Các bước chuẩn bị cho cuộc họp chuyên nghiệp nhất
Lễ vật cưới hỏi cần chuẩn bị những gì
Các bước chuẩn bị cho buổi họp báo
Mang thai và làm mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Nhưng để mang thai khỏe mạnh, giúp thai nhi phát triển tốt và chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời không phải là việc mà người phụ nữ nào cũng dễ dàng làm được. Người phụ nữ phải cần chuẩn bị về tinh thần, thể chất và kiến thức tốt trước khi mang thai.
Chuẩn bị về tâm lý
Thật vậy, việc đầu tiên là cần chuẩn bị tâm lý để đón nhận thêm thành viên mới; kiểm tra sức khỏe một cách tổng quát, trong đó có khám phụ khoa và làm thêm các xét nghiệm cần thiết và phải có kiến thức về cách nuôi, dạy và chăm sóc trẻ. Ngoài ra, cần được tư vấn của các chuyên gia nhằm giúp các bà mẹ có được những thông tin, kiến thức bổ ích về dinh dưỡng; cách thức chăm sóc, rèn luyện sức khỏe trước khi sinh; các bước chuẩn bị để “lâm bồn”; cách chăm sóc trẻ sơ sinh; tâm lý của các bà mẹ trong thời kỳ thai sản, tâm lý bà mẹ sau khi sinh con;... Những điều này giúp các bà mẹ có bước chuẩn bị, sẵn sàng bước vào thời kỳ làm mẹ. Bên cạnh đó, việc tiêm ngừa một số bệnh cũng cần phải được lưu ý để ngăn ngừa các loại virus gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi. Đối với bệnh rubella thì việc tiêm ngừa này phải được thực hiện trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng.Đối với bệnh sởi thì phải kiểm tra sự miễn dịch với bệnh sởi;nếu mắc bệnh này khi đang mang thai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi, do đó cần phải đợi ít nhất ba tháng sau khi đã hoàn toàn hết bệnh mới nên có thai.
Phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai
Việc chăm sóc răng miệng cũng cần phải lưu ý. Bạn nên khám răng và trám lại tất cả những răng sâu trước khi bạn muốn mang thai. Song song đó, lối sống và chế độ dinh dưỡng của cả cha và mẹ tương lai cũng có tác động không nhỏ đến sức khỏe của em bé sau này. Các chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, cà phê,.. cần phải kiên trì từ bỏ nếu muốn sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh và thông minh. Bởi, các chất kích thích này sẽ làm giảm khả năng thụ thai, hoặc thai nhi sinh ra có nguy cơ dị tật cao hay dễ bị nhiễm bệnh. Trước khi có thai, cơ thể người mẹ nên hoàn toàn khỏe mạnh và đầy đủ dưỡng chất. Chính vì vậy, việc chuẩn bị bổ sung dưỡng chất cho cơ thể trước khi mang thai là hoàn toàn cần thiết. Cụ thể như bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu canxi và các vi chất khác bao gồm magiê, kẽm,... Đặc biệt, việc cung cấp các thực phẩm như: tôm, cua, ốc, trứng, sữa, trái cây, rau củ,... giúp cho thai nhi đạt được chiều cao tối đa khi sinh ra và là nền tảng cho trẻ phát triển chiều cao, hệ xương, răng tốt. Nếu cơ thể người mẹ không bị thiếu hụt canxi trong quá trình mang thai và sau sinh, sẽ phòng ngừa được chứng hạ canxi huyết và loãng xương sau này. Đặc biệt, cần bổ sung thêm chất sắt có sẵn trong thức ăn như: lá mía heo, thịt bò, rau muống, xà lách,... và uống viên sắt nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Việc tập thể dục thường xuyên cũng cần quan tâm lưu ý, vì nó sẽ cho bạn có hệ tim mạch và cơ bắp mạnh khỏe giúp cho việc sinh nở sau này.
Tự hỏi bản thân đã sẵn sàng đón chào một thành viên mới chưa. Câu trả lời của bạn là chắc chắn rồi thì bạn có thể mang thai và sinh ra một đứa con khỏe mạnh, nếu như bạn thực hiện tốt những lời khuyên trên.
Và để chào đón em bé ra đời một cách hoàn hảo, trước khi mang thai, cả cha và mẹ phải chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt, đặc biệt là sức khỏe và tâm lý. Với sự tư vấn của bác sĩ Lan Hương - BV Quân đội 108, chúng tôi xin cung cấp một số kiến thức cần thiết tới những người chuẩn bị làm cha mẹ.
* Tâm Lý:
Tâm lý cũng đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình mang thai và chăm sóc em bé. Do vậy, khi có ý định mang thai, bạn hãy chuẩn bị để có được tâm lý thoải mái và tốt nhất. Ngoài ra, vợ chồng cần thống nhất quan điểm để chắc rằng, bạn sẽ được chăm sóc tối đa trong suốt thai kỳ. Việc sinh con sẽ tiêu tốn của gia đình khoản tiền không nhỏ nên vấn đề tài chính cũng cần được lưu ý. Bạn vạch ra cho mình những hoạch định cụ thể để không phải căng thẳng vì chuyện kinh tế khi mang thai.
Chuẩn bị về thể chất:
Đồi với phụ nữ
* Sức khỏe
- Khám sức khỏe: Việc đầu tiên cần chuẩn bị cho người mẹ chính là đi kiểm tra tổng quát về sức khỏe. Bạn cũng nên đề nghị được kiểm tra về khả năng thụ thai của mình.
- Xét nghiệm cần thiết: Xét nghiệm máu sẽ cho biết bạn có mắc các chứng bệnh như: viêm gan B, C, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV và xét nghiệm công thức máu để kiểm tra số lượng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu của bạn.
- Siêu âm và khám phụ khoa: Việc siêu âm ổ bụng sẽ đánh giá chức năng hoạt động của gan, phổi, thận… và siêu âm phụ khoa phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến việc mang thai như viêm nhiễm đường sinh dục, polyp cổ tử cung, hình thái tử cung.
- Khám nha khoa: Khi mang thai, rất nhiều người mắc các bệnh về răng miệng. Vì thế trước khi có ý định mang thai, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra. Nếu có các bệnh răng miệng nên điều trị trước khi mang thai bởi trong thai kỳ hay giai đoạn cho con bú sẽ rất khó khăn cho việc điều trị.
- Tiêm phòng: Bạn nên xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B, Rubella, cúm.. Tốt nhất, sau khi tiêm phòng Rubella 3 - 4 tháng, mới nên có thai. Với tiêm phòng cúm, sau khoảng 2 tháng mới nên có thai. Tiêm phòng cúm và Rubella, mỗi mũi phải cách nhau 1 tuần. Với những phụ nữ đã từng tiêm phòng Rubella, trước khi có thai 3 tháng, vẫn nên kiểm tra lại để xem hiệu quả kháng thể chống Rubella có đủ cao hay không. Trước 2 tháng mang thai, bạn cũng nên tẩy giun cho mình và gia đình.
- Thuốc uống: Trước khi mang thai một tháng, bạn hãy bắt đầu uống bổ sung viên Sắt và axit Folic để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi. (Nên lựa chọn viên sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, và axit folic: 400mcg).
- Chế độ ăn: Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như canxi, magiê, kẽm… để cơ thể luôn khỏe mạnh trước khi mang thai là việc rất quan trọng. Việc cung cấp các thực phẩm giàu canxi giúp cho thai nhi đạt được chiều cao tối đa khi sinh ra và là nền tảng cho trẻ phát triển tốt hệ xương, răng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh xa các chất cồn, gas và hóa chất độc hại…
Trước khi mang thai, cả cha và mẹ phải chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt. (ảnh minh họa)
- Cân nặng: Nếu quá gầy hay quá béo cũng đều ảnh hưởng nhiều tới việc thu thai. Vì thế, bạn nên đảm bảo cân nặng của mình nằm trong giới hạn chuẩn. Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) được tính như sau:
BMI= Cân nặng (kg) / (Chiều cao)2 (met)
- BMI < 18.5: Bạn bị gầy. Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ nằm trong chỉ số này có nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường 17%.
- BMI >18.5 <= 23: Bình thường.
- BMI >23: Bạn thừa cân và nếu có thai, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường.
- BMI >40: Bạn quá béo và phải giảm cân ngay.
Đối với người chồng
Cũng như người vợ, các đức lang quân góp phần không nhỏ trong việc "tạo ra" những em bé khỏe mạnh. Do đó, bạn cũng cần chuẩn bị sức khỏe và tâm lý thật tốt để chăm sóc vợ khi mang thai và cả đứa con lúc chào đời.
- Xét nghiệm cần thiết: Tinh trùng quyết định tới 90% vấn đề thụ thai cho người vợ bình thường. Vì thế, để đánh giá chức năng hoạt động của tinh binh trước khi có ý định sinh con, người chồng nên làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Nếu có bất thường về tinh trùng như tình trùng yếu, dị dạng, bạch cầu… cần đưa ra những hướng điều trị tích cực. Ngoài ra, bạn cũng cần xét nghiệm về công thức máu, các bệnh lây truyền như giang mai, lậu, HIV, viêm gan B…
- Chuẩn bị "con giống": Để có "con giống" tốt, người chồng nên "đoạn tuyệt" với bia rượu, thuốc lá, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Bạn cũng cần một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, cần ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic như ngũ cốc, rau lá xanh đậm, bông cải xanh, gan, lòng đỏ trứng, quả bơ, cà rốt, bí đỏ… và thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt hải sản, trứng… nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng tinh trùng. vì vitamin C Để giúp tinh trùng vận động hiệu quả, bạn cũng nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, chanh, nho…
- Tâm lý: Không khác gì "bà xã", người chồng cũng phải chuẩn bị tâm lý thật tốt. Bạn nên tìm hiểu các kiến thức mang thai và nuôi con để chăm sóc vợ con một cách tốt nhất. Đặc biệt, phải tìm tiểu trước về những thay đổi về tâm sinh lý của bà Bầu để không lo lắng trước các biểu hiện của vợ khi mang thai.
Sau cùng, cả hai vợ chồng hãy cùng lên kế hoạch hoàn hảo nhất cho việc chuẩn bị có em bé. Có thể, những khó khăn trước mắt là không tránh khỏi, nhưng rồi sẽ qua đi để các bạn hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn nhất vì làm cha mẹ là điều rất tuyệt vời và thiêng liêng.
Nghệ thuật làm cha mẹ
Sẵn sàng "hành trang" làm cha mẹ
Bố mẹ có nên đánh con cái
Làm sao dạy con biết vâng lời
Những lời không nên nói với con
Có nên cho trẻ tiền tiêu vặt
Định hướng nghề nghiệp cho con
(ST).