Chuẩn bị đám cưới

• 6 đến 12 tháng trước đó

TTO - Chọn ngày và thời gian thích hợp.
- Sắp xếp thời gian để đi đăng ký kết hôn.
- Thu xếp và dự toán ngân sách cho các khoản chi.

- Lên danh sách khách mời. Cả hai nên cùng trao đổi với nhau về điều này và sau khi đã lên danh sách khách mời của mình cần thông báo và đưa cho bên kia biết.

- Đặt chỗ tổ chức hôn lễ và đãi tiệc.
- Lựa chọn “phó nháy” và người quay phim.
- Chọn phù dâu, phù rể, và kích cỡ của họ để nếu được thì may tặng “đồng phục” cho trang trọng.
- Lên lịch để đưa các phù dâu và phù rể đi may đồ.

- Thông báo ngày tổ chức hôn lễ cho bạn bè, người thân (có thể đăng báo nếu có nhiều người thân ở xa và không thể liên lạc được).
- Chọn quà để tặng thực khách.

- Chọn lấy nơi sẽ đi hưởng tuần trăng mật. Gia hạn hay xin hộ chiếu mới, và tiêm ngừa nếu bạn dự định đi hưởng trăng mật ở nước ngoài.
- Đi lựa áo cưới cho cô dâu và veston cho chú rể; hoặc ghé tiệm để đặt may.
- Lập danh sách những gì cần làm, những ai cần liên lạc…

• 5 tháng trước đó

- Gút lại danh sách khách mời.
- Đặt thiệp mời và thư cám ơn.
- Chọn và đặt hoa.
- Chọn lại và quyết định những ai sẽ là “phó nháy” và quay phim hôn lễ.

- Chọn ban nhạc hay DJ sẽ giúp vui.
- Đặt bánh cưới.
- Đặt chỗ với các hãng du lịch cho kỳ nghỉ trăng mật; nếu bạn chọn đi tự túc thì cũng nên đặt phòng trước nơi đã dự định đến nghỉ.

• 2 tháng trước đó

- Đề địa chỉ và gởi thiệp hồng. Có thể kèm theo hướng dẫn đến nơi bạn sẽ tổ chức hôn lễ và đãi tiệc trong trường hợp đây là nơi khá xa lạ.
- Hẹn thợ trang điểm, làm đầu và cả khám sức khỏe.
- Chuẩn bị phương tiện đi lại và nơi ăn ở cho những khách ở xa.

- Gặp luật sư để thảo hợp đồng hôn nhân.
- Giữ lại và kiểm tra những thư phúc đáp, gởi thư cám ơn.

• 1 tháng trước đó

- Chốt lại mọi vấn đề liên quan đến khâu tổ chức hôn lễ và đãi tiệc với người hay nơi chịu trách nhiệm.
- Đi chọn và mua nhẫn cưới.
- Xác nhận lại các kế hoạch đi hưởng trăng mật.

- Hoàn tất những thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định.
- Đặt quà cho các thực khách.
- Duyệt lại với thợ hình và thợ quay phim về những gì cần chụp hay cần quay, bằng không bạn sẽ hiểu thế nào là “đốt phim” và “đốt tiền”.

• 1 hoặc 2 tuần trước đó

- Gọi cho những khách mời chưa trả lời để xác nhận sự có mặt của họ.
- Gọi báo cho nơi tổ chức hôn lễ và đãi tiệc biết số lượng khách mời chính thức tham gia.
- Thử lại lần cuối đồ cưới xem cần chỉnh sửa, thay đổi gì không, kể cả những trang sức đi kèm.

- Chuẩn bị phong bì thù lao cho ban nhạc giúp vui.
- Xác nhận lại phương tiện đi lại và nơi ăn ở cho khách mời ở xa.
- Chốt lại khâu sắp đặt bàn lễ tân.
- Chốt lại những gì liên quan đến tuần trăng mật, chẳng hạn địa điểm, hãng du lịch, thời gian…

- Chuẩn bị hành lý cho kỳ trăng mật.
- Làm móng, làm mặt, làm đầu…
- Kết lại mọi chi tiết về nghi thức cử hành hôn lễ với những người, những bên liên quan, ví dụ nơi đặt hoa, nơi cử hành hôn lễ, rồi người giữ trách nhiệm đón khách, thợ hình và thợ quay phim…
- Đừng quên hỏi “đối tác” của bạn đã chốt lại những gì thuộc về anh ta / cô ta chưa.

• Một ngày trước đó

- Lên lịch trang điểm và làm đầu cho giờ G.
- Trang điểm thử trước.
- Ước lượng thời gian cần phải bỏ ra để làm đầu.

- Đón khách mời ở xa.
- Sắp xếp những gì bạn cần vào ngày cuối cùng, và để ở nơi thuận tiện nhất.
- Sắp xếp ai sẽ chịu trách nhiệm gởi trả lại đồ trong trường hợp bạn thuê đồ cưới, và những gì liên quan đến việc trả đồ này: tiền bạc, nơi trả, người nhận.
- Xả hơi và ngủ thật ngon.

• “D day”

- Ăn sáng thật kỹ nhưng đừng quá no; ghi nhớ đừng bỏ qua khâu ăn sáng này. Bạn sẽ trả giá đắt đấy.
- Để ý đến việc chuẩn bị trang phục để thay nếu bạn sẽ đi hưởng trăng mật ngay sau đó.
- Và đừng quên… nhẫn cưới!
- Sau cùng, thoải mái và tự nhiên nhận những gì tốt đẹp nhất mà mọi người chúc tụng bạn cùng “đối tác”.