Chữa viêm lợi chảy máu chân răng cực hiệu nghiệm

Chữa viêm lợi chảy máu chân răng cực hiệu nghiệm.Bạn muốn chữa hết chứng chảy máu lợi cần tìm rõ nguyên nhân, nên đi khám tại các chuyên khoa Răng-hàm-mặt. Nếu do đọng cao răng thì phải cạo sạch cao, viêm lợi thì phải điều trị, còn dùng các loại thuốc phải theo chỉ định của nha sĩ, bác sĩ.

CHỮA VIÊM LỌI CHẢY MÁU CHÂN RĂNG

Nguyên nhân chảy máu chân răng:
Do u nướu, nha chu viêm phần lớn là do viêm lợi. Nguyên nhân của viêm lợi có thể là do một số bệnh ví dụ như: Bệnh tiểu đường, tim mạch, thiếu vitamin.
Cao răng: Sau khi ăn uống không súc miệng hoặc không chải răng sạch nên cặn thức ăn còn lại bám thành một màng trong suốt và đọng ngày càng nhiều tạo nên cao răng. Vi khuẩn bám trong cao răng cũng ngày càng tăng xâm nhập vào mô nướu gây bệnh viêm lợi, thậm chí gây tụt lợi nên gây ra chảy máu chân răng và sâu răng.
Cách điều trị chảy máu chân răng:
Để điều trị chảy máu chân răng hiệu quả:
 
 
Đụng đến răng là máu chảy
 
Hơn một năm nay, chị Thanh Vân (ở Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn thường hay bị chảy máu răng bất chợt. Nhất là mỗi khi đánh răng hay xỉa răng chị lại thấy các chân răng rỉ máu. Thấy rõ triệu chứng là vậy nhưng chị vẫn cho rằng không có gì đáng ngại vì da ở lợi mỏng dễ bị tổn thương, lông bàn chải, tăm khô cứng tiếp xúc vào gây chảy máu là bình thường.
 
Tuy nhiên, thời gian gần đây ngoài triệu chứng răng chảy máu, chị Vân còn lợi sưng, nứt, khó nhai thức ăn kèm theo hơi thở có mùi hôi. Lúc này chị mới nghĩ đến chuyện đi khám. Bác sĩ cho biết, chị bị viêm chân răng rất nặng cần phải điều trị ngay để tránh các bệnh lý nguy hiểm khác hủy hoại xương ổ răng, xương răng, lợi, làm răng lung lay, thậm chí mất răng.
 
Viêm quanh răng - bệnh nhẹ nhưng không hề đơn giản. Ảnh Internet

Một trường hợp tương tự, bình thường chị Ngọc (ở Thanh Xuân, Hà Nội) chăm sóc răng rất tốt, ngày 2 lần đánh răng buổi sáng và tối, 6 tháng đi lấy cao răng một lần. Vậy nhưng, thời gian gần đây, răng của chị bỗng nhiên có vấn đề. Khi đánh răng hay xỉa răng đều thấy lợi chảy máu, miệng hôi, lợi như muốn tụt khỏi chân răng.
 
Chị đến bệnh viện Răng - Hàm - Mặt để tìm nguyên nhân, thì được bác sĩ kết luận mắc chứng viêm quanh răng do thiếu vitamin C. Cũng may phát hiện sớm, kịp thời nên việc điều trị không gặp nhiều khó khăn.
 
Hai trường hợp trên không phải là cá biệt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 90% dân số Việt Nam bị viêm quanh răng.
Cách chữa
 

Phương pháp tạm thời:
 
1. Lấy một túi trà lọc nhỏ và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đã được nhúng ướt và lạnh để vào trong lợi bị chảy máu.
 
2. Lấy hạt tiêu đen và lá húng quế với lượng tương đương nhau sau đó xay ra và để vào chỗ đau. Nó giúp lành vết thương nhanh chóng mà lại giảm đau có hiệu quả.
 
3. Ngoài ra, ăn 2 quả bưởi mỗi ngày trong vòng nửa tháng sẽ giúp giảm hiện tượng chảy máu chân răng. Nguyên nhân có thể do sự gia tăng lượng vitamin C trong máu - vi chất giúp mau lành tổn thương do các phân tử gốc tự do gây nên - nhóm nghiên cứu Đại học Đại học Friedrich Schiller (Đức) cho biết trên tạp chí Dental của Anh.

4. K
ết hợp dùng 1 trái chanh và 2 gam tỏi mỗi ngày cũng có khả tăng vitamin C, từ đó ngăn chặn chứng chảy máu chân răng. Đó chính là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Punjabi (Ấn Độ).
 
5. Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác dụng chữa một số bệnh về họng và răng miệng như viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.
 
6. Xoài cũng là loại trái cây nhiều vitamin C và vitamin A, xoài xanh có nhiều vitamin C hơn vitamin A. Để chữa bệnh chảy máu chân răng, bạn có thể dùng quả xoài gần chín còn chứa nhiều vitamin C làm các dạng thích hợp. Hoặc ăn xoài chín, uống nước ép.
 
7. Hãy từ bỏ thuốc lá vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thường có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.
 

 
Trung bình một quả bưởi chứa gần 92,5 mg vitamin C. Theo giới chuyên môn, một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh cũng cung cấp đủ lượng cần thiết. Tuy nhiên, do cơ thể không có khả năng giữ vitamin C thừa nên cần bổ sung đều đều.
 
Một lưu ý là không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axit nên dễ làm yếu men răng và gây mòn răng.

Mặc dù bệnh viêm quanh răng không phải bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái như tổn thương lợi, hủy hoại xương ổ răng, xương răng, gây đau nhức, thậm chí mất răng, mất khả năng nhai nghiền thức ăn, gây hôi miệng - mất tự tin khi giao tiếp…
Viêm quanh răng xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, có thể là do các bệnh trực tiếp ở răng như mảng bám, cao răng, viêm lợi… Đôi khi nguyên nhân gây bệnh lại không liên quan đến răng như thiếu vitamin C, các bệnh nội tiết, bệnh về máu…
Như trường hợp của chị Thanh Vân, nguyên nhân gây viêm quanh răng chính do sự chủ quan chăm sóc răng miệng. Nhưng cho dù có chăm sóc răng cẩn thận như chị Ngọc thì vẫn có thể có nguy cơ bị viêm quanh răng.
Bác sĩ nha khoa Bùi Thị Thu Huyền, khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Không loại trừ trường hợp nào, mọi lứa tuổi đều có thể mắc các bệnh về răng miệng. Các bệnh về răng thông thường phổ biến bao gồm viêm lợi, viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng cơ quanh răng. Trong đó, viêm lợi và viêm quanh răng là 2 chứng bệnh quan trọng nhất. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh này lại đều có thể phòng tránh được.
Trước tiên, cần phải thừa nhận rằng, viêm quanh răng không phải bệnh quá nguy hiểm, cũng không lây lan. Tuy nhiên, bệnh viêm quanh răng đều ở thể mạn tính, kéo dài và có thể tái phát từng đợt bất kỳ lúc nào, nhất là lúc sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào chữa trị bệnh quanh răng. Việc chữa chạy là một quy trình phức hợp bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân, điều trị khởi đầu và duy trì, điều trị bảo tồn và phẫu thuật... Để việc chữa trị có hiệu quả, điều kiện quan trọng đầu tiên là phát hiện bệnh sớm. Nếu để bệnh quá nặng, việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến hậu quả đáng tiếc như răng lung lay, rụng răng...
Bác sĩ Huyền đưa ra lời khuyên, trong trường hợp có dấu hiệu bệnh cần đến gặp bác sĩ nha khoa để khám, chẩn đoán càng sớm càng tốt xác định bệnh thật chính xác để chon phương pháp điều trị thích hợp.
Mọi người cũng nên có thói quen chăm sóc răng miệng chu đáo để phòng tránh các bệnh viêm quanh răng. Việc đầu tiên và quan trọng nhất để phòng tránh viêm quanh răng hiệu quả là vệ sinh răng miệng hàng ngày như đánh răng đủ tiêu chuẩn ngày 2 lần, sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải răng 3 tháng/lần…
Chải răng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ thì hiệu quả vệ sinh răng mới đảm bảo. Ngoài ra, cần chú ý việc lấy cao răng và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. để hạn chế tối đa bệnh viêm quanh răng.
Chảy máu chân răng và cách phòng ngừa
Đánh răng đúng cách giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng:
Sử dụng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa (các sợi bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu), phải thay bàn chải ngay. Các chuyên gia nha khoa khuyên mọi người nên thay bàn chải 3 tháng một lần. Tuyệt đối không nên tiết kiệm mà sử dụng bàn chải quá lâu.
Đánh răng nhẹ nhàng, quá trình đánh răng phải kéo dài ít nhất là 3 phút. Trong đó, chỉ dùng lực vừa phải, không chà răng quá mạnh gây chảy máu chân răng. Tuyệt đối không được chà răng theo chiều ngang vì sẽ dẫn đến nguy cơ làm tụt nướu. Chà răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới cho hàm trên và từ dưới lên trên cho hàm dưới. Chỉ chà ngang đối với mặt nhai. Sau đó, súc sạch miệng với nước.
Một người đánh răng đúng cách, chỉ cần ngày đánh răng 2 lần sáng – tối là đủ. Ngược lại, nếu đánh răng một ngày đến 4 -5 lần mà không đúng cách thì chỉ làm răng bị hư hại mà thôi.
Sử dụng nước súc miệng ngăn ngừa mảng bám, đẩy lùi chảy máu chân răng
Đây là loại dung dịch thuốc súc miệng được dùng để súc miệng nhằm giúp cho miệng sạch hơn, giảm dần triệu chứng chảy máu chân răng. Dung dịch súc miệng có chất kháng khuẩn và thành phần kháng mảng bám giúp diệt vi khuẩn, do đó ngăn ngừa mảng bám, chảy máu chân răng, viêm nướu và tránh hôi miệng. Có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau và cũng có tác dụng phòng ngừa sâu răng. Nước súc miệng có Fluor có thể giúp phòng tránh chảy máu chân răng và ngăn ngừa sâu răng.
Để nước súc miệng phát huy tác dụng tốt nhất, mỗi lần súc miệng tối đa khoảng 30 giây. Nếu ngậm quá thì thời gian trên chất cồn trong nước súc miệng sẽ làm cho khoang miệng bị khô. Lưu ý không được nuốt nước súc miệng và chỉ nên dùng nước súc miệng có chứa florua 1 lần/ngày.
Không nên cho trẻ nhỏ dùng nước súc miệng của người lớn. Đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì không nên dùng nước súc miệng
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại nước súc miệng như:
Dung dịch Listerin: Thành phần chủ yếu là thymol nồng độ 0,064% và một số hương liệu; có tác dụng sát khuẩn nên ngăn ngừa chảy máu chân răng và chống phù nề nhẹ niêm mạc. Dung dịch này được chỉ định súc miệng ngậm trong 30 giây, 2 lần/ngày.
Dung dịch T-B: Thành phần chủ yếu là axit boric nồng độ 0,3%, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà; có tác dụng sát khuẩn nhẹ trong vệ sinh răng miệng.
Nước súc miệng Thái Dương: Thành phần chính là những chất sát khuẩn như: Menthol, tinh dầu bạc hà, Natri clorid, muối, thuốc sát trùng. Những chất tinh dầu cay, mát giúp thúc đẩy tuần hoàn của lợi, giảm nguy cơ bị cao răng, nha chu viêm. Nếu dùng hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ viêm lợi, chảy máu chân răng và khử được mùi hôi ở miệng cho hơi thở thơm mát.
Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi những mảng bám trong răng
Việc chải răng đúng phương pháp và đều đặn hằng ngày chỉ có thể làm sạch được hơn 70% chất bẩn. Để “thanh toán” chỗ còn lại, bạn cần sử dụng chỉ tơ nha khoa, một sản phẩm thay thế tăm xỉa răng vốn rất có hại. Dùng chỉ nha khoa ngày 1 lần sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám ra khỏi kẽ răng.
Lấy cao răng và kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần điều trị tận gốc nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

Tham khảo cách phòng tránh viêm lợi khi mang thai


Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi caon hơn bình thường. Triệu chứng này có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh. Dưới đây là những cách để bạn có thể khắc phục tình trạng này.

Biểu hiện

Lợi bạn bị sưng đỏ, dễ chảy máu, nhất là khi bạn đánh răng. Bạn có thể thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: hôi miệng, ngứa và đau lợi. Viêm lợi thường được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: lợi đột nhiên bị sưng phồng, dễ chảy máu(nhất là khi đánh răng). Giai đoạn này lợi có thể bị sưng đau nhưng răng vẫn bám chắc trong chân răng. Bạn không có tổn thương răng miệng nào khác.

Giai đoạn cuối: nếu lợi bị viêm trong thời gian dài mà không có cách điều trị phù hợp, lớp lợi bên trong và xương hàm bị xô vào phía sau, tạo thành một lỗ hổng cạnh chân răng. Khi ấy, các lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng chân răng. Lợi sẽ bị sưng viêm nghiêm trọng khiến bạn bị đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng của bạn bị lộ ra, trông rất mất thẩm mỹ. Không những thế, khi lợi yếu đi, răng không còn chỗ bám nữa sẽ bị lung lay, cuối cùng là bị rụng.
Nguyên nhân

Do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn, chất nhầy và vụn thức ăn). Do thay đổi các hormone trong thời kỳ thai nghén, làm giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn. Mức độ viêm lợi nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tình trạng lợi của bạn trước lúc mang thai. Nhiều người cho rằng, bị viêm lợi khi mang thai là điều không thể tránh khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được triệu chứng khó chịu này ngay từ đầu.

Phòng tránh viêm lợi khi mang thai

Nên khám nha khoa định kỳ mỗi năm kể cả lúc bạn chưa có thai, vì viêm lợi là chứng bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào.
Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát, nhất là sức khỏe răng lợi để bác sĩ chữa trị dứt điểm việc viêm lợi (nếu có) của bạn. Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm, chất liệu tốt để không gây tổn thương cho lợi.
Có thể sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Thay mới bàn chải sau mỗi lần bạn bị ốm: virus có thể cư trú trong bàn chải khi bạn bị ốm và khiến lợi bạn bị viêm sưng sau đó.

Ăn sữa chua và các loại thực phẩm giàu acid lactic có thể ngăn ngừa được chứng viêm lợi. Tuy nhiên, các loại sữa và phomai thông thường lại không có khả năng phòng ngừa được chứng bệnh này.
Không nên đánh răng trong vòng 30 phút sau khi bị nôn, do các acid từ dạ dày lúc này có thể bám vào bàn chải và ăn mòn men răng khi bạn đánh răng trong những lần tiếp theo. Nếu phải đánh răng ngay trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay mới bàn chải cho lần đánh răng sau.

Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước súc miệng chứa fluor để làm mát và bảo vệ men răng sau khi bạn bị nôn.

Khắc phục khi bị viêm lợi

Đánh răng nhẹ nhàng: lợi sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bị viêm. Vì vậy, bất kỳ một tác động mạnh nào khi bạn đánh răng cũng khiến lợi bạn bị chảy máu và đau. Bàn chải điện có khả năng quét sạch mảng bám nên ngăn ngừa các bệnh về răng miệng tốt hơn bàn chải thường. Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, nước hoa quả chứa đường. Nên uống nước lọc thường xuyên thay cho nước hoa quả.

Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng như: ớt, gừng… hay các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu…

Súc miệng hay đánh răng ngay sau khi ăn, nhất là khi bạn ăn đồ ngọt. Nên đi khám bác sĩ khi bạn bị viêm lợi trong thời gian mang thai để tìm ra cách chữa trị thích hợp. Tốt nhất bạn nên đi đến khám tại các trung tâm nha khoa có uy tín.

Điều trị

Thông thường nếu nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn trong mảng bám răng, bạn phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Nếu bạn bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh. Lưu ý, bạn phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.


Chữa sổ mũi bằng thảo dược hiệu quả nhanh
Chữa sổ mũi không dùng thuốc cách chữa an toàn
Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Thuốc chữa ho và sổ mũi cho trẻ rất hiệu nghiệm
Mẹo hay chữa ngạt mũi đơn giản mà hiệu quả
Trẻ bị chảy nước mũi -
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị -
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả


(ST)

Tôi cần thây thuốc chữa khỏi viem chân răng
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Đến bắc sỹ
hơn 1 tháng trước - Thích
Răng ê khi cười thường hở hết lợi, vì thế e chai rằng rất khó, và hãy bị chảy máu, cho em hỏi em phải làm gì để cải thiện
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho e hỏi xúc miệng bằng nước xúc miệng xong có lên xúc lại với nước lọc ko, vì e thấy nước xúc miệng rất cay
hơn 1 tháng trước - Thích
Xin hoi bac si toi hang ngay danh rang 2lan ,ma cu danh rang la chay mau ,xin hoi bs cach chua khoi benh chay mau khi danh rang ,xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận