Tai là một trong các bộ phận giác quan của con người. Nó có vai trò cô cùng quan trọng. Đặc biệt, tai còn có quan hệ mật thiết với thận và giây thần kinh não.
Theo Đông y, tai là cửa ngõ của tạng thận. Thận khai khiếu ra tai. Ngoài ra, tai còn chứa dây thần kinh sọ não số 8 có tác dụng tiếp nhận và phân tích những âm thanh.
Chứng tai ù khiến cho người bị ù tai có cảm giác tai bị ong ong. Các âm thanh từ bên ngoài được truyền vào tai bị nhiễu. Những người ù tai thường nghe thấy âm thanh bên ngoài nhỏ hơn mức bình thường.
Theo Đông y, ù tai giống như tiếng ve kêu hoặc to, hoặc nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng ù tai. Song thường phổ biến khi cơ thể bị bệnh hay lúc quá giận dữ.
Chứng ù tai được chia làm hai loại thực và hư. Chức ù tai hư có các biểu hiện như đầu choáng, mắt hoa, tim rung động, eo lưng nhức mỏi, lưỡi đỏ nhợt, mạch tế. Còn chức thực ngoài những hiện tượng trên còn có cả hiện tượng đau nhức, mặt đỏ, hay giận, lòng buồn bực, ít ngủ, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng nóng, mạch huyền.
Chứng tai điếc có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do ù tai lâu ngày dẫn tới bị điếc. Tương tự, tai điếc cũng có chứng thực và chứng hư.
Nguyên nhân ù tai
Nguyên nhân gây bệnh ở tai có thể do nhiễm trùng, nấm, nhiễm độc, dị ứng, chấn thương hay lão hóa… Đông y cho tai là cửa ngõ của tạng thận. Thận khai khiếu ra tai. Nhưng lại có đường kinh như kinh đởm, tam tiêu, đi trước và vòng quanh tai nên khi nói bệnh ở tai thì thầy thuốc chú ý tới tạng thận, can, đởm.
Khi chữa có thể dùng châm cứu huyệt ế phong, thính hội. Cũng có thể dùng huyệt phong trì, giác tôn, hợp cốc hoặc châm e phong, thính cung… Dùng thuốc có thể chọn các vị: Hoàng cầm 12g, sài hồ 12g, long đởm 8g, bán hạ 10g, hạ khô thảo 12g, sinh khương 3 lát, chi tử 8g, sắc uống.
Chữa ù tai theo hư chứng và thực chứng
Theo GS.TS Dương Trọng Hiếu (Bệnh viện Y học Cổ truyền T.Ư): Ù tai là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp hơn ở người cao tuổi. Tai ù thường chia ra thực chứng và hư chứng. Nếu đột ngột xảy ra ù tai là thực chứng. Nếu tai ù đến sau các bệnh gây tổn thương tâm, can, tỳ, phế, thận, hoặc mất máu, suy nhược là thuộc hư chứng.
- Nếu tai ù ở người mất ngủ thường có biểu hiện miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhạt… Đông y cho tai ù là do đàm hỏa cản trở, có thể dùng bài thuốc: Liên kiều 12g, chi tử 8g, cúc hoa 8g, mẫu đơn bì 8g, tang diệp 12g, xuyên tiêu 8g, quả lâu bì 10g, sắc uống.
- Trường hợp ù tai không thường xuyên, khi mệt ù phảng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, giảm thính lực… có thể dùng bài thuốc: Xương bồ 8g, sài hồ 12g, mộc hương 12g, xuyên khung 12g, ô dược 10g, thanh bì 10g, hoàng kỳ 16g, mạn kinh 10g, tô diệp 12g, đại phúc bì 10g, sắc uống.
- Nếu ù tai kiêm đau thắt lưng mỏi gối, váng đầu hoa mắt, người mệt mỏi… có thể dùng bài thuốc: Thục địa 12g, ngưu tất 12g, ngũ vĩ 8g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, huyễn hoái 8g, quy bản 10g, từ thạch 6g, sơn thù 8g, bạch thược 12g, sắc uống.
- Nếu ù tai có cảm giác có tiếng ve kêu trong tai, mắt khô, choáng váng… móng tay chân khô, đó là can huyết không đủ, có thể dùng bài thuốc: Cát lâm 10g, sơn thù 8g, hoàng kỳ 16g, sát căn 20g, phục linh 8g, đương quy 12g, trư linh 8g, thục địa 12g, bạch thược 12g, cảm thảo 6g, xuyên khương 12g, sắc uống.
- Nếu ù tai lâu, giảm thính lực, bệnh kéo dài, mệt mỏi, người sợ lạnh chân tay lạnh, đau lưng mỏi gối tiểu nhiều, són đái, liệt dương… cần chú ý thận dương. Có thể dùng bài thuốc: Lộc nhung 6g, ba kích 12g, bạch thược 12g, từ thạch 6g, nhục thuy dung 8g, nhục quế 8g, đỗ trọng 16g, mẫu lệ 10g, ngũ vĩ 8g, đương quy 12g, độc hoạt 12g. Tất cả đem tán bột luyện mật thành viên uống.
Để phòng bệnh ở tai cần giữ vệ sinh tai, không tùy tiện dùng các vật cứng ngoáy vào lỗ tai, không để nước chảy vào trong tai trong lúc tắm, rửa. Nếu không may nước vào tai thì lấy tăm quân bông khô sạch lau nhiều lần cho khô.
Theo Kienthuc, khi thấy có hiện tượng bất thường trong tai cần đi khám ngay. Nhiều khi do tai tăng xuất tiết, ráy tai thành cục lớn chính là nguyên nhân gây ù tai và giảm thính lực. Lấy ráy tai, hết ù.