Chữa táo bón sau khi sinh cực kì đơn giản
Sau khi sinh ăn khoai lang có tốt?
Chữa táo bón cho trẻ từ khoai lang
Là thực phẩm giàu tinh bột, có chất xơ và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin B6… mang công dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ, đặc biệt tốt cho trẻ bị táo bón. Với vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ tì vị, nên được dùng chủ yếu để điều trị táo bón và dễ ăn đối với trẻ em.
Khoai lang luộc chữa táo bón ở trẻ
Bạn hãy cho con ăn khoai lang luộc mỗi ngày. Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100 g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hoá vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hoá thức ăn trở nên nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Ngoài ra, để chữa táo bón còn có thể uống nước khoai lang luộc (khoai lang rửa sạch vỏ), nghiền nát bằng một dụng cụ sạch rồi bọc vào gạc sạch, vắt lấy nước uống. Buổi sáng lúc đói bụng uống nửa cốc to nước củ khoai lang, còn trước mỗi bữa ăn uống nửa cốc. Uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ hết táo bón.
Ảnh: Sưu tầm Internet
Khoai lang dùng cho trẻ bị táo bón rất tốt !
Rau khoai lang tốt cho trẻ bị táo bón
Không chỉ củ khoai lang mà rau khoai lang cũng có thể chữa táo bón ở trẻ. Bạn hãy dùng nước rau khoai lang, luộc lá khoai lang ăn và lấy nước cho trẻ uống cũng chữa khỏi táo bón. Các mẹ có thể lấy 60 – 100g lá khoai lang (chọn những lá non) nấu với 250 ml nước, cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần và uống liền 2-3 ngày. Có thể luộc củ khoai lang, hoặc lấy ngọn và lá khoai lang non luộc hay nấu canh ăn đều có tác dụng nhuận tràng rõ rệt, phân mềm, tránh được táo bón.
Chè khoai lang
Các mẹ cũng có thể nấu chè khoai lang tươi hoặc khô với vừng hoặc ít hoa quế. Một cách khác là ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.
Khi điều trị táo bón cho trẻ bằng khoai lang, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề như không nên ăn rau khoai lang thường xuyên vì nó chứa nhiều can xi, có thể gây sỏi thận. Đặc biệt trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng có thể uống nước gừng để chữa.