thời tiết hanh khô làm tăng cảm giác khô ở vùng mũi, miệng và họng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan hô hấp. Theo Đông y thì phổi có liên quan trực tiếp tới đại tràng và được ví như một "mối quan hệ trong ngoài tương thích". Do vậy, những tổn thương dù là nhỏ ở phổi cũng làm hạn chế hoạt động của nhu động của đại tràng, dẫn tới hiện tượng táo bón.

Gợi ý: Luôn giữ ấm cho phổi, tăng cường bổ sung các thực phẩm như: cà chua, tỏi, táo, cá và các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E khác.

Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả
 

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quá trình mất nước cho cơ thể khi thời tiết hanh khô đó là uống nhiều nước. Trung bình mỗi ngày, lượng nước bốc hơi qua da ít nhất là 600ml, và qua đường thở (mũi) là 300ml. Do vậy, việc bổ sung nước ầy đủ mỗi ngày sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của hệ hô hấp và tiêu hóa

Ngoài việc uống nước trực tiếp, hãy tăng cường rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày. Rau xanh chứa nhiều chất xơ và nước, có tác dụng tốt trong việc nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa. Chuối, táo, thanh long, khoai lang... là những thực phẩm “vàng” trị táo bón vì chúng chứa nhiều chất xơ và các enzym kích thích tiêu hóa.

Đi vệ sinh đúng giờ

Hãy rèn luyện thói quen này càng sớm càng tốt. Việc đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo “nếp” cho não bộ và tăng cường sự ổn định trong hoạt động co bóp của ruột cũng như đại tràng.

Bạn tuyệt đối không nên “nhịn” đi đại tiện vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu ngày sẽ làm mất cảm giác cũng như độ nhạy cảm của não bộ đối với việc đại tiện.

Chất thải tích lâu ngày trong đại tràng sẽ trở nên khô cứng, làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

Giảm stress

Bệnh táo bón có liên quan trực tiếp tới trạng thái tinh thần của cơ thể. Lo lắng, căng thẳng dài ngày sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa và bài tiết, và cụ thể là làm giảm nhu động ruột trong việc chuyển hóa thức ăn.

Do vậy, bạn hãy rèn luyện cho mình một thói quen sống khoa học để cơ thể bạn được nghỉ ngơi 1 chác hợp lý, giảm thiểu lo lắng và căng thẳng

Tập thể dục

Tăng cường vận động, thể dục thể thao giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể,làm hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru và hiệu quả. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho cơ thể trong vệc điều trị táo bón.

Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ thói quen ngồi quá lâu trong thời gian đại tiện, đặc biệt là khi ngồi xổm vì tư thế ngồi này gây áp lực lớn lên cá tĩnh mạch, lâu ngày có thể gây bệnh trĩ và táo bón.






Những thực phẩm chữa b��nh táo bón hiệu quả
Cách chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả -
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả .
Ăn gì chữa táo bón
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Bệnh táo bón ở trẻ em
Những món ăn chữa bệnh đường ruột hiệu quả






(ST)