Các bước chuẩn bị cho cuộc họp chuyên nghiệp nhất
Lễ vật cưới hỏi cần chuẩn bị những gì
Các bước chuẩn bị cho buổi họp báo
Từ khi bắt đầu viết loạt bài về quá trình chuẩn bị đám cưới, tôi đã nghĩ chắc là chỉ để phục vụ nhu cầu của bản thân, ngoài ra có thể sẽ hữu ích cho các chị em bạn bè chuẩn bị cưới. Nhưng không ngờ cũng được khá nhiều người đón đọc và quan tâm. Có nhiều bạn còn gửi tin nhắn, hỏi han cặn kẽ các phương thức, thủ tục,... cũng có nhiều người chỉ bình luận động viên. Thực lòng, từ đám cưới tôi lại được nhiều hơn là mình nghĩ. Đợt cuối năm bận rộn nên đã nghĩ, thôi cứ để kết thúc tạm tạm thế không viết nữa, không ngờ đón nhận thêm một loạt các câu hỏi của bạn đọc. Mà các chị em đừng nhầm, các anh em quan tâm đến đám cưới không khác gì các chị em đâu nhé!!!
Tôi quyết định viết thêm một chút nữa, về kế hoạch thực hiện một đám cưới hoàn chỉnh. Bài viết đúc kết hết kinh nghiệm xương máu của bản thân và của những người đi trước (để nói có sách, mách có chứng ý mà). Có thể sẽ dài, công cuộc chuẩn bị cả năm trời không dễ gì truyền tải hết trong mấy dòng được. Kế hoạch này lúc mới đọc có thể cảm tưởng không khả thi về thời gian cho lắm, nhưng nếu theo đúng được như thế sẽ giảm stress đáng kể đấy (vì tất nhiên chỉ có một tháng thôi cũng có thể chuẩn bị được đám cưới mà).
Bắt đầu đếm ngược nhé!
Khoảng 2 năm đến 18 tháng trước ngày cưới:
- Tìm chồng/vợ (ai xác định sẵn rồi thì tốt). Các cụ dạy, quen nhau tầm một năm đến năm rưỡi cưới là đẹp, không quá sớm, không quá muộn, giai đoạn mật ngọt của tình yêu. Để lâu quá cũng không tốt, dễ chán nhau. Sớm quá thì sợ chưa tìm hiểu hết. Có mấy bạn hỏi "Làm thế nào để tìm được đúng người?" hay là "Làm sao để biết mình không chỉ cưới người đến đúng lúc, mà cưới được người yêu mình và người mình yêu?". Chịu thôi, tớ không phải nhà tâm lý học, chỉ có câu trả lời đơn giản nhất: "Trong trường hợp này, hãy lắng nghe trái tim mình. Nếu trái tim bạn mách bảo, đó là người đàn ông/phụ nữ của đời mình thì dù có như thế nào vẫn đúng là như thế. Nếu nghe theo lý trí, có thể bạn sẽ lừa dối chính mình".
- Bước khó nhất đã vượt qua, hai người đi đến quyết định đúng đắn rồi thì mua nhẫn đính hôn và cầu hôn nhau đi.
- Thông báo quyết định đúng đắn đó tới gia đình, họ hàng, bạn bè (cái này ở Việt Nam thì có thể hơi khác, nhưng thời buổi này, hết đoạn bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy rồi, nên hai người tự quyết định muốn làm đám cưới rồi mới thông báo với bố mẹ là đúng!).
- Làm việc cật lực để lo cho tương lai của cả hai (sửa nhà, sắm sửa, mua xe...). Nếu có điều kiện hoặc ít nhất xác định cưới rồi thì hai vợ chồng sẽ ở đâu, làm thế nào để có nền móng vững chắc cho cuộc sống hôn nhân sau này? Ai tin "một túp lều tranh, hai trái tim vàng" thì tin, tớ không tin!
Từ 18 đến 12 tháng trước ngày cưới:
- Chọn ngày lành tháng tốt
- Phần quan trọng: Xác định luôn, tại thời điểm này
chi phí cho đám cưới sẽ khoảng bao nhiêu (bao nhiêu khách, mô hình, địa
điểm,...), lấy tiền tiết kiệm ra hoặc làm việc chăm chỉ trong một năm
tới để kiếm đủ tiền. Và ai sẽ chi cho khoản gì? (Nên xác định trước nhà
trai hay nhà gái trả tiền những phần nào, ở Việt Nam thì hay ngại vì vấn
đề tiền nong rất nhạy cảm, nhưng không làm rõ ngay từ đầu về sau có thể
sẽ mất lòng nhau)
- Riêng ở nước ngoài thì giai đoạn này phải tìm đặt địa điểm cưới ngay rồi (đặc biệt là địa điểm tổ chức lễ cưới như nhà thờ), vì thường các đia điểm đẹp hay kín chỗ trước cả năm trời. Ở Việt Nam thì có thể đi xem tham khảo trước và lên danh sách các địa điểm tổ chức tiệc mình thích và phù hợp với chi phí dự định bỏ ra. .
- Bắt đầu nghĩ dần về chủ đề cho đám cưới đi là vừa (đặc biệt là cô dâu). Ví dụ thích hoa, nến, bàn ăn màu gì, bày biện thế nào, bánh cưới hình gì, phông cưới to hay nhỏ, có phần nhảy của cô dâu, chú rể hay ban nhạc hay không... Tham khảo thêm catalog, tạp chí cưới.
- Bắt đầu đi xem xét, tham khảo các tạp chí, lục lọi trên mạng để lưu các kiểu váy cưới mà mình thích.
- Bàn bạc với người thân (gia đình, bạn bè thân thiết) để chia ra mỗi người giúp chuẩn bị một việc, nhớ phân công cụ thể ai làm gì, đừng có ngại kiểu "ai giúp được gì thì giúp", vì đến lúc cuối cùng bận rộn, dẫm chân lên việc của nhau (ví dụ cả ba người đều đi đặt hoa cô dâu chẳng hạn).
Từ 12 đến 6 tháng trước ngày cưới:
- Bắt đầu phải chọn lọc và đi thử một loạt các váy cưới ưa thích (nếu mua hay thuê). Đồng thời chọn trang phục cho chú rể.
- Mở tiệc đính hôn (theo phương Tây) hoặc chọn ngày ăn hỏi (thường là 2 tuần đến 3 tháng trước ngày cưới).
- Chọn phù dâu, phù rể nếu đám cưới theo kiểu phương Tây, hoặc một bé trai, một bé gái (thường thấy ở Việt Nam). Lên danh sách người bê tráp, đỡ tráp hôm ăn hỏi. Liên hệ và xác nhận lại với những người có thể giúp được mình. Tất nhiên, ai cũng sẵn sàng giúp đỡ như phải đảm bảo họ sẽ sẵn sàng vào ngày mình chọn chứ đến phút cuối mới đi tìm người là mệt lắm đấy.
- Bàn bạc với bố mẹ kế hoạch ăn hỏi và kế hoạch trong ngày cưới (chương trình). Ai sẽ nói gì, làm gì trong những ngày này (vì trong ngày trọng đại, vai trò của bố mẹ hoặc người đại diện rất quan trọng). Ở phương Tây thì thường họ sẽ phải viết chuẩn bị ra sẽ nói gì, Việt Nam thì thường "tay không bắt giặc".
- Tham khảo xung quanh các MC, ban nhạc, thợ quay phim, chụp ảnh có thể sử dụng trong ngày cưới. Hôm cưới tôi, có bạn Nguyễn Hoàng MC (0903248208), anh Hà quay video (0913574477) và ban nhạc trường CDSP Nhạc Họa nói chung đều rất ổn, cung cách rất chuyên nghiệp, trách nhiệm và nhiệt tình.
- Tham khảo người trang điểm, làm tóc cho cô dâu, lên
một danh sách các địa chỉ được tín nhiệm. Có thể làm một buổi trang điểm
thử với người mình muốn chọn (ở Việt Nam không có thói quen này nhưng
rất nên làm đấy!)
- Quyết định địa điểm cưới, đặt trước nếu có điều kiện. Nghiên cứu sẵn thực đơn tiệc cưới.
- Trùng tu nhan sắc.
- Thiết kế một website cưới của riêng hai người để tiện thông báo thông tin tới bạn bè và những người ở xa. Đồng thời, lên một danh sách quà tặng mà bạn thích (ở Việt Nam thì đi ăn cưới hay tặng phong bì, ở nước ngoài thì hay tặng quà. Bản thân tớ cũng thích cảm giác được mở quà).
Từ 6 đến 3 tháng trước ngày cưới:
- Lên số lượng khách mời thực tế.
- Đi xem các kiểu thiếp mời cưới.
- Lên lịch may đo trang phục cưới, hoặc đặt cọc thuê áo cưới.
- Mua/may/thuê (đặt cọc) trang phục phù dâu, phù rể (nếu cần).
- Đặt cọc, làm hợp đồng nơi tổ chức tiệc cưới. Tham quan địa điểm để có ý tưởng về việc trang trí. Bàn bạc với người có trách nhiệm tại địa điểm cưới (quản lý) để cùng lên kế hoạch trang trí thế nào, họ có thể hỗ trợ làm những gì, những gì mình sẽ phải tự mang vào... Bình thường, trong tiệc trọn gói thì họ sẽ lo trang trí hết, nên có sẵn ý tưởng để đưa yêu cầu cho họ, chứ để tự họ làm thường sẽ không bao giờ như mình muốn.
- Lên lịch ăn thử tiệc.
- Bất kỳ đồ dùng nào phải thuê cho tiệc cưới (ví dụ máy chiếu, màn hình lớn hoặc bất kỳ ý tưởng nào mình muốn trong đám cưới) thì cũng nên đặt trong khoảng thời gian này.
- Chọn địa điểm đi tuần trăng mật, bắt đầu lên kế hoạch và đặt vé. Nếu định đi đâu xa cần phải xin visa thì làm luôn trong khoảng thời gian này đi, vì visa là vấn đề đau đầu muôn thủa, tránh stress và thất vọng vào phút cuối.
- Mua bảo hiểm các loại, từ bảo hiểm du lịch, đến bảo hiểm đám cưới. Khái niệm này không phổ biến ở Việt Nam, nhưng khá phổ biến ở nước ngoài, ví dụ sơ sơ như một loạt tiền đặt cọc tiệc cưới là không hoàn trả, và hầu như tiệc cưới và các khoản phí khác phải trả đầy đủ chậm nhất là ba ngày trước khi cưới. Một đám cưới trung bình ở nước ngoài có thể lên đên 15.000 USD (Việt Nam cũng chẳng kém cạnh gì). Chẳng may trước ngày cưới, cô dâu hay chú rể... bỏ trốn, hoặc có những sự chẳng lành xảy ra như cháy nổ địa điểm cưới, tang gia bất ngờ... đến lúc đó, giả sử mà xảy ra thật, không có bảo hiểm thì sẽ mệt đấy.
- Gửi thiệp mời hoặc điện báo cho họ hàng và bạn bè ở xa để họ kịp thu xếp nếu có điều kiện tham dự đám cưới.
- Đi đăng ký kết hôn.
Ảnh minh họa: Mai Nguyễn. |
Từ 3 đến 2 tháng trước ngày cưới:
- Thuê người cử hành hôn lễ, MC, DJ, ban nhạc, thợ chụp ảnh, quay fim... (nếu có trong chương trình).
- Thử và hoàn thành váy cưới và trang phục cho chú rể.
- Mua các phụ trang cho cô dâu: Giày, khăn voan, tiara, trang sức, đồ lót...
- Lên chương trình chi tiết với những người có liên quan (ông bà, bố mẹ, phù dâu/rể, MC, ban nhạc, quay phim, chụp ảnh, người cử hành hôn lễ, người quản lý tiệc cưới...) xem ai nói gì, làm gì, làm thế nào. Ai là người được chọn để đọc phát biểu.
- Chọn người trang điểm, làm tóc cô dâu và thử trước. Đồng thời đặt luôn ngày giờ trang điểm hôm cưới.
Một tháng trước ngày cưới:
- Thuê/may quần áo cho đội đỡ tráp, bưng tráp ăn hỏi.
- Tổ chức lễ ăn hỏi (Như nói ở trên, có thể tổ chức trước ngày cưới vài tuần đến vài tháng, tùy từng nhà).
- Phân công hai hoặc ba người thân tháo vát, đảm đang để giúp cho việc chạy tiệc cưới được trơn tru (ví dụ các sự việc có thể xảy ra trong tiệc cưới, như thiếu thức ăn, thiếu bàn ghế, cốc chén, khách có yêu cầu cá nhân gì, thì họ có thể giúp mình giải quyết ngay, chứ lúc đó mà gọi cô dâu chú rể hay bố mẹ mình ra giải quyết thì cũng mệt lắm, vừa bực cho mình và khách khứa cũng ngại).
- Nếu như tiệc cưới dự đoán có nhiều trẻ con thì cũng nên phân công vài người giữ trẻ (có thể thuê hay đưa osin ở nhà đến). Cái này không chỉ ở Việt Nam đâu, mà cả nước ngoài người ta cũng phải thuê hẳn vú em cho đám cưới. Vì trẻ con hiếu động, ai mà biết nó không chạy nhảy làm đổ cả cái bánh cưới chẳng hạn.
- In và gửi thiệp mời (cho những người ở xa thì nên gửi trước khoảng ba tháng nhé). Cố gắng động viên mọi người xác nhận xem có đi hay không, nếu có thể (Ở nước ngoài thì là chuyện bắt buộc, Việt Nam thì chưa, nhưng chắc có sẽ văn minh hơn).
- Ăn thử tiệc cưới, đặt món chính thức và đặt tổng số khách mời chính thức (nhớ vụ đặt bàn dự phòng mình khuyên ở bài trước nhé).
- In ấn thực đơn, lời chúc mừng, chương trình, vị trí khách mời nếu có điều kiện.
- Nghiên cứu và tập rượt một số lời thề cho buổi lễ (Cái này thiên về đám cưới phương Tây nhiều hơn, khi cô dâu chú rể nói với nhau những lời hẹn ước sống với nhau trọn đời lúc làm lễ. Ở Việt Nam, cô dâu chú rể chỉ đứng cười thôi, tối về thủ thỉ sau).
+ Thống nhất và hoàn thiện toàn bộ các hợp đồng phải ký cho đám cưới.
Ba tuần trước ngày cưới:
- Tổ chức tiệc chia tay đời độc thân cho cô dâu và chú rể (cái này cần có phù dâu và phù rể tích cực một chút đứng ra tổ chức).
- Hoặc có thể tổ chức vài bữa nhậu với bạn bè thân, vừa để giải tỏa stress cả mấy tháng chuẩn bị, vừa để ca cẩm, tận hưởng nốt quãng đời tự do còn lại khi chỉ ba tuần nữa là "lên thớt".
Hai tuần trước ngày cưới:
- Xác nhận một loạt các nơi đã đặt sẵn: Phòng tiệc, MC, quay phim, chụp ảnh, trang điểm... Trả nốt tiền đặt nếu cần thiết.
- Lên danh sách tất cả các số điện thoại của những người có "trách nhiệm liên đới" trong tiệc cưới.
- Đi spa với bạn bè hoặc người thân, giải tỏa hết đi. Hoặc còn gì điên rồ chưa làm được lúc còn độc thân thì tranh thủ làm đi (Tất nhiên không làm gì để hối tiếc là được).
Ảnh minh họa: Mai Nguyễn. |
Một tuần trước khi cưới:
- Dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón khách (nếu tổ chức tiệc cưới tại gia).
- Xác nhận và kiểm tra lại tổng số khách mời nếu có thay đổi.
- Sắp xếp, dọn đồ đồ (nếu chuyển qua sống ở nơi ở mới).
- Chuẩn bị một vali quần áo cho tuần trăng mật (vì cưới xong mà đi trăng mật luôn thì đảm bảo không có thời gian chuẩn bị đồ sau đấy).
- Thử lại một lần với những người liên quan về những gì cần nói, muốn nói trong đám cưới.
- Phân công người giữ và quản lý quà cưới tại buổi tiệc, phân công người quản lý sổ ký tên và bút viết, phân công người đưa đón khách đến địa điểm và vào phòng tiệc.
- Mua thiệp cảm ơn và bắt đầu viết dần dần để cảm ơn những người đã tặng quà mình (Ở Việt Nam do mời đông khách quá, việc này sẽ là khó khăn, nhưng thường đám cưới phương Tây chỉ có vài chục người, nên việc viết thiệp cảm ơn là thói quen). Không nên để việc này quá hai tháng sau ngày cưới (sẽ thành bất lịch sự).
Một ngày trước đám cưới:
- Trang trí nốt nhà cửa cho ngày mai.
- Cảm ơn bố mẹ, những người tham gia giúp đỡ (vì ngày mai sẽ rất lu bu, và sẽ quên).
- Khóc, cười (Ngày cuối cùng, cảm xúc lẫn lộn lắm).
- Đừng quên nói câu "Anh/em yêu em/anh" với người bạn đời của mình.
- Đi ngủ sớm (Nói thế thôi, khó thực hiện lắm, vì ngày cuối cùng, những công việc không tên sẽ dần hiện ra).
Ngày cưới:
- Đi đến chỗ hẹn trang điểm, làm tóc đúng giờ (hoặc hẹn họ đến nhà mình). Chú rể cũng nên dậy sớm lo đầu tóc, quần áo chỉnh tề.
- Đừng cuống (tâm lý chung mà!), nếu đã phân công ai làm việc gì thì cứ tin họ sẽ hết lòng vì mình, vì ngày trọng đại của mình. Yên tâm ngồi nghỉ, thư giãn, để người trang điểm làm tóc, thử váy cưới và cười thật rạng rỡ.
- Cười và cười thật nhiều, và biến ngày cưới thành ngày tuyệt vời nhất cuộc đời mình.
1.Chuẩn bị để có một sức khoẻ mỹ mãn: Không phải ngẫu nhiên các nhà tư vấn đưa yêu cầu này lên đầu tiên. Hãy tưởng tượng cô dâu sẽ thất vọng thế nào nếu chú rể bị mất đi “đàn ông tính”. Không chỉ là sự chuẩn bị cho đêm tân hôn mà đôi khi trong những công việc có tính thủ tục nhất như dìu cô dâu đi chúc tụng hai họ, chụp ảnh, cảm ơn mọi người… nếu như không có sức khỏe chú rể chắc cũng…chịu. Các nhà tư vấn khuyên cả cô dâu chú rể cùng tập thể dục để giữ sức khoẻ cho “hai đứa mình”. Tuy nhiên, việc tập của chú rể là gần như bắt buộc.
2. Không tập uống rượu bằng mọi giá: Nếu tửu lượng khá chú rể có thể yên tâm một phần trong ngày vui. Còn tửu lượng kém thì cũng đừng nghe các “quân sư quạt mo” tư vấn không đúng, nếu họ khuyên chú rể phải tập uống rượu bằng mọi giá. Bởi vì tửu lượng phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và tạng người cũng như khả năng tiếp nhận của mỗi người. Đừng cố tập uống rượu nếu không lợi bất cập hại.
3. Đừng quá coi nhẹ trang phục cho mình: Nhiều chú rể đã tỏ ra không mấy quan tâm tới chuyện trang phục. Có chú rể tương lai còn bàng quan: “ Quan trọng là trang phục cô dâu chứ chú rể mặc thế nào mà chẳng được”. Hậu quả là cô dâu “mặt dài như cái bơm” vì thấy trang phục chú rể không tương xứng với mình và các tấm ảnh cưới vì thế cũng xấu đi, vì “ông chẳng bà chuộc”. Tốt nhất là chú rể nên bàn bạc với cô dâu để chuẩn bị đầy đủ trang phục cưới hài lòng nhất cho cả hai người.
4. Nên sử dụng một số loại thuốc bổ hợp lý: Có nhiều lọai thuốc bổ dành cho chú rể. Nên dùng các loại thuốc hoạt hoá hệ nội tiết và tăng hoạt động các cấu trúc thần kinh, tăng phản xạ, tăng cường các hoạt động sinh lý; hỗ trợ chức năng gan, phòng ngừa bệnh tim mạch, duy trì trạng thái hoạt động cao và chống mệt mỏi cơ bắp…Các loại rượu thuốc có ngâm cá ngựa, tằm đực, long nhãn, bìm bịp…cũng nên được chú rể sử dụng hợp lý.
5. Quan tâm tới hội hôn và MC (người dẫn chương trình): Cũng như cô dâu, chú rể không những không thể không học thuộc quy trình hôn lễ mà còn cần biết lường trước những phát sinh. Chẳng hạn phải biết MC là người như thế nào, có kinh nghiệm và có chuyên nghiệp không. Nếu không quan tâm tới điều này, chú rể sẽ là người phải “chữa cháy” trong nhiều trường hợp khó xử.
6. Cần luôn là người chủ động: Giống như vai trò trụ cột trong gia đình tương lai, trong ngày vui của mình chú rể cũng cần tập cho mình vai trò quyết định và xử lý những vấn đề quan trọng. Cần tự mình chuẩn bị đầy đủ để vừa thực hiện tốt vai trò của mình, vừa tránh những câu hỏi dành …cho vợ, kiểu như: “Em ơi, cái này làm thế nào?” hoặc “Em ơi, theo em thì nên thế nào?”…
7. Tăng cường khả năng bao quát
công việc: Yêu cầu này đối với chú rể tương lai được các nhà tư vấn gọi là “khả
năng bao sân”. Đây là đòi hỏi về sự chủ động, quyết đoán, năng động, nhanh nhậy
và sự thông minh khi đưa ra các quyết định trong từng thời điểm cụ thể. Người
ta không hy vọng những điều trên ở cô dâu mà chỉ có thể hy vọng ở chú rể vì
“trời sinh ra đã như thế”. Để hoàn thành vai trò thiên định này, chú rể có thể tham
khảo ý kiến của gia đình đôi bên, bạn bè thân thiết hoặc đặc biệt là ở các nhà
tư vấn, tâm lý gia đình…
Không thể khoanh tay ngồi chờĐể trở thành cô dâu cũng như chú rể hoàn hảo, hoàn
toàn không đơn giản. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể làm được. Có rất
nhiều sự cố, rất nhiều vấn đề phát sinh đang chực chờ đôi tân hôn trong ngày
cưới. Chuẩn bị cho nó mọi mặt một cách tốt nhất, đặc biệt là về các trạng thái tâm
lý và sức khoẻ, chắc chắn cô dâu chú rể sẽ có được ngày vui trọn vẹn.Vấn đề là
ở chỗ “muốn có gì phải có gì”. Các đôi tân hôn sẽ không thể có mọi thứ như ý
nếu cứ chỉ khoanh tay ngồi chờ…
(st)