Cách nấu canh mướp mồng tơi đơn giản, cực ngon
Chữa táo bón sau khi sinh cực kì đơn giản
Chữa táo bón bằng rau mồng tơi hết táo bón cực nhanh.Rau mồng tơi còn có các tên gọi khác là mùng tơi, tầm tơi, tên theo tiếng Hán là lạc quỳ, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái, còn tên khoa học của nó là Basella rubra Lin.
TÌM HIỂU CÔNG DỤNG CỦA RAU MỒNG TƠI
công dụng chữa bệnh không ngờ của rau mồng tơi
- Rau mồng tơi còn có các tên mùng tơi, tầm tơi, tên Hán là lạc quỳ, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái. Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng... Dùng mồng tơi chữa táo bón, đái dắt, kiết lỵ, làm đẹp da... vô cùng hiệu quả.
|
1. Loại rau tốt cho người tiểu đường: Rau mồng tơi giúp thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao. |
|
2. Trị núm vú sưng: Dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc. |
|
3. Trị táo bón: Ăn rau mồng tơi hàng ngày giúp nhuận tràng rất tốt. Nếu bị táo bón có thể dùng bài thuốc sau: Lấy 500g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông. |
|
4. Trị đái dắt: Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh đái dắt. |
|
5. Trị tiểu buốt: Hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi. |
|
6. Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt. |
|
7. Làm đẹp da: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ. |
|
8. Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp. |
|
9. Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả. |
|
10. Chữa khó chịu, hơi thở nóng: Khi người khó chịu, mũi thở ra hơi nóng thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ với cua đồng giã nát ăn vào các buổi trưa, rất công hiệu. |
|
11. Trị trĩ: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái), rất hiệu nghiệm. |
|
12. Trị đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má. |
|
13. Giảm chất béo, cholesterol: Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol: cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm thân trọng nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng. |
CÁCH CHỮA BỆNH TÁO BÓN BẰNG RAU MỒNG TƠI
Mồng tơi tính hàn, cả Đông và Tây y đều khẳng định là loại rau có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt. Các nghiên cứu còn cho thấy, nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Sau đây là vài bài thuốc của rau mồng tơi trong mùa nắng nóng.
Trị chứng táo bón, nóng ruột: Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Một bài thuốc rất đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Để có kết quả tốt hơn thì sau khi uống 2 giờ nên ăn thêm vài củ khoai lang. Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng như rượu, ớt, hạt tiêu...
Trị sưng trĩ: Trĩ là bệnh của nhiều người và cũng gây khó chịu. Đã có nhiều biện pháp chữa trĩ cả Đông y và Tây y, nhưng nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.
Trị chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và rất khó thì lấy lá mồng tơi từ sáng sớm (4h sáng) những lá này phải lau sạch từ hôm trước (đánh dấu và vẫn để trên cây) mang về cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc mặt trời mọc. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang). Chỉ sau vài lần làm như thế sẽ có kết quả.
Làm đẹp da với rau mồng tơi.
Thanh nhiệt, giải độc: Ăn mùng tơi với nhiều cách mà bạn có thể nghĩ ra như canh nấu với mướp, rau đay, cua... Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột. Hay dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần.
Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.
Làm đẹp da: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi chữa chảy máu mũi do huyết nhiệt (chảy máu cam). Dùng mồng tơi giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng sẽ mau lành. Mồng tơi trộn với đường phèn, giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ giúp cầm máu, vết thương mau lành.
Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật
Trẻ bị táo bón - đã có rau mồng tơi
Sáng nào mẹ cũng cho con ngồi bô, ngồi đến đỏ cả mông mà vẫn không thấy dấu hiệu khả quan. Chỉ thấy con tỉn…tỉn…tỉn...
Đọc bài viết “Chữa tào tháo đuổi” của Mẹ Jerry, mình chợt nhớ ra mình cũng một vài kinh nghiệm chữa trị táo bón cho các con. Các mẹ xem rồi áp dụng thử xem nhé. Mình đã áp dụng và thấy hiệu nghiệm lắm.
Từ khi Hip nhà mình sinh ra cho đến khi con được 4 tháng tuổi, con luôn mắc chứng hễ tè dầm là con dỉm ra quần. Chỉ khổ bà nội, bà ngoại phải giặt đồ cho con suốt cả ngày. Trời hè nắng là vậy thế mà có ngày chẳng còn cái quần, cái tã nào để cho con mặc. Mẹ nghĩ do con được nuôi bằng sữa mẹ nên hoa cà hoa cải là chuyện bình thường. Mẹ kiêng khem rất cẩn thận nên con phát triển rất tốt, chẳng bị đi ngoài gì cả mà rất đều đặn nha, cứ chiều là con đi vệ sinh, chỉ mỗi tội là hay dỉm ra quần thôi. Bà bảo chẳng sao đâu, hết hoa cà hoa cải là khỏi ấy mà.
Rau mồng tơi giúp trị táo bón cho trẻ hiệu quả. (Ảnh minh họa).
Thế mà sang tháng thứ 5, mẹ bắt đầu cho con ăn dặm nhưng vẫn không thấy biến chuyển. Và rồi được một bà hàng xóm mách rằng cho con uống nước cây cỏ sữa sẽ khỏi. Mẹ lấy cây cỏ sữa về sao vàng hạ thổ rồi cho uống và thấy hiệu nghiệm thật. Nhưng khổ nỗi sau khi con uống xong thì mấy ngày sau con mẹ không chịu đi vệ sinh. Con bị táo bón…
Sáng nào mẹ cũng cho con ngồi bô, ngồi đến đỏ cả mông mà vẫn không thấy dấu hiệu khả quan. Chỉ thấy con tỉn…tỉn…tỉn, cái mặt con nhăn như khỉ đến là thương. Bác H bảo trẻ bị táo bón là chuyện thường ấy mà. Ra hiệu thuốc mua mấy viên thụt là con ị liền. Bố mang hẳn mấy viên thuốc về và bảo để phòng thụt dần cho con. Mẹ thiết nghĩ, nếu vậy sẽ tạo thói quen thành phản xạ cứ thụt con mới đi thì chết. Không thể lạm dụng viên thuốc đó mãi được. Không được, mẹ phải nghĩ cách nào đơn giản hơn mà không phải dùng tới viên thuốc đó. Mẹ than phiền với mấy cô ở cơ quan và được mách rằng lấy ngọn rau mồng tơi ngoáy ngoáy vào mông của con, khi thấy buồn buồn con sẽ ị ngay. Tối về mẹ làm như hướng dẫn, lấy ngọn mồng tơi, rửa sạch bằng nước sôi để nguội và tước bỏ mấy cái vỏ ngoài của ngọn mồng tơi rồi ngoáy vào mông con. Ngoáy cái thứ nhất không thấy gì, ngoáy đến cái thứ hai, ôi kỳ lạ và buồn cười ghê, cái mặt của con bắt đầu nghệt ra, mẹ nói gì con cũng chẳng phản ứng. Và… chao ôi, con mẹ đã ị sau 4 ngày đầy khó chịu, ấm ách trong bụng. Mẹ với Bà vừa mừng vừa được một trận cười đau cả bụng. Con chẳng biết gì thấy mẹ và Bà cười con cũng khoái trí cười theo.
Mẹ đã dùng ngọn mồng tơi đó đến hai lần đều thấy hiệu nghiệm và từ đó con chẳng hề bị táo bón nữa. Mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm này với mẹ của em Bông, mẹ của chị Tép, các cô ấy gọi điện cảm ơn rối rít.
Mẹo này vừa hay vừa không tốn kém về kinh tế. Mẹ nào muốn cứ thử áp dụng nhé không hề gây hại tý nào đâu.
THAM KHẢO NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM CHỮA BỆNH TÁO BÓN HIỆU QUẢ
Chứng táo bón tuy chỉ giống tật nhỏ, nhưng lại là căn nguyên của không ít bệnh khác bởi thực phẩm bị lưu lại quá lâu trong ruột sẽ sinh ra hơn 30 loại độc tố, theo tuần hoàn máu đi vào lục phủ ngũ tạng, gây bệnh cho các cơ quan trong cơ thể.
Mách bạn 6 thực phẩm dưới đây có thể nhanh chóng giúp giải quyết tật nhỏ này:
Sữa chua
Các loại sữa chua đều có thể phòng ngừa chứng táo bón. Lợi khuẩn probiotics và lactobacillus sinh ra trong quá trình lên men sữa có công dụng điều hoà các vi khuẩn đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng cho chức năng ruột. Nhờ đó, không chỉ giúp ngăn ngừa chứng táo bón, mà còn phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
Lưu ý: Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn dễ gây táo bón. Do trong hoa quả chứa nhiều các loại axit hữu cơ, axit tannic và các loại men protein có hoạt tính mạnh, dùng không đúng lúc có thể gây kích thích và làm tổn thương dạ dày. Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn, chất protein, tinh bột vốn được tiêu hoá chậm sẽ gây trở ngại cho việc tiêu hoá hoa quả. Do đó các thực phẩm bị lưu lại trong dạ dày. Hoa quả dưới tác dụng của nhiệt độ cơ thể sẽ có phản ứng lên men, thậm chí thối rữa, từ đó gây ra các hiện tượng như chướng khí, táo bón…
Các loại hạt khô
Hàm lượng chất xơ tốt trong các loại hạt khô không ít hơn trong các loại rau quả. Trong các loại hạt khô chứa nhiều vitamin B, E, protein, axit linoleic mang lại tác dụng nhuận tràng thông tiện, trị chứng táo bón rất hiệu quả.
Táo
Táo là thực phẩm tính ôn, người có thể chất hàn hay nhiệt đều có thể sử dụng. Trong táo chứa nhiều pectin giúp dung hoà các khuẩn thông thường trong đường ruột, điều hoà chức năng dạ dày, ngăn ngừa táo bón.
Măng tây
Măng tây chứa lượng đường và chất béo thấp, hàm luợng chất xơ cao, tuyệt đối là thực phẩm tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, với hàm lượng nước và chất xơ tốt phong phú, măng tây rất có công hiệu trong việc điều trị chứng táo bón.
Cà chua
Giá trị dinh dưỡng phong phú của cà chua từ lâu đã được biết đến. Mùa hè ăn nhiều cà chua còn có tác dụng ngăn ngừa tia tử ngoại. Trong cà chua chứa các thành phần như các loại vitamin, lycopene, axit citric, axit malic, pectin… đều là những chất có lợi cho sự hoạt động bình thường của dạ dày và ruột.
Mật ong
Theo Đông y, mật ong có công dụng thông tiện, giải suy nhiệt, trị chứng bệnh về tim, trung hoà các loại thuốc, điều hoà sắc mặt. Trong mật ong chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và các loại enzyme phong phú. Các loại enzyme sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá, hấp thụ và trao đổi chất của cơ thể. Tốt nhất bạn nên ăn 1 thìa mật ong trước khi ngủ để đẩy lùi chứng táo bón!
Cách chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
Những thực phẩm chữa bệnh táo bón hiệu quả
Bài thuốc chữa bệnh táo bón đơn giản hiệu quả cao
Ăn gì chữa táo bón
Chữa bệnh táo bón cho trẻ 3 tuổi an toàn hiệu quả .
Chữa bệnh táo bón bằng thuốc nam rất hiệu nghiệm -
Các món ăn trị bệnh táo bón
Bà bầu bị táo bón
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi
(ST)