Chuẩn bị kiến thức khi mang thai

Mang thai là thiên chức lớn của người phụ nữ. Quá trình mang thai sẽ đem lại nhiều thay đổi khá lớn về nội tiết bên trong cơ thể.

TEST:

Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ điều này và đã sẵn sàng tâm lý trước khi mang thai. Cùng chúng tôi làm bài trắc nghiệm sau để biết bạn đã chuẩn bị cho quá trình này cụ thể đến đâu nhé!

1.    Thời điểm tốt nhất để bạn bổ sung vitamin trước khi mang thai.

A.    Trước khi thụ thai.

B.    Ngay sau khi phát hiện ra mình mang thai.

C.    Sau 3 tháng đầu mang thai.

Câu trả lời đúng là A.

Bạn nên uống bổ sung ít nhất 400 micrograms Axit Folic trước khi mang thai. Nghiên cứu cho thấy uống Axit Folic ít nhất một tháng trước khi mang thai sẽ làm giảm nguy cơ cho trẻ bị khuyết tật ống thần kinh là 70%.

2.    Ai nên giảm lượng coffeine trước khi có thai?

A.    Nam giới.

B.    Nữ giới.

C.    Cả hai.

D.    Không ai cả.

Câu trả lời đúng là B.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nhiều hơn 300 mg coffeine (khoảng 3 tách cà phê) một ngày sẽ làm giảm cơ hội mang thai cho nữ giới.

Với nam giới lại khác, coffeine có thể thực sự giúp kích thích vận động của tinh trùng.

3.    Nam giới trước khi làm cha nên nhận bao nhiêu kẽm mỗi ngày?

A.    5 đến 7 mg.

B.    8 đến 10 mg.

C.    12 đến 15 mg.

D.    Không cụ thể.

Câu trả lời đúng là C.

Nam giới nên nhận ít nhất từ 12 đến 15 mg kẽm mỗi ngày. Một số nghiên cứu cho thấy rằng thiếu hụt kẽm có thể làm giảm lượng tinh dịch. Nguồn cung cấp tuyệt vời đến từ: thịt bò nạc, đậu nướng, thịt gà đen…

4.    Dừng thuốc ngừa thai bao lâu thì bạn có thể có thai?

A.    Có thể có ngay lập tức.

B.    2 đến 3 tháng.

C.    6 tháng.

D.    1 năm.

Câu trả lời đúng là A.

Ngay sau khi ngừng thuốc ngừa thai, bạn có thể có thai ngay. Có thể với người này sẽ nhanh chóng, nhưng với người khác phải mất đến 2 đến 3 tháng, tùy thuộc vào cơ địa và chu kỳ của bạn.


Rất nhiều phụ nữ mang thai những vẫn chưa ý thức được đầy đủ việc chuẩn bị
sức khỏe trước khi mang thai. (ảnh minh hoạ)

5.    Bạn sẽ phải đi kiểm tra thể chất trước khi mang thai

A.    Đường tiết niệu xem có bị nhiễm trùng.

B.    Cao huyết áp.

C.    Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục.

D.    Tất cả các điều trên.

Câu trả lời đúng là D.

Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra đường tiết niệu, huyết áp và xem bạn có bị lây các bệnh qua đường tình dục cùng với các điều kiện khác có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai.

6.    Nếu cần tiêm vắc – xin phòng chống rubella, bạn nên đợi bao lâu trước khi mang thai?

A.    Không cố định thời gian.

B.    Một tháng.

C.    Hai tháng.

D.    Ba tháng.

Câu trả lời đúng là B.

Nếu bạn tiêm chủng ngừa rubella, bạn nên chờ thêm 28 ngày sau đó hãy thụ thai. Cơ thể bạn cần thời gian để xử lý và loại bỏ các virus tiêm.

7.    Kiểm tra huyết áp trước khi mang thai bởi phụ nữ tăng huyết áp khi mang thai sẽ có những nguy cơ:

A.    Thai bị tiểu đường.

B.    Phù.

C.    Tiền sản giật.

D.    Không phải những nguy cơ trên.

Câu trả lời đúng là C.

Phụ nữ mang thai bị huyết áp cao có khả năng phát triển chứng tiền sản giật – một tình trạng gây nguy hiểm đặc trưng bởi huyết áp cao, giữ nước trong giai đoạn 2 của thai kỳ.

Những việc nên làm trước khi mang thai

-    Khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo chắc chắn mình không mắc chứng bệnh nào hoặc nếu có bệnh.

-    Không sử dụng tất cả các loại thuốc, chất kích thích. Một số loại thuốc hay chất kích thích đều làm tổn thương não bộ của bé.

-    Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ cho biết kết quả bạn có mắc các chứng bệnh như viên gan B, viêm gan C, thậm chí cả HIV không trước khi muốn có em bé.

-    Cung cấp thêm axit Folic: Các khoáng chất có trong ngũ cốc có khả năng ngăn ngừa những khuyết tật bẩm sinh ngay từ khi bé còn ở trong bụng mẹ.

-    Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Nên ăn đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu là: hoa quả và rau xanh; nhóm tinh bột; đạm; sữa.

-    Tập thể dục: Các hoạt động thể dục, thể thao có tác dụng tốt với hệ tim mạch, làm săn chắc và dẻo dai cơ bắp, rất hữu ích khi bạn chuyển dạ.

-    Chuẩn bị thông tin: Tìm hiểu kiến thức về bà bầu hay tham khảo các lớp dạy sinh con trước đó. Đây là bước chuẩn bị tâm lý quan trọng, giúp bạn luôn thoải mái khi mang bầu.

Kiến thức cơ bản:

Bạn có phải là bà mẹ thông thái, đã vạch ra những kế hoạch hoàn hảo cho bé yêu? Sau đây là những điều mà bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai.  

 
1. Bổ sung axit folic trước khi mang thai  

 
Axit folic là một loại vi chất rất quan trọng với thai phụ, kể từ thời điểm bạn có ý định mang thai. Uống axit folic trước khi mang thai ít nhất một tháng sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy, những người chịu khó uống axit folic bổ sung ít nhất một năm trước khi mang bầu sẽ giảm thiểu được nguy cơ sinh non.

  
2. Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần một lượng axit folic bao nhiêu là đủ?  

 
Liều lượng bổ sung axit folic ra sao trước khi có ý định mang thai được xem là một câu hỏi khó có lời đáp đối với một số chị em phụ nữ. Xét về góc độ y học, các chuyên gia khuyên rằng: phụ nữ chẩn bị mang thai nên dùng 400 – 800 microgram axit folic/ngày, bà bầu cần 600 microgram/ngày và người đang cho con bú nên uống 500 microgram/ngày.  

 
3. Nên dừng mọi biện pháp tránh thai trước khi dự định mang thai bao lâu là đủ?  

 
Để an toàn cho thai nhi và hiệu quả thụ thai được tăng lên thì bạn nên ngừng sử dụng mọi biện pháp tránh thai trước 6 tuần khi có ý định thụ thai.  

 
4. Trước khi có ý định mang thai hai vợ chồng cần quan tâm đến chế độ ăn uống thường ngày  

 
Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng đối với cả hai vợ chồng bạn trong thời điểm này. Với người chồng, chế độ ăn uống sẽ giúp sản sinh ra những chú ''tinh binh'' nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, linh hoạt để kết hợp với trứng của bạn, tăng khả năng, xác suất lớn khi mang thai. Số lượng thực phẩm thu nạp cũng nên tăng gấp đôi. Trong chế độ ăn uống, bạn cũng nên lựa chọn những loại thực phẩm chức năng như các loại được chế biến từ ngũ cốc, bơ sữa, đa dạng trái cây nhiều màu sắc. Nên tăng cường ăn cá hồi ít nhất từ 1 – 2 bữa/tuần. Cá hồi là loại thực phẩm rất có lợi cho sức khoẻ, bởi nó chứa hàm lượng lớn chất omega-3. Bổ sung cá hồi vào chế độ ăn uống của bạn trước khi thụ thai còn giúp bé có được sự phát triển trí não hoàn hảo về sau. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm hàm lượng protein cho cơ thể từ các loại thực phẩm như trứng, thịt nạc.  


5. Stress sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và bé yêu về sau  

 
Trước khi thụ thai, hãy bằng mọi cách loại bỏ stress, thực hiện những thú vui tiêu khiển, đi shopping, dạo phố, chia sẽ cùng bạn bè... Stress chính là ''thủ phạm'' làm giảm khả năng thụ thai và ảnh hưởng xấu đến tính cách của trẻ về sau.  

 
6. Kiểm tra sức khoẻ tổng thể trước khi mang thai  

 
Kiểm tra sức khoẻ trước khi thụ thai là rất quan trọng đối với cả hai vợ chồng. Bạn cần biết chắc chắn rằng tình trạng sức khoẻ của vợ chồng mình có thể sinh ra em bé thật khoẻ mạnh và phát triển toàn diện hay không. Do vậy, trước khi có ý định thụ thai đừng quên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám toàn diện.  

 

7. Nên đọc các sách báo nói về việc chuẩn bị mang thai, kiến thức mang thai và chăm sóc bé khi chào đời  

 
Học hỏi và tự trao dồi những thông tin về thai nghén, về những thay đổi khi mang thai là điều hết sức quan trọng, giúp bạn có nhiều kiến thức để tự chăm sóc bản thân trong thai kỳ và tự tin chăm sóc em bé khi chào đời. Đồng thời, không phải bỡ ngỡ bất ngờ khi cơ thể cũng như tâm trạng mình thay đổi lúc mang thai. 

Chuẩn bị về mặt tâm lý

Đa số phụ nữ khi lần đầu làm mẹ sẽ không lường trước được những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, rất nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt... do sự thay đổi hooc-môn bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi sinh lý này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai. Dưới đây là những thay đổi tâm lý thường gặp giúp bạn có thể chủ động thích nghi:

- Tuần đầu mang thai: Người mẹ thường có tâm lý hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn.

- Ba tháng đầu: Do bị ốm nghén, nhiều thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và dễ quên.

- Vào tháng thứ 4-6: Người mẹ bắt đầu phát sinh những tình cảm đặc biệt với em bé, với những người thân xung quanh do sự cử động của thai nhi.

- Vài tuần cuối của thai kỳ: Người mẹ cảm thấy nặng nề và lo lắng về kỳ sinh sắp tới. Nhiều phụ nữ có thể phát sinh tâm lý buồn chán, cô đơn.

Khi mang thai bạn nên chú ý nếu tới những biểu hiện như trên. Chồng và người thân cũng nên quan tâm, động viên và hướng bà bầu tới các hoạt động giải trí, thư giãn nhằm ổn định tâm lý. Nếu các triệu chứng như khó ngủ, chán ăn, lo âu hoặc chán nản... kéo dài trên hai tuần, chị em nên tới gặp bác sỹ để được tư vấn.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng bổ sung khi mang thai là rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé. Với mỗi giai đoạn mang thai, cần một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Trong 4 tháng đầu, bạn chưa cần ăn uống quá tẩm bổ mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường, kết hợp uống thêm 1 ly sữa và 1 viên đa sinh tố mỗi ngày. 5 tháng tiếp theo, bạn nên thực hiện  chế độ ăn thêm đặc biệt, thêm khoảng 300 calo mỗi ngày so với bình thường:

- Cung ứng một lượng acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của bào thai.

- Tỷ lệ cân đối calo giữa đạm/béo/bột-đường, có thể đề nghị bằng 14: 31: 55.

- Tăng cường các nguyên tố vi lượng như chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng theo tháp dinh dưỡng.

- Đặc biệt, bạn cần bổ sung nguyên tố sắt khi mang thai vì thiếu sắt sẽ dẫn đến chứng thiếu máu, tăng nguy cơ đẻ non ở bà mẹ. Chế độ dinh dưỡng tốt nhất là sử dụng các thực phẩm tăng cường sắt, kết hợp với thực phẩm giúp hấp thu chất sắt, đặc biệt là uống bổ sung viên sắt đều đặn suốt thời gian mang thai theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Tập thói quen chăm sóc sức khoẻ

Sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của thai nhi. Hơn ai hết, các chị em chính là người cảm nhận rõ những diễn biến, thay đổi khác thường trong cơ thể mình. Tập thói quen chăm sóc sức khoẻ cũng như nhận biết các dấu hiệu sức khoẻ khi mang thai là điều bạn nên thực hiện từ bây giờ.

- Trước khi mang thai, bạn nên đi tiêm phòng một số bệnh như cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao. Việc tiêm vaccine nên tiến hành ít nhất 1 tháng trước khi mang thai.  Bạn cũng nên đi khám răng miệng, lấy cao răng để hạn chế viêm lợi, viêm quanh cuống, abces răng - những bệnh răng miệng mà phụ nữ mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc phải. Ngoài ra, cả gia đình nên đi tẩy giun trước khi bà mẹ mang thai để tránh sự lấy nhiếm chéo cho thai phụ.

- Đối với những phụ nữ đã từng bị sẩy thai, trước khi mang thai trở lại cần phải chuẩn bị tốt về mặt sức khoẻ: đảm bảo về chỉ số khối cơ thể BMI>=18,5 (BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao x chiều cao (m); chồng không hút thuốc lá, không uống rượu và các chất kích thích, vì sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai và gây dị tật cho thai nhi; cần khám phụ khoa, siêu âm ổ bụng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.

- Khi mang thai, bạn phải tuyệt đối tránh xa những chất độc hại như thuốc diệt muỗi, hoá chất tẩy rửa, hoá chất nhuộm tóc... Trong vận động, bạn nên từ tốn, tránh nhấc vật nặng và thực hiện những động tác mạnh bạo vì lúc mang thai, các dây chằng trở nên mềm hơn, dễ bị sang chấn hơn. Khi bị cảm cúm, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà phải đi khám bác sỹ ngay để xác định nguyên nhân, để được kê đơn thuốc hợp lý. Khi bị giãn tĩnh mạch do mang thai, đặc biệt là bị trĩ và táo bón, bạn nên ăn nhiều rau quả, tập thể dục, mặc quần áo rộng và bôi thuốc để đám trĩ co lại. Ngoài ra, bạn nên tập luyện cách rặn thở để giúp việc sinh con trở nên dễ dàng.

Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc trẻ

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất cần được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và ăn kiêng hợp lý, cách điều trị các bệnh không thể trì hoãn, cách bổ sung các chất cần thiết, cách phát hiện sớm trường hợp thai nguy cơ và việc tiêm phòng uốn ván...

Sau khi sinh, các bà mẹ cũng cần được cung cấp kiến thức về chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh như: chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cả mẹ và con; cách cho bé bú sữa mẹ, cách tắm rửa, vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn các bệnh như viêm phế quản phổi, nhiễm trùng rốn, viêm mắt sơ sinh v.v... Những kiến thức này cần phải được trang bị một cách bài bản và có hệ thống.

Vì vậy, hơn cả việc đầu tư mua sắm đồ đạc, quần áo, tiện nghi cho bé, các bà mẹ cần phải đầu tư cho mình lượng kiến thức đầy đủ để có thể chủ động chăm sóc bé yêu của mình một cách tốt nhất.

Cách tốt nhất để giúp bạn trang bị đầy đủ và hiệu quả những kiến thức trên là tham gia vào các khoá học chuyên biệt dành riêng cho các bà mẹ.

Khi bạn chuẩn bị mang thai, bên cạnh những chuẩn bị về tâm lý và tài chính, một điều không thể thiếu là sự chuẩn bị về sức khỏe của hai vợ chồng. Vậy bạn cần phải chuẩn bị những gì?

Sau đây là một số việc cần làm theo thứ tự thời gian:


Đảm bảo sức khỏe trước khi mang thai - ảnh minh họa
6 tháng trước khi mang thai

Nếu bạn quá gầy hay quá béo thì đây là thời điểm thích hợp để bạn thay đổi chế độ ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cân nặng của mình nằm trong giới hạn chuẩn. Chỉ số BMI - hay gọi là chỉ số khối cơ thể - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của mỗi người. Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = Cân nặng / (chiều cao x chiều cao). Trong đó: Cân nặng tính theo đơn vị Kg, chiều cao tính theo đơn vị Met.

* Nếu chỉ số BMI < 18,5: Bạn quá gầy. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có BMI < 18,5 có nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường 17%.

* Nếu chỉ số BMI > 23: Bạn quá béo và nếu có thai, trẻ đẻ ra có nguy cơ mắc các bệnh béo phì và bệnh tiểu đường.

Bạn và chồng cũng cần thống nhất về việc ngừng hoặc bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích... vì các chất này ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như làm tăng các nguy cơ: sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, gây dị tật cho thai nhi...



Kiểm tra sức khỏe trước khi mang bầu


3 tháng trước khi mang thai

Bạn có thể đi tiêm phòng một số bệnh như: cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao.

Làm sao dạy con biết vâng lời
Nuôi con khỏe dạy con ngoan
Dạy bé tập nói nhanh
Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật
Dạy trẻ cầm thức ăn
Dạy trẻ nhút nhát như thế nào?

(ST).