Trẻ bị táo bón, các mẹ không nên vội cho trẻ uống thuốc ngay. Xin mách các mẹ một số cách chế biến khoai lang có thể chữa táo bón cho bé tuổi ăn dặm ngon khó cưỡng. Khoai lang rất giàu vitamin A, E canxi, beta carotene và folate. Ăn nhiều khoai lang không những tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trôi. Hãy cùng tham khảo những cách dưới đây nhé!
Bột gạo hoặc bột ngũ cốc nhiều hương vị thường là món đầu tiên khi bé tập ăn dặm. Bên cạnh bột, một số loại rau củ quả dễ tiêu hóa, gồm khoai lang cũng nên được thêm vào chế độ ăn dặm đầu đời của bé. Sau khi cho con ăn bột ngọt và khoai lang riêng biệt để đảm bảo không có dị ứng.
1.Thêm khoai lang vào bột ăn dặm
Chuẩn bị khoai lang
Khoai lang cần phải được nấu chín kỹ, nhừ trước khi cho bé ăn. Bạn có thể chọn một trong 3 cách như luộc, hấp hoặc nướng chín khoai lang khi chế biến cho bé. Sau đó, nghiền thật mịn khoai lang với chút nước luộc (hấp) hoặc ít sữa mẹ (hay sữa công thức đã pha). Do bé mới ăn dặm nên chỉ ăn được những thứ lỏng, mịn, không có cục để khi nuốt, bé không bị nghẹt thở hoặc bị hóc; vì thế, để thêm khoai lang vào bột ngọt cho bé, cần đảm bảo khoai lang được chế biến là một hỗn hợp thật lỏng, loãng và mịn.
Chuẩn bị bột ăn dặm
Vào giai đoạn đầu, bột ngọt ăn dặm (có thể chọn bột bán sẵn, đem pha với nước ấm, quấy đều cho bé) được sử dụng nhiều. Với loại bột này, bạn có thể trộn vào đó ít sữa mẹ hoặc vài thìa sữa bột rồi quấy đều cho bé thưởng thức. Cuối cùng, bạn thêm vào bát bột của bé ít hỗn hợp khoai lang lỏng rồi trộn thật đều.
Tuy nhiên, cần chú ý là bột bán sẵn thường được chế biến thành những hương vị khác nhau như bột gạo sữa, bột chuối đào, bột mơ đào… Khi ấy, muốn thêm khoai lang vào bột cho bé thì cần chú ý chọn loại bột ít hương vị bổ sung như bột gạo sữa để bé không khó ăn.
Lưu ý: Ban đầu, chỉ nên khuấy 1-2 thìa cafe hỗn hợp lỏng khoai lang vào bát bột để bé làm quen.
2. Thêm khoai lang vào cháo
Với các bé bị táo bón, khi nấu cháo các mẹ nên thêm 1 củ khoai lang để chữa táo bón cho con.
Bích Ngân lúc này được 19 tháng tuổi, cân nặng 9 kg, cao 80 cm.
Lịch sinh hoạt hằng ngày của cháu như sau:
6h30: ăn chén cháo (gà ác, rau mồng tơi bằm, dầu gấc, cháo trắng nấu với xương)
8h: cháu ngủ đến 10 – 10h30, dậy cháu uống khoảng 120 ml sữa
12h15: cháu ăn chén cháo
13h – 13h20 cháu ngủ đến 15h – 16h, dậy uống sữa 120 ml, có thể ăn thên một hũ váng sữa.
17h30 ăn chén cháo.
20h20 ăn chén cháo.
Cháu ngủ đến sáng, không uống sữa đêm.
Gần đây cháu không chịu uống sữa. Em có cho cháu đi trung tâm dinh dưỡng nhưng cũng chỉ một tháng bác sĩ cũng chỉ khuyên về chăm sóc cho cháu thôi. Mới đầu nghi cháu thiếu máu, cho cháu xét nghiệm nhưng không phải. Gần đây bệnh viện Từ Dũ cho cháu uống sắt, kẽm và cốm Baby, nhưng cháu chỉ uống kẽm được thôi. Đặc biệt cháu không uống thuốc ngọt, có mùi vị là cháu nôn ra hết.
Rất mong chị tư vấn xem có cách nào giúp cháu uống sữa hay ăn khỏe để phát triển hay không? Cháu rất nghịch, nói chung cháu không bệnh vặt, mấy hôm nay cháu mọc một lúc 04 răng hàm, 03 răng nanh nhưng không sốt, đi chích ngừa cháu không khóc, nói chung cháu thuộc dạng lì.
Các loại sữa cháu đã dùng: từ tháng 1 đến 12 tháng cháu dùng Similac, sau đó: Dielac, Nes Nan, Lastogen, và bây giờ cháu đang uống sữa Nan.
Bình thường cháu đi ngoài 02 ngày/ lần, phân màu đen, dạng bón. Bác sĩ cho uống để giảm bón nhưng chỉ được 01- 02 lần thì đâu vào đấy.
Với những thông tin trên em rất mong nhận thư hồi âm của các bác sĩ sớm có cách giúp bé Ngân ăn khỏe chóng lớn. (Văn Vũ Thị Ngọc)
Trả lời của bác sỷ chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa:
Về chế độ ăn của cháu chỉ có thiếu sữa, còn lượng cháo như vậy là đủ. Nhưng mà cân nặng lại quá thiếu, sắp có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân có lẽ là do cháu bị táo nên không hấp thu được thức ăn.
Trước hết em cần tăng lượng sữa bột vào các bữa cháo của bé, dù là cháo mặn em vẫn có thể trộn sữa bột công thức vào cũng được. Mỗi bữa cháo trộn 3 thìa, như vậy với 4 bát cháo một ngày em đã tăng thêm được 400ml sữa cho bé.
Ngoài ra nên cho cháu ăn thêm sữa chua ngày 2 – 3 hũ (100ml/hũ). Em có thể trộn quả chín như chuối, đu đủ vào sữa chua vừa ngon lại có tác dụng chữa táo bón rất tốt.
Các bữa cháo khi nấu nên thêm 1 củ khoai lang để chống táo bón, đặc biệt cần lưu ý tăng lượng dầu, mỡ vào các chén cháo, mỗi chén 2 thìa cà phê (10ml).
Nên cho cháu uống nhiều nước, mỗi ngày ngoài sữa em cho bé uống khoảng 300 – 400ml nước/ngày (nước trái cây hoặc nước chín để nguội).
3. Khoai lang là món ăn ưu tiên hàng đầu khi cho trẻ nhỏ ăn dặm
Củ khoai lang có lượng dinh dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt hơn, các chuyên gia khuyên các bà mẹ nên dùng khoai lang cho các bữa ăn dặm của bé.
Lượng dinh dưỡng khá nhiều cùng với vị ngọt ngọt, mềm mịn dễ ăn của khoai lang đã giúp loại thực phẩm này dễ dàng chiếm ưu thế hơn tất cả các lựa chọn khác để trở thành một trong những món ăn hàng đầu cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm.
Khoai lang rất giàu vitamin A, E canxi, beta carotene và folate. Hấp thụ nhiều loại vitamin này sẽ giúp bé trẻ sáng hơn, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trôi… Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của trẻ.
Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi thì khoai lang là thực phẩm đứng đầu với 582 điểm. Đứng thứ 2 là cà rốt với 434 điểm.
4. Lựa chọn và bảo quản khoai lang như thế nào?
Khoai lang lọt top 1 trong 15 loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất do có củ mọc ngầm dưới đất. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm mua khoai lang tươi cho con.
Cách lựa chọn khoai lang cũng không hề khó. Mẹ nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt, sứt. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa. Những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được.
Không nên bảo quản khoai lang bằng tủ lạnh vì nó sẽ nhanh hỏng và bị mất mùi vị, bị héo.Hãy bảo quản khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon, đừng để ở chỗ ấm và ẩm thấp vì như thế khoai sẽ mọc mầm. Nếu bảo quản tốt có thể để khoai từ 7 – 10 ngày.
Cũng như các loại thực phẩm khác, mẹ hoàn toàn có thể chế biến sẵn khoai và cấp đông trong ngăn đá cho bé ăn dần.
5. Gợi ý để mẹ chế biến khoai lang cho bé yêu
a. Khoai lang trộn sữa (cho bé 5 tháng trở lên)
Khoai lang nhỏ rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín trong vòng 10 phút.
Mẹ lưu ý nên thái mỏng khoai thành miếng vừa ăn, như thế khoai sẽ dễ chín hơn.
Nghiền nhuyễn khoai lang rồi trộn với sữa công thức đến khi đạt độ dẻo dính phù hợp.
b. Cháo khoai lang trứng gà (cho bé 6 tháng trở lên)
Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín.
Nghiền nhuyễn/ xay sinh tố khoai lang với một chút sữa công thức hoặc nước lọc.
Đun nóng cháo, cho khoai lang vào quấy đều. Cho thêm ½ lòng đỏ trứng, đun thêm 1 – 2 phút.
Trước khi cho bé ăn có thể rây lọc thêm một lần nữa.
c. Khoai lang nghiền táo (cho bé 6 tháng trở lên)
Khoai lang, táo gọt vỏ, rửa sạch thái miếng quân cờ
Hấp khoai và táo từ 5-10 phút.
Nghiền nhuyễn khoai cùng với táo. Mẹ có thể cho thêm ít nước để đạt độ loãng như ý
d. Súp khoai lang (cho bé 8 tháng trở lên)
Nguyên liệu: Khoai lang 30g, 1 thìa cà phê bột mì, bơ nhạt, dầu oliu, 1 chén con nước dùng (nước xương gà hoặc nước rau củ), 1 chén con sữa, gừng, đường.
Cách làm:
Xào bơ và bột trong chảo đến khi có màu cánh gián. Thêm nước dùng và đường nâu đun sôi.
Khi nước đã sôi,bỏ khoai lang và một chút gừng vào đun tiếp đến khi chín.
Cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, nghiền nhuyễn rồi lọc qua rây.
Bắc thành phẩm lên bếp, đun nóng cùng sữa rồi cho ra bát, để trẻ ăn khi nóng ấm.
Củ khoai lang được coi là món ăn rất tốt cho trẻ bị bệnh đường ruột. Với hàm lượng tinh bột cao và dễ chế biến. Món khoai này sẽ rất thích hợp làm món ăn hấp dẫn cho bé. Mong là những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé.