Chữa trị bệnh viêm đường ruột kì lạ mà hiệu quả

Chữa trị bệnh viêm đường ruột kì lạ mà hiệu quả. Hãy tìm hiểu cách chữa trị bệnh viêm đường ruột dưới đây nhé!






Chữa viêm đường ruột bằng... giun

Giun tóc không sống lâu trong cơ thể người.













Giun có thể xoa dịu cơn đau và giảm nhẹ các triệu chứng của nhóm bệnh viêm đường ruột, các nhà khoa học Mỹ khẳng định. Một loại nước uống có tên là TSO chứa hàng nghìn trứng giun tóc của lợn sẽ sớm ra đời nhằm phục vụ riêng cho những người bị viêm ruột.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Iowa vừa thử nghiệm nước uống TSO chứa trứng giun tóc của lợn trên 200 bệnh nhân viêm đường ruột. Sở dĩ giun tóc được sử dụng vì chúng không thể sống lâu trong cơ thể người. Kết quả cho thấy các triệu chứng liên quan đến chứng bệnh viêm đường ruột như đau bụng, xuất huyết và ỉa chảy đã hoàn toàn biến mất ở phần lớn số người tham gia thử nghiệm.

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh viêm đường ruột là hệ miễn dịch bị "quá khích", dẫn đến tình trạng viêm tấy trong hệ thống tiêu hóa. Hiện nay chưa có biện pháp chữa trị triệt để căn bệnh này, ngoại trừ liệu pháp sử dụng steroid tạm thời nhằm làm giảm viêm loét, song để lại rất nhiều phản ứng phụ nguy hiểm. Một số nghiên cứu trước đây cũng đã khẳng định những con giun sống rất hữu hiệu trong việc điều trị những căn bệnh thuộc nhóm viêm đường ruột như bệnh Crohn (tình trạng các đoạn ống dẫn tiêu hoá bị viêm loét và dày lên), viêm ruột kết và một số dạng viêm khác. Không ít nhà khoa học còn tin rằng, chính thói quen tẩy giun trong vòng 50 năm qua là nguyên nhân tiềm ẩn làm tăng số bệnh nhân viêm đường ruột ở châu Âu. Nghĩa là khi các bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng như giun đũa, giun tóc giảm xuống thì số người bị viêm đường ruột lại tăng lên. Trong khi đó, hiện tượng này lại hiếm gặp ở những nước đang phát triển, nơi các chứng bệnh do ký sinh trùng gây nên vẫn còn phổ biến.

Tiến sĩ Joel Weinstock, một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu dạ dày và ruột tham gia nghiên cứu, cho biết nước uống TSO sẽ do một công ty của Đức có tên là BioCure đứng ra sản xuất và được Cơ quan Quản lý chất lượng y tế châu Âu kiểm định. Người bệnh sẽ chỉ cần uống TSO 2 lần trong vòng 1 tháng. Ngay sau khi được chứng nhận vào tháng 5 tới, TSO sẽ được bán rộng rãi trên thị trường châu Âu.


Mẹo nhai vỏ cây hết bệnh đường ruột

Một phụ nữ cho biết, bà đã tìm ra cách chữa căn bệnh viêm đường ruột của mình bằng cách… ăn vỏ cây hàng ngày.


Bà Marlene Barnes (72 tuổi) đến từ Cardiff, xứ Wales, đã bắt đầu nhai vỏ cây sau 48 năm chống chọi với căn bệnh Crohn (một bệnh viêm đường ruột). Sau 10 năm nhai vỏ cây như vậy, các bác sĩ xác nhận bà không còn biểu hiện nào của căn bệnh này. 

Bà Barnes bị bệnh Crohn từ năm 14 tuổi và đã phải cắt bỏ một phần ruột già. Trong khi các bác sĩ chưa tìm ra cách chữa trị triệt để, bà Barnes đã quyết định sẽ làm mọi cách để chấm dứt tình trạng tồi tệ mình đang đối mặt.

Tôi phải làm mọi cách để khỏi bệnh. Rồi tôi đọc được một tài liệu nói rằng vỏ cây có thể chữa bệnh. Do đó tôi đã thử, nó thực sự có tác dụng” – Bà Barnes nói. 

Và thế là bà mẹ hai con này bắt đầu lấy vỏ cây trong công viên, sấy khô và dùng dần. “Lần đầu tiên ăn vỏ của một loại cây lấy từ công viên, tôi thấy thật kinh khủng. Tôi cảm giác có hàng tá những con chồn đang đánh nhau trong dạ dày mình, nhưng sau đó tôi thấy ổn hơn. 

Thế là tôi bắt đầu thử ăn vỏ của rất nhiều loại cây khác nhau. Sau nhiều lần tự đầu độc mình, giờ tôi đã tìm ra thứ vỏ có thể giúp mình khỏi bệnh.” 


Nhờ ăn vỏ cây, bà Barnes đã khỏi bệnh viêm ruột Crohn

Bà Barnes vẫn giữ bí mật về loại cây đã giúp mình khỏi bệnh, tuy nhiên bà sẽ bán công thức này vì theo bà, nó có thể chữa trị cả bệnh ung thư. 

Chuyên gia nghiên cứu về căn bệnh Crohn, bác sĩ Simon Anderson, đến từ bệnh viện Guy’s & St Thomas (London) nói: “Chúng tôi luôn tìm kiếm các phương thức chữa bệnh mới. Tuy nhiên việc chữa bệnh bằng vỏ cây cần phải được kiểm chứng”.
ong Đông y có rất nhiều loại thuốc có tác dụng
điều hòa và tăng cường chức năng tiêu hóa, có thể sử dụng để chữa trị những chứng bệnh,  mà Tây y  xác định là “rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột”.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, những vị thuốc mà Đông y thường dùng để chữa các chứng bệnh Tỳ Vị, có chứa sẵn những loại men tiêu hóa, hoặc có tác dụng kích thích sự sản sinh các loại khuẩn hữu ích trong đường ruột.

Ví dụ, trong “mạch nha” (mầm lúa mạch), “cốc nha” (mầm thóc), “thần khúc” (phối chế từ bột mì hay bột gạo cùng một số vị thuốc)...  đều có  hàm lượng lớn các loại men quan trọng nhất, như men amylase (phân giải chất bột), sucrase (chuyển hóa các chất đường về dạng dễ hấp thu),  lipase (phân giải chất béo) và protease (phân giải chất đạm). Hay như, vị thuốc “sơn tra” (táo mèo) có tác dụng trợ giúp tiêu hóa các loại thịt, vì có hàm lượng lớn men lipase...

Để khắc phục tình trạng rối loạn khuẩn đường ruột, có thể sử dụng một số vị thuốc nam dưới đây:

Tỏi: Hàng ngày, trước bữa tối, ăn 2 - 3 lát tỏi, cùng với một cốc sữa chua. Hoặc: Tỏi  200g, giã nát, ngâm trong 1000ml rượu trắng, nút kín; mùa nóng chỉ cần ngâm 2 tuần là được, mùa lạnh lâu hơn.

Hàng ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15-20 giọt. Có tác dụng chữa trướng bụng, đầy hơi và thức ăn tích trệ, do rối loạn khuẩn.

Mầm thóc: Thóc đãi  sạch, ngâm nước cho ẩm, sau ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm đều. Sau vài ngày hạt thóc nảy  mầm, khi mầm bắt đầu xanh thì lấy ra,  phơi khô, tán nhỏ, sảy hết trấu, để dùng dần.

Ngày dùng 10 - 15g, chia thành 2 - 3 lần, hòa với nước đun sôi uống, hoặc dùng nước chiêu bột thuốc. Mầm thóc có chứa các loại  men, có tác dụng xúc tiến sự tiêu hóa nhiều loại thức ăn, đặc biệt là những loại có nhiều tinh bột. Có tác dụng bồi bổ, chữa ăn uống khó tiêu, chán ăn.

Bảo hòa ẩm:  Sơn tra 10 g, thần khúc 12 g, lai phục tử 10 g, trần bì 10 g, bán hạ 10 g, phục linh 10 g, liên kiều 10 g. Sắc nước uống trong ngày. Có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp thức ăn tích trệ, ỉa chảy, bụng trướng đau, hơi ợ ra như mùi trứng ung, đầu vã mồ hôi...


Mơ lông - Vị thuốc chữa bệnh đường ruột

 
Mơ lông còn gọi là mơ tam thể, ngưu bì đồng, đại chúng diệp, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô... là một loại dây leo có nhiều lông, hay gặp ở bờ rào hoặc quấn quanh những thân cây khác, thường mọc nhiều vào mùa hè hay thu. Lá mơ mỏng, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác, đáy lá tròn hoặc hình tim, mặt trên lá màu xanh, mặt dưới màu tím đỏ, cả hai mặt lá đều phủ một lớp lông nhung trắng, nhỏ, mịn. Khi vò lá này thấy một mùi đặc biệt hôi hôi tanh tanh do trong lá chứa một loại tinh dầu có lưu huỳnh và ancaloit (paedrin).


Mơ lông.
Theo y học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công năng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng thường được dùng để chữa các chứng phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư)... nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hóa.

Dưới đây là một số bài thuốc từ mơ lông mà dân gian vẫn thường dùng:


Chữa kiết lỵ mới phát:
Lấy một nắm lá mơ tươi, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng,  lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn hoặc cho lên chảo rán vàng không cho dầu, mỡ.  Ngày ăn 2-3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mới phát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống 2-3 lần.

Hoặc các bài thuốc nam phối hợp như:


- Lá mơ lông 100g, rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ sữa nhỏ lá 400g. Tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.

- Lá mơ lông 100g, phèn đen 20g, củ phượng vĩ 20g, sao tán bột, uống ngày 20g.

- Lá mơ lông 100g, cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá phượng vĩ 100g sắc uống trong 5-7 ngày.

- Lá mơ lông 100g, cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi 20g, búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày.

Chữa tiêu chảy do nóng:
Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày.

Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu:
Lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả.


6 loại gia vị giúp chữa bệnh đường ruột

6 loại gia vị giúp chữa bệnh đường ruột

6 loại gia vị hàng ngày có thể giúp chúng ta chữa được bệnh đường ruột một cách tự nhiên mà không cần có sự can thiệp của thuốc tây y.

Chế độ ăn uống chưa đầy đủ, dị ứng thực phẩm, tổ chức vi sinh biến đổi, lo lắng và căng thẳng là những nguyên nhân phổ biến nhất làm cho chúng ta dễ bị mắc các loại bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hoá.

Sử dụng các tính năng của một số loại gia vị quen thuộc  thường có trong các món ăn là một phương pháp tiếp cận tự nhiên vừa cung cấp thực phẩm mà vẫn có khả năng loại bỏ và phòng tránh được bệnh. Dưới đây là 6 loại gia vị hàng ngày có thể giúp chúng ta chữa được bệnh đường ruột một cách tự nhiên mà không cần có sự can thiệp của thuốc tây y.

1. Nghệ:

Một trong số những  gia vị được con người biết đến nhiều nhất là nghệ. Thành phần chính của củ nghệ vàng là chất màu curcumin. Tinh chất curcumin là chất có hoạt tính chống viêm cao có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hoá lượng thức ăn thích hợp.

Nhờ có tính năng giúp vết thương nhanh lành, nghệ có thể bảo vệ niêm mạc đường ruột và đường tiêu hoá, ngăn chặn được tình trạng ruột bị rỏ rỉ. Nó cũng có tác dụng ức chế sự tạo khí, làm tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, chống tổn thương viêm loét, ngăn chăn sự hình thành của loét dạ dày và tá tràng.



2. Rau mùi:

Nước ép từ rau mùi là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hoá như: ăn không tiêu, nôn mửa kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết. Nó cũng rất hiệu quả để điều trị bệnh thương hàn.

Ngoài ra rau mùi khô còn chữa được bệnh tiêu chảy và kiết lỵ cấp tính. Rau mùi có tác dụng chống co thắt ruột, làm giảm tình trạng ruột bị kích thích mà không mang lại những tác dụng phụ gây hại đến sức khoẻ con người.

3. Thì Là:

Theo y học cổ truyền Thì Là có tính  kích thích, mùi thơm hăng hắc và hơi đắng. Nó được xem là loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày, ngăn ngừa các cơn đau xoắn bụng do táo bón, tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra nó còn có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, làm giảm các cơn đau do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận.

4. Thì Là Ai Cập

Đây là loại gia vị truyền thống của người Bắc Phi, thường được dùng trong các bữa ăn vì có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, kích thích quá trình tiêu hoá, có thể làm giảm đầy hơi và đau bụng.
Ngoài ra nó còn có thuộc tính giúp lợi tiểu, gây trung tiện, tiêu chảy, điều kinh và trị co thắt. Ở phương Đông loại gia vị này được coi là một phương thuốc từ thảo mộc, có thể làm tăng tiết sữa và giảm cảm giác buồn nôn ở phụ nữ khi mang thai.

5. Gừng:

Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm...Gừng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh.

Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày. Trên thực tế, gừng là một phương thuốc hiệu quả để điều trị và ngăn ngừa ung thư  đại tràng và nhiều bệnh khác như ngăn ngừa tiêu chảy, loại bỏ cảm giác bồn nôn và trị chứng bệnh đau bụng kinh.

6. Ớt cay:

Vì có tính cay rất mạnh nên loại gia vị này thường được coi là không tốt cho dạ dày của chúng. ta nhưng trên thực tế là ớt không chỉ là loại gia vị có khả năng kích thích quá trình tiêu hoá mà còn giúp điều chỉnh bài tiết lượng axit tiêu hoá trong đường ruột, làm dịu các bệnh đường ruột bằng cách kích thích bao tử tiết chất nhầy.
Ớt cay còn có tác dụng làm giảm cholesterol, làm gia tăng sức khoẻ của toàn bộ hệ thống tim mạch, có tính kháng sinh cao - chuyên chở các chất dinh dưỡng cần thiết đến những vùng bị nhiễm trùng và viêm.




Ung thư đường ruột
Tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc
Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt
Đường ruột và dạ dày
Dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư





(ST)